Một số giải pháp thực hiện định hướng phát triển đô thị SaPa

Một phần của tài liệu Phát triền kinh tế xã hội thị trấn sa pa (Trang 91)

6. Bố cục luận văn

3.2.1. Một số giải pháp thực hiện định hướng phát triển đô thị SaPa

3.2.1.1. Nâng cao hiệu quả quy hoạch và quản lý đô thị

- Quy hoạch đô thị:Công tác quy hoạch đô thị được coi là nhiệm vụ trung tâm, hàng đầu của phát triển đô thị và ĐTH. Đây là giải pháp nhằm thực hiện “điều khiển” quá trình ĐTH theo hướng tích cực, tăng cường tính chủ động trong việc thực hiện định hướng ĐTH trong tương lai, cụ thể là:

+ Mở rộng phạm vi quy hoạch, các lĩnh vực quy hoạch. Phạm vi quy hoạch không chỉ được thực hiện ở những khu vực diện tích đất đô thị mà còn cần phải đặt trong mối quan hệ chung với vùng nông thôn. Bên cạnh các quy

87

hoạch chung xây dựng Thị trấn, cần phải có quy hoạch chi tiết mang tính chuyên ngành thuộc các lĩnh vực khác nhau của quá trình ĐTH.

+ Bên cạnh những quy hoạch có tính ngắn hạn thực hiện các mục tiêu trước mắt đến năm 2015 và 2020, Thị trấn đã có những quy hoạch dài hơi mang chiến lược lâu dài đến năm 2025, 2030 nhằm tránh sự chồng chéo và rút ngắn quá trình ĐTH.

+ Khắc phục những hạn chế của các quy hoạch trước đây và tận dụng các nhân tố phát triển mới, TT Sa Pa đã tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH cũng như các quy hoạch phát triển đô thị của Tỉnh và của Chính phủ như: Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH thị trấn Sa Pa đến năm 2020; quy hoạch xây dựng tỉnh Lào Cai đến năm 2030.

- Quản lý đô thị:Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia phát triển cho thấy một trong những nhân tố thành công của quá trình ĐTH phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý đô thị. Thị trấn đã xác định đây là nhiệm vụ của nhiều cấp ngành và mọi người dân, cụ thể như sau:

+ Tiến hành phân quyền quản lý đô thị, phân định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ, nội dung, quy trình của công tác quản lý đô thị của các cấp chính quyền từ huyện đến thị trấn, tổ dân phố cùng bộ máy chuyên môn, tránh chồng chéo trong quản lý đô thị [5] [22].

+ Kiện toàn hệ thống tổ chức thanh tra đô thị. Kiểm tra, đôn đốc, giám sát và xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm.

+ Nâng cao vai trò của giáo dục, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục tạo nên ý thức xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Sa Pa cần mở nhiều lớp tập huấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức

88

thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các phương tiện thông tin, nhất là đối với bà con một số xã thuộc vùng đặc biệt.

+ Phát triển khoa học công nghệ, tăng cường ứng dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại vào quản lý đô thị như: hệ thống quản lý nhân khẩu, hệ thống thông tin địa lý trong việc quản lý và kiểm soát tài nguyên môi trường. Hiện nay, Thị trấn Sa Pa đang phấn đấu chuyển dần từ quản lý đô thị trực tiếp qua con người sang quản lý gián tiếp thông qua phương tiện kỹ thuật [25].

3.2.1.2. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn

- Để hoàn thành được các định hướng phát triển cần phải huy động vốn một cách tích cực, tập trung vào các nguồn vốn sau:

+ Vốn đầu tư từ bên ngoài (gồm vốn nước ngoài, vốn của các ngành trung ương và vốn của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn ): 40,0%.

+ Vốn ngân sách Nhà nước (gồm vốn Trung ương, vốn của tỉnh và vốn huy động của thị xã ): 20,0%.

+ Vốn vay tín dụng: 10,0%.

+ Vốn đầu tư của các thành phần kinh tế và của dân: 30,0%.

Bên cạnh đó, Thị trấn cần tranh thủ mọi sự hỗ trợ của tỉnh, Trung ương và các nguồn vốn hỗ trợ khác để đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư các cơ sở sản xuất công nghiệp. Kêu gọi vốn ODA vào đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị, đào tạo nhân lực, phát triển khoa học và chuyển giao công nghệ, phát triển giáo dục, y tế cải thiện đời sống nhân dân. Tranh thủ nguồn vốn từ các ngành như: Điện lực, Bưu chính Viễn thông, Giao thông vận tải và các doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn để đầu tư mới và nâng cấp các cơ sở sản xuất [37].

- Cân đối vốn phát triển đô thị một cách hợp lý giữa các lĩnh vực phát triển và giữa khu vực nội thành và ngoại thành.

89

3.2.1.3. Cơ chế chính sách

- Soạn thảo các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư phát triển dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng, khu vui chơi giải trí, khu du lịch, khu văn hoá trình Chủ tịch UBND huyện và UBND Tỉnh phê duyệt để có căn cứ kêu gọi và xúc tiến đầu tư.

- Mọi tổ chức cá nhân đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn thị trấn Sa Pa mở rộng đều được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ bình đẳng như nhau.

- Được hưởng các chính sách hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân đối với các dự án đầu tư có quy mô lớn có tác động lớn đến nền kinh tế của tỉnh theo luật khuyến khích đầu tư trong nước.

- Tạo mọi điều kiện nhanh nhất, thuận tiện nhất trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư trong việc giải quyết thủ tục hồ sơ dự án, cấp đất.

3.2.1.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Xây dựng cơ chế và chính sách thu hút lực lượng lao động có tay nghề cao, có chuyên môn kỹ thuật giỏi về phục vụ cho phát triển du lịch và sản xuất nông nghiệp sinh thái. Tăng cường năng lực quản lý, chỉ đạo sản xuất, phát triển kinh doanh.

- Bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học, quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế gắn với kế hoạch đào tạo bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp.

- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

90

- Đẩy nhanh hơn nữa việc tiếp thu các tiến bộ khoa kỹ thuật để ứng dụng các tiến bộ về công nghệ mới. Khuyến khích và có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho việc đổi mới công nghệ, nhất là các công nghệ sinh học phục vụ trực tiếp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

- Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ tin học và mạng Internet vào chỉ đạo điều hành quản lý phát triển du lịch, dịch vụ và hạ tầng đô thị

- Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp theo hướng tự động hoá và công nghệ xử lý bảo vệ môi trường bền vững.

- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ( ISO ) nhằm tăng khả năng canh tranh của các sản phẩm, chiếm lĩnh thị phần trong nước và khu vực nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp nông thôn

3.2.1.6. Liên kết các đô thị trong tỉnh, vùng và chủ động hội nhập quốc tế

Đây là giải pháp nhằm tận dụng cơ hội phát triển đô thị từ các yếu tố bên ngoài và giúp cho quá trình ĐTH luôn tiếp cận được với các quy chuẩn hiện đạo và tiên tiến trong tỉnh, trong vùng, trong khu vực và trên thế giới.

- Cùng với đô thị trong tỉnh Lào Cai xây dựng các tuyến du lịch nội tỉnh, cùng với Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội xây dựng các tuyến liên tỉnh. Sa Pa phấn đấu trở thành trung tâm tâm du lịch có vai trò quan trọng đối với vùng núi Tây Bắc.

- Cùng với Lào Cai, Sa Pa phát triển ngành kinh tế dịch vụ - du lịch trên cơ sở khai thác hiệu quả tuyến đường Xuyên Á và quốc lộ 4D.

91

- Mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế với nước bạn Trung Quốc thông qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai, các mối quan hệ hợp tác với các nước truyền thống Pháp, Nhật Bản nhằm vốn đầu tư đẩy nhanh tốc độ ĐTH.

3.2.1.7. Giải pháp gắn với quá trình ĐTH nông thôn

- Cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn theo hướng hiện đại hóa (chương trình nông thôn mới), nâng cấp các tuyến đường liên xã, liên thôn, chỉnh trang, nâng cấp hệ thống chợ, hệ thống nước và đẩy mạnh kinh tế tư nhân.

- Xây dựng và đẩy mạnh mô hình các làng du lịch nhằm thu hút vốn đầu tư, hình thành và phát triển các yếu tố tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, điển hình: làng du lịch Cát Cát, Tả Van, Tả Phìn

Một phần của tài liệu Phát triền kinh tế xã hội thị trấn sa pa (Trang 91)