Hiện trạng phát triển ngành dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu Phát triền kinh tế xã hội thị trấn sa pa (Trang 48)

6. Bố cục luận văn

2.1.3. Hiện trạng phát triển ngành dịch vụ du lịch

Đối với Sa Pa, chức năng đô thị được Chính phủ Việt Nam phê duyệt theo Quyết định số 85/CP-QHQT ngày 21/1/2003 UBND tỉnh Lào Cai hợp tác với vùng Aquitaine – Cộng hòa Pháp lập quy hoạch tổng thể nhằm xây

44

dựng và thúc đẩy TT Sa Pa trở thành khu du lịch nổi tiếng với tiêu chuẩn quốc tế. Như vậy, với mục đích phát triển trên thực tế chức năng của đô thị Sa Pa là phát triển kinh tế lấy ngành dịch vụ du lịch làm trọng tâm.Do đó, khi nghiên cứu sự phát triển của đô thị Sa Pa không thể không phân tích vai trò và quá trình phát triển của ngành dịch vụ - du lịch [9].

Hiện nay, hệ thống điểm, tuyến du lịchtại Sapa đang được khai thác phục vụ du khách rất phong phú và đa dạng, bao gồm:

 Tuyến du lịch nội vùng chính tại Sa Pa: - Tuyến 1:Sapa – Tả Phìn – Sapa.

- Tuyến 2: Sapa – Cát Cát – Sín Chải – Sapa - Tuyến 3: Sapa – Lao Chải – Tả Van – Sapa

- Tuyến 4: Sa Pa - trạm Tôn – Đỉnh Phăng xi păng.

 Tuyến du lịch liên tỉnh

- Tuyến 1 : Lào Cai – Sa Pa – Bắc Hà - Tuyến 2 : Lào Cai – Sa Pa – Hà Khẩu

- Tuyến 3 : Lào Cai – Sa Pa – Mường Khương

Song song với việc hình thành các tuyến du lịch, loại hình du lịch phát triển tại Sa Pa cũng rất phong phú:

Du lịch nghỉ dưỡng: Được hình thành ngay từ thời kỳ đầu khi Pháp phát hiện ra tiềm năng du lịch của Sa Pa dựa vào đặc trưng khí hậu ôn hòa. Loại hình du lịch này thu hút phần lớn du khách, đặc biệt là khách nội địa. Thời điểm tập trung khách nghỉ dưỡng nhiều nhất là vào mùa hè (đối với khách nội địa) và mùa đông (đối với khách Âu, khách Trung Quốc). Cùng với Đà Lạt, Sa Pa trở thành điểm đến lý tưởng hấp dẫn du khách đến với loại hình du lịch này.

45

Du lịch văn hóa, cộng đồng: Được hình thành dựa trên nhu cầu của du khách muốn tìm hiểu về giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống tại Sa Pa. Đây là nét hấp dẫn du khách rất riêng của Sa Pa ngoài khí hậu. Hiện nay, tại Sa Pa có rất nhiều làng du lịch: Cát Cát, Lao Chải, Tả Van, Tả Phìn, Bản Hồ. Mỗi làng bản là nét văn hóa đặc trưng cho mỗi tộc người ở Sa Pa: Dao đỏ, H’Mông đen, Giáy.

Du lịch tham quan, nghiên cứu: Với lợi thế về địa hình, cảnh quan, sinh vật, động vật và dân cư cho phép Sa Pa là nơi phát triển loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu. Đặc sặc nhất là du lịch nghiên cứu văn hóa dân tộc thiểu số và tham quan, nghiên cứu hệ thống động – thực vật tại VQG Hoàng Liên. Trong quá trình phát triển đã thu hút nhiều nhà khoa học về dân tộc học, sinh học, địa lý, du lịch... đến nghiên cứu, khai thác, phát triển kinh tế.

Du lịch thể thao mạo hiểm: Địa hình cao, bị chia cắt và có độ dốc lớn là một lợi thế phát triển du lịch tại Sa Pa. Hiện nay, có nhiều chương trình du lịch mạo hiểm: chinh phục đỉnh Fansipan trong 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày đã được đầu tư khai thác thu hút rất nhiều đối tượng khách, đặc biệt là khách quốc tế.

Du lịch đi bộ (trekking tour): Đây là loại hình du lịch mới du nhập vào Việt Nam từ năm 2008 [34, 46]. Ở Sa Pa – Lào Cai, loại hình này gắn liền với việc tìm hiểu, khám phá cuộc sống của cư dân bản địa (đồng bào dân tộc người H’Mông, Dao, Giáy). Từ TT Sa Pa du khách men theo thung lũng Mường Hoa đi bộ xuống Lao Chải, Tả Van, Sín Chải, Tả Van, Bản Hồ. Hoặc ngược đường 34 xuống bản Tả Phìn của người Dao đỏ. Đối tượng khách chủ yếu là người nước ngoài.

Bên cạnh các loại hình du lịch kể trên tại Sa Pa còn phát triển loại hình du lịch hội nghị, hội thảo (MICE), du lịch vui chơi giải trí... nhưng nhìn chung chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có.

46

Nhu cầu sử dụng dịch vụ du lịch: Số lượng khách đến du lịch tại Sa Pa tăng nhanh qua các năm.Năm 2011, số ngày khách lưu trú bình quân: 1,7 ngày/khách (khách nội địa: 1,4 ngày/khách, khách quốc tế: 2,5 ngày/khách), cao hơn mức trung bình của tỉnh Lào Cai (1,5 ngày/khách). Trong đó, số ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế: 2,3 ngày/khách (của tỉnh:2,1 ngày/khách); khách nội địa:1,3 ngày/khách (của tỉnh:1,6 ngày/khách) [bảng 2.2].

Cơ sở lưu trú : Các thành phần kinh tế Nhà nước và tư nhân đều đầu tư, khai thác thị trường du lịch Sa Pa. Hệ thống công trình cơ sở phục vụ du lịch ngày càng mở rộng và phát triển. Tuy vậy việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất còn mang tính rời rạc, chất lượng vẫn còn thấp, qui mô kiểu dáng chưa hòa nhập với cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc truyền thống, chưa đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu của khách du lịch [34].

Theo điều tra phỏng vấn sâu hộ gia đình, năm 1996, toàn TT chỉ có 02 khách sạn của nhà nước: KS Hàm Rồng và Công Đoàn) và một số cơ sở kinh doanh ngủ đêm tự phát của một số hộ gia đình [tham khảo phục lục 3, phỏng vấn sâu hộ gia đình kinh doanh DV – DL]. Đến năm 2011, trên địa bàn huyện 150 tăng 5 cơ sở so với năm 2010,với tổng số 2.450 phòng, 4.800 giường. Trong đó có 31 khách sạn đạt từ 1- 4 sao; 01 khu nghỉ dưỡng (resort); ngoài ra ở các xã: Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, Thanh Phú, Tả Phìn, San Sả Hồ có 90 hộ kinh doanh nhà nghỉ tại gia (homestay). Chất lượng cơ sở vật chất phục vụ du lịch có sự chuyển biến rõ nét, nhiều cơ sở lưu trú kinh doanh dịch vụ du lịch có chất lượng cao [18].

 Khách sạn 4 sao : 01 cơ sở  Khu nghỉ resort : 02 điểm  Khách sạn 3 sao : 02 cơ sở

47  Khách sạn 2 sao : 18 cơ sở

 Khách sạn 1 sao : 10 cơ sở

 Khách sạn tiêu chuẩn : 126 cơ sở[bảng2 phục lục]

Cơ sở ăn uống: Năm 2011 có 84 nhà hàng và 01 khu ẩm thực, tăng 20 cơ sở sở với năm 2010. trong đó có 50 nhà hàng nằm trong các cơ sở lưu trú với khoảng 800 chỗ ngồi, và 34 nhà hàng độc lập với 1.120 ghế. Các nhà hàng chủ yếu chỉ phục vụ các món Âu, Á đáp ứng nhu cầu trung bình của khách lưu trú [18, 09]. Trong quá trình phát triển, cơ sở ăn uống phục vụ du lịch ở TT Sa Pa tăng rất nhanh. Theo điều tra phỏng vấn sâu hộ gia đình, năm 1991, toàn TT chỉ có 03 “quán” ăn nhỏ (01 cơ sở trong khách sạn Hoàng Liên cũ, 01 cơ sở gần chợ Sa Pa, 01 cơ sở bên cạnh nhà thờ) đến năm 2011 đã có 84 nhà hàng [tham khảo phục lục 3, phỏng vấn sâu hộ gia đình kinh doanh DV – DL]. Sự phát triển của cơ sở ăn uống góp phần đảm bảo phục vụ khách du lịch, đồng thời tăng nguồn doanh thu cho các hộ gia đình kinh doanh.

Ngoài ra còn có rất nhiều các quán ăn có qui mô từ 20 đến 40 ghế/quán, phục vụ các món ăn với giá cả phù hợp khả năng và nhu cầu đa dạng khách du lịch. Tại thời điểm hiện nay số lượng các nhà hàng ăn uống của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn huyên đảm bảo yêu cầu phục vụ khách du lịch.

Kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch: Năm 2011 trên địa bàn huyện có 23 công ty, chi nhánh kinh doanh lữ hành tăng 5 đơn vị so với năm 2010. Trong đó có 08 công ty lữ hành quốc tế; 15 công ty lữ hành nội địa với tổng số 293 hướng dẫn viên, với tổng số hướng dẫn viên 197 hướng dẫn viên. Trong đó có 96 hướng dẫn viên là người dân tộc thiểu số (chiếm 32%) [18].

Doanh thu từ du lịch: Doanh thu từ hoạt động du lịch được thể hiện ở giá trị đóng góp của ngành đối với tổng nguồn thu của tỉnh và % GDP của

48

ngành đối với các ngành kinh tế khác trong tỉnh. Đây là yếu tố đánh giá vai trò của ngành dịch vụ du lịch đối với nền kinh tế của đô thị Sa Pa.Doanh thu từ ngành dịch vụ - du lịch trong giai đoạn 2000 – 2011 liên tục tăng (từ 85 lên 400 tỷ đồng), tăng 470% [bảng 2.3]. Bảng 2.2: Tổng lƣợt khách đến Sa Pa từ năm 2000 – 2011 Đơn vị : Người Số khách du lịch Năm 2000 Năm 2005 Năm 2008 Năm 2010 Năm 2011 Tổng 49.322 201.972 282.761 450.258 520.808 Khách nội địa 30.779 152.458 182.950 319.655 369.206 Khách quốc tế 18.543 49.514 99811 130.603 151.602 Nguồn : Phòng VH - TT huyện Sa Pa

Bảng 2.3: Doanh thu từ ngành dịch vụ - du lịchgiai đoạn 2000 – 2011

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2000 2005 2007 2008 2009 2010 2011

Doanh thu 85 100 150 172 245 325 400

Nguồn : Phòng VH - TT huyện Sa Pa

Như vậy, dịch vụ - du lịch là ngành kinh tế đã đem lại sự phát triển vượt bậc cho đô thị Sa Pa. Việc phát triển nền kinh tế đi đúng hướng đã thúc đẩy tốc độ kinh tế tăng nhanh và cũng là điều kiện nâng mức tổng thu ngân sách của huyện. Năm 2011, tổng thu ngân sách của huyện là 55,62 tỷ đồng (theo tiêu chuẩn của đô thị loại V phải đạt >10 tỷ đồng). Đánh giá đạt 2/2 điểm [tham khảo phục lục 2].

Doanh thu của ngành DV – DL cũng được thể hiện rõ trong quá trình điều tra các hộ dân cư ở TT. Trong giai đoạn đầu từ năm 1991 – 1995, thu

49

nhập bình quân của ngành NN là 29,6 triệu/hộ/năm (chiếm 72,4%); ngành DV – DL chỉ có 7,4 triệu/hộ/năm (chiếm 17,9%).Đến giai đoạn 2000 - 2005, ngành DV – DL đã bắt đầu khẳng định được vị trí của mình, thu nhập tăng nhanh đạt 61,8 triệu/hộ/năm (chiếm 49,1%), ngành NNlà 34,8 triệu/hộ/năm (chiếm 27,6%), còn lại là các ngành khác. Sang đến giai đoạn 2006 – 2011, ngành DV – DL chiếm ưu thế tuyệt đối đạt 99,33 triệu/hộ/năm (chiếm 61,7%), ngành NN chỉ còn 31,6 triệu/hộ/năm (chiếm 19,6%) [tham khảo phục lục 1, bảng 6]. Sự chiếm lĩnh về thu nhập bình quân của ngành DV – DL so với các ngành kinh tế ở các hộ điều tra cho thấy vai trò của ngành đối với sự phát triển kinh tế các hộ gia đình nói riêng và nền kinh tế đô thị Sa Pa nói chung. Điều này cũng khẳng định, doanh thu của ngành DV- DL đóng góp phần lớn tỷ trọng cũng như giá trị kinh tế của đô thị.

Biểu đồ 2.3:Thu nhập bình quân theo ngành của các hộ điều tra giai đoạn 1991 - 2011

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp phiếu điều tra hộ gia đình năm 2011

Giai đoạn 1991-1995 Giai đoạn 2000-2005 Giai đoạn 2006-2011

29.6 34.8 31.6 7.4 61.8 99.33 3.96 29.3 30.17 Đơn vị: triệu đồng NN DV - DL Ngành khác

50

Một phần của tài liệu Phát triền kinh tế xã hội thị trấn sa pa (Trang 48)