6. Bố cục luận văn
2.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) là cơ sở để đánh giá sự phát triển nền kinh tế của một đô thị.GDP càng cao, phù hợp với thời kỳ CNH sẽ là cơ sở giải quyết các vấn đề xã hội đi song hành cùng với nó.
Bắt đầu từ Đại hội VI, Đảng ta đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, và cũng từ đây nền kinh tế nước ta bước sang một trang mới. Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn đầu (từ năm 1986 - 1991) tỉnh Lào Cai nói chung và huyện Sa Pa nói riêng vẫn nằm trong tỉnh Hoàng Liên Sơn nên kinh tế chưa thật sự được chú trọng đầu tư phát triển, đặc biệt là với ngành dịch vụ - du lịch. Trong thời kỳ này, nền kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào sự phát triển của ngành NLN. Dân cư tại TT vẫn trồng rừng, làm rẫy để duy trì cuộc sống.Bắt đầu từ năm 1991, tỉnh Lào Cai được tái lập, bắt đầu từ đây Sa Pa được chú trọng quy hoạch đầu tư xây dựng thành đô thị du lịch [10].
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1991 - 1995 đạt 8,5%/ năm (tỉnh Lào Cai là 11,8%),trong giai đoạn 1996 - 2000 đạt 6,8 %/năm (tỉnh Lào Cai đạt 5,3%) giảm mạnh so với giai đoạn trước. Bắt đầu từ năm 2000 nền kinh tế của huyện bắt đầu tăng trưởng trở lại. Năm 2000 tăng 7,6 % (của tỉnh tăng 7,11 %) và năm 2006 tăng lên 11,69% (tỉnh Lào Cai là 13,6 %), kể từ đây tốc độ tăng trưởng của Sa Pa luôn đạt hai con số [biểu đồ 2.1]. Tốc độ
39
kinh tế tăng nhanh chứng tỏ nền kinh tế phát triển theo định hướng lấy du lịch làm mục tiêu phát triển là hoàn toàn phù hợp. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Sa Pa luôn cao hơn hoặc sấp xỉ bằng với tốc độ tăng trưởng của tỉnh Lào Cai, điều đó cũng chứng tỏ vai trò của nền kinh tế Sa Pa trong bức tranh kinh tế chung của tỉnh; sự hòa nhập giữa kinh tế du lịch với kinh tế cửa khẩu, kinh tế khai thác khoáng sản đang là định hướng phát triển kinh tế chung, bền vững của tỉnh Lào Cai.
Trong giai đoạn 1991 – 2011, GDP của Sa Pa có nhiều biến động. Trong nửa chu kỳ đầu (1991 – 2006), GDP luôn ở mức thấp hơn so với GDP của tỉnh Lào Cai. Năm 1991, GDP Lào Cai đạt 8,6%, của Sa Pa là 7,2%; năm 1995, Lào Cai là 10,8%, Sa Pa là 8,2%. Trong giai đoạn đầu, nền kinh tế của Lào Cai nói chung và Sa Pa nói riêng vẫn phát triển theo hướng phát triển ngành nông nghiệp[biểu đồ 2.1]. Ngành DV – DL tuy đã được đầu tư khai thác và chú trọng phát triển nhưng trong giai đoạn này chưa phát huy được thế mạnh. Hoạt động du lịch chủ yếu mang tính tự phát nên chất lượng dịch vụ và thu nhập từ ngành còn hạn chế.
Đặc biệt trong năm 2000 GDP của cả Lào Cai và Sa Pa đều giảm mạnh(tỉnh Lào Cai từ 10.8% xuống 7.14%; Sa Pa từ 8.2% xuống 6.8%). Đây thực chất là xu hướng chung của nền kinh tế Việt Nam và thế giới do bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997. Khi kinh tế bị khủng hoảng, con người có xu hướng tiết kiệm chi tiêu cho nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi, nhu cầu ăn uống được chú trọng [biểu đồ 2.1].
Từ năm 2009, GDP của Sa Pa luôn đạt mức cao hơn so với tỉnh Lào Cai. Năm 2009, GDP Sa Pa đạt 15,6%, Lào Cai 11%; năm 2011, GDP Sa Pa đạt 14%, Lào Cai 10,93% [biểu đồ 2.1]. GDP tăng nhanh ngoài ý nghĩa chứng tỏ định hướng phát triển kinh tế du lịch là phù hợp, nó còn có tác dụng “cải tạo” bức tranh đô thị và nâng cao mức sống của dân cư trong thị trấn. Trước
40
năm 2000, ngoài những ngôi nhà cao tầng của người Pháp để lại, TT Sa Pa chỉ có 09 ngôi nhà từ 2 tầng trở lên được xây dựng rải rác ở tổ dân cư số 1,4,7 đến năm 2011 đã tăng lên 124 [tham khảo bảng 8, phục lục 1]. Sự phát triển này đã làm cho bức tranh đô thị Sa Pa hoàn toàn thay đổi. Mức sống người dân cũng tăng rất nhanh. Năm 2000, tổng thu nhập bình quân các hộ điều tra là 83,06 triệu đồng/hộ/năm; đến năm 2011, mức thu nhập trung bình tăng lên 161,1 triệu đồng/hộ/năm [tham khảo bảng 6, phục lục 1]; tốc độ tăng năm 2011 so với năm 2000 gần gấp 2 lần.
GDP là tốc độ tăng trưởng của tất cả các ngành kinh tế, trong tổng số GDP của huyện Sa Pa, GDP của ngành dịch vụ du lịch luôn chiếm phần lớn so với đóng góp của tất cả các ngành khác. Năm 2000, chiếm 46%, năm 2005 là 50%, đến năm 2011 là 56%[biểu đồ 2.2]. Sự phát triển này chứng tỏ, ngành dịch vụ - du lịch có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của huyện, và cũng được thể hiện rất rõ tại các hộ gia đình ở các tổ dân cư. Từ năm 1991 – 2000, số hộ dân thuần nông nghiệp là 148/210 hộ dân điều tra, chiếm 70,4% tổng số hộ dân; đến năm 2011, số hộ làm nông nghiệp chỉ có 41 hộ (chiếm 19,5%), tập trung ở nhóm điều tra số 3 (thuộc tổ dân cư số 1), chủ yếu canh tác trồng cây dược liệu và hoa[tham khảo bảng 3, phục lục 1]. Sự chuyển biến về ngành nghề của hộ dân cư điều tra cho thấy, thu nhập của người dân từ năm 1991 – 2000, chủ yêu dựa vào NN; từ năm 2000 đến năm 2011, cùng với sự chuyển biến ngành nghề, mức sống người dân tăng cao, ngành DV – DL có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Sa Pa nói riêng và nền kinh tế Sa Pa nói chung.
Chiếu theo thang đánh giá tiêu chuẩn đô thị, Sa Pa có 3 năm liên tiếp có tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm trung bình 3 năm gần nhất (năm 2009 đến 2011) đạt 14,8% (yêu cầu đối với đô thị loại V phải đạt >5%). Đánh giá đạt 2/2 điểm [tham khảo phục lục 2].
41
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Sa Pa so với tỉnh Lào Cai giai đoạn 1991 - 2011
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2011
Biểu đồ 2.2: GDP ngành dịch vụ - du lịch so với các ngành kinh tế khác huyện Sa Pa giai đoạn 2000 – 2011
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sa Pa năm 2011
7.2 8.2 6.8 11.69 15.6 14 8.6 10.8 7.14 13.6 11 10.93 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 1991 1995 2000 2006 2009 2011 Sa Pa Lào Cai % 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2000 2005 2007 2009 2011 46 50 52 54 56 54 50 48 46 44 Các ngành khác Dịch vụ - du lịch % Năm
42