6.3.2.PHÂN BÀO GIẢM NHIỄM:

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh học tế bào (Trang 88)

- Thành phần thiết yếu của bộ máy phân chia tế bào

6.3.2.PHÂN BÀO GIẢM NHIỄM:

- Xảy ra ở tế bào sinh dục

- Nhờ phân bào giảm nhiễm mà giao tử đực/ cái có n NST để tạo ra hợp tử lưỡng bội 2n duy trì nòi giống.

- Gồm 2 lần phân chia liên tiếp

a.LẦN PHÂN CHIA THỨ NHẤT:

 Còn gọi là phân chia dị hình

Gồm 4 giai đoạn:

KỲ ĐẦU I:

Là thời kỳ dài nhất, phức tạp nhất, gồm nhiều giai đoạn

Giai đoạn sợi mành:

Nhân phồng to, chất nhiễm sắc trở thành những sợi rất mịn và rất dài, đó là những thể nhiễm sắc mới bắt đầu quấn xoắn

Giai đoạn tiếp hợp:

Các thể nhiễm sắc kép tương đồng tiến lại gần nhau, tiếp hợp tương ứng (bắt cặp) với nhau một cách chính xác

Sự tiếp hợp bắt đầu từ một đầu mút của các cromatid rồi lan dọc theo chiều dài thể nhiễm sắc đến tận đầu mút kia

Giai đoạn co ngắn:

Các cặp thể nhiễm sắc kép tương đồng tiếp tục xoắn tạo thành những sợi to đậm

sự bắt chéo của các cromatid không phải chị em tại một hay nhiều điểm dẫn tới sự trao đổi với nhau nhiều đoạn của chúng.

Giai đoạn tách đôi

Các thể nhiễm sắc kép tương đồng bắt đầu tách ra không tiếp hợp nữa nhưng vẫn còn dính nhau một ít ở những điểm trao đổi chéo

Giai đoạn xuyên động:

Các thể nhiễm sắc kép tiếp tục xoắn nên to và đậm, ngắn hơn

Vào cuối kỳ màng nhân và hạch nhân biến mất, thoi phân bào hình thành

KỲ GIỮA I:

Các cặp thể nhiễm sắc kép tương đồng tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

KỲ SAU I:

Mỗi nhiễm sắc thể kép bị kéo về một cực của tế bào

KỲ CUỐI I

Các thể nhiễm sắc kép tập trung ở mỗi cực tế bào (n kép) và giữ nguyên hình dạng chứ không tan thành mạng chất nhiễm sắc, màng nhân tái lập, phân chia tế bào chất

Hai tế bào con được hình thành, mỗi tế bào con có n nhiễm sắc thể kép

b.LẦN PHÂN CHIA THỨ HAI:

Tương tự phân bào nguyên nhiễm Gồm 4 giai đoạn:

KỲ ĐẦU II:

Hầu như không có vì trong mỗi tế bào con của lần phân chia thứ nhất đã có n thể nhiễm sắc kép Thoi phân bào hình thành

KỲ GIỮA II:

Các thể nhiễm sắc kép tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

KỲ SAU II:

Hat tâm động tách đôi, các chromatid của mỗi thể nhiễm sắc kép tách ra và bị kéo về mỗi cực của tế bào.

KỲ CUỐI II

Các thể nhiễm sắc ở mỗi cực tế bào trở lại dạng chất nhiễm sắc. Màng nhân và hạch nhân xuất hiện, phân chia chất tế bào

KẾT QUẢ CỦA LẦN PHÂN BÀO THỨ HAI:

Từ một tế bào ban đầu (2n) sau hai lần phân chia của phân bào giảm nhiễm tạo được bốn tế bào, mỗi tế bào chỉ có n thể nhiễm sắc

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh học tế bào (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w