Trong các dạng bài tập làm văn được học ở chương trình THCS thì tôi thấykiểu bài biểu cảm là một dạng bài hay giúp các em học sinh có cơ hội được bộcbạch tâm tư, tình của của mình đối vớ
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Gia Phú, ngày 7 tháng 3 năm 2012
Họ và tên tác giả: ĐẶNG THU HOÀN
Sinh ngày: 09 tháng 5 năm 1978
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác:Trường THCS số 1 Gia Phú
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Văn
Các điều kiện chủ yếu để xét công nhận sáng kiến như sau:
TÊN SÁNG KIẾN (được gọi là giải pháp hữu ích):
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh lớp 7
MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Văn học là loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ Văn học có vai tròrất quan trọng trong sự hình thành phát triển nhân cách con người Mác-xim Gor-ki
đã từng nói: Mỗi một cuốn sách sẽ giúp ông bước dần lên từng bậc thang để tiếnlên làm Người Câu nói ấy giúp ta hiểu được vai trò của văn học nói riêng và củanghệ thuật nói chung Khác với các môn học khác văn học sử dụng ngôn ngữ nghệthuật để phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan Trong tác phẩm văn học, nhà vănkhông chỉ nhận thức chân lí khách quan mà còn bộc lộ tư tưởng và tình cảm, ước
mơ và khát vọng của mình đối với con người và cuộc sống Nói như vậy có nghĩa
là dạy văn không chỉ giúp các em tìm hiểu nghệ thuật, nội dung văn bản từ đó hìnhthành và phát triển các giá trị đạo đức của bản thân mà nhiệm vụ không kém phầnquan trọng của việc dạy văn trong nhà trường là dạy các em cách để tạo lập vănbản, bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình thông qua cách sử dụng ngôn từ
Môn Văn trong nhà trường bậc THCS chia làm ba phân môn: Văn học,Tiếng Việt và Tập làm văn Ba phân môn này có mối quan hệ mật thiết, tác độngqua lại với nhau Học Văn để giúp các em có kĩ năng cảm thụ, nhận thức, họcTiếng Việt là để cung cấp vốn từ vựng và cách sử dụng cho học sinh Môn Tậplàm văn làm nhiệm vụ tổng hợp của hai phân môn trên tức là môn mang tính thựchành Học sinh sử dụng kiến thức của hai phân môn Văn, Tiếng Việt để tạo ra vănbản hoàn chỉnh, bộc lộ quan điểm, tình cảm, sự hiểu biết của mình về các vấn đềcuộc sống Theo cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Dạy làm văn là chủ yếu là dạycho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành,sáng tỏ, chính xác, làm nổi bật điều mình muốn núi” (Dạy Văn là một quá trìnhrèn luyện toàn diện, Nghiên cứu Giáo dục, số 28, 11/1973) Câu nói đó càng chứng
tỏ vai trò quan trọng của việc dạy Văn nói chung và dạy Tập làm văn nói riêngtrong nhà trường
Trong các dạng bài tập làm văn được học ở chương trình THCS thì tôi thấykiểu bài biểu cảm là một dạng bài hay giúp các em học sinh có cơ hội được bộcbạch tâm tư, tình của của mình đối với cuộc sống, con người và các vấn đề đa dạngkhác Tuy nhiên dạng bài này đòi hỏi học sinh không chỉ có kiến thức mà phải cócảm xúc và biết thể hiện cảm xúc ấy một cách chân thật, tinh tế, tránh sự sáo rỗngđồng thời qua đó khơi gợi được tình cảm của người đọc Văn biểu cảm đòi hỏi tínhnghệ thuật và có thể xem một bài văn của các em như một tác phẩm trữ tình Bởivậy với đối tượng là học sinh lớp 7 tôi thấy đây là một vấn đề khó khăn đặt ra chogiáo viên và học sinh
Trang 3Năm học 2008 - 2009 tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn, tôi nhậnthấy mặc dự biểu lộ tình cảm, cảm xúc là một nhu cầu thiết yếu của con ngườinhưng học sinh chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình để “khơi gợi lòng đồngcảm nơi người đọc” (Ngữ văn 7 - tập 1) Khi hành văn, các em còn lẫn lộn, chưaphân biệt rõ ràng, rạch ròi giữa văn biểu cảm với các kiểu bài khác đặc biệt là miêu
tả và tự sự Chính vì thế, điểm các bài kiểm tra và điểm trung bình môn Văn củacác em còn thấp Thực tế đó qủa là đáng lo ngại Vậy giải quyết vấn đề này ra sao?Tôi luôn trăn trở, tự đặt câu hỏi: Vì sao học sinh gặp nhiều khó khăn trong việclàm văn biểu cảm? Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học văn biểucảm cho học sinh? Và đến năm học 2009-2010 khi được dạy văn lớp 7 tôi đã mạnhdạn áp dụng một số kinh nghiệm vào dạy văn biểu cảm cho các em Qua các bàikiểm tra tôi thấy chất lượng làm văn biểu cảm của các em đã được nâng lên rõ rệt.Tôi đã tiếp tục áp dụng kinh nghiệm vào dạy văn biểu cảm cho học sinh trong nămhọc 2010-2011 So sánh kết quả ba năm thực hiện tôi nhận thấy kĩ năng của các
em ngày càng hoàn thiện hơn Vì vậy tôi xin được chia sẻ một số kinh nghiệm khi
dạy dạng bài văn biểu cảm cho các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo
2 Tình hình nghiên cứu
Để khắc phục những hạn chế của học sinh khi viết bài văn biểu cảm, một sốđồng chí giáo viên đã tìm tòi và đưa ra những cách thức thực hiện của riêng mình.Nhưng đây chỉ là vấn đề mang tính cá nhân Từ khi thay sách đến nay chưa có mộtnội dung nghiên cứu hay một chuyên đề nào được tổ chức với quy mô lớn nhằmđưa ra những định hướng cụ thể cho việc dạy kiểu bài biểu cảm cho học sinh Vìvậy việc dạy học biểu cảm cho các em vẫn chủ yếu là trung thành theo định hướngSGK, thực hiện tuần tự các mục, các bước và trả lời đầy đủ các câu hỏi từ đó rút ranội dung cơ bản của bài, đi đến nội dung ghi nhớ Việc nâng cao mở rộng kiếnthức và rèn luyện kĩ năng cho các em chủ yếu áp dụng với đối tượng học sinh giỏiđược bồi dưỡng ngoài giờ Nói chung các giáo viên còn đang rất lúng túng với việckhắc phục kĩ năng làm bài biểu cảm còn hạn chế của học sinh
Với mong muốn nâng cao kĩ năng viết bài văn biểu cảm cho học sinh đồngthời giúp các em có hứng thú học tập và mạnh dạn bộc lộ cảm xúc của mình, ngoàiviệc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học mới, tôi còn đưa vào một số nộidung nâng cao, mở rộng trong các tiết dạy đồng thời chú trọng đào sâu một số các
kĩ năng cho các em Kết quả là nhiều em đã có những bài viết giàu cảm xúc và đa
số các em thể hiện được đúng đặc trưng kiểu bài
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Khi đặt ra vấn đề : Làm thế nào để nâng cao kĩ năng làm văn biểu cảm chohọc sinh lớp 7, tôi muốn các đồng nghiệp chia sẻ cùng tôi những kinh nghiệmgiảng dạy trao đổi bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất, giải quyếttriệt để tình trạng học sinh học thuộc lí thuyết văn biểu cảm, nắm được các bước
Trang 4làm bài nhưng khi vận dụng lại lạc sang kiểu bài tự sự, miêu tả, hoặc bộc lộ tìnhcảm, cảm xúc một cách hạn chế.
Mục đích cuối cùng là mỗi giáo viên văn hình thành cho học sinh kĩ nănglàm bài văn biểu cảm, bộc lộ tình cảm tự nhiên, chân thành mà và giữ đúng đặctrưng kiểu bài Thông qua đó làm phong phú cảm xúc, tâm hồn của các em, hướngcác em vươn tới Chân - Thiện - Mĩ
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Do điều kiện và thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinhnghiệm chỉ gói gọn ở đối tượng học sinh lớp 7A1 của trường THCS số 1 Gia Phútrong ba năm học 2008-2009; 2009- 2010 và 2010-2011
b Phạm vi nghiên cứu
Chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở ban hành năm 2002, phần nội dungchương trình quy định văn biểu cảm chỉ được học 14 tiết ở lớp 7 Chính vì thếtrong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đề cập đến nội dung văn biểu cảm trongSGK Văn 7- Tập 1
5 Tài liệu nghiên cứu
1 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III 2007) môn Ngữ văn- quyển 1 và 2- NXB Giáo dục
(2004-2 Phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THCS theo hướng tích hợp vàtích cực - Đoàn Thị Kim Nhung - NXB Đại học quốc gia TPHCM
3 Dạy học Tập làm văn ở Trung học cơ sở - Nguyễn Trí – NXB Giáo dục
4 Văn biểu cảm trong chương trình Ngữ văn THCS - Nguyễn Trí, NguyễnTrọng Hoàn- NXB Giáo dục
5.Từ điển thuật ngữ văn học- Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc NNXB Giáo dục- 2009
Phi-6 Giúp em viết tốt các dạng bài Tập làm văn lớp 7- Huỳnh Thị Thu NXB Giáo dục- 2009
Ba-6 Phương pháp nghiên cứu
Trang 5Bài viết sử dụng các phương pháp: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Văn biểu cảm là loại văn thể hiện nội tâm, tâm trạng của người viết Ngồitrước trang giấy, nếu tâm hồn trống rỗng không cảm xúc, đầu óc mông lung không
rõ nghĩ gì thì người viết không thể có được một bài văn biểu cảm có hồn Lúc đó,bài văn hoặc khô khan, nhạt nhẽo, ngắn ngủi hoặc giả tạo, vay tình mượn ý Ngườigiáo viên, khi dạy văn THCS nói chung, dạy văn biểu cảm nói riêng, ngoài việcgiúp các em nắm kiến thức, cũng cần phải khơi gợi ở các em tình yêu văn học, yêucuộc sống, để tâm hồn, tình cảm của các em sống cùng nhân vật, tác phẩm Tráitim của các em biết thổn thức, đau đớn trước những bất hạnh của nhân vật, củacuộc đời Nói cách khác là phải truyền cho các em tình yêu, niềm say mê và làmtrỗi dậy ở các em trái tim nhân ái, những rung cảm thật sự để các em có thể dễdàng bộc lộ và tạo lập được một văn bản biểu cảm hay Điều đó quả rất khó nhưng
có thể khắc phục được vì tình cảm vốn là một phần trong mỗi con người Tuynhiên để biểu đạt được những cảm xúc đó một cách chân thành, hợp lí mà vẫn giữđúng đặc trưng của kiểu bài lại càng khó hơn Vì vậy để học tốt và viết tốt vănbiểu cảm ở THCS, học sinh cần nắm vững hệ thống 6 bài học về văn biểu cảm(trong số 14 tiết học văn biểu cảm ở lớp 7 – học kì I ) gồm:
- Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
- Đặc điểm của văn biểu cảm
- Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
- Cách lập ý của bài văn biểu cảm
- Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
- Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Qua giảng dạy chương trình Ngữ văn lớp 7, tôi nhận thấy các em có kĩ năngnhận diện các phương thức biểu đạt trong văn bản Khi giáo viên đưa ra các đoạnvăn yêu cầu các em xác định phương thức biểu đạt trong từng đoạn đa số các emđều xác định đúng nhưng kĩ năng viết, bộc lộ cảm xúc trong bài tập làm văn củamột bộ phận học sinh còn yếu
Năm học 2008 -2009, khi viết bài tập làm văn số 2 với đề bài “Loài cây emyêu” Dù mới học và hình thành kĩ năng tạo lập văn bản biểu cảm xong nhưngnhiều học sinh không phân biệt được văn miêu tả và văn biểu cảm nên bài viết
Trang 6không phải viết về thái độ và tình cảm của mình đối với một loài cây cụ thể mà rấtnhiều em đi vào miêu tả về loài cây đó Mặc dù phần mở bài và kết bài các em đãthể hiện tình cảm đối với với loài cây nhưng toàn bộ phần thân bài là miêu tả.
Ví dụ: Đoạn văn: "Nhìn từ xa cây hồng như một chiếc ô xanh nhỏ được điểm những bông hoa đỏ tươi Buổi sớm, những giọt sương long lanh như những hạt ngọc đọng trên những dải lụa bằng nhung mịn màng khiến hoa mang một vẻ đẹp lung linh lạ thường Cây luôn xanh tốt vì có đủ chất dinh dưỡng nhờ rễ ăn sâu xuống lòng đất Rễ cây khoác trên mình một chiếc áo nâu giản dị Thân cây mảnh
dẻ chỉ nhỉnh hơn chiếc đũa, được bao phủ bởi một màu xanh đậm, mềm mại như dáng hình một thiếu nữ xinh tươi Để bảo vệ cho cây, các cành thân mọc lên những gai nhọn hoắt như thanh kiếm với màu vàng sẫm Vì thế mà mỗi khi chăm sóc cho cây, em phải cẩn thận nếu không gai đâm vào tay đau như kiến cắn Lá hồng xanh đậm về phía trên, xanh nhạt ở phía dưới, viền lá có hàng răng cưa bảo
vệ, ngăn những tên sâu độc ác đến phá."
Như vậy học sinh đã miêu tả về cây hồng với đầy đủ đặc điểm về rễ, thân,
lá, hoa theo cảm nhận riêng của mình Qua đoạn miêu tả đó chúng ta có thể nhận
ra tình yêu của em đó đối với cây như ta vẫn không thấy được đặc trưng kiểu bàibiểu cảm trong đó Đặc biệt toàn bài chỉ là những đoạn văn như thế này thì khôngthể miễn cưỡng mà nói rằng các em đang biểu cảm gián tiếp thông qua miêu tả
Nhưng nếu các em biết đưa vào đoạn văn một số cây như: Cây hồng thật đẹp!; Cây hồng mới đẹp làm sao! ở đầu đoạn văn hoặc đưa vào lời đánh giá nhận xét sau miêu tả: "Em thấy cây hồng mang vẻ đẹp kiêu sa kiều diễm của một nàng công chúa nhưng cũng cứng cỏi và mạnh mẽ như một vị anh hùng Đó là nét riêng của loài hoa đẹp có gai này" thì chắc chắn không ai dám bảo đó là đoạn văn miêu tả
nữa
Hoặc tiết viết bài tập làm văn số 3 đề yêu cầu “Cảm nghĩ về người thân”,học sinh viết cũng làm tương tự, tức là các em vẫn tiếp tục đi vào miêu tả ngoạihình, hành động hoặc kể lại kỉ niệm với đối tượng đó Bởi vì các em không phânbiệt được một cách rạch ròi loại bài miêu tả, tự sự và yếu tố miêu tả, tự sự trong
văn biểu cảm Ví dụ: “Bà nội hay thức khuya dậy sớm để làm việc mà tối nội chưa làm Bà thường đi làm thuê để kiếm tiền nuôi chúng em Em thấy vậy bảo bà nội hay là nội đừng đi làm thuê nữa, nội chuyển sang nấu xôi đi Nội suy nghĩ một hồi lâu rồi nói, đó cũng là một ý kiến hay” Liệu khi đọc đoạn văn trên, có ai cho rằng
đó là một đoạn văn biểu cảm? Toàn bài viết của em học sinh đó đều là những lờivăn, đoạn văn tương tự như thế Nhưng nếu trong lời kể, các em có những câu
đánh giá, thể hiện tình cảm trực tiếp thì sẽ được một đoạn văn biểu cảm Ví dụ: Bà nội hay dậy sớm để làm nốt những việc mà tối nội làm chưa xong Lúc rảnh rỗi bà còn tranh thủ đi làm thuê để kiếm tiền nuôi chúng em Bà đúng là con người của công việc, một người bà tần tảo, hi sinh Nhìn dáng vẻ tất bật của nội, em thấy thương nội vô cùng
Trang 7Qua các bài viết, tôi nhận thấy các em cảm nhận và viết văn biểu cảm theothói quen, nhờ những kĩ năng viết văn miêu tả, tự sự đã học ở lớp 6 Các em chưabiết sử dụng và chưa nắm được vai trò quan trọng của biểu cảm trực tiếp cũng nhưchưa phân biệt rạch ròi giữa kiểu bài tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trongvăn biểu cảm Kể cả học sinh khá, dự cảm và hiểu được yêu cầu của đề, xác địnhđúng hướng làm bài nhưng kể, tả vẫn nhiều hơn biểu cảm Sau đây là bảng số liệuthống kê điểm trung bình môn văn học kì I lớp 7A1 năm học 2007 – 2008.
Lớp TS họcsinh Loại giỏi Loại khá Tb Yếu
Tuy nhiên đây là kết quả bài viết của lớp có nhiều em học sinh khá giỏi, ởlớp học khác, tỉ lệ học sinh còn thấp hơn Trước thực trạng đó, tôi đã tiến hành tìmhiểu qua các đối tượng học sinh, tìm ra nguyên nhân của vấn đề và suy nghĩ tìmgiải pháp để nâng cao chất lượng học văn biểu cảm cho học sinh lớp 7
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP
I Nhận thức triển khai
Từ thực tế giảng dạy, từ khả năng nhận thức của học sinh, tôi tin rằng việcđổi mới phương pháp, cách thức thực hiện sẽ đem lại kết quả khả quan hơn Vì vậyđến năm học 2009-2010 khi tiếp tục được dạy Văn khối lớp 7, tôi mạnh dạn tiếnhành một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm ở bậcTHCS như sau :
Ngoài việc cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản trong chương trìnhtheo biên soạn của SGK, tôi tìm đọc các tài liệu tham khảo, tìm ra một số gợi ý đểgiúp các em có cách tìm ý và biểu cảm phù hợp Tôi chú ý nhấn mạnh cho học sinhmột số kĩ năng cơ bản để phân biệt văn biểu cảm với tự sự, miêu tả và biết cáchvận dụng yếu tố tự sự, miêu tả hợp lí trong kiểu bài biểu cảm
1 Cung cấp một số cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp
Khi dạy tiết 23 bài 6 "Đặc điểm của văn bản biểu cảm", sau khi khai thácxong toàn bộ nội dung kiến thức bài tập 2 (Trích "Những ngày thơ ấu"- NguyênHồng) và rút ra được hai cách biểu cảm thường gặp, tôi mở rộng cho học sinh cáchbiểu cảm trực tiếp và gián tiếp Cụ thể:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ TG NỘI DUNG
Giáo viên chiếu cho học sinh một số
đoạn văn, văn bản biểu cảm
Trang 8Đoạn 1:
"Tôi yêu Sài Gòn da diết nhưngười đàn ông vẫn ôm ấp bóng dángmối tình đầu chứa nhiều ngang trái.Tôi yêu trong nắng sớm, một thứnắng ngọt ngào, vào biểu chiều lộnggió nhớ thương, dưới những câu mưanhiệt đới bất ngờ Tôi yêu thời tiếttrái chứng với trời đang ui ui buồn
bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷtinh Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớttiếng ồn" "Nhớ Sài Gòn"- MinhHương)
Đoạn 2:
"Màu tím lặng thầm thuỷ chungnói lên nỗi chờ đợi xuyên qua nămtháng Đôi lần vơ vẩn buồn, tôi langthang ra bờ đê, xin triền cỏ nhữngbông hoa cỏ dại, những bông hoakhông tên tuổi về cắm trên bàn học.Tôi trân trân nhìn vào cái mỏngmảnh của cánh hoa nghe lòng rưngrưng man mác." ("Loài hoa tôi yêu"-
Hạ Huyền)
Ca dao:
Thương thay thân phận con rùa
Xuống sông đội đá, lên chùa đội biaThương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
? Em hãy xác định cách biểu cảmtrong từng đoạn trích? Chỉ rõ các từngữ được sử dụng để biểu cảm?
Học sinh trả lời, giáo viên kết luận
- Đoạn 1+ bài ca dao: biểu cảm trựctiếp (từ ngữ gạch chân)
- Đoạn 2: biểu cảm gián tiếp thông
Trang 9qua cách miêu tả, sử dụng từ láy…
(kết hợp trực tiếp: "buồn", "rưng
rưng")
Qua bài tập học sinh sẽ thấy được
hai cách biểu cảm thường gặp: biểu
cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp
Trong một văn bản biểu cảm người
ta thường kết hợp linh hoạt hai cách
biểu cảm này Nhưng trong thơ, ca
dao để tác phẩm có tính hàm xúc Có
sức gợi, người ta thường sử dụng
cách biểu cảm gián tiếp
Giáo viên cung cấp một số cách biểu
cảm trực tiếp và gián tiếp như sau:
Biểu cảm gián tiếp:
- Dùng các biện pháp tu từ ẩn dụhoặc tượng trưng để gửi gắm tìnhcảm, tư tưởng
- Thông qua miêu tả, tự sự để thểhiện cảm xúc
- Sử dụng câu hỏi tu từ…
Biểu cảm trực tiếp: gọi tên rõ tìnhcảm, ý nghĩ của mình bằng từngữ, câu chữ chứ không thôngqua một kiểu hình thức nào khác.Đây là cách phổ biến trong vănbiểu cảm song phải dùng khéo vớilượng vừa phải để cảm xúc chânthật và có tính thuyết phục Có thểbiểu cảm trực tiếp bằng các biệnpháp sau:
- Dùng những động từ chỉ cảmxúc để diễn tả những cung bậctrong trạng thái tình cảm của conngười: yêu, mê mẩn, ngây ngất,ngạc nhiên, say sưa…
- Dùng từ ngữ có tính biểu cảmđặc biệt là từ láy: rưng rưng, manmác, vơ vẩn, mải mê, sungsướng…
- Dùng các từ ngữ cảm thán, cáccâu cảm thán: xiết bao, thương
Trang 10thay, ôi, trời ơi, than ôi, hỡi ơi…Sau khi cung cấp xong nội dung này, học sinh đi đến nhận xét rút ra ghi nhớ
và áp dụng luôn trong bài tập phần luyện tập
Kết quả các em học tập sôi nổi hơn, hứng thú hơn, các em mong muốnđược thực hành những kiến thức vừa học được nên mạnh dạn xung phong giải bàitập và chất lượng các bài tập so với năm học trước cũng cao hơn
2 Phân biệt văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
Khi dạy tiết 44 bài 11: " Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm" sau
khi phân tích xong bài tập trong phần I: Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm (tức
là học sinh đã tìm được yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn trích "Tuổi thơ im Duy Khán và nắm được tác dụng của các yếu tố này trong đoạn trích) tôi đã khắcsâu kiến thức về yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu các bằng cách đưa ra câuhỏi:
lặng"-HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ TG NỘI DUNG
? Phân biệt văn tự sự, miêu tả và
yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu
có nguyên nhân, diễn biến, kếtquả
- Miêu tả: tái hiện đối tượng (sựviệc) giúp người đọc người nghecảm nhận được nó, như nó hiện ratrước mắt
- Trong văn biểu cảm: mục đích sửdụng yếu tố tự sự là để nói lêncảm xúc, sự việc thường là sự việctrong quá khứ, sự việc để lại ấntượng sâu đậm, không đi sâu vàonguyên nhân, kết quả, không cần
Trang 11Như vậy trong văn biểu cảm yếu tố
tự sự và miêu tả chính là phương
tiện để từ đó bộc lộ tình cảm, cảm
xúc của người nói (viết) Cho nên
khi sử dụng các yếu tố này chú ý
lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình
Qúa trình được thảo luận, tư duy sẽ giúp các em sẽ nắm vững kiến thức hơn
để từ đó làm cơ sở cho việc thực hành
Đây là những nội dung theo tôi thấy rất quan trọng, cần nhấn mạnh, khắcsâu để các em phân biệt rõ ràng ngay từ đầu, có như vậy bài văn mới tránh đượccác lỗi như trên Tuy nhiên, do thời gian có hạn, giáo viên cần chú ý chuẩn bị kĩcàng trên bảng phụ hoặc trình chiếu, hướng dẫn các em ghi những nội dung chốtngắn gọn nhất
3 Nắm vững và có ý thức vận dụng các bước làm bài văn biểu cảm khi viết bài
Một vấn đề nữa tôi đặc biệt quan tâm dù dạy văn biểu cảm về sự vật và conngười hay văn biểu cảm về tác phẩm văn học, tôi luôn định hướng và hướng dẫncác em nắm vững các bước để làm một bài văn biểu cảm tốt (thực tế quy trình nàycác em đã được học trong chương trình sách giáo khoa, chắc chắn không em nàokhông nhớ vì nó giống quy trình làm bài của các dạng văn tự sự, miêu tả đã học ởlớp 6) vì vậy tôi chủ yếu đi vào hướng dẫn các em cách thực hiện các quy trình nàynhư thế nào cho có hiệu quả (Nội dung này tôi truyền đạt cho học sinh nhưngkhông lồng vào các tiết học để đảm bảo thời gian và nội dung của tiết học, yêu cầucác em ghi cụ thể các câu hỏi định hướng, học thuộc và áp dụng khi làm bài): Quytrình đó bao gồm:
a Tìm hiểu đề và tìm ý
* Tìm hiểu đề
Một đề bài thường ra dưới dạng khái quát nhằm thích hợp với tất cả đốitượng học sinh Do đó, quá trình tìm hiểu đề bài sẽ diễn ra như một hoạt độngnhằm cá thể hóa đề bài cho từng học sinh kết quả của quá trình này là mỗi học sinh
có một đề bài cho riêng mình.Trong đề bài văn biểu cảm, giáo viên cần định hướng