Giải pháp nâng cao hiệu quả thông tin của hai tờ báo trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Báo chí với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Khảo sát báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh và báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, (Trang 92 - 101)

gian tới.

Trong giai đoạn hiện nay, để tiếp tục phát huy vai trò của báo chí trong việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh, hai tờ báo Điện tử Đảng Cộng sản và báo Tuổi trẻ cần có một số giải pháp sau:

Thứ nhất, hai tờ báo Điện tử Đảng Cộng sản và báo Tuổi trẻ cần có biện pháp tăng cường thông tin đến mọi tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và ý nghĩa thực tiễn của cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng đạo đức, lối sống có văn hoá cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Công bằng mà đánh giá, hai tờ báo Điện tử Đảng Cộng sản và báo Tuổi trẻ đã triển khai công tác thông tin rất tốt đến mọi tầng lớp nhân dân về cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh . Nhờ vậy các cấp, các ngành, các địa phương và mỗi người dân hưởng ứng, tham gia tích cực và đã thu được kết quả bước đầu rất khả quan. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, để nâng cao chất lượng và hiệu quả cuộc vận động này, hai tờ báo cần góp công vào việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, đặc biệt là nhận thức về việc gắn học tập với xây dựng đạo đức lối sống có văn hoá, có trách nhiệm với bản thân mỗi

người và với xã hội là vô cùng cần thiết. Các cấp uỷ Đảng cũng cần tạo điều kiện và ưu tiên cho hoạt động này.

Thứ hai, hai tờ báo cần xây dựng lộ trình để thông tin cho phù hợp, chuyển hóa từ việc nhận thức về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thành hành động thực tiễn của cán bộ, đảng viên. Phải xây dựng chương trình để nâng cao nhận thức, hình thành niềm tin và hành động đạo đức. Trên cơ sở đó có chương trình kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức cho từng nhóm đối tượng, tăng cường công tác tuyên truyền với chủ đề giáo dục để xây dựng niềm tin, tình cảm với đạo đức Hồ Chí Minh. Xây dựng chương trình kế hoạch hành động thực tiễn rèn luyện đạo đức Hồ Chí Minh.

Thứ ba, báo Điện tử Đảng Cộng sản và báo Tuổi trẻ cần phát huy sức mạnh tổng hợp của công tác tuyên truyền, gắn công tác tuyên truyền với những bài viết mang tính đấu tranh xử lý nghiêm với những đảng viên thoái hoá, biến chất về đạo đức, lối sống. Công tác tuyên truyền về cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thời gian qua, được báo Điện tử Đảng Cộng sản và báo Tuổi trẻ hưởng ứng tích cực. Bởi vậy, không chỉ nhận thức của người dân về ý nghĩa cuộc vận động và hơn thế nữa, niềm tin của nhân dân về Đảng, Nhà nước, về công cuộc đổi mới được nâng lên, tạo động lực mạnh mẽ cho việc tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động này lên một bước phát triển mới. Tuy nhiên, để cuộc vận động đạt kết quả như mong muốn, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cần thiết phải kết hợp có những bài viết thông tin về công tác tuyên truyền với đấu tranh xử lý nghiêm minh những đảng viên thoái hoá biến chất, gây hậu quả cho xã hội, làm suy thoái thuần phong mỹ tục, gây mất uy tín của Đảng, giảm sức chiến đấu của tổ chức Đảng. Từ những bài viết chuyển tải nội dung thông tin xử lý nghiêm minh này để tạo niềm tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về kết quả cuộc vận động.

Thứ tư, hai tờ báo cần có những bài viết xây dựng điển hình tiên tiến, nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu của người đảng viên, trong rèn luyện đạo đức theo tấm

gương Hồ Chí Minh. Việc thông tin về những gương điển hình tiên tiến có vai trò rất quan trọng với sự nghiệp cách mạng, bởi vậy, chú trọng xây dựng những bài viết, chuyên trang, chuyên mục điển hình và tuyên truyền điển hình tiên tiến là việc làm có ý nghĩa thiết thực. Chính các điển hình là yếu tố nòng cốt tác động thúc đẩy quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị, nêu gương cho quần chúng học tập và làm theo. Thông qua điển hình tiên tiến được thể hiện ở những tập thể, cá nhân gương mẫu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đạt đến trình độ mẫu mực, tiêu biểu, có tác dụng nêu gương cho quần chúng, các cấp uỷ đảng sẽ có kế hoạch hoàn thiện chương trình, kế hoạch tuyên truyền sát với thực tiễn, phù hợp hơn, đồng thời giúp cho quá trình chỉ đạo phong trào hiệu quả, thiết thực hơn.

Bởi vậy, báo chí phải góp công vào công tác tuyên truyền tạo dựng điển hình tiến tiến trong việc thực hiện cuộc vận động, đặc biệt trong rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nhân điển hình làm theo đạo đức Hồ Chí Minh là phương pháp tuyên truyền làm theo đạo đức Hồ Chí Minh hiệu quả nhất, để nhân điển hình phải phổ biến sâu rộng điển hình.

Thứ năm, báo Điện tử Đảng Cộng sản và báo Tuổi trẻ cần đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền cho phù hợp với tình hình và đối tượng.

Truyên truyền về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong điều kiện “bùng nổ” thông tin, trong điều kiện các thế lực thù địch đang thực hiện mọi âm mưu, thủ đoạn để đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hoà bình” là công việc không dễ đạt kết quả như mong muốn. Khi ta tuyên truyền về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thì các thế lực thù địch, các báo chí phản cách mạng cũng đang bằng mọi cách bôi nhọ hình ảnh, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Để báo chí tham gia tích cực và có hiệu quả vào cuộc đấu tranh chống “Diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng, hai tờ báo cần thiết đổi mới

dung tuyên truyền nhằm làm cho nội dung đáp ứng mục đích tuyên truyền, đáp ứng nhu cầu thông tin, đặc biệt là nhu cầu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để mỗi cán bộ, đảng viên theo đó noi theo. Đổi mới nội dung tuyên truyền đồng bộ với đổi mới hình thức và phương pháp tuyên truyền theo hướng phù hợp với từng đối tượng, hấp dẫn và dễ tiếp thu, dễ thực hiện. Điều đó có nghĩa rằng, hai tờ báo phải xây dựng đa dạng về hình thức với các chuyên trang chuyên mục, các trang báo có sự tham gia trực tiếp của công chúng, đọc giả. Việc thiết lập mà mở rộng chế độ thông tin nhiều chiều không chỉ giúp phản ánh trung thực, đầy đủ mọi mặt của cuộc sống xã hội, những bức xúc từ thực tiễn việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, những tâm tư, nguyện vọng của người dân mà còn tạo điều kiện cho cấp ủy, chính quyền địa phương kịp thời nắm và có những điều chỉnh kịp thời trong lãnh đạo, điều hành thực hiện tốt cuộc vận động

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc lựa chọn thể loại để chuyển tải nội dung phù hợp là điều kiện đầu tiên dẫn đến thành công cho tác phẩm. Hơn nữa việc lựa chọn thể loại báo chí phải được kết hợp với việc lựa chọn ngôn ngữ phù hợp, tinh tế, không “nhại từ địa phương” nhưng cũng không xa lạ với công chúng. Bài học thành công từ thực tiễn chỉ ra rằng, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với nhu cầu, trình độ và thị hiếu của công chúng là “bí quyết” mà mỗi cơ quan báo, đài cần chú ý. Sẽ là trở nên phản tác dụng một khi công tác tuyên truyền sử dụng nội dung, hình thức tuyên truyền xa lạ với nhu cầu, trình độ nhận thức và thị hiếu của công chúng địa phương.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Qua việc tiếp cận những tác phẩm báo chí trên 2 tờ báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam và báo Tuổi trẻ về nội dung Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, học viên rút ra được rất nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân. Đó là nguồn tư liệu quý giá để học viên có được nền tảng vững vàng trong quá trình làm nghề báo.

Đồng thời, với những kiến thức dã được học, tác giả luận văn mạnh dạn đưa ra một số ý kiến chủ quan, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm gợi mở cho hai tờ báo nói riêng và hệ thống báo chí Việt Nam nói chung những cách thức mới góp phần nâng cao số lượng, chất lượng tin bài cũng như hiệu quả thông tin trên báo chí. Báo chí trở thành một công cụ sắc bén, lực lượng tiên phong và là công cụ đắc lực của Đảng và Nhà nước trong công tác tuyên truyền, giáo dục, định hướng tư tưởng, đạo đức cho nhân dân.

PHẦN KẾT LUẬN

Tính khuynh hướng và chức năng giáo dục tư tưởng của báo chí là hai yếu tố không thể tách rời. Báo chí hoạt động theo khuynh hướng nào sẽ quyết định đến việc hình thành tư tưởng, lập trường cho công chúng theo khuynh hướng ấy. Hai yếu tố này bổ sung hỗ trợ cho nhau trong việc xây dựng và duy trì, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của một hệ tư tưởng bền vững nhằm phục vụ lâu dài cho lợi ích của mọi tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Thực hiện Chỉ thị số 06 – CT /TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động chính thức được phát động đúng dịp kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng (3/2/1030-3/2/2007) và vừa tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện vào cuối tháng 12 năm 2009. Trong thời gian đó, báo chí đã đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc tuyên truyền, kêu gọi người dân hưởng ứng cuộc vận động. Đã có hàng nghìn sản phẩm báo chí trên nhiều phương tiện truyền thông chuyển tải những thông tin liên quan đến cuộc vận động này. Ngoài ra, nhiều tờ báo cũng đã tổ chức các hoạt động thiết thực, góp phần làm sinh động hơn trong việc đưa tinh thần chỉ thị 06 – CT/TW của Bộ Chính trị đến với mọi tầng lớp nhân dân.

Trong bối cảnh còn bị hạn chế về tư liệu và thời gian thực hiện, nên khóa luận này chỉ tập trung làm nổi rõ vấn đề vừa khái quát nhất, vừa cụ thể nhất : Đó là báo chí nói chung và báo điện tử Đảng Cộng sản và báo Tuổi trẻ nói riêng có vai trò như thế nào trong việc tuyên truyền thực hiện cuộc vận động nêu trên.

Trong ba năm thực hiện cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (2007 – 2009), chúng ta đã phần nào thấy được vai trò quan trọng, không thể thiếu của báo chí trong công tác tuyên truyền cho cuộc vận động, những thành tựu đạt được có một phần đóng góp to lớn của báo chí. Báo chí đã phần nào mang cuộc vận động đến được với người dân, từng bước tác động đến cuộc sống, sinh hoạt của nhiều tầng lớp xã hội, tạo không khí thi đua học tập cuộc vận động, giúp cho phong trào đạt được nhiều thành tựu đáng biểu dương.

Tuy nhiên, qua thực tế hoạt động, không phải tờ báo nào, cơ quan báo chí nào cũng thực hiện tốt cuộc vận động bằng nghiệp vụ của mình. Qua khảo sát và phân tích trong các chương của luận văn này, chúng tôi đã đề cập đế những hạn chế và bước đầu đề xuất những biện pháp khắc phục, hy vọng những điều đó phần nào giúp ích cho những người quan tâm đến vấn đề này.

Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã đi được chặng đường 3 năm, và như Ban chỉ đạo cuộc vận động đã hướng dẫn, cuộc vận động đã bước sang một giai đoạn chuyển biến mới về chất. Do vậy, báo chí cũng cần có một cuộc chuyển biến mới trong công tác tuyên truyền. Báo chí không chỉ gặt hái mà còn phải gieo trồng, thông qua việc gieo trồng đó, tích lũy thêm những giá trị mới để tiếp tục gặt hái thành công..., đó là quy luật của cuộc sống mà báo chí, hơn ai hết, phải đi tiên phong. Có như thế mới đáp ứng sự kỳ vọng của Đảng, của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng và hoàn thành sứ mạng mà mình được giao phó.

Với đề tài „‟Vai trò của báo chí trong cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Khảo sát trên báo điện tử Đảng Cộng sản và báo Tuổi trẻ (2007 – 2009), do đối tượng nghiên cứu là rất rộng, cuộc vận động lại có quy mô rất lớn, nên chúng tôi không thể triển khai đầy đủ và hoàn chỉnh nhất những yêu cầu mà đề tài đặt ra. Chính vì vậy, luận văn này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Kính mong các thầy cô giáo, cũng như những người quan tâm đến đề tài đóng góp ý kiến để góp thêm kiến thức cho mảng đề tài này.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên của mỗi cá nhân, tập thể trong toàn xã hội. Vì vậy đề tài này chắc chắn sẽ còn được chúng tôi quan tâm trở lại trong bước đường học tập, nghiên cứu trong thời gian tới. Những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo, các anh chị, cũng như những người quan tâm đến đề tài là những ý tưởng và nguồn tư liệu quý giá để chúng tôi hoàn thiện đề tài, nhằm góp thêm một phần nhỏ tư liệu cho các bạn quan tâm trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÁC GIẢ NGƢỜI VIỆT NAM

1. Lê Thanh Bình. 2004, Quản lý và phát triển bái chí – xuất bản, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004.

2. Đức Dũng, 1995, Ký báo chí, Khoa báo chí – Phân viện báo chí tuyên truyền. 3. Đức Dũng, 2000, Viết báo như thế nào?, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà nội. 4. Ngọc Đán, 1995, Báo chí với sự nghiệp đổi mới, Nxb Lao động.

5. Hà Minh Đức, 1997, Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Vũ Quang Hào, 2004, Báo chí và đào tạo báo chí tại Thụy Điển, Nxb Lý luận Chính trị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Vũ Quang Hào, 2009, Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thông tấn, Hà nội.

8. Hoàng Ngọc Hiến, 1999, Năm bài giảng về thể loại, Nxb Giáo dục, Hà nội. 9. Vũ Đình Hòe (Chủ biên), 1999, Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh

đạo và quản lý, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Đỗ Quang Hưng, 2000, Lịch sử báo chí Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

11. Hồng Lam – Ngọc Quỳnh, 2008, Hồ Chí Minh- về nâng cao đạo đức cách

mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Nxb Thanh niên.

12. Hồ Chí Minh toàn tập, 2001, tập 5, NXB Chính trị Quốc gia ấn hành.

13. Nhiều tác giả, Cẩm nang tin dành riêng cho phóng viên báo Lao Động, tài liệu lưu hành nội bộ

14. Nhiều tác giả (2009), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia.

15. . Trần Quang, 2007, Các thể loại báo chí chính luận, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Trần Quang, số 5/1995, Cơ sở hình thành các thể loại báo chí, tạp chí Khoa học, ĐHTH Hà Nội.

17. Trần Hữu Quang, 2006, Xã hội học báo chí, Nxb Trẻ.

18. Văn Ngọc Quỳnh, 2008, Kể chuyện đạo đức Bác Hồ, Nxb Văn hóa-Thông tin.

19. Lê Minh Quốc, 2001, Hỏi đáp báo chí Việt Nam, Nxb Trẻ.

20. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, 2004, Cơ sở lý luận báo

chí - truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Dương Xuân Sơn, 2004, Các thể loại chính luận – nghệ thuật, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Dương Xuân Sơn, 2005, Hoạt động báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 – 2001), Đề tài đặc biệt Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số QG 01-12.

Một phần của tài liệu Báo chí với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Khảo sát báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh và báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, (Trang 92 - 101)