1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định hướng phát triển thương hiệu cho công ty cổ phần TMT

42 396 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 379 KB

Nội dung

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều bước chuyển mình trong việc quan tâm đến vấn đề xây dựng và phát triển truyền thông thương hiệu. Cùng với đó là sự bùng nổ của một kỷ nguyên công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông kéo theo sự thay đổi lớn, hỗ trợ một phần rất lớn trong việc quảng bá, truyền thông thương hiệu cho các công ty, tập đoàn. Các nhà làm thương hiệu cũng có cái nhìn tích cực về phát triển truyền thông cho thương hiệu của doanh nghiệp. Không nằm ngoài xu thế đó, Công ty cổ phần Du lịch và Sự kiện TMT cũng có những quan tâm đặc biệt cho vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua các mặt đặc biệt là truyền thông.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sựgiúp đỡ và hướng dẫn rất tận tình của các anh (chị) tại Công ty cổ phần Du lịch và Sựkiện TMT, các thầy cô và các bạn thuộc khoa Kinh doanh thương mại, trường Đại họcThương Mại Tôi xin cảm ơn các thầy cô đã cung cấp cho tôi các kiến thức vô cùng quýbáu và cần thiết trong thời gian học tập tại trường

Đặc biệt, tôi chân thành cảm ơn PGS.TS An Thị Thanh Nhàn đã tận tình hướng dẫn,góp ý, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này

Tôi xin cảm ơn chị Diệp Bình Dương - người trực tiếp hướng dẫn tôi tại công tycùng với các anh chị tại TMT Elite tour, phòng kế toán Nguyễn An Ninh, phòng hội sởchính TMT đã nhiệt tình giúp đỡ tôi định hướng đề tài khóa luận, cung cấp các tài liệucần thiết trong quá trình tôi thực hiện đề tài, đã tạo điều kiện cho tôi thực tập, học hỏi vàtìm hiểu thêm kiến thức thực tế

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình cùng bạn bè đã tạo điều kiện, độngviên và giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình

Do giới hạn về mặt thời gian và kiến thức nên đề tài sẽ không tránh khỏi những saisót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô vàcác bạn

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2014 Sinh viên thực hiện

Vũ Trung Thành

Trang 2

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU1.1 Khái niệm, chức năng, vai trò của truyền thông thương hiệu tại các doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm, chức năng, vai trò của thương hiệu.

1.1.1.1 Khái niệm thương hiệu

Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểutượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế, hoặc tập hợp các yếu tố nhằm xác định và phân biệthàng hóa hay dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hóa dịch vụ củađối thủ cạnh tranh”

“Thương hiệu, trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong marketing; là tập hợp cácdấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi chung làdoanh nghiệp) này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác; là hình tượng

về một loại, một nhóm hàng hóa, dịch vụ hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí kháchhàng” (Nguồn: Thương hiệu với nhà quản lý – Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn ThànhTrung)

1.1.1.2 Chức năng của thương hiệu

 Chức năng nhận biết và phân biệt

Đây là chức năng rất đặc trưng và quan trọng của thương hiệu Khả năng nhận biếtđược của thương hiệu là yếu tố quan trọng không chỉ cho người tiêu dùng mà còn cho cảdoanh nghiệp trong quản trị và điều hành hoạt động của doanh nghiệp Thông qua thươnghiệu người tiêu dùng và nhà sản xuất có thể dễ dàng phân biệt, nhận biết hàng hóa củadoanh nghiệp này với doanh nghiệp khác Tập hợp các dấu hiệu của thương hiệu (tênhiệu, biểu tượng, biểu trưng, khẩu hiệu hoặc kiểu dáng đặc biệt của hàng hóa và bao bì…)chính là căn cứ để nhận biết và phân biệt

 Chức năng thông tin và chỉ dẫn

Chức năng thông tin và chỉ dẫn của thương hiệu thể hiện ở chỗ thông qua nhữnghình ảnh, ngôn ngữ hoặc các dấu hiệu khác cũng như khẩu hiệu của thương hiệu Ngườitiêu dùng có thể nhận biết được phần nào về giá trị sử dụng của hàng hóa, những côngdụng đích thực mà hàng hóa đó mang lại cho người tiêu dùng trong hiện tại và tương lai

Trang 3

Những thông tin về nơi sản xuất, đẳng cấp của hàng hóa cũng như điều kiện tiêu dùng…cũng có thể phần nào được thể hiện thông qua thương hiệu.

 Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy

Thương hiệu còn có chức năng tạo sự cảm nhận Đó là cảm nhận của người tiêu dùng

về sự sang trọng, sự khác biệt, một cảm nhận yên tâm, thoải mái và tin tưởng khi tiêudùng hàng hóa, dịch vụ đó và sư tin tưởng khi lựa chọn tiêu dùng hàng hóa đó

Sự tin cậy và sẵn sàng lựa chọn hàng hóa mang một thương hiệu nào đó mang lại chodoanh nghiệp tập khách hàng trung thành Một thương hiệu có đẳng cấp được chấp nhận

sẽ tạo một sự tin cậy đối với khách hàng và khách hàng sẽ trung thành với thương hiệu.Chất lượng hàng hóa, dịch vụ là yếu tố quyết định lòng trung thành của khách hàng nhưngthương hiệu là động lực cực kì quan trọng để giữ chân khách hàng ở lại và là địa chỉ đểngười tiêu dùng đặt lòng tin của mình

 Chức năng kinh tế

Thương hiệu mang trong nó một giá trị hiện tại và tiềm năng Giá trị đó được thể hiện

rõ nhất khi sang nhượng thương hiệu Thương hiệu là tài sản vô hình và rất có giá trị củadoanh nghiệp Mặc dù giá trị của thương hiệu rất khó định đoạt nhưng nhờ những lợi thế

mà thương hiệu nổi tiếng mang lại hàng hóa sẽ bán được nhiều, cao hơn, dễ thâm nhập thịtrường Những chi phí đó tạo nên một giá trị kinh tế cho thương hiệu Bên cạnh đó sự nổitiếng của thương hiệu sẽ làm cho giá trị của thương hiệu tăng lên gấp bội và đó chính làchức năng kinh tế của thương hiệu

1.1.1.3 Vai trò của thương hiệu

 Đối với doanh nghiệp

Thương hiệu làm gia tăng đối thoại thương hiệu doanh nghiệp Người tiêu dùng lựachọn hàng hóa thông qua sự cảm nhận của mình Một thương hiệu lần đầu tiên xuất hiệntrên thị trường, nó hoàn toàn chưa có được một hình ảnh nào trong tâm trí người tiêudùng Qua thời gian, bằng kinh nghiệm trong sử dụng, qua những điểm tiếp xúc thươnghiệu và những thông điệp mà thương hiệu truyền tải đến người tiêu dùng thì vị trí và hìnhảnh của hàng hóa được định vị dần trong tâm trí khách hàng

Thương hiệu có vai trò như là lời cam kết của doanh nghiệp với khách hàng Sự cảmnhận của người tiêu dùng đối với sản phầm của doanh nghiệp dựa vào nhiều yếu tố nhưcác thuộc tính của hàng hóa, cảm nhận thông qua dịch vụ đi kèm của doanh nghiệp, uy tín

và hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng Khi người tiêu dùng lựachọn sản phẩm mang một thương hiệu nào đó tức là họ đã chấp nhận và gửi gắm lòng tin

Trang 4

vào thương hiệu đó Do đó, một thương hiệu mạnh sẽ giúp củng cố được hình ảnh về sảnphẩm và doanh nghiệp

Thương hiệu nhằm phân đoạn thị trường Trong kinh doanh các công ty luôn đưa ramột tổ hợp các thuộc tính lí tưởng về các thế mạnh, lợi ích đích thực và đặc trưng nổi trộicủa hàng hóa, dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của từng nhóm hàng cụthể Thương hiệu với chức năng nhận biết và phân biệt sẽ giúp doanh nghiệp phân đoạnthị trường Bằng cách tạo ra những thương hiệu cá biệt doanh nghiệp sẽ thu hút được sựchú ý của khách hàng hiện hữu cũng như tiềm năng cho từng chủng loại hàng hóa Vànhư thế với từng chủng loại hàng hóa cụ thể sẽ tương ứng với từng tập khách hàng nhấtđịnh

Thương hiệu tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển của sản phẩm Xuất phát

từ những định vị khác nhau cho từng chủng loại hàng hóa với những thương hiệu khácnhau, quá trình phát triển của sản phẩm sẽ được khắc sâu hơn trong tâm trí người tiêudùng Cùng với sự phát triển của sản phẩm, cá tính thương hiệu ngày càng được định hình

và thể hiện rõ nét, thông qua đó các chiến lược sản phẩm sẽ phải phù hợp và hài hòa hơncho từng chủng loại hàng hóa Một sản phẩm khác biệt với những sản phẩm khác bởi cáctính năng công dụng cũng như dịch vụ kèm theo mà theo đótạo sự gia tăng của giá trị sửdụng Thương hiệu có dấu hiệu bên ngoài để nhận dạng sự khác biệt đó

Thương hiệu cũng là một tài sản có giá của doanh nghiệp Người tiêu dùng luôn có

xu hướng lựa chọn hành hóa mà mình tin tưởng, vì vậy một thương hiệu mạnh thì sẽ càng

có nhiều tập khách hàng trung thành Bên cạnh đó, nhờ tác dụng tuyên truyền và phổ biếnkinh nghiệm từ các khách hàng trung thành này đến những người tiêu dùng khác, từ đó sẽlàm gia tăng lượng khách hàng cho doanh nghiệp Một thương hiệu mạnh cũng làm giatăng giá trị thương hiệu và giá trị doanh nghiệp

Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp Một hàng hóa mnag thưnghiệu nổi tiếng có thể bán được với giá cao hơn so với các hàng hóa tương tự mang thươnghiệu xa lạ Một thương hiệu uy tín sẽ mang về những giá trị vật chất cho doanh nghiệp,giúp bán được nhiều hàng hóa hơn Khi thương hiệu được người tiêu dùng chấp nhận và

ưa chuộng sẽ tạo dựng được sự trung thành của khách hàng Lúc đó người tiêu dùng sẽkhông xét nét lựa chọn hàng hóa mà họ có xu hướng lựa chọn hàng hóa tin tưởng Bêncạnh đó nhờ tác dụng tuyên truyền và phổ biến kinh nghiệm của người tiêu dùng mà hànghóa sẽ bán được nhiều hơn Đây là vai trò rất tích cực của thương hiệu xét theo góc độthương mại và lợi nhuận

Trang 5

Thương hiệu giúp thu hút đầu tư Thương hiệu nổi tiếng cũng giúp doanh nghiệp thuhút được nhiều nhà đầu tư hơn, bạn hàng của doanh nghiệp cũng sẽ sẵn sàng hợp tác kinhdoanh với doanh nghiệp vì họ tin vào sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công

ty

 Đối với người tiêu dùng

Thương hiệu giúp người tiêu dùng phân biệt nhanh chóng hàng hóa cần mua trongmuôn vàn các hàng hóa cùng loại khác, góp phần xác định được nguồn gốc xuất xứ củahàng hóa, sản phẩm một cách dễ dàng

Thương hiệu góp phần tạo ra một giá trị cá nhân cho người tiêu dùng một cảm giácsang trọng và được tôn vinh Nó làm cho người tiêu dùng có cảm giác được sang trọnghơn, nổi bật hơn, có đẳng cấp hơn và được tôn vinh khi dùng hàng hóa mang thương hiệuđó

Thương hiệu tạo một tâm lí về chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong tiêu dùng Khingười tiêu dùng lựa chọn một thương hiệu tức là họ đã gửi gắm niềm tin vào thương hiệu

đó Họ hoàn toàn yên tâm về chất lượng hàng hóa, những dịch vụ đi kèm và thái độ ứng

xử của nhà cung cấp đối với các sự cố xảy ra đối với hàng hóa, dịch vụ

 Đối với nền kinh tế quốc dân và đất nước.

Khi doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, họ sẽ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu côngnghiệp với các cơ quan chức năng của nhà nước, các cơ quan quản lý thị trường và nhànước sẽ có cơ sở pháp lý để tiền hành xử lý việc bán hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạmquyền sở hữu công nghiệp Nhờ vậy cơ quan quản lý thị trường có thể quản lý hiệu quảhơn, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho cá doanh nghiệp

1.1.2 Khái niệm, vai trò của truyền thông thương hiệu

1.1.2.1 Khái niệm truyền thông thương hiệu

Truyền thông là các hoạt động chia sẻ, truyền đạt thông tin trong đó có ít nhất hai tácnhân tham gia trong quá trình truyền thông gồm:

- Truyền thông một chiều: chỉ gửi thông tin, không nhận thông tin

- Truyền thông hai chiều: cả gửi và nhận thông tin

Truyền thông thương hiệu là các hoạt động của truyền thông của doanh nghiệp giúpđưa những thông tin về thương hiệu (logo, slogan, tên gọi, hình ảnh…) đến với kháchhàng nhằm tạo sự liên kết giữa khách hàng với thương hiệu của doanh nghiệp

Trang 6

1.1.2.2 Vai trò của truyền thông thương hiệu

Truyền thông có một vai trò vô cùng to lớn trong thời buổi kinh tế thị trường hiệnnay Các hoạt động truyền thông thương hiệu đóng góp cho giá trị thương hiệu theo nhiềucách: bằng cách tạo ra sự nhận biết thương hiệu, kết nối những liên tưởng đúng với hìnhảnh thương hiệu trong trí nhớ người tiêu dùng, khơi gợi những đánh giá hoặc cảm nhậntích cực về thương hiệu trong trí nhớ và tình cảm của khách hàng, và tạo sự thuận lợi chomối quan hệ thân thiện, bền vững và gắn bó giữa thương hiệu với người tiêu dùng

1.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chương trình truyền thông thương hiệu.

 Khách hàng

Do đặc trưng của các chương trình truyền thông thương hiệu luôn có sự tương tácgiữa doanh nghiệp và rất nhiều khách hàng vì vậy nên nhân tố khách hàng có sự ảnhhưởng lớn tới hiệu quả của chương trình truyền thông của doanh nghiệp Doanh nghiệpcần nghiên cứu và phân tích kỹ các thành phần chính thuộc nhân tố này như: đối tượngkhách hàng (khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức), cơ cấu tuổi tác, trình độ văn hóa,thu nhập, thói quen tiêu dùng,… để từ đó có thể đưa ra các quyết định lựa chọn mục tiêucũng như hoạch định các kế hoạch truyền thông cụ thể

Tùy vào đối tượng khách hàng là khách hàng tổ chức hay khách hàng cá nhân màdoanh nghiệp sẽ lựa chọn các phương tiện truyền thông thích hợp để truyền thông thươnghiệu, giúp tạo mối liên kết với từng đối tượng khách hàng và tiết kiệm chi phí truyềnthông Quảng cáo và quan hệ công chúng là hai phương tiện truyền thông thương hiệuhiệu quả với đối tượng khách hàng cá nhân, còn với đối tượng khách hàng tổ chức doanhnghiệp có thể chọn quảng cáo và bán hàng cá nhân nhằm giúp khách hàng có được nhiềuthông tin cần thiết hơn về thương hiệu của doanh nghiệp

Ngoài ra việc nghiên cứu và phân tích rõ về trình độ văn hóa, thu nhập, thói quen tiêudùng,… của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những lựa chọn phương tiện truyềnthông phù hợp nhằm tạo liên kết giữa thương hiệu của doanh nghiệp đến với khách hàngmột cách chính xác Việc phân tích còn ảnh hướng nhiều đến việc hoạch định kế hoạchtruyền thông do khách hàng là đối tượng chính của các chương trình truyền thông củadoanh nghiệp

 Đối thủ cạnh tranh

Trong khi xây dựng chương trình truyền thông thương hiệu việc phân tích và nghiêncứu về đối thủ cạnh tranh đã được doanh nghiệp thực hiện tuy nhiên cũng còn nhiều thôngtin của các đối thủ cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến các chương trình truyền thông thương

Trang 7

hiệu của doanh nghiệp Ví dụ như chiến lược truyền thông của đối thủ cho ta biết ngânsách được phân bổ ra sao? Đối thủ lựa chọn phương tiện truyền thông nào là chủ yếu?Ngoài ra nó có thể hỗ trợ cấp quản lý triển khai kế hoạch truyền thông của riêng mình.Khi nắm rõ được khối lượng truyền thông, kênh truyền thông được chọn, tần suất, độ baophủ,… của đối thủ cạnh tranh nhà quản trị của doanh nghiệp có thể sắp xếp để cácchương trình truyền thông của mình hợp lý, đạt được hiệu quả cao nhất.

1.2 Công cụ truyền thông chủ yếu và nội dung truyền thông thương hiệu.

1.2.1 Công cụ truyền thông chủ yếu.

1.2.1.1 Quảng cáo thương hiệu

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sảnphẩm, hàng hóa có mục đích sinh lợi; sản phẩm hàng hóa không có mục đích sinh lời; tổchức cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được giới thiệu trừ tin tức thời sự,chính sách xã hội, thông tin cá nhân( Theo Điều 1 khoản 2 Luật Quảng cáo 2012)

 Đặc điểm của quảng cáo:

Giai đoạn đầu quảng cáo có vai trò quan trọng Nếu là một chương trình truyền thôngđộc đáo, rộng khắp gây ấn tượng mạnh mẽ sẽ thuận lợi cho các giai đoạn kế tiếp và rútngắn thời gian tác động

Việc lựa chọn phương tiện và thiết kế nội dung quảng cáo đòi hỏi tính chuyênnghiệp cao, kết hợp hài hòa các mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp

Tần suất quảng cáo phải duy trì ở mức độ độc đáo trong giai đoạn đầu sau đó giảmdần tùy điều kiện môi trường và hiệu ứng tác động đến khách hàng từ đó cần duy trì thôngđiệp trong một thời gian đủ dài để thương hiệu đi vào tâm trí người tiêu dùng

Các kĩ thuật tạo điểm nhấn mang tính nhắc nhở sẽ giúp cũng cố hình ảnh thương hiệutrong tâm trí người tiêu dùng, tránh bị lãng quên

Trang 8

 Mục tiêu của quảng cáo thương hiệu:

Tạo ra nhận thức về thương hiệu: Tạo ra nhận thức về sự tồn tại của thương hiệu đó Tạo ra sự hiểu biết về thương hiệu: Đưa kiến thức, tạo dấu ấn và niềm tin đến kháchhàng

Thuyết phục quyết định mua: Tạo niềm tin với khách hàng, kích thích cảm xúc muatạm thời

Duy trì lòng trung thành khách hàng

- Một số phương tiện quảng cáo:

Trên báo chí, truyền thông, phát thanh

Website, giao tiếp cá nhân

 Ưu điểm của PR

Là một công cụ quan trọng trong tiếp thị và phát triển thương hiệu, nhằm trực tiếp vàođối tượng mục tiêu không chỉ là khách hàng tiềm năng mà còn nhằm thiết lập, khai thácquan hệ với các tổ chức xã hội, giới truyền thông, địa phương, người trung gian…

Là một quá trình thông tin hai chiều: Doanh nghiệp không chỉ đơn thuần đưa ra cácthông tin về sản phẩm, doanh nghiệp, hoạt động của doanh nghiệp mà còn phải lắng nghecác ý kiến phản hồi từ khách hàng từ đó biết và hiểu được tâm lí, những mong muốn,nhận định của đối tượng về sản phẩm, doanh nghiệp đề có thể điều chỉnh chiến lược phùhợp Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp và lắng nghe những ý kiến củangười tiêu dùng về sản phẩm của mình

Có tính khách quan cao: Do PR thường dùng các biện pháp trung gian cho mọi thôngđiệp đến với người tiêu dùng nên dẽ được chấp nhận hơn, ít thể hiện tính thương mại hơn

Trang 9

Điều này sẽ mang đến những cơ hội rất tốt để tạo dựng ấn tượng, một sự tin tưởng củangười tiêu dùng với hàng hóa mang thương hiệu được tuyên truyền.

Hoạt động PR truyền tải một lượng thông tin nhiều hơn so với các bộ phận tuyêntruyền, quảng bá khác, tạo cho người tiếp nhận thông tin có cảm giác như được tư vấn vềsản phẩm vì vậy người tiêu dùng sẽ biết đến nhiều hơn

Hoạt động PR thường mang đến lợi ích cụ thể cho đối tượng: Qua hoạt động PRdoanh nghiệp không chỉ tiến hành quảng cáo cho thương hiệu của mình mà còn mang lạicho đối tượng những lợi ích đích thực như các chương trình biểu diễn nghiệ thuật, cáckhoản đóng góp nghệ thuật… từ đó tạo sự gắn bó, gần gũi, thân thiện với người tiêu dùng

PR có chi phí đôi khi thấp hơn quảng cáo do tính chất tập trung của đối tượng và nhờ

tá động rộng rãi của truyền miệng

Nhược điểm cuả PR

Hoạt động PR hạn chế số lượng tiếp cận: Do thông tin không đến được với một sốlượng rất lớn các đối tượng trong một thời gian ngắn, trong một khu vực định trước.Thông điệp trong PR thường không gây được ấn tượng mạnh

+ Khó ghi nhớ thông điệp hơn so với quảng cáo bởi không thông qua những hình ảnh,nhạc điệu vui nhộn nào cả vì vậy khó đi vào tâm trí người tiêu dùng

+ Khó kiểm soát nội dung thông điệp do phai truyền tải qua bên thứ 3: nhà báo,chuyên gia…

Các phương tiện PR

Marketing sự kiện và tài trợ

Quan hệ báo chí và phương tiện truyền thông

Các hoạt động vì cộng đồng

Đối phó với các rủi ro và xử lí tình huống

Ấn phẩm của công ty: Lịch, card, báo tạp chí tháng, dồng phục…

1.2.1.3 Công cụ truyền thông trực tiếp

- Marketing trực tiếp là hình thức sử dụng thư, điện thoại và những công cụ liê lạcgián tiếp khác để thông tin cho khách hàng hiện tại, tiềm năng và yêu cầu họ có thông tinphản hồi

Trang 10

- Bán hàng cá nhân: Là quá trình tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên bán hàng và kháchhàng triển vọng nhằm tư vấn, giới thiệu thuyết phục họ sử dụng sản phẩm

- Product Placement: là công cụ quảng cáo thông qua lồng ghép tại các bộ phim,truyện, đĩa hài…

“Các hoạt động truyền thông chính là “tiếng nói” của thương hiệu, tạo nên hình ảnhthương hiệu, thuyết phục khách hàng mua thương hệu và cũng là công cụ để giúp doanhnghiệp gây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng Quảng cáo và các phương thứcxúc tiến đóng vai trò khác nhau trong chương trình truyền thông nhưng đều có chung mộtmục đích quan trọng đó là xây dựng và phát triển giá trị thương hiệu Hoạt động truyềnthông giúp thiết lập giá trị thương hiệu bằng cách dần dần đưa thương hiệu đó vào tâm tríkhách hàng, từng bước theo quá trình tâm lý và dẫn dắt để đi đến các mức độ sẵn sàng caohơn trong hành vi mua”

“Xúc tiến thương mại trong xây dựng và phát triển thương hiệu”

1.2.2 Mô hình chương trình truyền thông thương hiệu.

Sơ đồ: 1.2 Mô hình chương trình truyền thông thương hiệu

Kế hoạch truyền thông

Phối hợp các phương thức truyền

Trang 11

Mô hình chương trình truyền thông thương hiệu phải trải qua năm bước Trước tiên,nhà quản trị phải xác định được tình huống hiện tại và vị trí của thương hiệu trong lòngkhán giả mục tiêu tương ứng với đối thủ cạnh tranh Tiếp đến, thiết kế phương án định vịphù hợp cho thương hiệu mà doanh nghiệp muốn hướng tới và các mục tiêu truyền thông

cụ thể và có tính khả thi Từ đó, nhà quản trị phải xây dựng được một kế hoạch truyềnthông chi tiết với các quyết định về sáng tạo thông điệp và lựa chọn phương tiện truyềnthông cũng như xác định ngân sách cần thiết cho hoạt động truyền thông Bước tiếp theo

là phối hợp hài hòa các phương thức xúc tiến theo đặc điểm thị trường, theo chu kỳ sảnphẩm và theo cơ chế giao tiếp để đạt được yêu cầu vừa đa dạng vừa nhất quán trongtruyền thông thương hiệu Cuối cùng, tất cả các hoạt động truyền thông phải được quản

lý, đánh giá và kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo đạt được đúng những mục tiêu truyềnthông đã đề ra và có được hiệu quả chi phí cao nhất

1.2.3 Phân định các nội dung cơ bản của chương trình truyền thông thương hiệu

1.2.3.1 Phân tích bối cảnh

Xuất phát điểm của bất cứ quy trình hoạch định chiến lược nào cũng là phải rà soát vàkiểm tra thực trạng bối cảnh của công ty Trong đó, cần xem xét tổng thể về khách hànghiện tại và tiềm năng, về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm, thương hiệu của công ty,kiểm tra các yếu tố tác động bên trong và bên ngoài đến hoạt động truyền thông củadoanh nghiệp, xác định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường ngành và trongmôi trường kinh tế - xã hội tổng thể

 Khách hàng và nhu cầu thị trường

Khi tìm hiểu về khách hàng và nhu cầu thị trường cần phải trả lời chính xác và chi tiếtcác câu hỏi sau:

- Khách hàng trọng điểm: Họ là ai? Họ sống ở đâu? Họ có những đặc biệt gì về đặcđiểm văn hóa, xã hội và phong cách sống? Thu nhập và thói quen tiêu dùng của họ ra sao?Thói quen sử dụng phương tiện truyền thông? Quy mô của nhu cầu thị trường lớn như thếnào? Tần số mua nhiều hay ít? Cơ cấu thị trường được phân bố tập trung nhiều ở nôngthôn hay thành thị?

- Hành vi và quá trình quyết định của người mua đối với sản phẩm và thương hiệu củacông ty: Quy trình mua sản phẩm đầy đủ hay rút gọn? Hành vi mua theo thói quen haytìm kiếm sự đa dạng? Mức độ trung thành của người mua đối với thương hiệu? Các yếu tốnào tác động nhiều nhất đến hành vi mua? Sản phẩm của công ty đáp ứng được nhu cầunào của người tiêu dùng? Những đặc điểm nào được đánh giá cao?

Trang 12

 Đối thủ cạnh tranh

Tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh chính trong ngành, quy mô và khả năng tăng trưởngcủa họ, năng lực đầu tư, năng lực sản xuất, các hoạt động xúc tiến và chiến lược truyềnthông của họ Vị thế của thương hiệu so với các sản phẩm cạnh tranh và thay thế? v.v…

 Phân tích thực trạng của công ty

Nhằm tìm ra điểm mạnh và điểm yếu trong nội bộ công ty để có thể khai thác những

cơ hội khả thi và vượt qua được các rào cản, công nghệ, nhân lưc, đầu tư, nguồn cungứng, uy tín, dịch vụ…

1.2.3.2 Định vị thương hiệu và xây dựng mục tiêu truyền thông

 Định vị thương hiệu

Là tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị tríxác định so với đối thủ cạnh tranh trong tâm trí khách hàng Đây là những nỗ lực đem lạicho thương hiệu một hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức và liên tưởng của khách hàngkhi đối diện với thương hiệu Việc định vị thương hiệu trong bước này cần xác định chínhxác tọa độ mà thương hiệu cần phải hướng tới với những nỗ lực marketing của mình và làcăn cứ quan trọng để lập kế hoạch truyền thông

 Xây dựng mục tiêu truyền thông

Mục tiêu truyền thông có thể được thiết lập tại bất kỳ cấp độ nào theo quá trình diễnbiến tâm lý của khan giả trong mô hình AIDA Có 4 loại mục tiêu như sau:

- Nhu cầu chủng loại: Xác định chủng loại hàng hóa/dịch vụ cần thiết để loại bỏ hoặcthỏa mãn sự khác biệt giữa trạng thái nhu cầu hiện tại và trạng thái nhu cầu mong muốn.Một sản phẩm hoàn toàn mới đối với thị trường sẽ luôn bắt đầu với mục tiêu truyền thông

là xác định nhu cầu chủng loại

- Nhận biết thương hiệu: Khả năng nhận biết thương hiệu (nhận ra hoặc nhớ lại) giữacác sản phẩm ùng loại với những thông tin chi tiết đủ để ra quyết định mua hàng, sử dụngdịch vụ Nhận biết thương hiệu ở mức độ nhận dạng thường dễ đạt được hơn là ở mức độnhớ lại thương hiệu Nhận ra thương hiệu có ý nghĩa quan trọng khi khách hàng ở bêntrong cửa hiệu Nhớ lại thương hiệu có ý nghĩa quan trọng khi khách hàng ở bên ngoàicửa hiệu Nhận biết thương hiệu là một trong những yếu tố nền móng để xây dựng giá trịthương hiệu

- Thái độ đối với thương hiệu: Đánh giá chủ quan của khách hàng về khả năng màthương hiệu có thể đáp ứng nhu cầu của họ Nhu cầu liên quan đến thương hiệu có thể

Trang 13

mang tính tiêu cực (loại bỏ vướng mắc, tránh rắc rối, giải quyết vấn đề, sửa chữa hưhỏng…) hoặc mang tính tích cực (thỏa mãn các giác quan, kích thích trí tuệ, sự chấp nhậncủa xã hội…)

- Ý định mua thương hiệu: Tự tìm hiểu để mua thương hiệu hoặc có hành động liênquan đến hành vi mua hàng Những món quà xúc tiến bán dưới dạng phiếu giảm giá hoặcmua 1 tặng 1… có khả năng khuyến khích người tiêu dùng có hành vi mua để dùng

1.2.3.3 Kế hoạch truyền thông

Kế hoạch truyền thông để đạt được mục tiêu mong muốn cần phải giải quyết các vấn

đề sau: nội dung truyền thông là gì và cách thể hiện nội dung như thế nào (sáng tạo thôngđiệp), truyền đạt thông điệp đó thông qua phương tiện nào (lựa chọn phương tiện) và cầnbao nhiêu tiền để thực hiện các công việc nêu trên (xác định ngân sách)

 Thông điệp truyền thông và kênh truyền thông

- Thiết kế thông điệp và lựa chọn kênh truyền thông là hai nội dung trọng tâm của kếhoạch xúc tiến Trong trường hợp lý tưởng, thông điệp phải thu hút được sự chú ý, tạođược sự quan tâm, kích thích được sự mong muốn và thúc đẩy hành vi mua Việc soạnthảo thông điệp đòi hỏi phải giải quyết được các vấn đề: nói gì (nội dung thông điệp), nóinhư thế nào cho hợp logic (kết cấu của thông điệp), nói như thế nào để dễ hình dung (hìnhthức thông điệp), và ai sẽ nói (nguồn phát thông điệp)

- Nhà quản trị cần phải lựa chọn đúng những kênh truyền thông hiệu quả để truyền tảithông điệp của mình Các kênh truyền thông có thể phân loại thành hai nhóm cơ bản: cánhân và phi cá nhân Kênh truyền thông cá nhân là trường hợp có hai hoặc nhiều ngườigiao tiếp trực tiếp với nhau như: marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân, Kênh truyềnthông phi cá nhân có thể tải thông điệp mà không cần có sự tiếp xúc trực tiếp như: quảngcáo, quan hệ công chúng

 Ngân sách truyền thông

Một trong những quyết định khó khăn trong chiến lược truyền thông là xác định ngânsách truyền thông và phân bổ toàn bộ nguồn lực truyền thông marketing (tài chính, vậtchất, con người, thời gian) cho nhiều công cụ khác nhau: quảng cáo, xúc tiến bán, bánhàng cá nhân, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp và hội chợ - triển lãm Bên cạnh

đó, mỗi công cụ có tác động tâm lý khác nhau đến người nhân tin, và có ảnh hưởng khácnhau đến từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm Vì vậy, việc phối hợp chúngvới nhau có thể tạo nên một sức mạnh và hiệu quả cộng hưởng lớn và cần doanh nghiệp

Trang 14

xác định được ngân sách Để xác định vấn đề ngân sách, doanh nghiệp phải tìm ra câu trảlời cho hai câu hỏi cơ bản:

- Công ty nên chi bao nhiêu cho toàn bộ hoạt động xúc tiến?

- Làm thế nào để phân chia phù hợp và hiệu quả tổng chi phí này cho các công cụ xúctiến khác nhau, và cho từng giai đoạn khác nhau trong chiến lược truyền thông

Vấn đề khó khăn nhất của việc xác định ngân sách truyền thông là doanh nghiệpkhông thẩm định chính xác được mức độ hiệu quả của chiến lược truyền thông, và nhưthế rất khó dự tính ngân sách cho phù hợp Do hiệu quả của truyền thông không thể chỉ đobằng tiền, nên vấn đề hoạch định ngân sách là một công việc phù hợp

1.2.3.4 Thiết kế và phối hợp các phương thức truyền thông

Phối thức truyền thông bao gồm nhiều công cụ khác nhau, mỗi loại có một đặc thùriêng, và có ảnh hưởng khác nhau trong quá trình truyền thông của công ty Trong bướcphối hợp các phương thức truyền thông, căn cứ vào mục tiêu truyền thông chung, mỗi bộphận sẽ đặt ra chương trình hành động của riêng mình và lên kế hoạch thực thi chươngtrình đó, bao gồm:

- Quyết định sử dụng các công cụ nào trong hỗn hợp truyền thông, trong đó phươngthức nào là chủ đạo và công cụ nào mang tính bổ sung

- Chiến lược sáng tạo: lựa chọn thông điệp, đại lý

- Chiến lược phương tiện: loại hình, thời biểu, khán giả

- Kế hoạch thực hiện: thời điểm tiến hành, con người và nguồn lực, tổ chức v.v…Các doanh nghiệp cần cân nhắc một số yếu tố khi phát triển và thiết lập phối thức xúctiến, đó là:

a Loại hình thị trường, sản phẩm

Phối thức truyền thông được phân bổ rất khác nhau giữa thị trường tiêu dùng và thịtrường doanh nghiệp Quảng cáo và xúc tiến bán là những phương thức truyền thông quantrọng nhất trong quá trình truyền thông thương hiệu trên thị trường Trong khí đó, bánhàng cá nhân lại là phương thức hiệu quả nhất để tiếp cận thị trường tổ chức

Cho dù là công cụ nào giữ vai trò của đạo thì vẫn luôn cần tới sự phối hợp giữa cáccông cụ để đạt được hiệu quả truyền thông cao nhất Quảng cáo kết hợp với quan hệ côngchúng có thể giúp doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh, ấn tượng về thương hiệu củacông ty đến với khách hàng Bên cạnh đó, quan hệ công chúng có đóng góp tích cực đối

Trang 15

với các sản phẩm, dịch vụ ngành giải trí trong vai trò là lực lượng kết nối giữa công tyđến với khách hàng.

b Chu kỳ sống của sản phẩm

Hiệu quả của các công cụ truyền thông cũng thay đổi theo từng giai đoạn của chu kỳsản phẩm Ở giai đoạn giới thiệu sản phẩm mới, quảng cáo và quan hệ công chúng có tácđộng cao nhất đến sự nhận biết thương hiệu và đạt được hiệu quả chi phí cao nhất, tiếpđến là bán hàng cá nhân để tăng phạm vi bao phủ đối với kênh phân phối và xúc tiến bán

để khuyến khích dùng thử Ở giai đoạn phát triển, nhu cầu sẽ tăng nhanh chóng nếu sảnphẩm được chấp nhận và thông tin truyền miệng sẽ đóng vai trò quan trọng Ở giai đoạnbão hòa, thứ tự các công cụ sẽ đem lại hiệu quả cao trong môi trường cạnh tranh gay gắtgiữa các thương hiệu sẽ là xúc tiến bán, quảng cáo và bán hàng cá nhân Ở giai đoạn suythoái của sản phẩm, xúc tiến bán vẫn có thể duy trì được lòng trung thành của một nhómkhách hàng nhất định, tuy nhiên quảng cáo, quan hệ công chúng và bán hàng cá nhân sẽđược giảm đáng kể và dần rút lui khỏi kế hoạch truyền thông

c Cơ chế giao tiếp

Cơ cấu trong phối thức truyền thông chịu ảnh hưởng rất lớn từ vấn đề công ty chọn cơchế giao tiếp đẩy hay kéo để tạo ra sự đáp ứng cần thiết trên thị trường trọng điểm Hai cơchế giao tiếp này trái ngược nhau và có tác động đến các đối tượng khác nhau

- Cơ chế đẩy: Là việc định hướng hoạt động truyền thông của nhà sản xuất, cung ứngdịch vụ tác động tới những người trung gian của kênh để kích thích họ đặt hàng cùng kinhdoanh sản phẩm, dịch vụ đó và quảng cáo nó cho người sử dụng cuối cùng Chiến lượcnày khuyến khích hoạt động mua bán ở các trung gian trong kênh phân phối để đẩy hànghóa ra thị trường

- Cơ chế kéo: Là việc định hướng các hoạt động truyền thông của nhà sản xuất, cungứng dịch vụ tác động trực tiếp tới người tiêu dùng cuối cùng, tới khách hàng trọng điểm

để tạo nhu cầu trên thị trường, kích thích họ yêu cầu những người trung gian cung ứngsản phẩm, dịch vụ, và nhờ vậy kích thích những người trung gian đặt hàng của công tysản xuất Chiến lược này hình thành sức kéo hút hàng hóa từ thị trường dọc theo kênhphân phối qua các thành viên trung gian

1.2.3.5 Thực thi, đánh giá và kiểm soát hiệu quả chiến lược truyền thông

Về mặt lý thuyết, hệ thống truyền thông hợp nhất giúp tạo thông điệp nhất quán, mạnh

mẽ và tác động rõ ràng đến doanh thu và thương hiệu, giúp công ty cải thiện khả năngvươn đến đúng đối tượng khách hàng bằng đúng thông điệp, vào đúng nơi, đúng lúc Đây

Trang 16

là cách thức xem xét hoạt động truyền thông marketing tổng thể thay vì chỉ tập trung vàotừng thành phần riêng lẻ của quá trình truyền thông Tuy nhiên, thực tế triển khai và đánhgiá hoạt động truyền thông hợp nhất hết sức phức tạp và nhiều thách thức Công việc củabước này gồm các nội dung sau:

a Thực hiện chiến lược truyền thông

Điều phối các hoạt động truyền thông trong doanh nghiệp để đảm bảo kế hoạch đã đề

ra được thực thi một cách chuyên nghiệp, đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao Trong đó cócác nội dung về:

- Lịch trình thực hiện cho từng bộ phận

- Tổ chức nhân sự, tìm kiếm và sử dụng dịch vụ bên ngoài

- Phân bổ nguồn lực phù hợp với tầm quan trọng của các công cụ (theo chi phí, thờigian, công sức và hiệu quả)

b Thuê ngoài dịch vụ truyền thông

Các công ty bên ngoài có thể đóng góp cho các chương trình truyền thông marketingbao gồm: các đại lý quảng cáo, các công ty nghiên cứu marketing và các công ty tư vấn vềquan hệ công chứng Những dịch vụ này là một phần bổ sung cho đội ngũ marketing củadoing nghiệp Tuy nhiên, việc thuê ngoài đòi hỏi doanh nghiệp cần xây dựng một mốiquan hệ làm việc hiệu quả với các tổ chức dịch vụ bên ngoài để hoàn thành hiệu quảnhững gì doanh nghiệp mong muốn

- Dịch vụ nghiên cứu thị trường: Trong bước đầu tiên (phân tích bối cảnh) và bướccuối cùng (đánh giá hiệu quả) của chiến lược truyền thông Họ có thể cung câp các dữliệu cơ bản và cần thiết về thị trường cho việc xây dựng, thực hiện và đánh giá cácchương trình xúc tiến marketing Các công ty này cũng có thể thực hiện nhiệm vụ bổ sungcho hoạt động nghiên cứu trong nội bộ doanh nghiệp

- Đại lý quảng cáo: Đóng vai trò vô hình nhưng rất quan trọng trong chương trìnhquảng cáo cũng như các hoạt động xúc tiến khác Nhiệm vụ của các đại lý quảng cáo là

mã hóa những mục tiêu, ý tưởng của doanh nghiệp thành những thông điệp với hình ảnh,

từ ngữ, âm thanh… sống động, rồi đưa các thông điệp này lên các phương tiện truyềnthông để tiếp cận nhóm khán giả mục tiêu

- Công ty tư vấn quan hệ công chúng: Các doanh nghiệp thương sử dụng dịch vụ tưvấn về vấn đề quan hệ công chúng để nhận được các tin tức, ý kiến chuyên gia và sự giúp

đỡ thiết thực trong hoạt động đối ngoại, quan hệ công chúng Cũng như đối với các dịch

Trang 17

vụ truyền thông khác, kinh nghiệm và các mối quan hệ đa dạng của công ty tư vấn tronglĩnh vực đặc biệt này thường có giá trị lớn Các công ty tư vấn có thể giúp doanh nghiệpnhờ mối quan hệ với các quan chức trong chính quyền trung ương và địa phương, với cácphương tiện truyền thông đại chúng, cung cấp hiểu biết về các nhóm công chúng màdoanh nghiệp quan tâm.

- Chỉ tiêu định tính: mức độ nhận biết, ghi nhớ, ưa thích, lòng trung thành…

- Chỉ tiêu định lượng: doanh số, thị phần, hiệu quả chi phí,…

- Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động truyền thông

Tính pháp lý

Tính thông tin

Tính nghệ thuật

Tính thống nhất và đa dạng

Trang 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ SỰ KIỆN TMT2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Du lịch và Sự kiện TMT

2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty TMT

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Sơ lược công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ SỰ KIỆN TMT

Ngày thành lập: 2/12/2009

Giấy phép ĐKKD số: 0105690135

Địa chỉ: Tầng 5, 160 Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: (84-4)2213 9017 *Fax: (84-4)3736 8425

Công ty Cổ phần du lịch và sự kiện TMT được thành lập vào ngày 2/12/ 2009, có trụ

sở tại Tầng 5, 160 Hoàng Hoa Thám, Q Tây Hồ, Hà Nội

Công ty là một công ty con của Công ty cổ phần truyền thông Vmark, vừa có các hoạtđộng kinh doanh riêng, vừa tham gia vào các hoạt động chính của công ty mẹ

Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, đến nay Công ty đã tổ chức rất nhiều sựkiện thành công và giúp hàng ngàn du khách tìm thấy những địa điểm du lịch tuyệt vời,

có những chuyến nghỉ ngơi thư giãn và những cuộc phiêu lưu thú vị

Triết lý hoạt động của doanh nghiệp đó là mang đến các dịch vụ hiệu quả và thiết thựcnhất đến cho khách hàng, không ngừng sáng tạo ra các sản phẩm thỏa mãn sự mong đợicủa khách hàng Bên cạnh đó, mỗi con người tại TMT luôn cam kết và hành xử theonguyên tắc giá trị, nhằm tạo ra văn hóa làm việc hiệu quả, năng suất và chất lượng, cácgiá trị đó là Hiệu quả, Chất lượng, Thẳng thắn, Nhiệt tình, Chuyên nghiệp

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Du lịch và sự kiện TMT có chức năng chính :

Trang 19

- Tổ chức các hoạt động du lịch quốc tế và nội địa

- Cung cấp các dịch vụ vận tải

- Tổ chức sự kiện, sản xuất chương trình, quảng cáo, truyền thông và quảng bá thươnghiệu

- Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại

Công ty Cổ phần Du lịch và sự kiện TMT với hoạt động kinh doanh lữ hành, chuyên

tổ chức, xây dựng và cung cấp các tour du lịch phục vụ các khách du lịch cả trong nước

và khu vực nước ngoài Để phục vụ và thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng, làm hài lòngkhách hàng, Công ty luôn đa dạng hóa các chương trình du lịch, phục vụ khách hàng vớitiêu chí chất lượng là trên hết, chi phí tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu của khách vào bất cứthời gian nào với cách phục vụ chuyên nghiệp, hiệu quả

Nhiệm vụ của công ty bao gồm:

- Có trách nhiệm kinh doanh đúng ngành nghề đã kinh doanh

- Đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ

- Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính của Nhà nước

- Tôn trọng các chế độ báo cáo thống kê, tài chính kê toán theo chế độ của Nhà nước

- Tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các hợp đồng kinh tế

- Thực hiện moị nghĩa vụ với người lao động theo quy định của bộ luật Lao động donhà nước ban hành

Trang 20

2.1.1.3 Sơ đồ cấu trúc tổ chức

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Mô hình quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến Mô hình này dựatrên nguyên tắc thống nhất chỉ huy, người lãnh đạo là người đưa ra toàn bộ các quyết định

và giải quyết các mâu thuẫn, khác biệt trong hoạt động của công ty, Nhân viên là nhữngngười trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ Ban Giám đốc chỉ đạo

Ưu điểm của mô hình này là đơn giản, gọn nhẹ và có sự thống nhất chỉ huy Linhhoạt và chi phí quản lí thấp, trách nhiệm các bộ phận rõ ràng Phù hợp với các doanhnghiệp có quy mô nhỏ

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo nguyên tắc chức năng Việc sắp xếp

mô hình như trên đảm bảo tính tối ưu của công tác tổ chức doanh nghiệp , giúp các bộphận thực hiện tốt được vai trò của mình, giúp doanh nghiệp vận hành linh hoạt

- Xác định sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu, bộ phận phòng ban trong cơ cấu quản

lý, hướng tới những hoạt động chung của công ty

Bộ phận Tổ chức sự kiện

Bộ phận

du lịch

Trang 21

- Tạo ra một trật tự xác định giúp các cấp quản lý thực hiện nhiệm vụ quản lý đạt kếtquả cao.

- Sử dụng hiệu quả nguồn lực của công ty như lao động, vốn , phương tiện vật chấtChức năng của các phòng ban như sau:

Giám đốc: Hiện nay là ông Trần Xuân Mạnh, là người đứng đầu bộ máy của công ty,đảm nhiệm chức điều hành, giám sát quản lý toàn bộ hoạt động của công ty Là ngườichịu trách nhiệm trước pháp luật về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, về tínhhiệu quả cũng như việc chấp hành luật pháp hiện hành

Phòng Tổ chức- Hành chính: Ngoại giao, quản trị và tổ chức các hoạt động tác nghiệpcủa công ty Phòng có chức năng quản lý hồ sơ nhân sự, tiếp nhận và bố trí, điều hànhnhân lực nhằm hỗ trợ các phòng ban trong quá trình tuyển dụng, điều động đội ngũ nhânviên Đồng thời thực hiện các chế độ khen thưởng, kỉ luật, chấm công, phụ trách vấn đềtiền lương và bảo hiểm cho người lao động

Phòng Kế toán: Có chức năng ghi chép lại các giao dịch về tài chính, chuẩn bị và diễn

giải các báo cáo tài chính cung cấp cho ban quản lí, báo cáo định kì về kết quả hoạt độngđạt được để phục vụ hoạt động kinh doanh, chuẩn bị bảng lương, kế toán thu – chi, đồngthời hạch toán kết quả kinh doanh, và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

Phòng kinh doanh: được chia làm hai bộ phận, bộ phận Tổ chức sự kiện và bộ phận

Du lịch Mỗi bộ phận phụ trách một hoạt động kinh doanh chính của công ty, từ tìm kiếmkhách hàng, liên hệ với nhà cung cấp, đối tác, xây dựng lịch trình chi tiết, theo dõi lịchtrình của các hoạt động đến phối hợp với phòng hành chính phân công nhân sự thực hiện,lập báo cáo hoạt động…

2.1.1.4 Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

 Về lĩnh vực du lịch

Công ty Cổ phần Du lịch và sự kiện TMT tổ chức các tour du lịch với lịch trình bốtrí sẵn cho khách du lịch, Công ty thực hiện các tour du lịch trong nước và ngoài nước.Bên canh đó, công ty còn thiết kế, soạn thảo chương trình du lịch, tổ chức các hoạt độngvui chơi theo yêu cầu của du khách …( du khách tự thiết kế tour cho mình – tailor madetours ) Công ty hiện cũng đang mở rộng kinh doanh hợp tác với một số công ty du lịchkhác trong và ngoài nước để mở rộng đối tượng khách hàng và phục vụ tối đa nhu cầu củakhách hàng

 Về lĩnh vực tổ chức sự kiện

Ngày đăng: 10/04/2015, 21:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. An Thị Thanh Nhàn và Lục Thị Thu Hướng (2010), Quản trị và xúc tiến thương mại trong xây dựng & phát triển thương hiệu, NXB Lao Động Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị và xúc tiến thương mạitrong xây dựng & phát triển thương hiệu
Tác giả: An Thị Thanh Nhàn và Lục Thị Thu Hướng
Nhà XB: NXB Lao Động Xã Hội
Năm: 2010
2. Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Thành Trung (2012), Thương hiệu với nhà quản lý, NXB Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương hiệu với nhà quản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Thành Trung
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2012
3. Nguyễn Xuân Quang (2005), Marketing thương mại, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing thương mại
Tác giả: Nguyễn Xuân Quang
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2005
4. Phillip Kotler (2007), Marketing căn bản, Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing căn bản
Tác giả: Phillip Kotler
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2007
5. Phòng Kế toán – Tài chính (2011, 2012, 2013), báo cáo thường niên, công ty TNHH Lotte Cinema Việt Nam Khác
6. Website Công ty cổ phần Du lịch và Sự kiện TMT http://elitetour.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w