Khái niệm Nghị luận văn học: - Nghị luận văn học là những bài văn bàn về các vấn đề văn chương - nghệthuật: phân tích, bàn luận về vẻ đẹp của tác phẩm văn học; trao đổi về một vấn đề lí
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghị luận văn học (NLVH) là một kiểu văn bản không có gì xa lạ trongtrường phổ thông.Trước, trong và sau giai đoạn cải cách giáo dục thì các đề thi lạichỉ chú trọng đến NLVH Những năm gần đây, với chương trình và SGK Ngữ vănmới, NLVH vẫn được chú ý một cách toàn diện từ THCS đến THPT, từ Đọc- hiểuvăn bản (THCS) hay Đọc văn (THPT) trong phần văn học đến luyện tập cách làm,cách viết ở phần Làm văn Và làm văn nghị luận văn học đã trở thành một bộ phậnkhông thể thiếu trong cấu trúc các đề thi tốt nghiệp THPT, Đại học và đặc biệt làtrong các đề thi HSG các cấp Vì vậy rèn luyện làm văn NLVH vẫn là một yêu cầucần thiết với học sinh trung học nói chung và HSG văn nói riêng
Tuy nhiên về phía giáo viên, nhất là với các thầy cô giáo tham gia bồi dươngHSG lớp 9 vẫn còn nhiều khó khăn khi đứng trước một kiểu bài này được đề cậpđến trong các đề thi HSG Về phía học sinh, kể cả học sinh năng khiếu thì kết quảbài viết còn nhiều hạn chế Một trong những hạn chế lớn nhất là HS không biết tìm
ý và lập dàn ý cho đề NLVH
Từ thực tiễn đó, với kinh nghiệm của một giáo viên tham gia nhiều năm
công tác bồi dưỡng HSG, tôi mạnh dạn đề cập đến vấn đề: Rèn kĩ năng làm văn Nghị luận văn học cho HSG lớp 9
Chuyên đề gồm ba phần chính
- Phần thứ nhất: Giới thiệu chương trình và thời lượng
- Phần thứ hai: Nội dung (nêu một số hiểu biết cơ bản về NLVH như đặc
điểm, yêu cầu, các dạng đề và cách làm bài văn NLVH)
- Phần thứ ba: Luyện tập thực hành.
- Phần thứ tư: Giải pháp.
NỘI DUNG CHÍNH Phần thứ nhất: Chương trình, thời lượng
Trang 2Chương trình, thời lượng dạy NLVH trong dạy HSG
Tổng số tiết: 14 tiết (Ngoài ra còn kết hợp luyện tập khi luyện đề tổng hợp)
Cụ thể:
1 Một số hiểu biết chung về văn Nghị luận
2 Đề văn Nghị luận văn học và cách làm bài
văn Nghị luận văn học
3 Cách làm bài Nghị luận về một tác phẩm
truyện, một đoạn trích văn xuôi
4 Cách làm bài Nghị luận về một tác phẩm
truyện, một đoạn trích văn xuôi
5 Cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn
Trang 3I Khái niệm Nghị luận văn học:
- Nghị luận văn học là những bài văn bàn về các vấn đề văn chương - nghệthuật: phân tích, bàn luận về vẻ đẹp của tác phẩm văn học; trao đổi về một vấn đề
lí luận văn học hoặc làm sáng tỏ một nhận định văn học sử…
=> Nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một
cách trực tiếp về văn học bằng một ngôn ngữ trong sáng, với những lập luận chặt
chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục
II Các dạng đề văn Nghị luận văn học:
1 Nghị luận về tác phẩm văn học: Dạng đề này nhằm kiểm tra năng lực cảm
thụ văn học ( hiểu, phân tích, lí giải, bình giá) của người viết Đối tượng cảm thụ
có thể là thơ, truyện, kịch hoặc văn nghị luận; có thể là toàn bộ tác phẩm, nhưng cóthể chỉ là đoạn trích
Ví dụ:
+ Phân tích đoạn thơ sau:
Buồn trông cửa bể chiều hômThuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xaBuồn trông ngọn nước mơi saHoa trôi man mác biết là về đâuBuồn trông nội cỏ dầu dầuChân mây mặt đất một màu xanh xanhBuồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi ( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
+ Sức hấp dẫn từ truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
2 Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học: Đối tượng bàn luận ở đây có
thể là một nhận định về văn học sử, về nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm; hoặc
là một ý kiến về lí luận văn học
Ví dụ:
Trang 4+ “ Một tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc chính là xâydựng thành công tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật.”
Bằng hiểu biết của em về văn bản Làng của nhà văn Kim Lân, hãy làm sáng
tỏ nhận định trên
+ Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: “ Nhìn chung văn học ViệtNam phong phú, đa dạng nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính,quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước.” (Dẫn theo Trần Văn Giàu tuyểntập, NXB Giáo dục, 2001)
III Đặc điểm của văn bản nghị luận
- Các luận điểm trong một bài văn vừa cần liên kết khăng khít lại vừa cần có
sự phân biệt rành mạch với nhau Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình
tự hợp lí: Luận điểm nêu trước phải chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau và luậnđiểm nêu sau phải tiếp tục hỗ trợ cho luận điểm đã nêu trước đó
Khi trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận cần chú ý:
- Chuyển đoạn bằng từ ngữ,câu có tính liên kết
- Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề.Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường đặt ở đầu tiên hoặc cuốicùng của đoạn
- Tìm đủ luận cứ cần thiết, tổ chức các luận cứ đó theo một trật tự hợp lí
- Diễn đạt trong sang, hấp dẫn để làm cho sự trình bày luận điểm có sứcthuyết phục người đọc (người nghe)
2 Luận cứ:
- Luận cứ trong bài văn nghị luận là
Trang 5Muốn xác định được các luận cứ phải bám sát vào các luận điểm Cách thứctìm luận cứ có phần giống như cách tìm luận điểm Muốn có luận cứ để sử dụng thìphải tích lũy Người làm văn nghị luận phải chuẩn bị cho mình một vốn luận cứgiàu có đa dạng Khi phân tích, bình luận tác phẩm văn học thì các câu thơ, câuvăn, chi tiết, các nhân vật trong tác phẩm là luận cứ không thể thiếu Việc thuộccác câu thơ, câu văn sẽ tạo thành một cái vốn quan trọng đối với người viết vănnghị luận Nhưng người viết còn phải biết lựa chọn luận cứ Luận cứ phải được lựchọn theo các tiêu chí sau:
Trước hết, luận cứ phải phù hợp với yêu cầu khẳng định luận điểm Nội dungcủa luận cứ phải thống nhất với nội dung của luận điểm Thứ hai, luận cứ phải xácthực khi nêu luận cứ người viết phải biết đích xác luận cứ, không chắc chắn thìchưa vội sử dụng Tuyệt đối không bịa đặt luận cứ Thứ ba, luận cứ phải tiêu biểuNếu chọn chi tiết về nân vật thì chọn chi tiết tiêu biểu nhất cho tính cách của nhânvật ấy Thứ tư, luận cứ phải vừa đủ, đáp ứng yêu cầu của luận đề, luận điểm Cuốicùng, luận cứ cần phải mới mẻ
Cách sử dụng luận cứ: Khi sử dụng luận cứ vào bài văn nghị luận,trước hếtphải giới thiệu luận cứ, chỉ ra nguồn gốc của luận cứ Cần trích dẫn chính xác Nhớnguyên văn thì đặt trong dấu ngoặc kép, nhớ đại ý thì chuyển thành lời dần giántiếp Dẫn nhân vật thì lược thuật cuộc đời và hoạt động của nhân vật Cần sửdụng các lập luận để từ luận cứ mà làm rõ luận điểm
3 Lập luận:
Lập luận là cách nêu luận cứ ( lựa chọn, sắp xếp, trình bày) để dẫn đến luận
điểm Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục
III Kiến thức và kĩ năng cơ bản chung
* Về kiến thức
1 NLVH là khám phá các giá trị văn học và vấn đề văn học qua từng khíacạnh và từng biểu hiện cụ thể của tác phẩm văn học, sáng tác của một tác giả, vănhọc của một giai đoạn hay của một nhận định lí luận văn học
Khi làm kiểu bài này cần thực hiện hai yêu cầu sau đây:
- Chia đối tượng NL ra từng phần, từng khía cạnh theo một trình tự logicnhất định
Trang 6- Phát hiện nội dung từng phần, từng khía cạnh qua các biểu hiện cụ thể
2 Yêu cầu NLVH cần có thái độ khách quan khoa học, có hiểu biết đúngđắn về đối tượng nghị luận, có phát hiện nhất định qua các chi tiết
3 Bài viết cần có các yếu tố miêu tả, tự sự, biếu cảm và nghị luận
4 Bài viết cần có bố cục mạch lạc, diễn đạt rõ ràng, suy luận chặt chẽ, dẫnchứng xác đáng lời văn gợi cảm
* Về kĩ năng
1 Trình tự các bước lập ý, làm bài
- Định hướng, xác lập và sắp xếp các ý cần nghị luận
- Chọn chi tiết làm dẫn chứng
- Phân tích các dẫn chứng, nêu dẫn chứng minh họa
- Tổng kết, nhận định, đánh giá tác phẩm theo kết quả phân tích
2 Xây dựng bố cục bài văn
đó quy nạp thành nhận định đánh giá chung)
Trang 7- Biết khai thác các phương thức biểu hiện nghệ thuật vốn có của tác phẩm( Kết cấu, ngoại hình nhân vật, ngôn ngữ nhân vật, vần điệu thể thơ, các biện pháp
tu từ… ) để phát hiện nội dung
- Biết cách xác lập những so sánh, đối chiếu, sử dụng phương pháp thốngkê… để đánh giá nội dung và nghệ thuật của hiện tượng văn học
IV Rèn phương pháp và kĩ năng làm văn Nghị luận văn học
1 Nghị luận về tác phẩm văn học:
1.1 Nghị luận về một tác phẩm truyện, một đoạn trích văn xuôi:
a Nội dung, yêu cầu của dạng bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
- Đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm văn xuôi: giá trị nội dungnghệ thuật của một tác phẩm, một đoạn trích hoặc so sánh nhiều tác phẩm, nhiềuđoạn trích văn xuôi với nhau, nghị luận về nhân vật văn học, sự kiện văn học…
- Người viết cần thể hiện được những hiểu biết đúng đắn về tác phẩm hayđoạn trích, chỉ ra những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật, Việc phân tích,bình luận cần khách quan, khoa học dựa trên văn bản
b Cách thức triển khai bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
- Giới thiệu khái quát về tác phẩm hoặc đoạn trích cần nghị luận; bàn vềnhững giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích theo định hướng của
đề bài; đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích đó
- Cần phối hợp các thao tác nghị luận trong bài viết Cố gắng nêu lên nhữngnhận xét, đánh giá riêng của bản thân Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có
sự liên kết hợp lí, tự nhiên
c Kĩ năng cần rèn luyện
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề:
+ Nắm chắc thao tác nghị luận mà đề bài yêu cầu
+ Xác định trúng nội dung của đề
+ Phạm vi tư liệu cần sử dụng ( Tư liệu chính và tư liệu phụ)
Trang 8- Rèn kĩ năng lập dàn ý
+ Dàn ý thể hiện nội dung sơ lược của bài văn Lập dàn ý giúp người viết cócái nhìn bao quát, điều chỉnh, sắp xếp nội dung và phân chia thời gian cho từngphần một cách thỏa đáng Nếu không lập dàn ý, bài văn rất dễ bị trùng lặp, lộn xộn.Một dàn ý không thể quá sơ sài, song cũng không thể quá phức tạp, rườm rà; điều quyết định là thể hiện sự lập luận chặt chẽ, hợp lô gíc
+ Muốn lập được dàn ý, trước hết phải xác định được luận điểm Luận điểm
là linh hồn của bài văn nghị luận Luận điểm không xác đáng, không quan trọng,không gây chú ý thì bài nghị luận coi như không có ý nghĩa Do đó, việc lựa chon
và nêu luận điểm có tầm quan trọng đặc biệt cần được quan tâm đúng mức Khigặp đề “nổi” nên dựa vào những từ ngữ có sẵn trong bài mà xây dựng tiêu đề chocác luận điểm
Đối với lọai đề “chìm”, việc xác định luận điểm có phức tạp hơn Để có thểtìm được luận điểm với cần có hiểu biết chắc chắn về nhân vật, về giá trị nội dung,nghệ thuật của tác phẩm, về kiến thức lí luận văn học…Người viết phải có nănglực khái quát, tổng hợp nhất định
+ Sau khi có luận điểm, nhất thiết phải xây dựng được các luận cứ Bài vănnghị luận không thể có sức thuyết phục nếu chỉ có luận cứ Chỉ khi nào có hệ thốngluận cứ thì mới hình thành được dàn ý đại cương Bài viết phong phú hay sơ sàiphần nhiều phụ thuộc vào việc người viết có tìm đủ luận cứ hay không Luận cứ lànền tảng và là chất liệu để làm nên bài văn nghị luận
- Huy động các kiến thức sách vở và những cảm xúc, trải nghiệm của bảnthân để viết bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
- Kiểu bài: NLVH ( Nghị luận về một tác phẩm truyện)
- Nội dung nghị luận: Giá trị tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
Trang 9+ Giá trị nội dung: hiện thực và nhân đạo+ Giá trị nghệ thuật
- Phạm vi nghị luận: Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ
* Lập dàn ý:
A Mở bài:
- Bước sang thế kỉ XVI, tình hình xã hội Việt Nam không còn ổn định như ởthế kỉ XV Con người, nhất là phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ do chế độ phongkiến bất công gây ra
- Truyền kì mạn lục là tập truyện viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ, mộtnhà nho ở ẩn, sống ở thế kỉ XVI Tác phẩm đã phản ánh những mặt xấu xa của chế
độ phong kiến đương thời một cách có ý thức, qua đó bày tỏ thái độ của tác giả
- Chuyện người con gái Nam Xương cũng như nhiều truyện trong Truyền kìmạn lục có giá trị trên nhiều phương diện, trong đó nổi bật là các giá trị hiệnthực,nhân đạo, nghệ thuật
B Thân bài:
1 Giá trị hiện thực: phóng tác một câu chuyện xảy ra và lưu truyền trongdân gian hang trăm năm trước ( cuối đời Trần đến đầu đời Hồ, tức từ cuối thế kỉXIV đến đầu thế kỉ XV), Nguyễn Dữ muốn mượn chuyện xưa để nói chuyện nay( thế kỉ XVI thời Nguyễn Dữ sống) Truyện phơi bày hiện thực xã hội phong kiếnbất công, gây nhiều đau khổ cho con người, nhất là người phụ nữ
a Chiến tranh loạn lạc gây ra đau khổ cho con người:
- Gia đình li tán, mẹ xa con, vợ xa chồng, con xa cha: Trương Sinh ra lính,phải xa cách mẹ già, con thơ, vợ trẻ Buổi chia tay li thật ngậm ngùi xót xa Bà mẹdặn con “…nhưng trong chỗ binh cách, phải biết giữ mình làm trọng, gặp khó nênlui, lường sức mà tiến, đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ mắc vào cạm bẫy”.Người vợ tiễn chồng: “ Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấnphong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên,thế là đủ rồi.”
Trang 10+ Xa con, bà mẹ nhớ con sinh ra ốm Người vợ trẻ Vũ Nương vừa nuôi conthơ, vừa tận tình thuốc thang chạy chữa cho mẹ chồng Nhưng không cứu nổi, mẹchồng mất, nàng một mình lai lo liệu việc ma chay.
- Người dân chạy loạn, đắm thuyền, chết đuối cả
b Lễ giáo phong kiến bất công khiến cho người đàn ông có được quyềnhành hạ, ruồng rẫy người phụ nữ, dẫn đến cái chết đầy oan khuất của người vợthủy chung, hiếu nghĩa
- Đọc truyện, ta phẫn uất trước cái chết của Vũ Nương, một người phụ nữtiết hạnh, chỉ có công chứ không hề có chút tội lỗi nào
- Nguyên nhân vì đâu gây ra nỗi oan khuất đó?
+ có phải do chiến tranh phong kiến?
+ hay do sự bất công của lễ giáo phong kiến?
Đúng là có điều đó
+ Nhưng căn nguyên sâu xa là do thói ghen tuông hồ đồ, sự vũ phu củaTrương Sinh Trương Sinh nghi oan cho vợ, không nói thẳng với vợ, không thèmnghe lời thanh minh của vợ mà la um lên cho hả giận, rồi nhiếc móc và đánh đuổinàng đi… nên đã gây ra cái chết thảm thương cho người vợ vô tội…
2 Giá tri nhân đạo: Truyện đề cao phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Tácphẩm đã xây dựng thành công hình tượng người phụ nữ với những đức tính đángquí:
a Đảm đang: Khi chồng ra lính, Vũ Nương ở nhà một mình gánh vác côngviệc gia đình: nuôi dạy con thơ, cham sóc mẹ chông khi ốm đau, lo liệu ma chaykhi mẹ chồng mất
b Hiếu nghĩa:
- Với mẹ chồng, Vũ Nương giữ trọn chữ hiếu của người con đối với cha mẹ.Nàng thay chồng nuôi dưỡng chăm sóc, lo liệu cho mẹ chồng như với mẹ đẻ
- Với chồng, Vũ Nương trước sau vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình:
+ Biết chồng có tính đa nghi Những ngày mới về nhà chồng nàng đã hết sức
“ giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”
Trang 11+ Khi xa chồng, nàng không để xảy ra điều tiếng gì.
+ Khi danh dự bị xúc phạm, trinh tiết bị nghi ngờ nàn đành phải lấy cái chết
để chứng minh cho nghĩa tình của mình
+ Sau này khi được sống ở chốn “ làng mây cung nước”- một cuộc sốngthanh thản, sung sướng nàng vẫn không nguôi ngoai nỗi nhớ đến gia đình, chồngcon và mong được chồng biết đến nỗi oan và giải oan cho mình
c Trong trắng, thủy chung
- Vũ Nương hoàn toàn vô tội nhưng lại bị nghi oan, dù giãi bày cũng không
gỡ ra được nên nàng phải tìm đến cái chết với lời thề bên bến Hoàng Giang:
“Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc MịNương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dốicon, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắpmọi người phỉ nhổ”
- Nàng tin ở tấm lòng chung thủy, trong trắng của mình Nên sau khi tự vẫn,như lời nguyền “ các nàng tiên trong nước thương tôi vô tội rẽ một đường nướccho tôi thoát chết, nếu không thì đã vùi vào bụng cá…”, rồi được Linh Phi chosống sung sướng trong cung…
- Tiết nghĩa Vũ Nương là như vậy, nhưng như trên đã nói: nỗi oan đượcgiải, gặp lại chồng nhưng nàng không thể trở về sống ở cõi đời này được Câuchuyện mãi mãi là tấn bi kịch, là nỗi thương tâm và tấm long Vũ Nương càng sangtỏ
3 Giá trị nghệ thuật:
Truyện có nhiều thành công về nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật dưngtruyện giàu kịch tính, tập trung làm nổi bật nỗi oan của Vũ Nương, gây xúc độngđối với người đọc
- Xuyên suốt câu chuyện, trong mọi tình tiết, chi tiết có dịp là tác giả giớithiệu,ca ngợi phẩm chất Vũ Nương
- Để Vũ Nương nói nhiều lần trong tác phẩm, giọng nói khi thì thám thiết,khi thì thống thiết khiến người xúc động
- Cách xây dựng tình tiết, thắt nút, gỡ nút đầy bất ngờ, đầy kịch tính cànglàm cho nỗi oan nổi rõ lên với tất cả cái bi thảm của nó:
Trang 12+ Thắt nút bằng yếu tố bất ngờ: vì tin một câu nói ngây thơ của con trẻ màTrương Sinh gây nên bão táp trong gia đình mình: chồng nghi ngờ vợ, hạnh phúcgia đình tan vỡ và cuối cùng là cái chết bi thảm của người vợ trẻ.
+ Gỡ nút bằng yếu tố bất ngờ: bấy nhiêu bão tố, bi kịch, oan khiên bỗngđược làm sang tỏ cũng bằng một câu nói thơ ngây của trẻ thơ hay nói đúng hơn làlời của người mẹ với con khi vắng chồng
1.2 Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
a Nội dung, yêu cầu của dạng bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét đánh giá về nộidung và nghệ thuật của đoạn thơ ấy
Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh,giọng điệu … bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét đánhgiá cụ thể và xác đáng
Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc rõ rànglời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết
Thơ là nghệ thuật của ngôn từ Tư tưởng, tình cảm và nghệ thuật của thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu Vì vậy quá trình nghị luận để rút ra những nhận xét đánh giá phải bắt đầu từ những khám phá về vẻ đẹp và ý nghĩa biểu đạtcủa ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ, giọng điệu thơ; đồng thời phải khai thác giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài (so sánh, ẩn dụ.nhân hoá ) Chú ý chọn bình câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu , cách gieo vần
Nói đến tư tưởng, tình cảm của đoạn thơ, bài thơ có nghĩa là cần đề cập tới hai yêu tố: tác phẩm và tác giả Điều này đòi hỏi người viết phải quan tâm tới việc tìm hiểu cả những yếu tố trong văn bản( nội dung, nghệ thuật ) và những yếu tố nằm ngoài văn bản ( hoàn cảnh sáng tác, cuộc đời, phong cách nghệ thuật )
Trang 13Ví dụ: Khi nghị luận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, muốn làm toát lên
tư tưởng chủ đề của tác phẩm thì cần phải đề cập tới thời điểm sáng tác, khi nhà th
ơ đang nằm trên giường bệnh sắp phải từ giã cõi đời.( Vậy mà bài thơ vẫn tràn đầy sức xuân, ngời lên khát vọng được dâng hiến cho đời)
Để bài viết thêm sâu sắc, người viết có thể viện dẫn ý kiến của các nhà phê bình nghiên cứu văn học, Đồng thời trong khi phân tích thơ, nên tập thói quen sử dụng thao tác liên hệ, so sánh đối chiếu với những cân thơ, bài thơ khác có cùng đề tài, cùng tác giả
b Cách thức triển khai bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
*Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của
mình (Nếu đề yêu cầu phân tích đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tá
c phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó)
* Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung v
à nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ
- Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ bài thơ
Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và cảm thụ riêng của người viết Những nhận xét đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giảng ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc…
của tác phẩm
c Kĩ năng cần rèn luyện
d Luyện tập
2 Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
a Nội dung, yêu cầu của dạng bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là bàn luận về một nhận định,đánh giá liên quan đến các vấn đề văn học nhằm giải thích, phân tích, bình luậnnhững luận điểm được đề cập xung quanh vấn đề được bàn luận trên cơ sở đó, rút
ra những vấn đề có tính chất cơ bản về tư tưởng hoặc thẩm mĩ
- Người viết bài cần thể hiện khả năng lí giải, phân tích, đồng thời bộc lộ rõquan điểm, thái độ của bản thân
Trang 14b Cách thức triển khai bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Để triển khai bài văn nghị luận về một ý kiến về văn học cần xác định đúngnội dung vấn đề đặt ra trong đề bài; căn cứ vào nội dung của ý kiến mà giải thích,phân tích, bình luận, lựa chọn các dẫn chứng để làm sang tỏ vấn đề và rút ra những
ý kiến có tầm khái quát, lí luận ( chú ý: khi nêu ý nghĩa các vấn đề khái quát cần cómột sự suy luận lô-gic, chặt chẽ,…)
Có thể tiến hành bài văn nghị luận về văn học theo các bước cụ thể sau: + Giới thiệu vấn đề nghị luận
+ Giải thích, phân tích, bình luận, mở rộng vấn đề liên quan đến vấn đề nghịluận
+ Nêu ý nghĩa, rút ra những giá trị cơ bản có tầm tư tưởng
- Huy động kiến thức văn học và những trải nghiệm của bản thân để tạo lậpvăn bản nghị luận về một vấn đề nghị luận văn học
Kiến thức được nêu ra cần có sự hài hòa giữa cái chung và cái riêng, giữa trithức phổ quát và nhận thức chủ quan của bản thân; nhưng quan trọng nhất là cầnmột tri thức rộng và sâu, những trải nghiệm của bản thân cần được trình bày mộtcách hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục
d Luyện tập
* Đề 1: Trong tác phẩm “Lòng yêu nước”, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua có
viết: “ Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng
ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùathu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh ( ) Dòng suối đổ vào sông, sông
Trang 15đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển Lòng yêu nhà, yêulàng xóm, yêu quê hương trở nên tình yêu Tổ quốc”
( Ngữ văn 6, tập2- NXBGD 2000- Trang 100)
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng sự hiểu biết của mình về văn xuôi
từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, em hãy làm sáng tỏ ý kiến đó
- Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng nhưng Ê-ren-bua đã diễn
tả nó bằng những hình ảnh hết sức sinh động, cụ thể Lòng yêu nước bắt đầu từnhững tình cảm chân thực Nó bắt đầu từ tình yêu những vật “tầm thường”, cụ thểnhưng gần gũi, gắn bó sâu sắc với mỗi con người Đó là tình yêu cái cây trồngtrước nhà, con phố nhỏ đổ ra bờ sông, vị thơm mát của trái lê mùa thu hay mùi cỏthảo nguyên có hơi ruợu mạnh Lòng yêu nước được diễn tả vừa cụ thể vừa đadạng
- Nhà văn Ê-ren-bua đã chọn cách diễn đạt thật giản dị, dùng hình ảnh sosánh: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn -ga, con sông
Vôn -ga đi ra bể Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” Cách so sánh từ gần tới xa, từ nhỏ tới lớn, từ cụ thể đến trừu tượng, từ gần
gũi đến thiêng liêng Các câu văn sóng đôi với nhau, các vế thật hài hoà: Suối sông- sông lớn - biển lớn; nhà - làng- miền quê- Tổ quốc Hai câu văn đã khái quát
-tư -tưởng của tác giả về lòng yêu nước, về tình yêu Tổ quốc
Trang 162 Phần chứng minh:
2.1 Tình yêu nước như là tình cảm sẵn có trong mỗi con người Việt Nam,trong văn học Việt Nam (tính truyền thống) Nó được thể hiện đặc biệt trong Vănhọc Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945
Văn học Việt Nam, cả văn học dân gian và văn học viết, là sản phẩm tinh thần quí báu của dân tộc, phản ánh tâm hồn và tính cách Việt Nam với những nét bền vững đã thành truyền thống và có sự vận động trong trường kỳ lịch sử ( ) Tinh thần yêu nước còn được thể hiện trong những rung động và niềm yêu mến, tự hào về quê hương, thiên nhiên đất nước hoặc mĩ lệ hùng vĩ, hoặc giản dị gần gũi Lòng yêu nước ấy trong những hoản cảnh ngặt nghèo, có khi lại được gửi vào những hoài niệm về quá khứ, về một vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên hay phong tục sinh hoạt của dân tộc, có khi laị là tình yêu với tiếng nói của dân tộc
( Trích: Tổng kết văn học- SGK Ngữ văn 9, tập 2- NXBGD trang191,192)
2005-Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám là văn học của một dân tộc vừa giành được độc lập, tự do sau hơn 80 năm nô lệ, nên tình yêu nước thường gắn với niềm tự hào được làm chủ quê hương, làm chủ giang sơn, Tổ quốc mình Tình yêu quê hương đất nước được nhìn, được hiểu với tinh thần ấy nên đất nước càng tươI đẹp bội phần
Cách mạng dân tộc dân chủ và lý tưởng xã hội chủ nghĩa đem đến cho cácnhà văn nhà thơ quan niệm đất nước nhân dân, đất nước qua con mắt những conngười bình thường và giản dị Đó là đất nước của người nông dân quen sống lam lũ
cả cuộc đời với ngôi làng cũ chứa bao kỉ niệm vui buồn (ông Hai trong Làng củaKim Lân), đó là đất nước của anh cán bộ làm công tác thuỷ văn đo mưa đo gió trênđỉnh Yên Sơn 2600 m thiếu cả tiếng người (trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn ThànhLong), đó là đất nước trong con mắt của người con gáI Hà Nội xung phong ra mặttrận giữa bom đạn quân thù, giữa cáI sống và cái chết (Phương Định trong Nhữngngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê) Qua cái nhìn qua nhận thức của hai nhânvật, tình yêu quê hương đất nước hiện lên mỗi nhân vât mỗi một khác song đó đều
là đất nước được nhân nhân xây dựng và bảo vệ bằng mồ hôi, nước mắt và cả máucủa mình qua trường kỳ lịch sử Đó là chủ đề của hàng loạt bài thơ và nhiều trangtruyện viết về đất nước trong giai đoạn văn học này
Trang 17- Có thể đó chỉ là tình yêu với một vùng đất nhiều kỉ niệm: TôI yêu Sài Gòn
da diết như một người đàn ông vẫn ôm ấp một mối tình nhiều ngang trái TôI yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều gió lộng nhớ thương, dưới những cơn mưa nhiệt đới bất ngờ còn nhiều cây xanh che chở (Sài Gòn tôi
yêu - Minh Hương); một mùa xuân “trăng non , rét ngọt” của Hà Nội, của miền
Bắc trong tấm lòng của người xa quê: Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa
xuân của Hà Nội- là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như trong mộng Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là là khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết đã hết mà chưa hết hẳn, đào hơI phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác ( Thương nhớ mười hai- Vũ Bằng); hay
cũng có thể là một vùng biển đảo xa xôI của Tổ quốc có nước xanh, mây trắng vào
một buổi sáng sau bão: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong, sáng
sủa Cây trên đảo lại thêm xanh thêm mượt, nước biển lại lại lam biếc và đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng ròn hơn nữa mà càng yêu mến hòn đảo như bất cứ người dân chài nào đã đẻ ra và lớn lên theo mùa ở đây ”( Cô Tô -
Nguyễn Tuân)
- Có thể là tình cảm của những con người cụ thể:
+ Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, một người nôngdân thuần khiết như bao người nông dân Việt Nam khác mang trong mình tình yêulàng quê thật giản dị mà sâu sắc Làng của ông, một làng quê hình như chẳng có gìđặc biệt so với bao làng quê Việt Nam khác nhưng nó lại ám ảnh ông một cách lạ
kỳ Ông thường hay nói về nó, kể về nó với một tâm trạng háo hức say mê : một
ngôi làng với phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa , rộng rãI nhất vùng, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh, đường làng lát toàn đá xanh, cáI sinh phần to đẹp của viên tổng đốc làng mình và tự hào hơn bao giờ hết là làng ông đã theo kháng chiến những ngày đánh Tây gian khổ mà vui Đó là cái làng mà cả giới phụ lão cũng vác gậy đi tập một hai trong những ngày khởi nghĩa dồn dập, cái làng với nhiều ụ, nhiều giao thông hào chuẩn bị cho kháng chiến Và khi phảI đi tản cư rồi ông vẫn bồi hồi không yên luôn lắng
nghe tin tức ở cáI làng thân yêu của mình trong cuộc kháng chiến trường kỳ củadân tộc Ông đã xấu hổ, đau xót, căm giận khi nghe tin làng mình theo Tây Và ôngcũng thật hả hê vui mừng đI khoe khi được tin cảI chính làng ông không theo Tây,
Trang 18làng ông bị tàn phá, nhà ông bị đốt Nhưng đó là sự hi sinh mất mát đầy tự hào,mãn nguyện vì đó là làng kháng chiến, làng yêu nước Đó chính là tình yêu làng,tình yêu nước luôn thống nhất trong ông.
+ Đó là anh thanh niên và bao con người thầm lặng khác trong “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long, ta gặp một con người yêu mảnh đất mình đã sống đó
là nơI anh sinh ra, lớn lên và làm việc Công việc của một người thầm lặng : Cháu
ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu Và đó là
công việc đầy khó khăn vất vả Nửa đêm nằm trong chăn không thể ngủ lại được.
Nhưng tất cả những khó khăn ấy có ý nghĩa gì với chàng thanh niên trẻ khi anh đã
nhận thức đúng đắn nhiệm vụ của mình: Hồi chưa vào nghề Mình sinh ra là gì,
mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy cháu tự nói với cháu như thế đấy”.
PhảI chăng đó chính là tình yêu với quê hương, với Tổ quốc
+ Đó là Phương Định và tổ thanh niên xung phong của chị trong Những
ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê Những cô gái trẻ làm nhiệm vụ đếm và phá
bom trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vô cùng ác liệt của dân tộc Những người
con gái ấy nếu đất nước thanh bình họ chắc là cô giáo, là bác sỹ, kỹ sư Họ đã yêu
thiết tha căn nhà, người thân: Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như là mẹ tôi, cái
của sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố Phải có thể có những cái đó Hoặc là cái cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc là bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy kem chúng xoáy mạnh trong tâm trí tôi Nhưng trong cuộc
chiến tranh vĩ đại của dân tộc họ sẵn sàng ở mặt trận, một mặt trận nóng bỏng,
hàng ngày hàng giờ đối mặt với sự hiểm nguy: Chúng tôi bị bom vùi luôn Có khi
bò trên cao điểm về chỉ hai con mắt lấp lánh Còn chúng tôi thì chạy trên điểm cao cả ban ngày Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi Nhưng nhất định sẽ nổ Cái để những người con gái kia sẵn sàng chấp nhận và đối
diện thường xuyên với khó khăn gian khổ, sẵn sàng cống hiến, hi sinh cả cuộc đờimình có phải là tình yêu thiết tha với gia đình, với bạn bè, với những kỷ niệm đẹp
đẽ của quê hương mà rộng hơn là tình yêu đất nước Phải chăng họ tìm ý nghĩa sựsống trong Tổ quốc, Nhân dân, trong tương lai tươi sáng, trong lẽ sống vĩnh cửu
(Văn học thuộc loại hình sử thi , cái đẹp trong văn học Cách mạng gắn với ý niệm
về Tổ quốc trường tồn) Mọi cá nhân hữu hạn sẽ bất tử trong Tổ quốc mình