6. Bố cục luận văn
2.2.5. Hệ thống giáo dục
Trong quá trình ĐTH, đánh giá sự phát triển của một đô thị ngoài yếu tố tăng trưởng kinh tế, giáo dục cũng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ phát triển của đời sống xã hội của người dân đô thị.
Từ năm 1991 – 2011, giáo dục – đào tạo ở Sa Pa không ngừng được đầu tư phát triển sâu và rộng phân bố đều trên địa bàn. Tính đến năm 2011, 100% số thôn, bản đều có trường, lớp đáp ứng nhu cầu học tập, công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt chuẩn 100%; Chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học – chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đang được nâng lên; Số trường đạt chuẩn Quốc gia là 9 [8] [biểu đồ 2.9]. Trung tâm thị trấn có một trung tâm dạy nghề, liên kết đào tạo với các trường trong tỉnh và trong khu vực để đào tạo nguồn lao động chính chưa qua trường lớp (đặc biệt là các nghề liên quan đến ngành dịch vụ - du lịch). Theo yêu cầu của đô thị loại V, tối thiểu có 1 dự án, đánh giá: đạt 1/1 điểm.
Bên cạnh cơ sở vật chất, số trẻ em đến trường cũng không ngừng tăng qua các năm. Đối với hệ mẫu giáo năm 2000 là 2468 (trẻ em) đến năm 2011 tăng lên 3438 (trẻ em), tăng 8,6%; số trẻ em của hệ tiểu học từ năm 2000 đến năm 2011 tăng 90 (trẻ em); riêng hệ THCS có xu hướng giảm mạnh, năm 2000 là 4423 (trẻ em) đến năm 2011 giảm xuống 4088 (trẻ em), giảm 335 (trẻ
66
em). Lý giải cho xu hướng này phần lớn là do hoạt động du lịch. Hiện nay đối với một số xã xây dựng mô hình du lịch homestay, tỉ lệ trẻ em bỏ học giữa chừng để bán hàng tăng rất nhanh. Do nguồn thu từ hoạt động này lớn, hơn nữa khách du lịch đặc biệt thích mua hàng của trẻ em và phụ nữ, vì vậy nên mặc dù các cấp chính quyền đã có nhiều chính sách hỗ trợ, vận động nhưng tình trạng này vẫn còn đang diễn ra rất phức tạp [9] [tham khảo bảng 10 phục lục].
Ở hệ PTTH, tỉ lệ học sinh đến trường có chiều hướng tăng, năm 2000 đạt 404 (học sinh) đến năm 2011 tăng lên 605 (học sinh). Thực tế, số học sinh này chủ yếu tập trung ở TT Sa Pa, các xã thuộc huyện, tỉ lệ trẻ em đi học hệ PTTH còn rất thấp, hình thức đào tạo chủ yếu là từ lớp 9, các em học thẳng lên hệ THCN (học thêm hệ văn hóa bổ túc). Đây cũng là hình thức đào tạo phổ biến đối với các trường THCN ở Lào Cai [9] [tham khảo bảng 10 phục lục].
Tuy nhiên, riêng đối với đô thị Sa Pa tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 100%. Có 80% (169/210) hộ gia đình đang sống tại TT có con học tiếp lên Trung Cấp, Cao đẳng, Đại học. Tỷ lệ này cao hơn mức chung của các đô thị khác trong địa bàn tỉnh Lào Cai (Bắc Hà: 75%; Si Ma Cai: 57%; Mường Khương: 67%; Khánh Yên: 73%)[38].
Cơ sở vật chất và trang thiết bị:Trong giai đoạn 1991 – 2011 tỷ lệ trường, lớp kiên cố hóa ngày càng tăng. 100% các trường đều có phòng thí nghiệm, các trường trung học cơ sở và các trường đạt chuẩn Quốc gia đều có phòng học bộ môn. Tuy nhiên số phòng học tạm còn tồn tại khá lớn tại các thôn bản vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là các lớp học mầm non.
67
Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ kiên cố hóa phòng học huyện Sa Pa năm 2011
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sa Pa năm 2011 Chất lượng giáo dục: chưa đáp ứng đủ nhu cầu, đặc biệt là số lớp học, số giáo viên tại các bản vùng cao.Khả năng tiếp cận trường học còn khó khăn, do điều kiện đường xá, thời tiết. Khu vực ở tạm trú của học sinh còn tạm bợ thiếu thốn cơ sở vật chất, chưa thực sự đảm bảo việc học hành của học sinh.Một bộ phận người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục đào tạo đã dẫn tới hiện tượng học sinh bỏ học diễn ra ở các cấp học.