6. Bố cục luận văn
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đô thị SaPa
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là động lực chung cho sự phát triển kinh tế đô thị, đánh dấu sự phát triển của nền kinh tế từ kinh tế nông nghiệp chuyển dần sang kinh tế công nghiệp – dịch vụ, phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế hiện đại. Từ đó dần làm thay đổi chức năng đô thị.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH và xu thế chung của thế giới là tăng tỷ trọng nhóm ngành CN – XD và dịch vụ, giảm tỷ trọng nhóm ngành nông, lâm, thủy sản.
Trong giai đoạn từ năm 1995 – 2011, cơ cấu kinh tế Sa Pa có sự chuyển dịch mạnh thể hiện bằng việc giảm sâu tỷ trọng nông, lâm, thủy sản (-45,4%) và tăng tỷ trọng CN - XD (+7,66%), ngành dịch vụ có xu hướng tăng nhanh nhất (+37,74%). Đây là xu thế chuyển dịch phù hợp với chức năng phát triển của đô thị Sa Pa. Vì trong giai đoạn đầu mặc dù lấy du lịch làm định hướng phát triển nhưng Sa Pa lại chưa có quy hoạch cụ thể để phát triển đô thị du lịch, do đó ngành nông nghiệp vẫn chiếm chủ đạo. Bắt đầu từ những năm 2000, Sa Pa ban hành quy chế xây dựng đô thị, bắt đầu từ đây ngành du lịch trở thành ngành phát triển then chốt. Tỷ trọng của ngành CN – XD tăng cũng là dấu hiệu nền kinh tế Sa Pa đang có bước chuyển mình phù hợp [bảng 2.1].
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn được thể hiện rất rõ ở cơ cấu thu nhập bình quân của các hộ điều tra từ năm 1991 – 2011. Từ năm 1991 – 2000, trung bình thu nhập từ NN là 33 triệu/hộ/năm (chiếm 56,3%), ngành DV – DL là 18,18 triệu/hộ/năm (chiếm 30,1%), còn lại là các thu nhập từ ngành khác. Đến giai đoạn từ năm 2001 – 2011, đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ, giảm thu nhập từ ngành nông nghiệp, tăng thu nhập bình quân từ ngành DV – DL. Thu nhập trung bình ngành DV – DL là 84,55 triệu/hộ/năm (chiếm 58,8%), ngành NN là 33,21 triệu/hộ/năm (chiếm 23,14%), các ngành khác là 25,74 triệu/hộ/năm (chiếm 18,6%) [tham khảo bảng 6, phục lục 1]. Sự chuyển dịch
43
cơ cấu thu nhập bình quân ở các hộ điều tra là hoàn toàn phù hợp với xu thế chuyển dịch chung của nền kinh tế huyện. Trong đó, vai trò của ngành DV – DL được khẳng định trong định hướng phát triển kinh tế chung của tỉnh Lào Cai.
Phân theo lãnh thổ, cơ cấu kinh tế của Sa Pa có sự chuyển dịch giảm sự chênh lệch giữa các vùng. Giai đoạn đầu (1991 – 2000), nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên vùng nông thôn có chiếm ưu thế. Trong giai đoạn sau (2001 - 2011) khi ngành dịch vụ phát triển đã mở rộng đô thị, hiện đại hóa nông thôn, vùng khó khăn. Đồng thời, sự phát triển của ngành CN – XD cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Đó cũng là tiền đề để đưa nền kinh tế tăng trưởng và đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH đất nước.
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế huyện Sa Pa giai đoạn 1995 – 2011
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2008 2009 2011 2011 so với 1995
Nông, lâm, thủy
sản 74,23 52,67 34,25 33,14 31,58 28,83 -45,4 Công nghiệp, xây
dựng 4,24 4,75 5,76 9,25 10,4 11,9 + 7,66
Dịch vụ 21,53 42,58 59,99 57,61 58,02 59,27 + 37,74
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sa Pa năm 2011