Đánh giá hoạt động truyền thông thương hiệu TMT

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển thương hiệu cho công ty cổ phần TMT (Trang 28)

2.2.2.1 Thành công trong hoạt động truyền thông thương hiệu TMT

Đi vào hoạt động theo giấy phép kinh doanh từ năm 2009, công ty đã tạo cho mình một bề dày hoạt động trong 5 năm qua. Với việc ứng dụng và phát triển các hoạt động truyền thông, thương hiệu TMT đã có thể đứng vững trên thị trường. Những thành công mà truyền thông thương hiệu mang lại cho công ty chính là:

- Tình hình tài chính ổn định, kinh doanh đạt kết quả cao. Nguồn lực tự thân về tài chính cũng như những nguồn lực bên ngoài luôn có sẵn khi công ty có dự án đầu tư.

- Nguồn nhân lực trong công ty đạt chất lượng cao, có khả năng nắm bắt thông tin và sử dụng công nghệ internet nhanh nhạy. Ban lãnh đạo công ty là những người có trình độ, nắm bắt nhanh xu hướng của thời đại, nhạy bén trong lĩnh vực kinh doanh, có tư tưởng lớn trong việc phát triển thương hiệu công ty ngày càng lớn mạnh.

- Công ty mang đến sự tiếp cận đa dạng đối với các loại hình sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng. Tạo sự tiếp xúc cũng như phủ sóng trên hầu hết các trang tin tức cũng như các kênh thông tin mà khách hàng có thể tiếp cận. Thông qua đó hoàn thiện các dịch vụ cũng như chất lượng phục vụ khách hàng bằng cách tiếp thu, đánh giá những hiệu quả mà truyền thông mang lại. Số lượng người truy cập vào website ngày càng nhiều, góp phần tăng lên giá trị của công ty.

- Hệ thống thông tin ngày càng được hoàn thiện, số lượng thông tin được đảm bảo chính xác, đúng chuẩn, hỗ trợ tối đa cho khách hàng khi họ có nhu cầu sử dụng, tìm kiếm một dịch vụ nào đó. Mang lại sự trải nghiệm mới mẻ, đầy tính sáng tạo. Mở ra con đường phát triển cho công ty, cũng như là tiền đề cho công ty thực hiện những hoạt động truyền thông cho thương hiệu sau này.

Qua việc phân tích kết quả kinh doanh của công ty 3 năm vừa qua (2011- 2013), với doanh thu đạt được cho thấy công ty cổ phần du lịch và sự kiện TMT đang làm ăn có hiệu quả. Ngoài mảng kinh doanh lữ hành, công ty còn mở rộng kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác góp phần ổn định doanh thu cho công ty và thu nhập cho toàn bộ nhân viên. Bên cạnh việc tăng doanh thu và lợi nhuận cho mình, công ty cổ phần du lịch và sự kiện TMT đã gây dựng được hình ảnh trong tâm trí khách hàng trong và ngoài nước với chất lượng dịch vụ tốt, dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo và chuyên nghiệp. Thành công mà TMT đạt được là một trong những kết quả của công tác xúc tiến bán, quảng bá thương hiệu cũng như chất lượng dịch vụ du lịch của công ty. Hiện nay công ty vẫn đang tích cực tìm hiểu, nghiên cứu thị trường để tiếp tục khai thác các thế mạnh của mình, hạn chế các mặt còn yếu kém để đưa công ty tiếp tục đi lên khẳng định được thương hiệu của mình, khẳng định chỗ đứng trên thị trường kinh doanh du lịch và tổ chức sự kiện.

2.2.2.2 Hạn chế, tồn tại trong hoạt động truyền thông thương hiệu TMT

Bên cạnh những thành công đã đạt được của công ty trong thời gian vừa qua, không thể không kể đến những hạn chế đã và đang tồn tại mà công ty đang dần khắc phục. Có thể kể đến một số hạn chế như sau:

- Đối tượng khách hàng của công ty chủ yếu là khách du lịch từ nước ngoài đến thăm Hà Nội và tự lựa chọn cho mình một công ty lữ hành để đi du lịch. Như vậy, công ty cổ phần du lịch và sự kiện TMT chưa chủ động tìm kiếm nguồn khách hàng nội địa mà nhận khách một cách thụ động.

- Một số tour của công ty còn ít được đổi mới, ít tính đặc biệt, chất lượng dịch vụ của một số tour này cũng chưa thật sự cao dẫn đến tính kém hấp dẫn của tour, gây ảnh hưởng đến doanh thu của công ty.

- Hệ thống nhận diện thương hiệu được thiết kế một cách đơn giản, không nổi bật, khó có thể gây ấn tượng với khách hàng. Mà bản chất của công ty về truyền thông là luôn luôn phải làm nổi bật vấn đề, vì vậy việc thiết kế các thành tố cũng chưa được sát sao đầu tư.

- Mảng tổ chức sự kiện của công ty chưa được chú trọng đầu tư, hay nói cách khác đây là mảng lĩnh vực được coi là không có tiềm năng.

- Các chương trình marketing, quảng bá thương hiệu trên fanpage cũng như website còn hạn chế, đội ngũ quản trị không chủ động đăng tải bài và hình ảnh cũng như đầu tư xây dựng trang cá nhân của công ty. Đặc điểm nổi trội của mạng xã hội chính là sức lan

tỏa và tính tương tác giữa các thành viên trên đó. Tuy nhiên qua thực tế cho thấy việc tham gia mạng xã hội của công ty chỉ là hình thức, chưa thật sự thu hút, chưa thật sự đạt hiệu quả để có thể khai thác vô vàn các tính năng trên đó.

- Công ty chưa có hệ thống email marketing chuẩn. Hầu hết mỗi nhân viên có một mẫu form email của riêng mình, trong khi đó các mẫu này tính thẩm mỹ trong thiết kế không cao, làm cho việc phản hồi lại đôi khi vướng phải thư rác, thư thăm hỏi vì không tạo được sự nhất quán.

- Chưa có một kế hoạch truyền thông thương hiệu dài hạn, chính vì vậy gây khó khăn trong việc đánh giá được thị trường, cơ sở để áp dụng các phương tiện truyền thông trong doanh nghiệp.

2.2.2.3 Nguyên nhân

- Công ty chưa có phòng ban riêng để nghiên cứu, thực hiện các hoạt động về quản trị thương hiệu, nhất là đưa ra các biện pháp truyền thông cho thương hiệu. Điều đó đồng nghĩa với việc công ty thiếu đi nguồn nhân lực có trình độ về thương hiệu nhất là phát triển truyền thông thương hiệu. Nguồn nhân lực về lĩnh vực này phải được đào tạo chuyên sâu về marketing, về thương hiệu, về các vấn đề nằm trong nó.

- Với sự biến động không ngừng của nền kinh tế, sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như sự ra đời của hàng loạt các công cụ truyền thông, thì việc thiếu đi một chiến lược riêng biệt cho phát triển truyền thông thương hiệu cũng là một thiếu sót lớn để làm tăng giá trị thương hiệu của công ty cũng như cảm nhận của khách hàng.

- Ngân sách của công ty cổ phần du lịch và sự kiện TMT dành cho hoạt động phát triển truyền thông thương hiệu còn nhiều eo hẹp, dẫn đến việc:

Các hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán của công ty như khuyến mãi, PR chưa được khách hàng biết đến.

Hệ thống nhận diện thương hiệu chưa đồng bộ và chưa được truyền thông hiệu quả nên tỷ lệ người tiêu dùng biết về hệ thống nhận diện này còn thấp.

Mặc dù có vị trí nằm ở trung tâm, tuy nhiên diện tích tiếp xúc của văn phòng giao dịch hầu như là không có, vì thế TMT càng không được chú ý đến bởi đông đảo khách hàng trên địa bàn Hà Nội.

Dịch vụ của TMT có chất lượng tốt, cách thức làm việc chuyên nghiệp nhưng công ty chưa tìm cách để truyền bá những nét độc đáo đó đến người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển thương hiệu cho công ty cổ phần TMT (Trang 28)