Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Phát triền kinh tế xã hội thị trấn sa pa (Trang 31)

6. Bố cục luận văn

1.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1.2.1.1. Vị trí địa lý

Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội. Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Lai Châu. Mặc dù phần lớn cư dân huyện Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, nhưng thị trấn lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng nghề dịch vụ - du lịch [10].

Về ranh giới hành chính của huyện Sa Pa, phía Bắc giáp huyện Bát Xát, phía Nam giáp huyện Văn Bàn, phía Đông giáp huyện Bảo Thắng, phía Tây tiếp giáp huyện Than Uyên và Tam Đường - tỉnh Lai Châu với tọa độ địa lý từ 22007’04’’B đến 22028’46’’B và từ 103043’28’’ Đ đến 104004’15’’ Đ [8]. Vị trí địa lý của TT Sa Pa có điều kiện thuận lợi để giao lưu bằng đường bộ với

27

thành phố Lào Cai, với các huyện xung quanh trong tỉnh và tỉnh Lai Châu. Đây cũng là vị trí thuận lợi để phát triển đô thị du lịch vùng cao mang sắc thái riêng, khác biệt so với những đô thị du lịch khác trong cả nước.

Tuy nhiên, vị trí địa lý cũng đặt TT Sa Pa trước những khó khăn khi không được giao lưu kinh tế - xã hội với các đô thị lớn trong nước. Ngoài hệ thống đường bộ, chưa có hệ thống các tuyến đường giao thông khác kết nối TT Sa Pa với thành phố Lào Cai và các tỉnh thành xung quanh. Hơn nữa, địa hình núi cao hiểm trở vừa là một lợi thế song cũng là một thách thức cho việc xây dựng, giao thương của thị trấn so với các vùng lân cận.

TT Sa Pa ngày nay (năm 2011) có 23 tổ dân phố tiếp giáp với hai xã Tả Phìn và Bản Khoang ở phía Bắc; phía Nam giáp với xã Sa Sả Hồ và Lao Chải; phía Đông giáp với xã Sa Pả và phía Tây tiếp giáp với xã San Sả Hồ. Toàn bộ khu vực thị trấn nằm trên một thung lung ven sông [38].

1.2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Địa hình – núi cao, bị chia cắt mạnh;

Địa hình Sa Pa phức tạp, phân tầng cao độ lớn, mức độ chia cắt mạnh. Sa Pa cũng là nơi cóđịa hình đặc trưng nhất của miền núi Tây Bắc với độ dốc lớn, trung bình từ 35 – 40%, có nơi có độ dốc 45%. Điểm cao nhất là đỉnh Fasipan có cao độ 3143m (cao nhất Đông Dương) và thấp nhất là suối Bo cao 400 m so với mặt nước biển [8].

Nằm ở phía Đông của dãy Hoàng Liên Sơn, TT Sa Pa có độ cao trung bình 1600 m so với mực nước biển. Toàn bộ vị trí của thị trấn nằm trong bậc thềm thứ hai của dãy Hoàng Liên Sơn. Trong bậc thềm này, địa hình ít bị chia cắt nhất so với địa hình của huyện Sa Pa, phần lớn là kiểu đồi bát úp. Đây cũng là địa hình lý tưởng để xây dựng đô thị theo kiểu miền núi [8] [39].

28

Trong quá trình ĐTH, địa hình là yếu tố tự nhiên vượt trội nhất của Sa Pa, độ cao đã tạo cho khí hậu của thị trấn quanh năm mát mẻ, mỗi ngày có bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông) nên Sa Pa có lợi thế đặc biệt để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Yếu tố này cũng là điều kiện để Sa Pa quy hoạch và phát triển thành đô thị du lịch miền núi điển hình nhất miền Bắc hiện nay.

- Tài nguyên đất và sử dụng tài nguyên đất: Quỹ đất là cơ sở tự nhiên, cung cấp mặt bằng xây dựng và tổ chức không gian đô thị. Năm 2011, tổng diện tích đất tự nhiên của Sa Pa là 683,29 km², chiếm 8,24% diện tích tự nhiên của tỉnh Lào Cai, đứng thứ 6 trong tổng số 8 huyện lỵ của tỉnh. Trong cơ cấu sử dụng đất ở Sa Pa, diện tích nhóm đất lâm nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2011 là 67,4% so với tổng diện tích của tỉnh, chiếm 88,8% diện tích đất nông nghiệp, hệ quả sử dụng đất này là phù hợp đối với sự phát triển kinh tế chung của một huyện miền núi. Tỷ trọng nhóm đất phi NN là 3,18%, cao hơn các huyện khác trong tỉnh(Simacai:2,14%, Mường Khương: 2,98%) [9] [10].

Xu hướng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của huyệnthời kỳ 1991 – 2011 là tỷ trọng diện tích nhóm đất phi NN tăng liên tục, phù hợp với quy luật khách quan của thời kỳ CNH và thuận lợi cho việc bổ sung quỹ đất đô thị. Tuy nhiên, việc chuyển đổi và sử dụng đất phi NN vẫn còn nhiều bất cập. Diện tích đất phục vụ cho hoạt động du lịch và dịch vụ tăng nhanh, trong khi đó quỹ đất lại chủ yếu lấy từ đất nông nghiệp và lâm nghiệp. Điều này đã làm ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác gây khó khăn cho vấn đề việc làm và tổ chức đời sống có hiệu quả của người dân [8].

- Khí hậu: ôn đới, quanh năm mát mẻ:Sa Pa có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm. Do đặc điểm địa hình, Sa Pa nằm trong vòng cung dãy Hoàng Liên Sơn và các dãy núi nhỏ, tạo nên những tiểu vùng khí hậu đặc biệt.Thời tiết ở Sa Pa có đủ 4 mùa trong 1

29

ngày.Đô thị Sa Pa là một trong những nơi hiếm hoi của Việt Nam có tuyết. Trong khoảng thời gian từ 1971 tới 2011, 15 lần tuyết rơi tại Sa Pa. Kiểu thời tiết cực đoan này cũng là một yếu tố đặc biệt làm tăng đột biến lượng khách du lịch đến với Sa Pa [12].

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,40C, nhiệt độ trung bình từ 180– 200C vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 100 - 120C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 330C vào tháng 4, ở các vùng thấp. Nhiệt độ xuống thấp nhất từ tháng 2 năm sau, thấp nhất vào tháng 1 là 00C (cá biệt có những năm xuống tới -3,20C). Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình của các khu vực khác nhau nên tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng một thời điểm [8].

Nắng:Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm của Sa Pa biến động trong khoảng 1.400 - 1.460 giờ. Số ngày nắng không đều giữa các tháng, mùa hè số giờ nắng nhiều, tháng 4 hàng năm từ 180 - 200 giờ, tháng 10 số giờ nắng ít nhất, khoảng 30 - 40 giờ [8].

Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối bình quân hàng năm từ 85 - 90 %, độ ẩm thấp nhất vào tháng 4 khoảng 65 % - 70 %. Do sương mù nhiều, càng lên cao càng dày đặc, đặc biệt trong những thung lũng kín và khuất gió khí hậu ẩm ướt hơn các khu vực khác [8].

Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2.762 mm, cao nhất 3.484 mm và phân bố không đều qua các tháng; mưa cũng phụ thuộc vào địa hình từng khu vực, càng lên cao mưa càng lớn. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa có lượng mưa trung bình từ 50 - 100 mm/tháng. Mưa đá hay xảy ra vào các tháng 2, 3,4 và không thường xuyên trong các năm [8].

30

Gió: Sa Pa có hai hướng gió chính và được phân bố theo hai mùa, mùa hè có gió Tây và Tây Bắc, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc. Với địa hình đồi núi phức tạp và nằm sâu trong lục địa, Sa Pa ít chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa mà chủ yếu là gió địa hình diễn ra cục bộ theo từng khu vực, tốc độ gió trung bình đạt 2,2 m/s, mạnh nhất có thể lên tới 19,7 m/s. Ngoài ra huyện Sa Pa còn chịu ảnh hưởng của gió Ô Quí Hồ (gió địa phương) cũng rất khô nóng, thường xuất hiện vào các tháng 2, 3, 4[8].

Giông: Hay gặp vào mùa hè, sau mỗi cơn giông thường có mưa to kéo theo lũ nguồn, lũ quét ở những khu vực có địa hình cao, dốc.Sương: Sương mù thường xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào mùa đông một số nơi có mức độ rất dày [8].

Biểu đồ 1.1: Nhiệt độ và lƣợng mƣa trung bình tại Sa Pa

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Nhiệt độ trung bình (°C) 8 7 14 17 17 20 19 19 18 16 11 8 15 Lƣợng mƣa trung bình (mm) 140 80 150 140 285 29 490 670 260 50 140 50 168

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sa Pa năm 2011

Với khí hậu quanh năm mát mẻ, có sự phân hóa sâu săc bởi yếu tố địa hình là điều kiện lý tưởng để hình thành và phát triển du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Đặc trưng khí hậu cũng là một trong những yếu tố tự nhiên vượt trội để hình thành nên đô thị du lịch miền núi Sa Pa.

- Tài nguyên du lịch: Sa Pa rất phong phú về các cảnh quan sông, núi, khí hậu và hệ sinh thái, đồng thời nằm trong tuyến du lịch quốc gia: Hà Nội – Lào Cai – Sa Pa và tuyến du lịch quốc tế: Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh.

31

Trọng tâm là khu du lịch nghỉ mát Sa Pa - một trong 21 trọng điểm du lịch của Việt Nam. Sa Pa còn là nơi hội tụ nhiều hoạt động văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc (H’Mông, Dao, Thái, Tày, Xa Phó…) với các làng văn hóa: Cát Cát, Tả Van, Tả Phìn, Bản Hồ; có khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn đã được xây dựng từ năm 1994 nhằm gìn giữ phần rừng còn lại trên triền núi Phan Xi Păng. Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên hấp dẫn nhiều nhà khoa học, khách du lịch đến nghiên cứu và tham quan [34].

Trong địa phận huyện Sa Pa còn có rất nhiều những thắng cảnh đẹp gắn liền với những tuyến điểm du lịch sinh thái và mạo hiểm: Thác Bạc, thác Tình Yêu, đỉnh Phan xi phăng. Cùng với các nguồn tài nguyên nhân văn, tài nguyên du lịch tự nhiên là một trong những thế mạnh tạo nên sự đa dạng chức năng của đô thị. Một số những điểm tham quan hấp dẫn Sa Pa [bảng 1.1].

Ngoài ra, các điều kiện tự nhiên khác cũng đề có ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, kiến trúc các công trình và các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của đô thị như: sông ngòi ảnh hưởng đến các công trình thủy điện, diện tích rừng nguyên sinh, tài nguyên động thực vật v.v...

Như vậy, TT Sa Pa là trung tâm huyện lỵ có điều kiện tự nhiên thuận lợi và động lực để phát triển kinh tế theo hướng lấy du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn. Do đó, TT Sa Pa được đánh giá là:

- Trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa và xã hội của huyện; - Trung tâm kinh tế, dịch vụ thương mại;

- Trung tâm vừa hoạt động kinh tế kết hợp với an ninh quốc phòng; - Trung tâm chuyên nganh cấp huyện, trung tâm tổng hợp cấp tiểu vùng.

Chiếu theo thang điểm đánh giá vị trí và tính chất đô thị Sa Pa đạt 5/5 điểm (theo tiêu chuẩn của đô thị loại V) [tham khảo phục lục 2].

32

Bảng 1.1: Thống kê các điểm du lịch nổi tiếng ở Sa Pa

TT Tên Địa điểm Sản phẩm du lịch

1 Bản Cát Cát

Trong thung lũng Mường Hoa thuộc xã San Sả Hồ.

Văn hóa sinh hoạt người H’Mông

2 Bản Tả Van

Trong thung lũng Mường Hoa thuộc xã Tả Van

Văn hóa sinh hoạt người Giáy

3 Thác Bạc Xã San Sả Hồ 4 Thác Tình yêu Xã San Sả Hồ

5 Công viên núi

Hàm Rồng Sinh thái, cảnh quan

6 Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Thuộc địa phận các xã San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van

Sinh thái rừng, khám phá nghiên cứu tự nhiên

7 Nhà thờ đá Sa

Pa Thị trấn Sa Pa Văn hóa tâm linh, kiến trúc 8 Đền Mẫu Thị trấn Sa Pa Văn hóa tâm linh

9 Bãi đá cổ Xã Hầu Thào Văn hóa, bảo tồn, nghiên cứu

Nguồn: Phòng VH – TT huyện Sa Pa

Một phần của tài liệu Phát triền kinh tế xã hội thị trấn sa pa (Trang 31)