Một số đề xuất về đô thị hóa ở SaPa

Một phần của tài liệu Phát triền kinh tế xã hội thị trấn sa pa (Trang 96)

6. Bố cục luận văn

3.2.2. Một số đề xuất về đô thị hóa ở SaPa

3.2.2.1. Thực hiện mô hình phát triển Thị trấn Sa Pa theo hướng đô thị đa chức năng, chủ yếu là đô thị du lịch miền núi.

Sa Pa là là vùng đất tuy có địa hình phức tạp nhưng lại là nơi hội tụ nhiều nhóm nhân tố: vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, lịch sử phát triển đô thị và nhiều điều kiện KT – XH để trở thành động lực phát triển đô thị du lịch mà không phải đô thị nào ở nước ta cũng có được.

- Hướng phát triển đô thị du lịch: Đô thị du lịch là đô thị là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò quan trọng trong hoạt động của đô thị, đồng thời du lịch với tư cách là động lực phát triển, quyết định tính chất và hình thái đô thị. Tính đến năm 2011, cả nước ta có 755 đô thị (10 đô thị loại I, 12 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 50 đô thị loại IV, còn loại 634 đô thị loại V), trong đó có 10 đô thị du lịch mang tầm quốc gia và Sa Pa là 1 trong 10 đô thị du lịch đó [37].

92

Ngay từ thời Pháp thuộc, TT Sa Pa đã là một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng lớn của Việt Nam được Pháp quy hoạch, đầu tư xây dựng. Cùng với quá trình lịch sử lâu dài với nhiều thăng trầm, đến nay ngành du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và cũng là nguồn lực phát triển xã hội.

Hiện nay, thị trấn Sa Pa có 23 tổ dân phố, có tới 18 tổ dân phố nguồn thu nhập chính từ hoạt động kinh doanh dịch – du lịch, các tổ dân phố: 1, 2, 6, 8, 14 vừa tham gia sản xuất nông nghiệp nhưng cũng sản phẩm của nông nghiệp cũng là yếu tố thu hút khách đến tham quan, mua sản phẩm (vườn lê, đào, hoa, cây dược liệu).

Từ năm 2004, Sa Pa phối hợp với vùng Aquitaine của Pháp ban hành bộ 4 quyển “Quy chế xây dựng đô thị du lịch Sa Pa”, tạo ra một xu hướng phát triển nhiều, với nhiều dự án phát triển các loại hình du lịch có liên quan đến Sa Pa. Hiện tại, UBND huyện Sa Pa đã xây dựng đề án “Phát triển dịch vụ - du lịch đến năm 2020”, xây dựng TT Sa Pa mở rộng lấy du lịch làm ngành kinh tế trọng tâm [9] [37].

Cùng với việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động du lịch, TT Sa Pa còn tận dụng lợi thế tài nguyên du lịch về dân cư để quy hoạch phát triển những vùng đặc biệt khó khăn. Dựa vào yếu tố con người: nét đặc sắc về văn hóa của các dân tộc sống tại Sa Pa đã khai thác thành một tài nguyên phát triển kinh tế. Hiện nay hình thức homestay đã được đầu tư phát triển và đưa vào khai thác phát triển du lịch.

- Mô hình đô thị sinh thái: Mô hình này được tổ chức ở những nơi có cảnh quan thiên nhiên độc đáo, khu vực từ tổ dân cư số 8 men theo đường Cầu Mây xuống Cát Cát, hoặc tổ dân cư 14 đường đi lên Thác Bạc hoặc khu tổ dân cư số 1, 2 – cổng vào của TT Sa Pa. Khu vực này có cảnh quan vừa có suối, vừa có núi đồi nối tiếp nhau. Những giá trị cảnh quan độc đáo tạo thị nên yếu tố riêng biệt, hài hòa. Đồng thời, những vị trí này tiếp giáp với sát

93

đường giao thông nên có thể quy hoạch tổng thể dài hài. Vùng lõi (trung tâm đô thị) phát triển du lịch, vùng đệm ngoài xây dựng mô hình đô thị sinh thái.

3.2.2.2. Quy hoạch ĐTH nông thôn theo hướng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

- Tại những vùng nông thôn sẽ được quy hoạch thành đô thị: Theo dự án mở rộng đô thị Sa Pa vùng nông thôn chiến 50% diện tích đất tự nhiên của toàn thị trấn. Đến năm 2020, diện tích đất này sẽ daanc huyển đổi từ đất nông thôn sang thành thị. Để hạn chế tình trạng ĐTH thiếu bền vững ở khu đô thị mới, TT Sa Pa nên có điều tra cơ bản đánh giá mức độ ĐTH hiện tại của từng khu vực và có giải pháp cụ thể đối với từng vùng.

- Tại những vùng nông thôn chưa có quy hoạch: huyện Sa Pa cần có quy hoạch ngay từ bây giờ để phát triển bền vững, lấy hệ thống thị tứ làm cơ sở ban đầu. Các tiêu chí, tiêu chuẩn của ĐTH nên lấy tiêu chuẩn quốc tế, tránh lỗi thời.

94

Tiểu kết chương

Nội dung của chương 3 trình bày những căn cứ để đưa ra những định hướng phát triển KT – XH của đô thị Sa Pa đến năm 2020. Những căn cứ này bao gồm: những nhận định chung về thực trạng, mặt tích cực và hạn chế của quá trình ĐTH ở Sa Pa được rút ra từ kết quả nghiên cứu chương 2; những định hướng phát triển KT – XH, cơ sở vật chất, kỹ thuật của TT Sa Pa đến năm 2020.

Định hướng đến năm 2020, Sa Pa trở thành đô thị loại IV – thị xã du lịch cấp quốc gia, vai trò và chức năng đô thi được mở rộng, các chỉ tiêu đều tăng theo hướng tích cực. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động, kinh tế theo hướng phát triển của CNH và HĐH.

Chương này còn đưa ra giải pháp mang tính tích cực mà TT Sa Pa cũng như các địa phương đang thực hiện nhằm giúp cho quá trình ĐTH phát triển theo hướng bền vững. Đồng thời đưa ra đề xuất với huyện Sa Pa về phát triển đô thị như: Ngoài hướng phát triển chủ yếu là đô thị du lịch miền núi, còn tiến tới phát triển theo mô hình sinh thái; quy hoạch phát triển đô thị nông thôn để tạo nên sắc thái riêng của đô thị Sa Pa trong hệ thống đô thị Việt Nam.

95

KẾT LUẬN

Đô thị hóa là một quá trình chuyển hóa, vận động phực tạp có quy luật, về nhiều mặt KT – XH, văn hóa, không gian diễn ra quá trình phát triển quy mô đô thị, thay đổi phân bố dân cư và cơ cấu nghề nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sử dụng đất, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị và mở rộng không gian lãnh thổ hệ thống đô thị, song song với việc tổ chức và quản lý đô thị.

Sa Pa nằm ở miền núi phía Tây Bắc của nước ta, có nhiều lợi thế để phát triển thành một đô thị du lịch. Quá trình ĐTH của Sa Pa gắn liền với sự khai phá và quy hoạch ban đầu của thực dân Pháp. Tác động của thời kỳ Đổi mới đã giúp cho quá trình ĐTH ở Sa Pa bước sang một giai đoạn phát triển mới. Nhất là từ năm 2004, khi Sa Pa phối hợp với vùng Aquitaine của Pháp ban hành bộ 4 Quy chế xây dựng đô thị Sa Pa, kể từ đó, thị trấn được xây dựng có quy hoạch, các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng đều phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ - du lịch. Đến năm 2011, Sa Pa được công nhận là đô thị loại V – trung tâm du lịch của tỉnh Lào Cai. Dự kiến đến năm 2013, Sa Pa trình chính phủ Đề án công nhận là đô thị loại IV – thị xã du lịch cấp quốc gia.

Nhận định về sự phát triển KT – XH gắn liền với quá trình ĐTH của Sa Pa giai đoạn 1991 – 2011 như sau:

- Trong 20 năm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Sa Pa diễn ra nhanh chóng, trong giai đoạn đầu (từ năm 1991 – 2006) GDP có xu hướng tăng thấp hơn so với tỉnh Lào Cai, nhưng ở giai đoạn sau (2007-2011) tốc độ tăng trưởng luôn cao so với trung bình của tỉnh. Ngành dịch vụ - du lịch, luôn chiếm hơn phân nửa so với tổng GDP của Sa Pa.Sự tăng nhanh về kinh tế làm cho tốc độ là nhân tô thúc đẩy nhanh quá trình ĐTH.

96

- Quá trình ĐTH ở Sa Pa có sự phân theo lãnh thổ. Dựa vào kết quả điều tra hộ gia đình và tỷ lệ tăng kinh tế có thể chia lãnh thổ đô thị Sa Pa thành ba khu vực: khu vực có mức độ ĐTH cao, khu vực có mức độ ĐTH trung bình và khu vực có mức độ ĐTH thấp.

- Cấu trúc và tổ chức không gian đô thị có nhiều thay đổi. Từ năm 1991 đến năm 1994, hệ thống đô thị chỉ thuộc đường Hàm Rồng kéo dài xuống vùng chợ (5 khu). Đến năm 1995, chia thành 14 tổ. Đến năm 2011, chia thành 23 tổ dân phố do sức ép về gia tăng dân số, gây khó khăn cho công tác quản lý.

- Kinh tế tăng nhanh là tiền đề nâng cao chất lượng cuộc sống (thu nhập, văn hóa, giáo dục, y tế)

Định hướng đến năm 2020, quy mô đô thị Sa Pa mở rộng tăng 1,9 lần, dân số tăng 2,56 lần so với năm 2011. Sa Pa được công nhận là đô thị loại IV – thị xã du lịch cấp quốc gia, các chỉ số về đô thị tiếp tục tăng theo hướng tích cực ngày càng gần với tiêu chuẩn của đô thị du lịch loại III. Đô thị tiếp tục được mở rộng xuống thung lũng Mường Hoa, khu cảnh quan lên Thác Bạc, phù hợp với quy hoạch phát triển của hệ thống đô thị của nước ta trong tương lai.

Bên cạnh việc thực hiện các giải pháp tích cực để thực hiện các định hướng ĐTH trong tương lai, Sa Pa nên hướng tới mô hình phát triển đa chức năng, đặc biệt là hướng phát triển đô thị du lịch, quy hoạch khai thác triệt để yếu tố cảnh quan, dân cư để tạo nên sắc thái riêng biệt của đô thị Sa Pa.

Để có bức tranh đầy đủ hơn về quá trình ĐTH ở TT Sa Pa, một số lĩnh vực cần được nghiên cứu sâu hơn như: những chuyển biến về đời sống xã hội, lối sống đô thị, cảnh quan đô thị và môi trường đô thị trong quá trình ĐTH và quá trình ĐTH nông thôn thời kỳ đầu đổi mới.

97

TÀI LIỆU THAM KHẢO SÁCH, TẠP CHÍ

[1]. Nguyễn Thế Bá (1999), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội

[2]. Nguyễn Thế Bá (1996), Lí thuyết đô thị và vấn đề quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội

[3].Nguyễn Văn Bình (2007), Đời sống các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.

[4]. Vũ Thị Chuyên (2010), Phân tích quá trình đô thị hóa ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 1985-2007, Luận án tiến sĩ địa lý, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

[5].Đặng Đình Chấn, Trần Miêu, Trần Anh Tuấn (2008), Có một Sa Pa ở Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội

[6].Bộ Xây dựng (1997), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội

[7].Bộ Xây dựng (1998), Định hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm 2020, NXB Xây dựng, Hà Nội

[8]. Nguyễn Hữu Đoàn (2008), Vận dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí đánh giá mức độ đô thị hóa nhằm góp phần xây dựng các quan điểm phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, lấy Hà Nội làm ví dụ, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[9]. Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh (2000),Giáo trình Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội

[10]. Đỗ Thị Minh Đức (1992), Phân tích dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội sự chuyển hóa nông thông thành đô thị ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa, Luận án phó tiến sĩ khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

98

[11]. Đỗ Thị Minh Đức (2005), Phân tích mạng lưới đô thị Việt Nam và vấn đề phát triển vùng, Tạp chí khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội (số 2), tr 3-5.

[12].Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sa Pa (1995), Lịch sử Đảng bộ huyện Sa Pa – Tập 1, Nxb Xây dựng, Hà Nội

[13].Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sa Pa (1995), Lịch sử Đảng bộ huyện Sa Pa – Tập 2, Nxb Xây dựng, Hà Nội

[14].Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sa Pa (2010), Lịch sử Đảng bộ huyện Sa Pa – Tập 3, Nxb Xây dựng, Hà Nội

[15].Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sa Pa (2010), Đảng bộ huyện Sa Pa 60 năm xây dựng và trưởng thành, Lào Cai

[16].Ban chấp hành Đảng bộ thị trấn Sa Pa (1995) (2000) (2005) (2010), Lịch sử Đảng bộ thị trấn Sa Pa – Tập 1, 2, 3, 4, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

[17].Nguyễn Trường Giang (2000), Môi trường và Luật Quốc tế về môi trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

[18].Phạm Hoàng Hải (2001), Du lịch Sa Pa, Trung tâm thông tin và dịch vụ du lịch Sa Pa

[19].Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chử (đồng chủ biên) (1998), Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

[20].Trần Hùng (2001), Dân số học đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội [21].Đặng Thái Hoàng (2000), Lịch sử đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội [22]. Nguyễn Trọng Khang chủ biên (1994), Sa Pa, Nxb Văn hóa dân tộc [23]. Đàm Trung Phường (2005), Đô thị Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội

[24]. Ủy ban nhân dân huyện Sa Pa (2011), Đề án phân loại đô thị công nhận thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa đạt chuẩn đô thị loại V, Sa Pa.

99

[25].Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai (2012), Đề án đề nghị công nhận thị trấn Sa Pa mở rộng huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV,

Lào Cai.

[26].Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai (2004), Quy chế đô thị Sa Pa 2004 – Tập 1, Nxb Lao động, Hà Nội

[27].Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai (2004), Quy chế đô thị Sa Pa 2004 – Tập2, Nxb Lao động, Hà Nội

[28].Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai (2004), Quy chế đô thị Sa Pa 2004 – Tập3, Nxb Lao động, Hà Nội

[29].Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai (2004), Quy chế đô thị Sa Pa 2004 – Tập4, Nxb Lao động, Hà Nội

[30].Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai (2012), Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2011, Nxb Thống kê, Hà Nội

[31].Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai (2001), Lào Cai 10 năm đổi mới và phát triển.

[32].Ủy ban nhân dân huyện Sa Pa (2004), Chương trình phát triển đô thị Sa Pa thị trấn Sa Pa giai đoạn 2012 - 2020, Sa Pa.

[33].Nguyễn Đăng Sơn (2011), Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch và quản lý đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội

[34].Trần Hữu Sơn (1999), Lễ hội cổ truyền Lào Cai, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội

[35].Trần Hữu Sơn, Đỗ Viết Lợi, Sần Cháng (2001), Địa chí tỉnh Lào Cai, Nxb Lào Cai, Lào Cai

[36].Nguyễn Văn Vãn chủ biên (2005), Một số vấn đề về lịch sử văn hóa Lào Cai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

100

[37].Ban tuyên giáo tỉnh Lào Cai (2001), Lào Cai tiềm năng và triển vọng đầu tư, Nxb Lào Cai, Lào Cao

INTERNET

[38]. Bộ Xây dựng Việt Nam, Cổng thông tin điện tử, Hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ đo thị hóa, Nghị định liên quan đến mức độ đô thị, hệ thống đô thị ở Việt Nam, http://www.xaydung.gov.vn/cập nhật ngày 11/11/2011.

[39]. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, Cổng thông tin điện tử, Lịch sử hình thành huyện, dân số, tài nguyên du lịch, http://laocai.gov.vn/, cập nhật ngày 15/12/2011.

[40]. Bộ thể thao văn hóa và du lịch Việt Nam, Cổng thông tin điện tử,

Thống kê hệ thống nhà hàng, khách sạn; luật du lịch, chiến lược phát triển du lịch, http://www.vietnamtourism.gov.vn/, cập nhật ngày 26/1/2012.

101

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: CÁC BẢNG THỐNG KÊ

Bảng 1: Kết quả hoạt động du lịch huyện Sa Pa giai đoạn 2005 - 2011

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. Doanh thu từ du lịch dịch vụ Tỷ đồng 85 100 150 172 245 325 400 2. GDP % 50 52 53 54 55 56 3. Doanh thu phí du lịch Tr. đồng 1.087 1.715 1.960,5 1.972 2.720 7.000 4. Tổng lượt khách Lượt 200.024 259.079 305.907 282.716 405.000 450.268 520.818 - Nội địa Nt 136.700 193.724 206.868 182.000 295.000 319.665 370.008 - Quốc tế Nt 63.324 65.355 99.039 100.716 110.000 130.603 150.810

5. Số ngày lưu trú bình quân Ngày 1.6 1,8 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4

6. Mức chi tiêu của khách 1,000đ 250 300 350 400 450 500 600

7. Tổ số cơ sở kinh doanh lưu

trú Cơ sở 117 127 130 136 144 145 148

102

- Cơ sở xếp sao: 1-5 sao Cơ sở 7 7 8 8 22 31 32

- Cơ sở đạt tiêu chuẩn tối thiểu Cơ sở 117 119 121 127 141 112 119

8. Số phòng Phòng 1.934 1.957 2.012 2.065 2.128 2.3 2.415

9. Số giường Giường 3.580 3.691 3.777 3.87 3.988 4.6 4.830

10. Số cơ sở lưu trú tại gia Cơ sở 62 67 71 76 83 90 99

11. Tổng số lao động trực tiếp Người 1.120 1.200 1.500 1.600 1.700 1.85 2.128

103

Bảng 2: Danh sách cơ sở kinh doanh lƣu trú tại các hộ dân cƣ trên địa bàn điều tra năm 2011

Stt Tên khách sạn Địa chỉ

Chủ cơ sở

Số phòng

Số

giƣờng Số NV Số ĐT Email Website

1 KS Bảo Ngọc 196 Thạch

Sơn Đinh Thị Hương 12 24 4 9.88E+08

Baongocsapahotel. com 2 Biệt Thự SaMu Tổ 7c

TT.SaPa Phạm Tiến Thành 4 7 2 9.14E+08 3 NN Cảnh Cương 020 Thạch

Sơn Nguyễn Duy Cương 10 20 2.06E+08

Một phần của tài liệu Phát triền kinh tế xã hội thị trấn sa pa (Trang 96)