1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triền kinh tế xã hội thị trấn sa pa

159 2,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 159
Dung lượng 9,48 MB

Nội dung

Các nghiên cứu về đô thị và ĐTH được quan tâm chủ yếu về các lĩnh vực: cấu trúc lãnh thổ nội tại các thành phố, các chùm đô thị, sự phát triển của thành phố vệ tinh, quy hoạch các thành

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

Hà Nội -2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Trương Quang Hải, người đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Viện Việt Nam học và khoa học phát triển – Đại học Quốc gia Hà Nội đã góp ý tạo điều kiện và giúp

đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Sở Văn hóa – Thể Thao – Du lịch tỉnh Lào Cai, phòng Văn hóa – Thông tin Du lịch huyện Sa Pa, phòng Quản lý Đô thị huyện Sa Pa

đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự giúp

đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12 năm 2014

Học viên

Đồng Thị Thu Huyền

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: “Phát triển kinh tế - xã hội thị trấn Sa Pa giai

đoạn 1991 – 2011” và toàn bộ nội dung luận văn không phải là sự sao chép

bất cứ một công trình khoa học hay luận văn nào đã được công bố trong và ngoài nước Các tài liệu sử dụng tham khảo đã được trích dẫn nguồn đầy đủ

và chính xác

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Đồng Thị Thu Huyền

Trang 5

5 UBND : Ủy ban nhân dân

6 CNH : Công nghiệp hóa

8 VH - TT : Văn hóa – Thông tin

9 HĐND : Hội đồng nhân dân

10 CN - XD : Công nghiệp – xây dựng

14 TNDL : Tài nguyên du lịch

15 TTTM : Trung tâm thương mại

16 VQG : Vườn quốc gia

17 NLN : Nông lâm nghiệp

18 TNBQ : Thu nhập bình quân

Trang 6

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1.Lý do chọn đề tài 3

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 9

6 Bố cục luận văn 12

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRẤN SA PA 14

1.1 Một số vấn đề lý luận về phát triển đô thị 14

1.1.1 Đô thị 14

1.1.2 Đô thị hóa 19

1.2 Khái quát về thị trấn Sa Pa 26

1.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 26

1.2.2 Lịch sử hình thành và đặc điểm dân cư của đô thị Sa Pa 32

1.2.3 Hệ thống chính sách phát triển, quy hoạch và quản lý đô thị 36

Tiểu kết chương 37

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ TRẤNSA PA GIAI ĐOẠN 1991 – 2011 38

2.1 Thực trạng phát triển kinh tế thị trấn Sa Pa 38

2.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 38

2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đô thị Sa Pa 42

2.1.3 Hiện trạng phát triển ngành dịch vụ - du lịch 43

2.2 Sự chuyển biến về xã hội thị trấn Sa Pa 50

2.2.1 Đặc điểm dân cư, lao động 50

2.2.2 Mức sống dân cư 59

2.2.3 Hệ thống nhà ở đô thị 61

2.2.4 Đặc điểm văn hóa 63

Trang 7

2.2.5 Hệ thống giáo dục 65

2.2.6 Đặc điểm y tế và sức khỏe cộng đồng 67

Tiểu kết chương 72

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ TRẤN SA PA ĐẾN NĂM 2020 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT 73

3.1 Định hướng phát triển KT - XH thị trấn Sa Pa đến năm 2020 73

3.1.1 Những căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội TT Sa Pa 73

3.1.2 Định hướng phát triển KT – XH thị trấn Sa Pa đến năm 2020 73

3.2 Một số giải pháp và đề xuất thực hiện định hướng phát triển đô thị Sa Pa đến năm 2020 86

3.2.1 Một số giải pháp thực hiện định hướng phát triển đô thị Sa Pa 86

3.2.2 Một số đề xuất về đô thị hóa ở Sa Pa 91

Tiểu kết chương 94

KẾT LUẬN 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, đô thị hóa (ĐTH) đang là một xu thế phát triển mang tính toàn cầu, một xu thế tất yếu của thời đại Nó diễn ra ở tất cả các nước trên thế giới và Châu Á đang là khu vực có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh và mạnh mẽ nhất Quá trình này đã tạo ra mối quan hệ tích cực giữa đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội Mối quan hệ đó được thể hiện bởi các yếu tố như công nghiệp hóa, thương mại hóa, tăng năng suất, tạo nhiều việc làm và cải thiện sự tiếp cận đối với những yếu tố khác nhau về sản xuất, thị trường, những cơ sở hạ tầng và các tiện nghi khác Như vậy, đô thị hóa dẫn đến tăng thu nhập, thay đổi cách sống, đem lại chất lượng cao về dịch vụ và cũng phù hợp với dân số ngày càng tăng lên tại các đô thị

Đối với Việt Nam, bắt đầu từ đại hội Đảng VI với chủ trương mở cửa tiến hành đổi mới, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trườngđã tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của quá trình ĐTH ĐTH góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Tỉ lệ dân thành thị tăng cao, cơ sở

hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư xây dựng hiện đại, các khu công nghiệp, khu chế xuất được xây dựng góp phần tạo ra việc làm cho hàng triệu dân lao động ở thành thị và nông thôn ĐTH cũng thúc đẩy quá trình hội nhập các nền văn hóa lớn, đồng thời góp phần làm cải thiện đời sống của người dân, đưa đất nước phát triển hòa chung với nền kinh tế thế giới

Hòa chung với xu thế phát triển đó, thị trấn Sa Pa cũng không phải là trường hợp ngoại lệ Sa Pa là một trong số ít đô thị của tỉnh Lào Cai có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với sự khai phá của thực dân Pháp Trong khi các đô thị khác Phố Lu, Phố Ràng, Khánh Yên, Mường Khương đều chỉ phát triển đơn thuần là đô thị - trung tâm trao đổi hàng hóa của một huyện, thì

Sa Pavới những lợi thế về vị trí, cảnh quan, dân tộc đã phát triển thành đô thị

Trang 9

du lịch rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước Nơi đây cũng chính là đại diện cho kiểu đô thị du lịch miền núi điển hình có nguồn gốc gắn liền với hoạt động du lịch.Với bề dày hơn 100 năm (1903 - 2014) là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịchcủa huyện lỵ Sa Pa, đô thị du lịch Sa

Pa như một điểm nhấn trong bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai

Tuy nhiên, cho đến giai đoạn hiện nay mặc dù đã có lịch sử phát triển khá lâu đời nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về không gian

đô thị Sa Pa một cách hệ thống, đầy đủ Đặc biệt là trong giai đoạn từ năm

1991 - 2011 khi mà diệm mạo thị trấn Sa Pa đã có những bước phát triển vượt bậc về các mặt kinh tế, xã hội thì việc nghiên cứu bức tranh đô thị Sa Pa trong giai đoạn này là vô cùng cấp thiết Hơn nữa, theo lộ trình phát triển đến năm

2015 thị trấn du lịch Sa Pa sẽ phát triển thành thị xã du lịch Sa Pa Chính vì vậy, nên rất cần thiết phải đánh giá lại quá trình phát triển trong giai đoạn từ năm 1991 – 2011 để có cái nhìn khái quát và nhận ra điểm mạnh, điểm yếu để làm bài học cho sự phát triển sau này Do đó, tôi lựa chọn đề tài luận văn thạc

sỹ: “Phát triển kinh tế - xã hội thị trấn Sa Pa giai đoạn 1991 - 2011”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích

Luận văn nghiên cứu các đặc điểm và sự chuyển biến về kinh tế - xã hội của thị trấn Sa Pa trong giai đoạn 1991 – 2011, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững TT Sa Pa

2.2 Nhiệm vụ

- Nghiên cứu bối cảnh hình thành, các giai đoạn phát triển TT SaPa;

- Nghiên cứu thực trạng và chuyển biến về kinh tế, xã hội giai đoạn

1991 - 2011

- Đánh giá tốc độ ĐTH của TT Sa Pa về các chỉ tiêu KT - XH

Trang 10

- Định hướng và giải pháp phát triển đô thị du lịch Sa Pa đến năm 2020

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3.1 Những nghiên cứu trên thế giới

Quá trình ĐTH xảy ra cách đây khoảng hơn 5000 năm, nhưng mãi đến đầu thế kỷ XX, con người mới nhận thức được tầm quan trọng và bắt đầu tập trung nghiên cứu ĐTH Thuật ngữ “đô thị hóa” đã ra đời từ năm 1867, trong tác phẩm “Lý luận chung về đô thị hóa ” của tác giả CERDA (Tây Ban Nha) Nhưng tác phẩm này bị quên lãng đến năm 1967 được phát hiện lại Vào những năm 20 của thế kỷ XX, cụm từ “đô thị hóa” xuất hiện ở các tạp chí chuyên ngành về địa lý kinh tế, dần phổ biến sang các lĩnh vực khác Và ngày càng có nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực: kinh tế, xã hội, kiến trúc…quan tâm đến vấn đề ĐTH [2]

Liên Xô (cũ) là đất nước có nhiều chuyên gia đô thị nổi tiếng như: Baranxki, N.I.Yu.G.Xauskin, V.G.Đaviđôvits, G.M.Lappo, V.M.Gokhman Các nghiên cứu về đô thị và ĐTH được quan tâm chủ yếu về các lĩnh vực: cấu trúc lãnh thổ nội tại các thành phố, các chùm đô thị, sự phát triển của thành phố vệ tinh, quy hoạch các thành phố và các vùng đô thị, điều khiển quá trình ĐTH [20]

Tại phương Tây, các nghiên cứu thường chi tiết và có tính thực tiễn cao Ý nghĩa nhất là Walter Chiristaller và Liôsơ với lý thuyết “vị trí trung tâm”, ảnh hưởng sâu rộng đến các phân tích không gian trong địa lý thành phố và lĩnh vực xã hội đô thị học Tại Pháp, đi sâu nghiên cứu về địa lý nhân văn Tại Tây Âu và Bắc Mỹ, từ những năm 1920 chuyên ngành “xã hội học

đô thị” được hình thành và phát triển nhanh chóng Năm 1916, R.Park xuất bản chuyên đề “Thành thị”.Năm 1938, L.Writh xuất bản cuốn “Đặc trưng đô thị như là một lối sống” Năm 1953, hội nghị quốc tế đô thị đầu tiên tổ chức

Trang 11

tại Mỹ với sự tham gia của các chuyên gia hang đầu về ĐTH từ các nước Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch Sau đó hình thành nên trường phái “Chicago” phát triển mạnh đến năm 1970, cha đẻ của trường phái này là Robet Park Năm 1985 Harold Carter xuất bản cuốn “Nghiên cứu địa lý đô thị” Gần đây, một số học giả người Anh đã đề cập nhiều đến đặc điểm đa dạng phức tạp và những xu hướng mới về ĐTH trong những giai đoạn lịch sử và địa lý khác nhau của các khu vực và trên thế giới như: tác giả Brian J.L.Berry, 1976, cuốn

“Urbanization and Counter Urbanization”; tác giả David Drakakis – Smith,

2000 với cuốn “Third world Cities”; tác giả Michael Pacione, 2002 với

“Urban Geography” [20]

3.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, ĐTH được nghiên cứu muộn hơn, chủ yếu từ những năm

1990, dưới nhiều góc độ khác nhau về cả lý luận và thực tiễn

Về lý luận, khái niệm đô thị hóa được tác giả Đàm Trung Phường,

1995, phân tích tập trung trong cuốn “Đô thị Việt Nam”; tác giả Mạc Đường,

2002 trong cuốn “Đô thị học và vấn đề đô thị hóa”; tác giả Trương Quang Thao, 2003 trong cuốn “Đô thị học nhập môn” và “Đô thị học – Những khái niệm mở đầu” Về lịch sử phát triển đô thị có nghiên cứu của tác giả Đặng Thái Hoàng, Nguyễn Quốc Thông [ ].Các vấn đề xã hội trong đô thị được nhiều tác giả quan tâm nhất, trong đó có Đỗ Hậu và Trần Hùng (Đại học Kiến trúc Hà Nội), Trần Cao Sơn, Trịnh Duy Luân (Viện khoa học xã hội).Dưới góc độ quản lý đô thị có các nghiên cứu của Nguyễn Đình Hương (Đại học kinh tế Quốc dân), Trần Văn Tấn (Đại học kiến trúc Hà Nội).Về quy hoạch cải tạo, xây dựng và phát triển đô thị có tác giả Nguyễn Thế Bá (Hội quy hoạch đô thị) [21] [23]

Về thực tiễn, chuyên gia đi đầu trong nghiên cứu ĐTH của nước ta là tác giả Đàm Trung Phương, 2005 với cuốn “Đô thị Việt Nam”, tác giả đã đưa

Trang 12

ra một bức tranh ở tầm vĩ mô về thực trạng mạng lưới đô thị Việt Nam, cũng như định hướng phát triển đô thị nước ta trong bối cảnh ĐTH đang diễn ra trong khu vực và trên thế giới Trong các nghiên cứu địa phương, lần đầu tiên ĐTH được đề cập đến trong đề tài luận án “Phân tích dưới góc độ Địa lý kinh

tế - xã hội sự chuyển hóa nông thôn thành đô thị ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa”, 1992, của tác giả Đỗ Thị Minh Đức Luận án có ý nghĩa lớn về mặt thực tiễn là tìm ra đặc điểm và xu hướng ĐTH của thủ đô Hà Nội trong quá trình chuyển hóa vùng nông thôn thành đô thị Đề tài luận án tiến sĩ: “Tác động của những biến động kinh tế - xã hội đến sự phát triển đô thị ở thị xã Lạng Sơn”, 2002, của tác giả Hoàng Phúc Lâm [21, 5]

Ngoài ra, ngày càng có nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn đô thị, các bài báo bàn về đô thị như: Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển đô thị và xã hội bền vững – trách nhiệm của giáo dục, nghiên cứu và quản lý”, tại TP Hồ Chí Minh, tháng 3/1999 Diễn đàn đô thị Việt Nam được thành lập vào ngày 22/10/2003 nhằm đúc kết, truyền đạt những kinh nghiệm trong công tác xây dựng và phát triển đô thị ở Việt Nam

3.3 Những nghiên cứu về thị trấn Sa Pa

Đô thị Sa Pa được ra đời từ cuối thế kỷ XX, gắn liền với sự khai phá và phát triển của thực dân Pháp Đây là vùng đất có nhiều giá trị về văn hóa tộc người đại diện của vùng núi Tây Bắc nên được rất nhiều các nhà văn hóa và dân tộc học quan tâm nghiên cứu Sớm nhất là các tác phẩm từ cuối thế kỷ

XX đó là: Sa Pa (1994) Nguyễn Trọng Khang chủ biên, Nxb Văn hóa dân

tộc, nội dung nghiên cứu chủ yếu của cuốn sách đề cập đến đời sống văn hóa

của các tộc người sinh sống tại Sa Pa Tiếp đó là tác phẩm: Lễ hội cổ truyền

Lào Cai (1999), Trần Hữu Sơn, NXB Văn hóa dân tộc Cuốn sách ghi lại các

lễ hội của các dân tộc sinh sống tại vùng đất Lào Cai, trong đó chủ yếu là các dân tộc sinh sống trên vùng đất Sa Pa Sau này, đến đầu thế kỷ XXI, là những

Trang 13

tác phẩm, ấn phẩm ảnh giới thiệu về du lịch Sa Pa, trong đó nổi tiếng là cuốn:

Có một Sa Pa ở Việt Nam(2008), Đặng Đình Chấn, Trần Miêu, Trần Anh

Tuấn, NXB Văn hóa thông tin

Vấn đề phát triển đô thị và ĐTH ở Sa Pa bắt đầu được đề cập vào năm

1991 trong các văn kiện Đại hội Đảng bộ của huyện và tỉnh Lào Cai Vào thời điểm đó, tỉnh Lào Cai được tái lập tách khỏi tỉnh Hoàng Liên Sơn và mới bắt đầu đầu tư phát triển thị trấn Sa Pa thành đô thị du lịch như hiện nay Đến năm 2003, nhân sự kiện “100 năm Sa Pa”, ủy ban nhân dân huyện Sa Pa phối hợp với vùng Aquitaine của Cộng hòa Pháp tiến hành nghiên cứu, quy hoạch

đô thị Sa Pa và cho ra đời 4 tập “Quy chế đô thị Sa Pa” nhằm xây dựng thị trấn Sa Pa thành đô thị du lịch điển hình của miền Bắc Việt Nam

Như vậy, qua tổng quan các công trình nghiên cứu trên cho thấy, số lượng nghiên cứu về ĐTH ngày càng nhiều và nội dung rất đa dạng về nhiều lĩnh vực khác nhau của quá trình ĐTH Các tác giả không chỉ là học giả về kiến trúc, địa lý, xây dựng, quy hoạch mà còn có cả các nhà sử học, xã hội học Tuy nhiên, đối với đô thị Sa Pa mặc dù đã có những bước phát triển vượt bậc với nhiều thành tựu trong giai đoạn 1991 – 2011 nhưng lại chưa có những nghiên cứu đánh giá để có những định hướng phát triển trong giai đoạn tiếp theo

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: kinh tế và xã hội, văn hóa TT Sa Pa

- Phạm vi nội dung: Thực trạng phát triển kinh tế xã hội TT Sa Pa

- Phạm vi thời gian: Từ năm 1991 đến năm 2011 (trong 20 năm tính từ khi tỉnh Lào Cai tái lập)

- Không gian: thị trấn Sa Pa

Trang 14

5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

5.1 Tổng hợp nghiên cứu lý thuyết

Thông qua các tài liệu nghiên cứu về đô thị, đô thị hóa để có thêm kiến thức rộng và sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu, làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình.Đồng thời nắm được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây.Qua đó có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn để nghiên cứu hoàn thành đề tài

Các nguồn tài liệu nghiên cứu bao gồm:

- Sách, giáo trình

- Báo, tạp chí chuyên ngành và các báo và tạp chí có nội dung liên quan

- Các công trình khoa học như báo cáo, luận văn

- Báo cáo của chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước

về đô thị hóa

- Các thông tin, bài báo trên internet

5.2 Quan điểm nghiên cứu

5.2.1 Quan điểm khu vực học

Đứng trước xu thế phát triển của thời đại, phương pháp nghiên cứu khu vực học đang là một xu thế phát triển tất yếu áp dụng đối với nhiều ngành khoa học, nhất là đối với ngành Việt Nam học

Thông qua phạm vi nghiên cứu về một giới hạn lãnh thổ cụ thể là TT

Sa Pa dưới góc độ nghiên cứu chính là: kinh tế, xã hội để làm nổi bật nên đặc điểm phát triển của TT trong giai đoạn 1991-2011

Trang 15

5.2.2 Quan điểm nghiên cứu liên ngành

Vận dụng kết quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa học: địa lý, lịch sử, kinh tế, du lịch, văn hóa, giáo dục từ đó đánh giá quá trình phát triển của TT

Sa Pa

5.3 Phương pháp nghiên cứu

5.3.1 Điều tra xã hội học

Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện thông qua một số hình thức: phương pháp quan sát, phương pháp bảng hỏi

* Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát được thực hiện thông qua các đợt khảo sát thực địa Phương pháp quan sát bao gồm hai hình thức là quan sát tham dự và quan sát không tham dự

Quan sát tham dự là người quan sát trực tiếp tham gia vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa, xã hội với người dân ở thị trấn Sa Pa Sau đó đưa ra những nhận xét chung về đối tượng nghiên cứu

Quan sát không tham dự là người quan sát không trực tiếp tham gia vào đối tượng nghiên cứu, chỉ quan sát hiện trạng, biểu hiện của đối tượng nghiên cứu để từ đó đưa ra những nhận xét định tính

* Phương pháp bảng hỏi

Phương pháp bảng hỏi nhằm thu thập số liệu sơ cấp

Bảng hỏi được thiết kế thành 3 loại:

- Bảng hỏi dành cho hộ gia đình tại thị trấn Sa Pa có độ tuổi từ 25 – 35 tuổi gồm 220 phiếu nhằm điều tra: Đời sống của người dân trong khoảng từ năm 1991 đến nay và mong muốn của họ trước sự phát triển của thị trấn Chia thành 03 nhóm hộ điều tra:

Trang 16

Nhóm hộ 1: Thuộc tổ dân cư 7A, 7B, 7C với tổng số hộ dân là 268 hộ, đây là vùng dân cư thuộc trung tâm của thị trấn Sa Pa (phần lõi) Tiến hành điều tra 105 hộ với số phiếu điều tra phát ra 105 Tổng số phiếu thu về là 105 phiếu, trong đó có 03 phiếu không hợp lệ; số phiếu hợp lệ là 102

Nhóm hộ 2: Thuộc tổ dân cư 4A, 4B với tổng số hộ dân là 141 hộ, đây

là vùng dân cư thuộc phần đệm của thị trấn Sa Pa, là nơi có hộ dân cư đến sớm nhất Tiến hành điều tra 60 hộ dân cư với số phiếu phát ra là 60 hộ Tổng

số phiếu thu về là 60 phiếu, trong đó có 05 phiếu không hợp lệ; số phiếu hợp

lệ là 55

Nhóm hộ 3: Thuộc tổ dân cư 1 với tổng số hộ dân là 125 hộ, đây là vùng dân cư thuộc phần ngoại vi của thị trấn Sa Pa, là nơi có đời sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp Tiến hành điều tra 55 hộ dân cư với số phiếu phát

ra là 55 hộ Tổng số phiếu thu về là 55 phiếu, trong đó có 02 phiếu không hợp lệ; số phiếu hợp lệ là 53

- Bảng hỏi phỏng vấn sâu dành cho gia đình kinh doanh dịch vụ du lịch tại thị trấn Sa Panhằm điều tra: thời gian bắt đầu kinh doanh dịch vụ du lịch; thu nhập từ nghề; những thuận lợi và khó khăn trong quá trình kinh doanh; mong muốn, kiến nghị của các hộ gia đình đối với sự phát triển kinh tế theo hướng kinh doanh dịch vụ du lịch

Bảng hỏi được sử dụng điều tra 10 hộ gia đình tại tổ dân cư số 7A, tổ 4A

- Bảng hỏi phỏng vấn sâu dành cho cán bộ lãnh đạo ủy ban nhân dân thị trấn Sa Pa nhằm điều tra: quá trình phát triển của thị trấn Sa Pa trong giai đoạn từ năm 1991 – 2011; chủ trương và các chính sách hỗ trợ phát triển kinh

tế - xã hội của nhà nước đối với người dân; mối quan hệ giữa chính quyền với dân cư địa phương

Trang 17

Để hoàn thành số lượng và có kết quả của các bảng hỏi người viết thực hiện phương pháp phỏng vẫn từng hộ gia đình, phỏng vấn sâu lãnh đạo thị trấn Kết quả điều tra dùng làm căn cứ cho việc nghiên cứu tại chương 1 và chương 2

5.3.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp phân tích và tổng hợp là việc lựa chọn và sắp xếp các dữ liệu, thông tin từ các nguồn thứ cấp và sơ cấp nhằm định lượng chính xác và đầy đủ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.Từ đó, tổng hợp thành các nhận định, báo cáo hoàn chỉnh nhằm đưa ra một cái nhìn tổng thể về đối tượng nghiên cứu

Chương 2: Thực trạngkinh tế - xã hội thị trấn Sa Pa giai đoạn 1991-2011

Chương này đi nghiên cứu về đặc điểm và sự chuyển biến về mặt kinh j

tế - xã hội của thị trấn Sa Pa trong giai đoạn 1991 - 2011 Đây là giai đoạn Sa

Pa có quá trình ĐTH diễn ra mạnh nhất và có sự chuyển biến rõ nét nhất Kết

Trang 18

quả nghiên cứu của chương này sẽ là cơ sở để đánh giá sự tác động của quá trình ĐTH tới kinh tế - xã hội của thị trấn ra sao, có ảnh hưởng như thế nào?

Chương 3: Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thị trấn Sa Pa đến năm

2020 Một số giải pháp và đề xuất

Trên cơ sở phân tích về những chuyển biến KT-XH sẽ đưa ra những định hướng phát triển TT Sa Pa đến năm 2020, từ đó đưa ra những giải pháp

và đề xuất phát triển

Trang 19

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRẤN SA PA 1.1 Một số vấn đề lý luận về phát triển đô thị

1.1.1 Đô thị

1.1.1.1 Định nghĩa

Đô thị: Ngôn ngữ Latin dùng từ “urbs” để chỉ đô thị, tiếng Anh là

“urban” Trong tiếng Việt hiện đại có các từ chỉ đô thị: thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố, thành thị Các từ song lập nói trên gồm: “thành, đô, trấn” và “thị, phố, phường” nhấn mạnh về ý nghĩa hành chính, quân sự (đô) và kinh tế - xã hội (thị) Hai nhóm yếu tố tạo nên thị trên có mối quan hệ đặc biệt, tương tác,

hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong sự tồn tại và phát triển của đô thị Sự cộng sinh (đô + thị) chưa thể trở thành đô thị, mà cần những yếu tố bổ sung khác mới đưa đến sự hình thành đô thị theo đúng nghĩa [2]

Thực tế trên thế giới, mỗi quốc gia có những tiêu chuẩn khác nhau về

đô thị Ví dụ như ở Brazil, chỉ có thủ đô mới là đô thị; ở Thụy Sỹ, chỉ những khu vực hoặc là có 10.000 dân hoặc đã được trao thể chế thành phốthời trung

cổ mới được gọi là thành phố; ở Hoa Kỳ, thành phố là thuật ngữ để chỉ một khu định cư có mức độ tự quản cao hơn là có ý nghĩa chỉ một khu vực định cư rộng lớn, các khu định cư sẽ trở thành thành phố hay thị trấn sau khi cư dân của khu định cư này bỏ phiếu để tổ chức khu tự quản cho riêng mình, quy mô dân số tối thiểu của một thành phố là 50.000 người [2] [20]

Ở Việt Nam, khái niệm đô thị có sự thay đổi theo thời gian Thông tư liên tịch số 02/2002-TTLT-BXD-TCCBCP hướng dẫn về phân loại đô thị và

cấp quản lý đô thị nêu rõ: “Đô thị là một khu dân cư tập trung có đủ hai điều

kiện: về cấp quản lý, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập; về trình độ phát triển, đô thị là

Trang 20

trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT –

XH của một vùng lãnh thổ, tỷ lệ lao động của khu vực nội thành, nội thị xã, thị trấn tối thiểu đạt 65% tổng số lao động, cở sở hạ tầng tối thiểu đạt 70% mức quy chuẩn xây dựng, quy mô dân số ít nhất là 4000 người và mật độ dân

số tối thiểu 2000 người/km 2” Thông tư số 34/2009 TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ về Phân loại

đô thị đã định nghĩa: “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy

sự phát triển KT – XH của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn” [21]

Đô thị vệ tinh là đô thị có hệ thống quản lý riêng, độc lập về hành chính, nhưng nằm trong cơ cấu của một thành phố lớn, chịu sự định hướng chiến lược , điều tiết của trung tâm đô thị [1] Khu đô thị mới là những đô thị được xây dựng trên những khu đất trước đó chưa có đô thị nào và phương pháp xây dựng, quy hoạch cũng như ý niệm đô thị học của chúng đều mới [2]

Đô thị sinh thái là đô thị phát triển hài hòa với tự nhiên, dựa vào tự nhiên và được tự nhiên chấp nhận như là một thành phần hữu cơ của tổng thể, nghĩa là đạt được sự cân bằng động của hệ sinh thái đô thị [21] Mạng lưới đô thị là một hệ thống đô thị liên kết với nhau thông qua cơ sở hạ tầng Mạng lưới đô thị được coi là một hệ thống bởi chúng bao gồm nhiều các cấp khác nhau, giữa các cấp trong một mạng lưới đô thị có quan hệ đặc biệt với nhau Đô thị bền vững là đô thị đảm bảo cân bằng được mối quan hệ hữu cơ, mật thiết giữa kinh tế đô thị; văn hóa xã hội đô thị, môi trường sinh thái đô thị; cơ sở hạ tầng

đô thị và quản lý đô thị Một đô thị bền vững phải bảo đảm được các tiêu chí: quản lý tốt, tài chính lành mạnh, cạnh tranh tốt và điều kiện sống tốt [23]

Trang 21

1.1.1.2 Lãnh thổ đô thị

Nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 về phân loại đô thị của Chính phủ quy định: “đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập” và nêu rõ: Thành phố được chia thành nội thành phố và ngoại thành phố Thị xã được chia thành nội thị

xã và ngoại thị xã Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, khu vực nội thành được chia thành quận và quận chia thành phường; khu vực ngoại thành được chia thành thị xã và huyện, huyện được chia thành xã, thị trấn Thị trấn không có vùng ngoại thị trấn [21]

Ngoài ra, nước ta còn có “thị tứ” Thị tứ chưa phải là điểm dân cư đô thị, nhưng là trung tâm của xã hoặc liên xã, tập trung nhiều công trình mang tính đô thị, là mầm mống của các điểm dân cư đô thị theo hướng ĐTH nông thôn [21] [23]

1.1.1.3 Cấu trúc của đô thị

Đô thị được coi như là một hệ điều khiển mở, luôn biến đổi theo thời gian và không gian, do vậy không thể có một mô hình cấu trúc đô thị chuẩn Tuy nhiên, có thể phân biệt ba bộ phận cấu trúc nên một thể thống nhất của đô thị là:

- Phần cấu trúc cứng: Luôn đi với mạng lưới hạ tầng kỹ thuật cứng chủ đạo và các bộ phận thiên nhiên phải bảo tồn

- Phần cấu trúc mềm: Đi với mạng lười hạ tầng xã hội cơ động, có khả năng chuyển thể theo mức sống, nếp sống của xã hội và tâm lý con người cùng với các bộ phận của thiên nhiên được phép tác động tôn tạo

- Phần cấu trúc điều hòa: Đi với các dạng tổ chức hoạt động phát triển của cộng đồng gắn kết hai phần “cấu trúc cứng” và “cấu trúc mềm” trong

Trang 22

từng thời gian và không gian cụ thể, trong đó bao gồm cả chính sách quản lý, những ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật [5]

1.1.1.4 Phân loại đô thị

Trên thế giới có rất nhiều cách phân loại đô thị khác nhau: Theo qui mô dân số, có đô thị nhỏ, đô thị trung bình, đô thị lớn, siêu đô thị Theo chức năng, có đô thị công nghiệp, đô thị hành chính, đô thị cảng v.v… Mỗi quốc gia có quy định riêng về tiêu chuẩn, tiêu chí trong một cách phân loại đô thị Chẳng hạn về quy mô dân số, nhiều quốc gia quy định: đô thị nhỏ có quy mô dân số từ 5.000 – 10.000 người; đô thị trung bình là 11.000 – 20 vạn người;

đô thị lớn là 21 vạn – 50 vạ người; đô thị cực lớn là 51 vạn – 10 triệu người

và siêu đô thị trên 10 vạn người Ở Việt Nam, quy định quy mô dân sô của đô thị nhỏ là 4.000 – 3 vạn người; đô thị trung bình 3 vạn – 35 vạn người, đô thị lớn từ 35 vạn – 1 triệu người và đô thị rất lớn có trên 1 triệu người [20] [19]

Nhìn chung mỗi cách phân loại đô thị đều có nhưng ưu nhược điểm riêng Hầu hết các quốc gia đều đưa ra các hệ thống phân bậc đô thị một cách tổng hợp Theo đó, trọng Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 của Chính phủ chia hệ thống đô thị nước ta thành 6 loại:

- Đô thị loại đặc biệt, có chức năng đô thị là Thủ đô hoặc đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, tài chính, hành chính, khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, du lịch, y tế, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT – XH của cả nước

- Đô thị loại I, là đô thị thuộc Trung ương có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc cả nước

Trang 23

- Đô thị loại II, có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học –

kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh

tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng lãnh thổ liên tỉnh

Trường hợp đô thị loại II là thành phố trực thuộc Trung ương thì phải

có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước

và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước

- Đô thị loại III, có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học –

kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh

tế - xã hội của một vùng trong tỉnh, một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh

- Đô thị loại IV, có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính, khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của một vùng trong tỉnh hoặc một tỉnh Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với một tỉnh

- Đô thị loại V, cóchức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành

về kinh tế, hành chính, văn hóa, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc một cụm xã

Ngoài ra, phân theo cấp quản lý, nước ta có: thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố trực thuộc tỉnh; thị xã thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và thị trấn thuộc huyện [19]

Trang 24

1.1.2 Đô thị hóa

1.1.2.1 Định nghĩa

Đô thị hóa (ĐTH), tiếng Anh là Urbanzation, bắt nguồn từ cổ tự la tinh

“urbanus” có nghĩa là thuộc tính của đô thị ĐTH được định nghĩa khác nhau tùy theo các góc độ nghiên cứu của các nhà nhân khẩu học, xã hội học, các nhà kiến trúc, các nhà kinh tế học và thay đổi theo bối cảnh KT – XH [2]

Theo E.B.Alae (Liên Xô cũ): “Đô thị hóa là một quá trình KT – XH được gia tăng mạnh mẽ trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung hóa về dân cư trong các thành phố, sự phổ biến trong lối sống đô thị

Đô thị hóa là sự phản ánh những chuyển biến sâu sắc trong cấu trúc kinh tế và trong các hoạt động đời sống xã hội” Các chuyên gia thuộc trung tâm định cư của Liên hợp quốc cho rằng: “Đô thị hòa là quá trình mà nhờ nó, dân số các quóc gia chuyển dịch từ các nghề nghiệp nông thôn sang các nghề nghiệp đô thị, từ các điểm dân cư nông thôn sang các điểm dân cư đô thị Đô thị hóa được hiểu như là sự biểu hện của các mô hình phát triển các điểm dân cư” [2]

Ở Việt Nam, đô thị hóa cũng được định nghĩa với nhiều các khác nhau Xuất phát từ khái niệm đô thị, đô thị hóa được định nghĩa là quá trình hình thành và phát triển các yếu tố cấu thành đô thị, là quá trình phát triển đô thị của một quốc gia, bao gồm việc mở rộng các đô thị hiện có và hình thành các đô thị mới Một khu vực lãnh thổ nào được “hóa” thành đô thị khi nó hội

tụ đủ các tiêu chuẩn của đô thị Tuy nhiên, trong thực tế phát triển đô thị chỉ xét cho một đô thị riêng biệt, còn ĐTH thì xét cho cả một mạng lưới đô thị [7]

Dưới góc độ động lực phát triển: Đô thị hóa là sự di chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị Đô thị hóa là sự chuyể hóa nông thôn thành đô thị Đô thị hóa là quá trình chuyển đổi từ tam nông (nông nghiệp, nông thôn, nông

Trang 25

dân) sang phi tam nông, là sự chuyển đổi hình thức cư trú từ nông thôn lạc hậu, nghèo nàn sang hình thức cư trú mới có đời sống văn minh hơn [1] [2] [4] [20]

Dưới góc độ đời sống xã hội: Đô thị hóa là quá trình phát triển về dân

số đô thị, số lượng và quy mô các đô thị cũng như về điều kiện sống đô thị hoặc theo kiểu đô thị, trong đó có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng của các đô thị, kể cả đối với các điểm dân cư nông thôn [22]

Dưới gốc độ kinh tế: Đô thị hóa là quá trình biến đổi từ nền sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phân tán sang nền sản xuất công nghiệp, cùng sự phát triển các dịch vụ trong những phạm vi diện tích nhất định [22]

Căn cứ vào xu hướng phát triển: Đô thị hóa thay thế là quá trình ĐTH

diễn ra ngay trong chính đô thị, cũng có thể là quá trình chỉnh trang, nâng cấp

đô thị để đáp ứng yêu cầu mới Đô thị hóa quá mức là ĐTH mà ở đó sự tăng trưởng nhanh chóng số lượng dân cư đô thị vào các trung tâm đô thị, dân cư

di chuyển từ nông thôn về thành thị nhưng không có sự phát triển kinh tế tương xứng kèm theo, ĐTH mang tính tự phát cao, đô thị trở nên quá tải và nhiều tiêu cực phát sinh Đô thị hóa đảo ngược là khái niệm dùng để chỉ sự di dân từ đô thị lớn sang đô thị nhỏ, hoặc từ đô thị trở về nông thôn [22], [23]

Căn cứ vào trình độ phát triển: Đô thị hóa theo chiều rộng là quá trình

tập trung chủ yêu để tăng số lượng đô thị trong hệ thống đô thị quốc gia, với

từng đô thị có xu hướng tăng quy mô diện tích và quy mô dân số; đô thị hóa

theo chiều sâu là quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống và điều kiện sống

của dân cư đô thị [2]

Những định nghĩa ở trên cho thấy tính chất phức tạp, đa chiều, đa cấp

độ của ĐTH Quan niệm về đô thị hóa như “một hiện tượng nhiều tầm cà đa diện: kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường” lần đầu tiên được CERDA,

Trang 26

1867, đề cập đến trong cuốn “Lý luận chung về đô thị hóa” Ở Việt Nam, tác giả Đỗ Thị Minh Đức, 1992, bên cạnh làm rõ tính đa dạng, đa cấp độ của đô

thị hóa; “Đô thị hóa là quá trình chuyển hóa, vận động phức tạp có quy luật

về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội” Tác giả Trương Quang Thao, 2003, cũng đề

cập chi tiết đến tính đa dạng, đa chiều của ĐTH: “Đô thị hóa là hiện tượng xã

hội liên quan đế những dịch chuyển kinh tế - xã hội – văn hóa – không gian – môi trường, gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật cao tạo đà thúc đẩy

sự phân công lao động xã hội, sự chuyển đổi nghề nghiệp và hình thành nghề nghiệp mới đồng thời tạo ra nhu cầu dịch cư vào các trung tâm đô thị v.v…” Tuy nhiên, hạn chế của định nghĩa này là hiện hay ở nhiều đô thị trên thế giới không còn hiện tượng “dịch cư vào trung tâm đô thị” mà có xu hướng ngược lại, là “đô thị hóa nghịch đảo” [2], [21]

GS Đàm Trung Phường, 2005, đã đưa ra định nghĩa tương đối đầy đủ:

“Đô thị hóa là một quá trình diễn thế về kinh tế - xã hội – văn hóa – không

gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng phát triển không gian thành hệ thống đô thị, song song với tổ chức bộ máy hành chính, quân sự” [21]

Tổng quan từ các quan điểm trên, đô thị hóa trong đề tài này được quan

niệm:“là một quá trình chuyển hóa phức tạp có quy luật, đan xen nhiều mặt

về KT – XH, văn hóa, không gian, trong đó diễn ra sự phát triển quy mô đô thị, làm thay đổi phân bố dân cư và cơ cấu nghề nghiệp, chuyển dịch cơ cấu

sử dụng đất và cơ cấu kinh tế, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị và mở rộng dần không gian lãnh thổ đô thị, song song với tổ chức quản lý đô thị”

Quan điểm trên nhấn mạnh đến một số khía cạnh chủ yếu của quá trình

ĐTH: bản chất của ĐTH là quá trình biến đổi phức tạp có quy luật và đan xen nhiều mặt; động lực của ĐTH là các quá trình phát triển quy mô đô thị, thay

Trang 27

đổi phân bố dân cư và cơ cấu nghề nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát

triển cơ sở hạ tầng; hệ quả của ĐTH làm thay đổi cấu trúc không gian lãnh

thổ và mở rộng dần hệ thống đô thị; việc tổ chức tốt bộ máy quản lý đô thị sẽ

đề ra những giải pháp phát triển đô thị theo hướng bền vững

1.1.2.2 Đặc điểm cơ bản của đô thị hóa

- Đô thị hóa là một quá trình mang tính xã hội và lịch sử: ĐTH không

thể tách rời khỏi sự phát triển của KT – XH Thực tế, mỗi nền văn minh đều tạo ra một phong cách sống, làm việc thích hợp, một hình thái phân bố dân

cư, một cấu trúc đô thị thích hợp Mỗi một thời kỳ phát triển đều có một hệ thống đô thị phát triển tương ứng với nó Vì đô thị phản ánh trung thực trình

độ phát triển của lực lượng sản xuất và tổ chức xã hội của thời kỳ đó [2], [21]

- Đô thị hóa là một quá trình chuyển hóa, vận động phức tạp có quy

luật về kinh tế - xã hội, văn hóa, không gian và môi trường

Sự di động là một nguyên tắc, một quy luật quan trọng của ĐTH chứ không phải là hậu quả của quá trình này ĐTH càng phát triển thì tính di động càng tăng lên Trước đây, người ta định lượng sự di động thông qua sự dịch chuyển của con người Nhưng ngày này, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và hệ thống viễn thông làm cho sự di động trở nên phức tạp và khó xác định Con người có thể liên lạc và trao đổi thông tin ở bất cứ nơi nào

và bất cứ thời gian nào, do đó khoảng cách không gian không có ý nghĩa nhiều như trước đây Điều này ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn nơi ở và phân

bố dân cư đô thị, các mối quan hệ xã hội ngày càng phức tạo và tăng cường tính cá thể hóa [20]

Tính quy luật của quá trình ĐTH biểu hiện ở sự tăng dân số đô thị, thay đổi phân bố dân cư, chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển kinh tế đô thị, mở rộng đô thị, thay đổi kiến trúc cảnh quan và cấu trúc không gian đô thị [23]

Trang 28

ĐTH là quá trình chuyển đổi liên tục cấu trúc và tính chất lao động xã hội theo hướng từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ công nghiệp sang dịch

vụ và khoa học công nghệ, từ đơn giản đến phức tạp, từ hàm lượng trí tuệ nhỏ sang hàm lượng trí tuệ lớn, từ chân tay sang trí óc trên cơ sở của sự biến đổi công nghệ ngày càng nhanh và rộng khắp [1]

ĐTH là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: ĐTH làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nông – lâm – ngư nghiệp ngày càng giảm; công nghiệp – xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng Mở rộng và phát triển đô thị là mở rộng

và phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ, các lĩnh vực có năng suất lao động cao, mang lại thu nhập cao cho người lao động [1] [2] [23]

ĐTH là quá trình hình thành và đổi mới liên tục các yếu tố tạo thị và các yếu tố kệt tụ không gian đô thị, dẫn đến hình thành các hình thức và cấu trúc không gian mới, từng bước tạo nên mối liên kết giữa các đô thị với nhau, giữa đô thị với nông thôn [25]

ĐTH là quá trình làm thay đổi hệ sinh thái đô thị: Môi trường đô thị là tổng hòa của môi trường nhân tạo, môi trường xã hội và môi trường tự nhiên

Ở thời kỳ đầu của ĐTH chưa tác động nhiều đến môi trường tự nhiên Nhưng đến thời kỳ ĐTH mở rộng, cùng với CNH, HĐH dẫn đến môi trường tự nhiên

bị thu hẹp Cho nên trong quá trình ĐTH cần phải có các biện pháp bảo vệ môi trường để đảm bảo sự phát triển bền vững của đô thị [25]

Ngoài những quy luật chung, tùy thuộc vào sự phát triển của từng quốc gia, từng khu vực, từng thời điểm mà ĐTH có các quy luật đặc thù riêng

- Đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa:

ĐTH là bạn đồng hành với quá trình CNH và HĐH Một mặt, sự hình thành, phát triển và phân bố công nghiệp là yếu tố mang lại tính tiên quyết cho quá trình phát triển ĐTH trong thời kỳ đầu CNH và HĐH Mặt khác, hệ thống đô

Trang 29

thị khi được hình thành và phát triển đã trở thành nơi hấp dẫn, đảm bảo các điều kiện cho sản xuất công nghiệp Hai quá trình này đan xen, dựa vào nhau

và có mối quan hệ hữu cơ, nhân quả khăng khít [2] [22]

- Đô thị hóa ngày nay là tất yếu và mang tính toàn cầu: ĐTH là quá

trình tất yếu của sự phát triển Quá trình này không chỉ diễn ra tại một vùng, một quốc gia mà đang trở thành một nhu cầu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới ĐTH là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của thời đại ngày nay [22] [25]

1.1.2.3 Những ảnh hưởng chủ yếu của ĐTH đến phát triển kinh tế - xã hội

Những ảnh hưởng chủ yếu của ĐTH đến sự phát triển kinh tế - xã hội mang tính hai mặt Một mặt nó là động lực thúc đẩy sự tiến bộ của nền KT –

XH và mặt khác nó làm gay gắt thêm nhiều vấn đề KT – XH chưa được giải quyết triệt để ở các quốc gia và lãnh thổ Mặt tích cự và tiêu cực đã trở thành quy luật khá phổ biến đối với hầu hết các quốc gia, khu vực lãnh thổ trên thế giới, cho dù ở nhiều mức độ khác nhau [26]

Những ảnh hưởng tích cực của ĐTH biểu hiện ở các khía cạnh: tạo động lực tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; phản ánh tình trạng giàu có của mỗi quốc gia, góp phần làm giảm mức sinh và mức chết, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện lao động và chất lượng cuộc sống, có lối sống văn minh hơn, từng bước giảm sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn [1]

Mặt tiêu cực của ĐTH: luồng di cư từ nông thôn ra thành thị gây nên sức ép về việc làm, nhà ở đô thị, hình thành các “khu ổ chuột”, các khu thuê trọ tự phát; diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp ảnh hưởng đến an ninh lương thực; kết cấu hạ tầng quá tải; gia tăng ô nhiễm môi trường Nhiều chuyên gia

đô thị đã cảnh báo là khủng hoảng đô thị là hiện tượng toàn cầu Các đô thị

Trang 30

càng phát triển càng tách rời khỏi thiên nhiên, đô thị mất đi cái “linh hồn tự nhiên” của nó [24]

Thực tế, tính tích cực hay tiêu cực của ĐTH phụ thuộc rất lớn vào quá trình quản lý quá trình ĐTH của mỗi quốc gia và mỗi vùng lãnh thổ

1.1.2.4 Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá mức độ đô thị hóa, tốc độ ĐTH và cấu trúc không gian đô thị theo phương pháp tính điểm

- Đánh giá mức độ đô thị hóa: Mức độ ĐTH là một tiêu chí tổng hợp

phản ánh mức độ đạt được về mọi mặt của ĐTH tại một thời điểm xác định

Có thể coi duy mô diện tích và dân số đô thị là các chỉ tiêu thể hiện ĐTH theo chiều rộng, còn mức độ ĐTH là một tiêu chí tổng hợp phản ánh quá trình ĐTH cả theo chiều rộng và chiều sâu

- Tiêu chuẩn đánh giá mức độ ĐTH: Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ

ĐTH của các chỉ tiêu có sự thay đổi theo thời gian Năm 1998, Bộ Xây dựng

đã đưa ra Quy chuẩn Xây dựng đô thị Việt Nam là cơ sở để đưa ra các tiêu chuẩn để phân loại đô thị trong Nghị định 72/2001/NĐ-CP [14] Năm 2007,

Bộ Xây dựng đã bổ sung Quy chuẩn Xây dựng đô thị Việt Nam theo Quyết định số 439/BXD-CSXD tháng 09-2007 là cơ sở để đưa ra các tiêu chuẩn phân loại đô thị của Việt Nam trong Nghị định 42/2009/NĐ-CP thay cho Nghị định cũ trước đó

Đánh giá mức độ ĐTH ở thị trấn Sa Pa trên quan điểm đánh giá những tiêu chuẩn sau đây: chức năng đô thị; quy mô dân số toàn đô thị; mật độ dân số; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; hệ thống công trình hạ tầng đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị Các tiêu chuẩn đánh giá này sẽ là cơ sở phân loại đô thị với các mức độ: đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV và đô thị loại V

Trang 31

1.2 Khái quát về thị trấn Sa Pa

Sa Pa là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên 68.329

ha, chiếm 8,24 % diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm trong toạ độ địa lý từ

220 07’04’’ đến 220 28’46’’ vĩ độ bắc và 1030 43’28’’ đến 104004’15’’ kinh độ đông, có độ cao trung bình từ 1.200m đến 1.800m Phía Bắc giáp huyện Bát Xát; phía Nam giáp huyện Văn Bàn; phía Đông giáp huyện Bảo Thắng; phía Tây giáp huyện Than Uyên và Tam Đường - tỉnh Lai Châu.Trung tâm huyện cách thành phố Lào Cai 37 km về phía Tây Nam, nằm trên trục quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu[10]

Thiên nhiên đã ban tặng cho huyện Sa Pa khí hậu mát mẻ quanh năm, dân cư với nhiều sắc thái của nhiều tộc người, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ Đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, lấy du lịch làm ngành kinh tế trọng tâm, chủ đạo của huyện trong nhiều năm qua

1.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1.2.1.1 Vị trí địa lý

Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét

so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Lai Châu Mặc dù phần lớn cư dân huyện Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, nhưng thị trấn lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng nghề dịch vụ - du lịch [10]

Về ranh giới hành chính của huyện Sa Pa, phía Bắc giáp huyện Bát Xát, phía Nam giáp huyện Văn Bàn, phía Đông giáp huyện Bảo Thắng, phía Tây tiếp giáp huyện Than Uyên và Tam Đường - tỉnh Lai Châu với tọa độ địa lý từ

22007’04’’B đến 22028’46’’B và từ 103043’28’’ Đ đến 104004’15’’ Đ [8] Vị trí địa lý của TT Sa Pa có điều kiện thuận lợi để giao lưu bằng đường bộ với

Trang 32

thành phố Lào Cai, với các huyện xung quanh trong tỉnh và tỉnh Lai Châu Đây cũng là vị trí thuận lợi để phát triển đô thị du lịch vùng cao mang sắc thái riêng, khác biệt so với những đô thị du lịch khác trong cả nước

Tuy nhiên, vị trí địa lý cũng đặt TT Sa Pa trước những khó khăn khi không được giao lưu kinh tế - xã hội với các đô thị lớn trong nước Ngoài hệ thống đường bộ, chưa có hệ thống các tuyến đường giao thông khác kết nối

TT Sa Pa với thành phố Lào Cai và các tỉnh thành xung quanh Hơn nữa, địa hình núi cao hiểm trở vừa là một lợi thế song cũng là một thách thức cho việc xây dựng, giao thương của thị trấn so với các vùng lân cận

TT Sa Pa ngày nay (năm 2011) có 23 tổ dân phố tiếp giáp với hai xã Tả Phìn và Bản Khoang ở phía Bắc; phía Nam giáp với xã Sa Sả Hồ và Lao Chải; phía Đông giáp với xã Sa Pả và phía Tây tiếp giáp với xã San Sả Hồ Toàn bộ khu vực thị trấn nằm trên một thung lung ven sông [38]

1.2.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình – núi cao, bị chia cắt mạnh;

Địa hình Sa Pa phức tạp, phân tầng cao độ lớn, mức độ chia cắt mạnh

Sa Pa cũng là nơi cóđịa hình đặc trưng nhất của miền núi Tây Bắc với độ dốc lớn, trung bình từ 35 – 40%, có nơi có độ dốc 45% Điểm cao nhất là đỉnh Fasipan có cao độ 3143m (cao nhất Đông Dương) và thấp nhất là suối Bo cao

400 m so với mặt nước biển [8]

Nằm ở phía Đông của dãy Hoàng Liên Sơn, TT Sa Pa có độ cao trung bình 1600 m so với mực nước biển Toàn bộ vị trí của thị trấn nằm trong bậc thềm thứ hai của dãy Hoàng Liên Sơn Trong bậc thềm này, địa hình ít bị chia cắt nhất so với địa hình của huyện Sa Pa, phần lớn là kiểu đồi bát úp Đây cũng là địa hình lý tưởng để xây dựng đô thị theo kiểu miền núi [8] [39]

Trang 33

Trong quá trình ĐTH, địa hình là yếu tố tự nhiên vượt trội nhất của Sa

Pa, độ cao đã tạo cho khí hậu của thị trấn quanh năm mát mẻ, mỗi ngày có bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông) nên Sa Pa có lợi thế đặc biệt để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Yếu tố này cũng là điều kiện để Sa Pa quy hoạch

và phát triển thành đô thị du lịch miền núi điển hình nhất miền Bắc hiện nay

- Tài nguyên đất và sử dụng tài nguyên đất: Quỹ đất là cơ sở tự nhiên,

cung cấp mặt bằng xây dựng và tổ chức không gian đô thị Năm 2011, tổng diện tích đất tự nhiên của Sa Pa là 683,29 km², chiếm 8,24% diện tích tự nhiên của tỉnh Lào Cai, đứng thứ 6 trong tổng số 8 huyện lỵ của tỉnh Trong

cơ cấu sử dụng đất ở Sa Pa, diện tích nhóm đất lâm nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2011 là 67,4% so với tổng diện tích của tỉnh, chiếm 88,8% diện tích đất nông nghiệp, hệ quả sử dụng đất này là phù hợp đối với sự phát triển kinh tế chung của một huyện miền núi Tỷ trọng nhóm đất phi NN là 3,18%, cao hơn các huyện khác trong tỉnh(Simacai:2,14%, Mường Khương: 2,98%) [9] [10]

Xu hướng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của huyệnthời kỳ 1991 –

2011 là tỷ trọng diện tích nhóm đất phi NN tăng liên tục, phù hợp với quy luật khách quan của thời kỳ CNH và thuận lợi cho việc bổ sung quỹ đất đô thị Tuy nhiên, việc chuyển đổi và sử dụng đất phi NN vẫn còn nhiều bất cập Diện tích đất phục vụ cho hoạt động du lịch và dịch vụ tăng nhanh, trong khi

đó quỹ đất lại chủ yếu lấy từ đất nông nghiệp và lâm nghiệp Điều này đã làm ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác gây khó khăn cho vấn đề việc làm và tổ chức đời sống có hiệu quả của người dân [8]

- Khí hậu: ôn đới, quanh năm mát mẻ:Sa Pa có khí hậu mang sắc thái

ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm Do đặc điểm địa hình,

Sa Pa nằm trong vòng cung dãy Hoàng Liên Sơn và các dãy núi nhỏ, tạo nên những tiểu vùng khí hậu đặc biệt.Thời tiết ở Sa Pa có đủ 4 mùa trong 1

Trang 34

ngày.Đô thị Sa Pa là một trong những nơi hiếm hoi của Việt Nam có tuyết Trong khoảng thời gian từ 1971 tới 2011, 15 lần tuyết rơi tại Sa Pa Kiểu thời tiết cực đoan này cũng là một yếu tố đặc biệt làm tăng đột biến lượng khách

du lịch đến với Sa Pa [12]

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,40C, nhiệt độ trung bình

từ 180– 200C vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 100 - 120C Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 330C vào tháng 4, ở các vùng thấp Nhiệt độ xuống thấp nhất

từ tháng 2 năm sau, thấp nhất vào tháng 1 là 00C (cá biệt có những năm xuống tới -3,20C) Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình của các khu vực khác nhau nên tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng một thời điểm [8]

Nắng:Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm của Sa Pa biến động trong

khoảng 1.400 - 1.460 giờ Số ngày nắng không đều giữa các tháng, mùa hè số giờ nắng nhiều, tháng 4 hàng năm từ 180 - 200 giờ, tháng 10 số giờ nắng ít nhất, khoảng 30 - 40 giờ [8]

Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối bình quân hàng năm từ 85 - 90 %,

độ ẩm thấp nhất vào tháng 4 khoảng 65 % - 70 % Do sương mù nhiều, càng lên cao càng dày đặc, đặc biệt trong những thung lũng kín và khuất gió khí hậu ẩm ướt hơn các khu vực khác [8]

Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2.762 mm,

cao nhất 3.484 mm và phân bố không đều qua các tháng; mưa cũng phụ thuộc vào địa hình từng khu vực, càng lên cao mưa càng lớn Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm Các tháng ít mưa có lượng mưa trung bình từ 50 - 100 mm/tháng Mưa đá hay xảy ra vào các tháng 2, 3,4 và không thường xuyên trong các năm [8]

Trang 35

Gió: Sa Pa có hai hướng gió chính và được phân bố theo hai mùa, mùa

hè có gió Tây và Tây Bắc, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc Với địa hình đồi núi phức tạp và nằm sâu trong lục địa, Sa Pa ít chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa mà chủ yếu là gió địa hình diễn ra cục bộ theo từng khu vực, tốc độ gió trung bình đạt 2,2 m/s, mạnh nhất có thể lên tới 19,7 m/s Ngoài ra huyện

Sa Pa còn chịu ảnh hưởng của gió Ô Quí Hồ (gió địa phương) cũng rất khô nóng, thường xuất hiện vào các tháng 2, 3, 4[8]

Giông: Hay gặp vào mùa hè, sau mỗi cơn giông thường có mưa to kéo

theo lũ nguồn, lũ quét ở những khu vực có địa hình cao, dốc.Sương: Sương

mù thường xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào mùa đông một số nơi

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sa Pa năm 2011

Với khí hậu quanh năm mát mẻ, có sự phân hóa sâu săc bởi yếu tố địa hình là điều kiện lý tưởng để hình thành và phát triển du lịch nghỉ dưỡng và

du lịch sinh thái Đặc trưng khí hậu cũng là một trong những yếu tố tự nhiên vượt trội để hình thành nên đô thị du lịch miền núi Sa Pa

- Tài nguyên du lịch: Sa Pa rất phong phú về các cảnh quan sông, núi,

khí hậu và hệ sinh thái, đồng thời nằm trong tuyến du lịch quốc gia: Hà Nội – Lào Cai – Sa Pa và tuyến du lịch quốc tế: Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh

Trang 36

Trọng tâm là khu du lịch nghỉ mát Sa Pa - một trong 21 trọng điểm du lịch của Việt Nam Sa Pa còn là nơi hội tụ nhiều hoạt động văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc (H’Mông, Dao, Thái, Tày, Xa Phó…) với các làng văn hóa: Cát Cát, Tả Van, Tả Phìn, Bản Hồ; có khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn đã được xây dựng từ năm 1994 nhằm gìn giữ phần rừng còn lại trên triền núi Phan Xi Păng Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên hấp dẫn nhiều nhà khoa học, khách du lịch đến nghiên cứu và tham quan [34]

Trong địa phận huyện Sa Pa còn có rất nhiều những thắng cảnh đẹp gắn liền với những tuyến điểm du lịch sinh thái và mạo hiểm: Thác Bạc, thác Tình Yêu, đỉnh Phan xi phăng Cùng với các nguồn tài nguyên nhân văn, tài nguyên du lịch tự nhiên là một trong những thế mạnh tạo nên sự đa dạng chức năng của đô thị Một số những điểm tham quan hấp dẫn Sa Pa [bảng 1.1]

Ngoài ra, các điều kiện tự nhiên khác cũng đề có ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, kiến trúc các công trình và các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của đô thị như: sông ngòi ảnh hưởng đến các công trình thủy điện, diện tích rừng nguyên sinh, tài nguyên động thực vật v.v

Như vậy, TT Sa Pa là trung tâm huyện lỵ có điều kiện tự nhiên thuận lợi và động lực để phát triển kinh tế theo hướng lấy du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn Do đó, TT Sa Pa được đánh giá là:

- Trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa và xã hội của huyện;

- Trung tâm kinh tế, dịch vụ thương mại;

- Trung tâm vừa hoạt động kinh tế kết hợp với an ninh quốc phòng;

- Trung tâm chuyên nganh cấp huyện, trung tâm tổng hợp cấp tiểu vùng

Chiếu theo thang điểm đánh giá vị trí và tính chất đô thị Sa Pa đạt 5/5 điểm (theo tiêu chuẩn của đô thị loại V) [tham khảo phục lục 2]

Trang 37

Bảng 1.1: Thống kê các điểm du lịch nổi tiếng ở Sa Pa

1 Bản Cát Cát

Trong thung lũng Mường Hoa thuộc xã San Sả Hồ

Văn hóa sinh hoạt người H’Mông

2 Bản Tả Van

Trong thung lũng Mường Hoa thuộc xã

5 Công viên núi

6 Vườn Quốc gia

Hoàng Liên

Thuộc địa phận các

xã San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van

Sinh thái rừng, khám phá nghiên cứu tự nhiên

7 Nhà thờ đá Sa

Pa Thị trấn Sa Pa Văn hóa tâm linh, kiến trúc

8 Đền Mẫu Thị trấn Sa Pa Văn hóa tâm linh

9 Bãi đá cổ Xã Hầu Thào Văn hóa, bảo tồn, nghiên cứu

Nguồn: Phòng VH – TT huyện Sa Pa

1.2.2 Lịch sử hình thành và đặc điểm dân cư của đô thị Sa Pa

Trong quá trình ĐTH, các nhân tố tự nhiên thường có ảnh hưởng lớn đến việc tạo nên những nét riêng biệt về kiến trúc cảnh quan của một đô thị, nhưng những sự thay đổi này diễn ra chậm Trong thời kỳ Đổi mới, các nhân

Trang 38

tố KT – XH có tác động mạnh mẽ, mang tính quyết định đến tốc độ và diệm mạo ĐTH ở Sa Pa

1.2.2.1 Lịch sử phát triển của đô thị Sa Pa

Lịch sử hình thành của Sa Pa gắn liền với lịch sử hình thành của tỉnh Lào Cai Vào ngày 12 tháng 7 năm 1907, toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ đạo quan binh IV Lào Cai, chuyển từ chế độ quân quản sang chế

độ cai trị dân sự, tỉnh Lào Cai được thành lập Từ năm 1907 đến nay, tỉnh Lào Cai có nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, có lúc hợp nhất với Yên Bái, Nghĩa Lộ để thành lập tỉnh Hoàng Liên Sơn Ngày 01/10/1991 tỉnh Lào Cai được tái lập, trên cơ sở vùng đất Lào Cai (cũ) và bổ sung thêm ba huyện: Bảo Yên, Văn Bàn (thuộc Yên Bái cũ), Than Uyên (thuộc Nghĩa Lộ cũ) bao gồm

8 huyện, hai thị xã Cũng bắt đầu từ đây, huyện Sa Pa mới được đầu tư phát triển và thị trấn Sa Pa mới bắt đầu được quy hoạch và phát triển thành đô thị

du lịch miền núi [38]

Về lịch sử vùng đất Sa Pa, mùa đông năm 1903, trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ, đoàn thám hiểm của Sở địa lý Đông Dương đã khám phá ra cảnh quan mặt bằng Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả Sự kiện này đánh dấu việc ra đời của thị trấn Sa Pa.Thời kỳ Pháp thuộc vào năm 1887, thực dân Pháp thực hiện mở mang khu vực Hùng Hồ - Sa Pa xưa thành nơi nghỉ mát

Họ đưa một số chủ thầu người Pháp như Hautefeuille, Lapiques, Anvaro cùng với lực lượng công binh Pháp và công nhân người Việt khai thác vật liệu xây dựng, đá, gỗ, cát… Huy động hàng ngàn thợ từ miền xuôi và người dân địa phương đi phu và tù nhân ở nhà tù Sa Pa tham gia xây dựng [38]

Khi tỉnh Lào Cai được thành lập (12/7/1907), khu Sa Pa được hình thành gồm 2 xã Bình Lư và Hướng Vinh Những năm thập kỷ 30 của thế kỷ

XX, Sa Pa đổi thành hạt, bao gồm 37 làng, một phố với 1020 hộ dân.Đến năm

1915, đã có hai nhà nghỉ mát đầu tiên làm bằng gỗ do nhà chủ thầu

Trang 39

Hautefeuille xây dựng Sau đó là ba khách sạn lớn: Metropon, Pansipan, Hotel Đuy xang và hàng trăm biệt thự khác cũng được dựng lên phục vụ cho việc nghỉ dưỡng của người Pháp [9] [37]

Năm 1916, Hiệp hội khuyến khích du lịch Sa Pa được thành lập để phục vụ nhu cầu du lịch của sĩ quan người Pháp Đến năm 1924, đường ô tô đầu tiên ở Lào Cai được xây dựng trên trục Sa Pa- Lào Cai, nối liền Sa Pa với các vùng lân cận Đây là những tiền đề đầu tiên, quan trọng manh nha sự phát triển của đô thị du lịch Sa Pa sau này[37]

Khi khu nghỉ mát hình thành, cơ sở hạ tầng cũng được người Pháp xây dựng Năm 1925 xây dựng trạm thuỷ điện Cát Cát, năm 1930 rải nhựa đường nội thị và đường Lao Cai - Sa Pa, hệ thống cung cấp nước sạch được xây dựng phục vụ khu vực thị trấn Đồng thời hình thành khu dân cư Thị trấn Sa

Pa Ngoài người Việt còn có người Hoa, người Pháp, sau đó hình thành các tên phố như: Phố Khách, An Nam, Xuân Viên.Đến năm 1943 Sa Pa đã có khoảng 200 biệt thự và nhà do người Pháp xây dựng, các vườn hoa, sân chơi,

đồn điền cũng như các điểm du lịch như: Hang đá, Thác bạc, Cầu Mây[37]

Ngày 9/3/1944, Thống sứ Bắc Kỳ đã ra Nghị định thành lập Châu Sa

Pa bao gồm 2 xã Mường Hoa, Hướng Vinh và khối phố Xuân Viên (Thị trấn ngày nay).Năm 1948, Sa Pa được chia thành 3 xã: Sa Pa Chung, Mường Bo

và Kinh Hoá (Sau còn gọi là Móng Và) Năm 1954, Sa Pa chia thành 17 xã và

1 thị trấn và được giữ ổn định đến nay[37]

Đến 1994, thị trấn Sa Pa được quy hoạch xây dựng đô thị, mở rộng khu hành chính mới (khu hồ Sa Pa hiện nay) Thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt đến năm 2005, khu hành chính huyện được chuyển về nơi làm việc mới, chỉnh trang thị trấn du lịch, đây chính là mốc phát triển mới của

Sa Pa.Tính đến năm 2011, thị trấn Sa Pa có 23 tổ dân phố[37]

Trang 40

1.2.2.2 Đặc điểm dân cư, dân tộc, lao động

Sa Pa là một đô thị được xây dựng ở miền núi Tây Bắc của nước ta, do

đó đô thị cũng là nơi có đặc điểm dân cư, dân tộc mang đậm nét những đặc trưng dân cư của vùng núi Tây Bắc

- Dân số:Tính đến năm 2011, dân số toàn huyện Sa Pa là 56.413 người,

tăng 1,6 lần so với năm 2000 (năm 2000 là 35.258 người).Trong đó có 10.675

hộ dân, chiếm 9,1% dân số của toàn tỉnh Lào Cai, nam là 28.298 người (50,2% tổng dân số), nữ là 28.115 người (chiếm 498% tổng dân số) Tốc độ gia tăng dân số trong tỉnh so với cả nước tương đối cao, trung bình năm trên 3,15% (cả nước 1,1%) Tốc độ gia tăng dân số Sa Pa luôn có mức cao hơn so với cả nước là do tập tục sinh con của đồng bào các dân tộc sinh sống trong huyện Mật độ dân số năm 2011 của huyện Sa Pa là 83,7 người/km2, bằng 85,2% so với mật độ dân số bình quân của tỉnh Mật độ dân số thấp là điều kiện rất thuận lợi cho huyện Sa Pa trong quy hoạch đô thị, tạo thành các cụm trung tâm công nghiệp, vùng sản xuất nông, lâm nghiệp có quy mô vừa và nhỏ [18]

- Dân tộc:Điều đặc biệt trong đặc điểm dân cư, dân tộc của huyện Sa

Pa đó là dân cư sinh sống trong huyện bao gồm nhiều sắc thái của các dân tộc khác nhau Hiện nay, toàn huyện có 7 dân tộc chính, gồm: H’Mông, Dao, Tày, Kinh, Dáy, Xã Phó (Phù Lá) và Hoa Trong đó người Mông chiếm 54,9%, Dao 25,6%, Kinh 13,6%, Tày 3%, Dáy 1,6% còn lại là các dân tộc khác Các đồng bào dân tộc cư trú ở 17 xã, sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nghề rừng và những ngành nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan[12]

- Nguồn lao động: Do tỷ lệ sinh tự nhiên cao nên huyện Sa Pa có số

người ở độ tuổi lao động tương đối trẻ Năm 2011, tổng số lao động của huyện là 29.875 người chiếm 52,96% dân số tỉnh, tăng 1,51 lần so với năm

Ngày đăng: 11/04/2015, 11:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Thế Bá (1999), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị
Tác giả: Nguyễn Thế Bá
Nhà XB: Nxb Xây dựng
Năm: 1999
[2]. Nguyễn Thế Bá (1996), Lí thuyết đô thị và vấn đề quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí thuyết đô thị và vấn đề quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thế Bá
Nhà XB: Nxb Xây dựng
Năm: 1996
[3].Nguyễn Văn Bình (2007), Đời sống các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đời sống các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Nguyễn Văn Bình
Nhà XB: NXB Lý luận Chính trị
Năm: 2007
[4]. Vũ Thị Chuyên (2010), Phân tích quá trình đô thị hóa ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 1985-2007, Luận án tiến sĩ địa lý, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích quá trình đô thị hóa ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 1985-2007
Tác giả: Vũ Thị Chuyên
Năm: 2010
[5].Đặng Đình Chấn, Trần Miêu, Trần Anh Tuấn (2008), Có một Sa Pa ở Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Có một Sa Pa ở Việt Nam
Tác giả: Đặng Đình Chấn, Trần Miêu, Trần Anh Tuấn
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2008
[6].Bộ Xây dựng (1997), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
Tác giả: Bộ Xây dựng
Nhà XB: Nxb Xây dựng
Năm: 1997
[7].Bộ Xây dựng (1998), Định hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm 2020, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm 2020
Tác giả: Bộ Xây dựng
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 1998
[8]. Nguyễn Hữu Đoàn (2008), Vận dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí đánh giá mức độ đô thị hóa nhằm góp phần xây dựng các quan điểm phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, lấy Hà Nội làm ví dụ, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí đánh giá mức độ đô thị hóa nhằm góp phần xây dựng các quan điểm phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, lấy Hà Nội làm ví dụ
Tác giả: Nguyễn Hữu Đoàn
Năm: 2008
[9]. Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh (2000),Giáo trình Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam
Tác giả: Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
[10]. Đỗ Thị Minh Đức (1992), Phân tích dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội sự chuyển hóa nông thông thành đô thị ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa, Luận án phó tiến sĩ khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội sự chuyển hóa nông thông thành đô thị ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa
Tác giả: Đỗ Thị Minh Đức
Năm: 1992
[11]. Đỗ Thị Minh Đức (2005), Phân tích mạng lưới đô thị Việt Nam và vấn đề phát triển vùng, Tạp chí khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội (số 2), tr 3-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích mạng lưới đô thị Việt Nam và vấn đề phát triển vùng, Tạp chí khoa học
Tác giả: Đỗ Thị Minh Đức
Năm: 2005
[12].Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sa Pa (1995), Lịch sử Đảng bộ huyện Sa Pa – Tập 1, Nxb Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ huyện Sa Pa – Tập 1
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sa Pa
Nhà XB: Nxb Xây dựng
Năm: 1995
[13].Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sa Pa (1995), Lịch sử Đảng bộ huyện Sa Pa – Tập 2, Nxb Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ huyện Sa Pa – Tập 2
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sa Pa
Nhà XB: Nxb Xây dựng
Năm: 1995
[14].Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sa Pa (2010), Lịch sử Đảng bộ huyện Sa Pa – Tập 3, Nxb Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ huyện Sa Pa – Tập 3
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sa Pa
Nhà XB: Nxb Xây dựng
Năm: 2010
[15].Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sa Pa (2010), Đảng bộ huyện Sa Pa 60 năm xây dựng và trưởng thành, Lào Cai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng bộ huyện Sa Pa 60 năm xây dựng và trưởng thành
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sa Pa
Năm: 2010
[16].Ban chấp hành Đảng bộ thị trấn Sa Pa (1995) (2000) (2005) (2010), Lịch sử Đảng bộ thị trấn Sa Pa – Tập 1, 2, 3, 4, Nxb Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ thị trấn Sa Pa – Tập 1, 2, 3, 4
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ thị trấn Sa Pa (1995) (2000) (2005)
Nhà XB: Nxb Xây dựng
Năm: 2010
[17].Nguyễn Trường Giang (2000), Môi trường và Luật Quốc tế về môi trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và Luật Quốc tế về môi trường
Tác giả: Nguyễn Trường Giang
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
[18].Phạm Hoàng Hải (2001), Du lịch Sa Pa, Trung tâm thông tin và dịch vụ du lịch Sa Pa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch Sa Pa
Tác giả: Phạm Hoàng Hải
Năm: 2001
[19].Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chử (đồng chủ biên) (1998), Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chử (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
[24]. Ủy ban nhân dân huyện Sa Pa (2011), Đề án phân loại đô thị công nhận thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa đạt chuẩn đô thị loại V, Sa Pa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án phân loại đô thị công nhận thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa đạt chuẩn đô thị loại V
Tác giả: Ủy ban nhân dân huyện Sa Pa
Năm: 2011

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w