GVHD: NGUYỄN CÔNG DŨNGTHỰC HIỆN: NHÓM 05 LỚP: LT17MA001ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG BỘ CỦA TẬP ĐOÀN MAI LINH GROUP KHOA THƯƠNG MẠI – DU
Trang 1GVHD: NGUYỄN CÔNG DŨNGTHỰC HIỆN: NHÓM 05 LỚP: LT17MA001
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG BỘ CỦA
TẬP ĐOÀN MAI LINH GROUP
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING
BỘ MÔN MARKETING DỊCH VỤ
Trang 2MỤC LỤC
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về Marketing dịch vụ 4
1.1 Giới thiệu chung về Marketing dịch vụ 4
1.1.1 Khái quát về dịch vụ: 4
1.1.2 Khái quát về Marketing dịch vụ 5
1.2 Ngành vận tải đường bộ và Marketing dịch vụ trong lĩnh vực vận tải đường bộ 7
1.2.1 Khái niệm dịch vụ vận tải 7
1.2.2 Marketing dịch vụ trong lĩnh vực vận tải đường bộ 8
Chương 2: Phân tích và đánh giá hoạt động Marketing dịch vụ của Tập đoàn Mai Linh Group .8
2.1 Giới thiệu về Tập đoàn Mai Linh Group 8
2.2 Thị trường và khách hàng mục tiêu của Mai Linh Express 10
2.2.1 Thị trường mục tiêu của Công ty Mai Linh Express 10
2.2.2 Khách hàng mục tiêu của Công ty Mai Linh Express 10
2.3 Đối thủ cạnh tranh và vị trí hiện tại của Công ty Mai Linh Express trong môi trường cạnh tranh 10
2.3.1 Đối thủ cạnh tranh 10
2.3.2 Vị trí hiện tại của Công ty Mai Linh Express trong môi trường cạnh tranh 14
2.4 Định vị thương hiệu 18
2.5 Chiến lược Marketing mix dịch vụ của Công ty Mai Linh Express (7P) 18
2.5.1 Chiến lược sản phẩm (Product) 18
2.5.2 Chiến lược giá (Price) 21
2.5.3 Chiến lược kênh phân phối 23
2.5.4 Chiến lược truyền thông (Promotion) 25
2.5.5 Con người (People) 27
2.5.6 Quy trình (Process) 30
2.5.7 Physical evidence 32
Chương 3: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing dịch vụ của Công ty Mai Linh Express 34
3.1 Lý do đề xuất 34
3.2 Một số giải pháp đề xuất cho Công ty Mai Linh Express 34
3.2.1 Giải pháp về sản phẩm 34
3.2.2 Giải pháp về giá 36
Trang 33.2.3 Giải pháp về phân phối 36
3.2.4 Giải pháp về xúc tiến 37
3.2.5 Giải pháp về con người 38
Tìm ra những giải pháp tạo lòng trung thành của nhân viên 38
3.2.6 Giải pháp nâng cao quy trình cung cấp dịch vụ 39
3.2.7 Giải pháp nâng cao các yếu tố vật chất 39
LỜI MỞ ĐẦU
Trong tình hình kinh tế hiện nay, với sự hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế Thế giới, mở ra một thị trường đa dạng, xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh sản xuất
và dịch vụ Đối với loại hình kinh doanh dịch vụ thì dịch vụ vận tải hành khách đường
bộ là một dịch vụ hết sức cần thiết và đã trở thành một phương tiện phục vụ nhu cầu
đi lại của mọi người trong xã hội với giá cả và chất lượng đa dạng mà bất cứ ai cũng
có thể sử dụng được
Thực tế, dịch vụ vận tải hành khách đường bộ là phương tiện được hành khách chọn làm phương tiện di chuyển nhiều trong những chuyến đi đường dài như đi công tác, du lịch, hội hè, và đặc biệt là trong những dịp lễ, Tết về thăm gia đình Nhưng hiện nay, vấn đề mà mọi người sử dụng phương tiện này vẫn còn những bức xúc về những chuyến xe lỡ chuyến, đón khách dọc đường, đua nhau dành đường, cách ứng
xử của các nhân viên trên xe, Ngoài ra để doanh nghiệp có thể đối phó với những nguy cơ, đe dọa cùng với sự cạnh tranh từ phía thị trường Chính vì vậy, việc xây dựng một chiến lược Marketing là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, nó sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc kinh doanh dịch
vụ vận tải hành khách đường dài để doanh nghiệp phục vụ hành khách được hoàn hảo hơn và đem lại sự thành công cho doanh nghiệp Xuất phát từ nhận thức trên, nên
nhóm em chọn đề tài “Đánh giá hoạt động Marketing dịch vụ lĩnh vực vận tải hành
khách đường bộ của Tập đoàn Mai Linh Group”.
Trang 4Chương 1: Cơ sở lý thuyết về Marketing dịch vụ
1.1 Giới thiệu chung về Marketing dịch vụ
- Không thể thấy trước khi tiêu dùng
- Không lưu trữ được: không lập kho để lưu trữ như hàng hóa được
- Không thể cấp bằng sáng chế
- Không thể trưng bày hay quảng bá
* Quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời:
- Khách hàng tham gia vào và ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dịchvụ
- Khách hàng tác động lẫn nhau
- Nhân viên ảnh hưởng đến kết quả thực hiện
Trang 5- Việc sản xuất và cung ứng dịch vụ phải thận trọng, không chủ quan,phải xuất phát từ nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
- Phân loại theo phương pháp loại trừ
- Phân loại theo mức độ liên hệ với khách hàng
- Phân loại theo các mảng dịch vụ
1.1.2 Khái quát về Marketing dịch vụ
Marketing dịch vụ là gì?
Marketing dịch vụ là quá trình thu nhận, tìm hiểu, đánh giá và thỏa mãn nhucầu của khách hàng mục tiêu bằng hệ thống các chính sách, các biện pháp tác độngtoàn bộ tổ chức sản xuất, cung ứng và tiêu dùng dịch vụ Thông qua hệ thống phânphối doanh nghiệp sẽ sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp trên cơ sở cânbằng lợi ích giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp và lợi ích của xã hội
Trang 6 Bản chất của Marketing dịch vụ: Hoạt động marketing dịch vụ diễn ra trong
toàn bộ quá trình sản xuất và người tiêu dùng dịch vụ, chúng bao gồm trướctiêu dùng, trong tiêu dùng và sau tiêu dùng
Marketing mix dịch vụ (7P) : 7P trong Marketing dịch vụ là một khái niệm
trong ngành Marketing được xem là sự mở rộng của 4P
* Product (Sản phẩm) Sản phẩm là những cái gì có thể đáp ứng được nhu cầu
của người tiêu dùng Hàng hoá là sản phẩm có thể đưa vào thị trường để tạo ra sự muabán Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được lợi nhuận thỏa đáng nếu đáp ứng được nhu cầucủa người tiêu dùng Chất lượng của sản phẩm được đo lường giữa chất lượng kháchhàng kì vọng và chất lượng khách hàng mong đợi Nếu chất lượng thực tế của sảnphẩm không như mong đợi thì khách hàng sẽ cảm thấy thất vọng Ngược lại, khi chấtlượng thực tế của sản phẩm đáp ứng như mong đợi hoặc vượt quá sự mong đợi thìkhách hàng sẽ cảm thấy hài lòng và hoan hỉ, vui vẻ Chất lượng thật sự của hàng hoá
do nhà sản xuất cung cấp thường khác với chất lượng khách hàng cảm nhận được.Chất lượng mà khách hàng cảm nhận mới là quan trọng Chính vì thế doanh nghiệpcần phải có một chính sách sản phẩm hợp lý
* Price (Giá): Giá cả là những gì mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh
nghiệp Đồng thời, giá tạo ra chi phí cho khách hàng, là những gì họ “trả” để có đượcsản phẩm/dịch vụ với tính năng và nhãn hiệu cụ thể Doanh nghiệp phát triển thóiquen thường xuyên xem xét và xem xét lại các mức giá của các sản phẩm và dịch vụ
mà doanh nghiệp đang cung cấp để đảm bảo rằng nó luôn phù hợp với thực tế của thịtrường hiện tại
* Promotion (Xúc tiến): Xúc tiến bao gồm tất cả các cách thức mà doanh
nghiệp có thể nói với khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp và làmthế nào doanh nghiệp có thể tiếp thị và bán chúng Những thay đổi nhỏ trong cáchthức mà doanh nghiệp xúc tiến và bán sản phẩm, dịch vụ có thể dẫn tới những thayđổi lớn trong kết quả kinh doanh Thậm chí cả những thay đổi nhỏ trong quảng cáocũng có thể dẫn ngay tới doanh số bán hàng cao hơn
* Place (Kênh phân phối): Chữ P thứ tư trong Công thức tiếp thị 7P đó là địa
điểm nơi doanh nghiệp thực tế bán các sản phẩm hay dịch vụ Việc lựa chọn địa điểmhoặc kênh phân phối phù hợp sẽ ảnh hưởng tới kết quả tăng trưởng doanh số bán hàngmạnh mẽ
Trang 7* People (Con người): Con người là nhân tố giữ vị trí quan trọng trong
Marketing dịch vụ và nó là nhân tố chính tạo ra dịch vụ và quyết định tới chất lượngdịch vụ cung ứng Bởi vì con người là nhân tố không thể thiếu tham gia vào quy trìnhcung ứng dịch vụ của công ty Do vậy chất lượng dịch vụ cũng như sự thành công củamột công ty, Marketing dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào việc tuyển chọn đào tạo conngười Chính vì thế khả năng lựa chọn, tuyển dụng và giữ chân những con người thíchhợp với những năng lực và kỹ năng tốt để hoàn thành công việc được giao phó là rấtquan trọng
* Process (Cung ứng dịch vụ): Do tính đồng thời trong quá trình cung ứng
dịch vụ, chất lượng của sản phẩm dịch vụ được đảm bảo chủ yếu thông qua một quytrình cung ứng rõ ràng, chuẩn xác Loại trừ được những sai sót từ cả hai phía Một quytrình hiệu quả cũng hạn chế được đặc điểm không đồng nhất trong quá trình cung ứngdịch vụ
* Physical Evidence (Điều kiện vật chất): Môi trường vật chất của công ty
cung ứng dịch vụ là nơi dịch vụ được tạo ra, nơi khách hàng và người cung ứng dịch
vụ giao tiếp, thêm vào đó là những phần tử hữu hình được sử dụng để hỗ trợ vai tròcủa dịch vụ Do đặc trưng của dịch vụ là vô hình cho nên trong kinh doanh dịch vụcác nhà Marketing phải cố gắng cung cấp các đầu mối vật chất để hỗ trợ vị trí và tăngcường cho dịch vụ bao quanh nhằm làm giảm bớt tính vô hình của dịch vụ Do vậy cóthể khẳng định bằng chứng vật chất của công ty cung ứng dịch vụ là hết sức quantrọng Nó giúp cho việc tạo ra vị thế của công ty và trợ giúp hữu hình cho dịch vụ.Chính vì vậy mà các ngân hàng đã phải chi ra những khoản tiền lớn để tạo ra kiểudáng kiến trúc các trang trí nội thất, trang bị đồng phục cho nhân viên…nhằm gây ấntượng về tiếng tăm, uy tín vị thế của mình
1.2 Ngành vận tải đường bộ và Marketing dịch vụ trong lĩnh vực vận tải đường bộ
1.2.1 Khái niệm dịch vụ vận tải
Ngành vận tải là ngành sản xuất phi vật chất đặc biệt, tính đặc biệt của ngànhthể hiện ở sản phẩm của ngành Sản phẩm của ngành là kết quả của quá trình dichuyển hàng hóa, hành khách
Trang 8Do đó sản phẩm của ngành vận tải đường bộ là kết quả của quá trình di chuyểnhàng hóa, hành khách đường bộ.
1.2.2 Marketing dịch vụ trong lĩnh vực vận tải đường bộ
Hiện tại cả nước có đến hàng nghìn công ty vận tải đường bộ nhưng nói đếndịch vụ mà các họ đang cung cấp thì có thể thấy chưa đa dạng và đồng bộ Vì vậynên chưa làm cho cảm nhận của người sử dụng dịch vụ cảm thấy mình được phục vụtốt nhất Cách tốt nhất để các doanh nghiệp thực hiện điều này là thực hiện một cáchđồng bộ các chương trình Marketing dịch vụ để làm cho khách hàng thấy rằng mình
là thượng đế và phù hợp với tình hình của doanh nghiệp, từ đò nâng cao sức cạnhtranh cho doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích và đánh giá hoạt động Marketing
dịch vụ của Tập đoàn Mai Linh Group
2.1 Giới thiệu về Tập đoàn Mai Linh Group
Công ty Cổ phần Vận tải Tốc hành Mai Linh - Mai Linh Express là thành viên trựcthuộc Tập Đoàn Mai Linh, được thành lập ngày 29/12/2004 Tính tới thời điểm nàygần 8 năm hình thành và phát triển Với sự phấn đấu không ngừng Mai Linh Express
đã trở thành thương hiệu vận chuyển hành khách hàng đầu Việt Nam
Triết lý kinh doanh của Công ty Mai Linh Express: Với triết lý kinh doanh
“Tất cả vì khách hàng” cùng với phương châm “xe khởi hành đúng giờ - không
Trang 9khói thuốc – không đón khách dọc đường” Mai Linh Expess đã tạo được niềmtin cho khách hàng và trở thành một thương hiệu quen thuộc đối với hànhkhách.
Mục tiêu kinh tế của Mai Linh Express : Mai Linh Express được thành lập
ngày 29/12/2004, thương hiệu Mai Linh Express đã trở nên quen thuộc vớikhách hàng trên mọi miền đất nước Với mục tiêu đến 2020, doanh thu của MaiLinh Express đạt 10.000 Tỷ đồng
Quá trình hình thành và phát triển
- Ngày 29/12/2004 công ty Cổ phần Vận tải Tốc hành Mai Linh được thành lậpvới 2 tuyến đầu tiên: là Hồ Chí Minh- Cần Thơ, Hồ Chí Minh – Cà Mau và ngượclại
- Năm 2005 Mai Linh Express đã mở thêm 6 tuyến mới: HCM đi Đà Lạt, Buôn
Mê Thuột, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Châu Đốc và Long Xuyên
- Năm 2006 Mai Linh Express đã mở thêm 4 tuyến mới: HCM đi Cao Lãnh,Rạch Giá, Trà Vinh ( tại BX Miền Tây), HCM đi Phan Thiết (tại BX Miền Động)
- Năm 2007 khai thác 9 tuyến HCM đi Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vị Thanh, VĩnhLong và Bến Tre (tại BX Miền Tây), tuyến Rạch Giá đi Hà Tiên (tại BX Rạch Giá).HCMđi Vũng Tàu, Bảo Lộc, Nha Trang (tại BX Miền Đông)
Năm 2008 Mai Linh Express khai trương tuyến HCM đi Buôn Ma Thuột, Gia Lai,Quy Nhơn, Hà Nội và Kontum (tại BX Miền Động)
- Ngày 26/07/2008, khai trương tuyến xe buýt số 98 Bến xe Miên Tây- LêHồng Phong Đây là tuyến xe buýt không trợ giá đầu tiên của Mai Linh, được kết hợplàm phương tiện trung chuyển hành khách đi xe Mai Linh Express các tỉnh miền TâyNam Bộ
- Ngày 03/07/2008, khai trương tuyến xe buýt số 121 Bến xe Miền Đông – LêHồng Phong Đây là tuyến xe buýt không trợ giá thứ 2 của Mai Linh, được kết hợplàm phương tiện trung chuyển hành khách đi xe Mai Linh Epress các tỉnh miềnĐông
Cơ cấu tổ chức: Cấu trúc phòng ban: Công ty Mai Linh Express được tổ chức
theo hình thức trực tuyến chức năng, đứng đầu là Tổng giám đốc công ty, hỗtrợ cho Tổng giám đốc công ty có phó Tổng giám đốc thường trực và Giám đốcnhân sự
Trang 102.2 Thị trường và khách hàng mục tiêu của Mai Linh Express
2.2.1 Thị trường mục tiêu của Công ty Mai Linh Express
- Đối với dịch vụ vận chuyển hành khách đường dài theo các tuyến cố định, thịtrường của Công ty Mai Linh Express trải dài từ Bắc vào Nam
- Đối với dịch vụ Taxi: Công ty cũng xác định là sẽ đánh mạnh vào các thịtrường tại cả 03 miền trên cả nước, kể cả những tỉnh thành phố nhỏ với chiến lược lànhằm bao phủ thị trường
- Đối với dịch vụ xe buýt: Thị trường trọng điểm là các thành phố lớn, nơi cómật độ người tập trung sinh sống cao và có nhu cầu đi lại bằng phương tiện công cộngnhiều Hiện tại, Công ty Mai Linh Express mới chỉ phát triển dịch vụ này trong nộithành TP Hồ Chí Minh bằng xe buýt với 02 tuyến số 98 và 121
2.2.2 Khách hàng mục tiêu của Công ty Mai Linh Express
Mai Linh Express hoạt động trên 49 tuyến đường nối liền trên 24 tỉnh thànhtrên toàn quốc Việt Nam, phục vụ cho tất cả các hành khách trên mọi miền đất nước
có nhu cầu đi lại
Với dịch vụ Taxi của hãng cũng vậy, Mai Linh xác định phục vụ cho mọi đốitượng ở tất cả các tỉnh thành phố, đặc biệt là với 2 thị trường trọng điểm TP.HCM và
Với ngành kinh doanh dịch vụ taxi hiện nay đối thủ cạnh tranh trực tiếp và chủyếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh là Công ty Cổ phần Ánh Dương ViệtNam (Vinasun)
Trang 11Hai đại gia trong ngành kinh doanh dịch vụ taxi có sự khác biệt đáng kể vềchiến lược và phân bổ nguồn lực thực hiện chiến lược.
Bảng: Sự khác biệt về chiến lược của hai công ty
Chiến lược đầu tư Bao phủ toàn quốc, thậm chí mở
rộng ra những tỉnh thành có nhucầu đi lại thấp nhằm đón đầu xuhướng gia tăng đi lại bằng taxi
Tập trung vào khai thác tối đa thịtrường những đô thị lớn phíaNam có nhu cầu đi lại taxi lớn
Chiến lược tài trợ Tài trợ bằng vốn vay nhằm kỳ
vọng gia tăng lợi nhuận bằng đònbẩy tài chính
Tài trợ bằng vốn chủ sở hữu làchủ đạo thông qua việc giữ lại lợinhuận tái đầu tư, kết hợp với huyđộng một lượng nợ vay cân đối
Chiến lược của Mai Linh rất phù hợp với một công ty đầu ngành có thươnghiệu tốt, trong khi đó, chiến lược tập tung hóa rất phù hợp với một đối thủ nhỏ hơnnhư Vinasun
Vinasun thành công với chiến lược tập trung hoá và đang từng bước mở rộngđịa bàn cạnh tranh với Mai Linh Giữ vững vị thế dẫn đầu về dịch vụ taxi tại các thịtrường đô thị lớn ở phía Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh Với hiệu quả hoạtđộng cao hơn và đang tăng trưởng nhanh, mở rộng thị trường một cách thận trọng vàkhôn khéo, Vinasun đang dần thu hẹp khoảng cách với Mai Linh
Mặc dù chỉ hoạt động trên bốn tỉnh địa bàn truyền thống tại phía Nam (Cuốinăm 2010, Vinasun đã lập công ty con khai thác thị trường Đà Nẵng), trong đó chủyếu là TP Hồ Chí Minh nhưng vẫn có thể tăng trưởng nhanh cho thấy Mai Linh đãđánh giá thấp dung lượng của thị trường trọng điểm này và để Vinasun khai thácthành công
Mai Linh Express không thành công và bị đánh mất vị thế dẫn đầu tại nhiều thị trường trọng điểm vì ba hạn chế trong thực hiện chiến lược.
Chiến lược của Mai Linh là đúng đắn và có tầm nhìn dài hạn Tuy nhiên, chiếnlược này không thành công là do cách thức thực hiện chiến lược, đặc biệt là vấn đềphân bổ nguồn lực
Ba hạn chế của Mai Linh đó là:
Trang 12Thứ nhất, vòng quay tổng tài sản đạt thấp cho thấy hiệu suất thấp của
taxi Mai Linh Điều này là do hiệu suất cao của những chiếc xe taxi ở các thành phốlớn đã bị bù trừ bởi hiệu suất rất thấp của những chiếc xe taxi hoạt động ở các tỉnh cónhu cầu đi lại taxi thấp
Điều này phản ánh hai hạn chế cơ bản của Mai Linh Thứ nhất, Mai Linh đãđánh giá quá thấp và không tập trung đúng mức cho những thị trường lớn, có nhu cầu
đi lại taxi cao, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (Biểu hiện rõ nhất làVinasun trong khi chỉ tập trung hoạt động ở TP Hồ Chí Minh đã có thể tăng trưởngdoanh thu rất cao) Trong khi đó, lại tập trung đầu tư số đầu xe quá mức cần thiết chocác công ty thành viên tại các địa bàn nhỏ Điều này dẫn đến sự phân bổ nguồn lựckhông tối ưu trên phạm vi toàn quốc
Thứ hai, cấu trúc tổ chức của Mai Linh không thực sự phù hợp Chúng
ta thấy rằng, cơ cấu tổ chức của Mai Linh gồm công ty mẹ, công ty con theo từng khuvực và các công ty cháu tại từng tỉnh, thành phố
Trang 13Mai Linh thành lập ở mỗi tỉnh thường là một hoặc nhiều công ty con, thậm chítại TP Hồ Chí Minh, Mai Linh thành lập tới 20 công ty con Điều này dẫn đến bộ máyhành chính cồng kềnh do bộ phận lao động gián tiếp (back office) phình to khi so với
số lượng bộ phận front office là các lái xe taxi dẫn đến chi phí quản lý hành chính rấtcao vì công ty thành viên nào cũng cần một phòng nhân sự, một phòng kế toán vànhiều vị chí hành chính khác không trực tiếp tạo ra giá trị cho tổ chức Trong khi đó,Ánh Dương chủ yếu thành lập ở các tỉnh dưới hình thức chi nhánh, giúp tinh giản bộmáy hành chính và tiết kiệm chi phí
Trong năm 2010, doanh thu của Vinasun là 1.644 tỷ đồng thì chỉ phải chi phíquản lý doanh nghiệp vỏn vẹn là 46 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ chi phí quản lý trêndoanh thu thuần 2,8% Trong khi đó, Công ty Mai Linh, để duy trì doanh thu năm
2010 là 2.798 tỷ đồng phải chi phí quản lý doanh nghiệp là 289 tỷ đồng, tương ứngvới tỷ lệ chi phí quản lý trên doanh thu thuần là 10,3%!
Thứ ba, cấu trúc vốn hiện tại đang ảnh hưởng bất lợi cho khả năng cạnh
tranh của Mai Linh Để thực hiện chiến lược tham vọng trên, Mai Linh nên thực hiệnmột cấu trúc vốn cân đối bằng việc đều đặn huy động thêm nguồn vốn chủ sở hữumới
Tuy nhiên, do không chú trọng đến vấn đề này và với cấu trúc vốn hiện nay đã
có hệ số nợ quá cao, nếu vốn chủ sở hữu của Mai Linh không được bổ sung thì rấtkhó có thể huy động thêm vốn để tài trợ cho sự tăng trưởng
Trang 14Điều này sẽ dẫn đến tình trạng nhu cầu đi lại bằng taxi trong tương lai bùng nổtại nhiều địa bàn, nhưng do không thể tiếp cận nguồn vốn mới, Mai Linh sẽ khôngđầu tư đủ số lượng xe cần thiết dẫn đến tạo khoảng trống thị trường cho Ánh Dươngkhai thác và từ đó có thể lấy mất vị thế dẫn đầu của Mai Linh tại thị trường đó.
2.3.2 Vị trí hiện tại của Công ty Mai Linh Express trong môi trường cạnh
tranh
Với dịch vụ vận tải hành khách đường dài
Trong lĩnh vực vận tải hành khách trên tuyến cố định, giờ đây khách hàng dễdàng nhận diện thương hiệu Mai Linh Express Đây cũng là ngành mũi nhọn trongchiến lược phát triển đa ngành nghề của Tập đoàn Mai Linh
Mục tiêu trở thành đơn vị hàng đầu trong ngành vận tải hành khách trên tuyến
cố định của Mai Linh Express đang trở thành hiện thực bởi thương hiệu này đã chiếm
vị trí vững chắc trong niềm tin của người tiêu dùng
Liên tục trong các năm 2007, 2008, Mai Linh Express đã được bình chọn là
“Thương hiệu mạnh Việt Nam”, do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc tiến
Thương mại (Bộ Công thương) tổ chức nhằm tôn vinh các doanh nghiệp có thành tíchxuất sắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững, nâng cao nănglực cạnh tranh trong thời hội nhập
Trang 15Tháng 5/2007, Mai Linh Express tiếp tục là một trong các doanh nghiệp được
nhận giải thưởng “Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam” do Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Công ty Nghiên cứu thị trường AC Nislsenthực hiện dựa trên việc khảo sát lấy ý kiến bình chọn của 3.000 người tiêu dùng Giảithưởng “Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam” do người tiêu dùng bình chọn là sự côngnhận chất lượng dịch vụ từ trải nghiệm của chính bản thân mỗi khách hàng
Thương hiệu Mai Linh Express đang trưởng thành chiếm thị phần cao trongvận tải hành khách liên tỉnh và tự hào là một trong những thương hiệu uy tín trong cảnước nên vào ngày 10 tháng 1 năm 2008 thương hiệu Mai Linh Express đã được
“Trao giải Cúp vàng Thương hiệu Việt hội nhập WTO” do mạng truyền thông
thương hiệu Việt bình chọn
Nếu tính theo thời gian gia nhập thị trường vận tải hành khách trên tuyến cốđịnh thì Mai Linh Express còn khá non trẻ Tuy nhiên, thương hiệu Mai Linh Express
đã nhanh chóng tạo dựng thương hiệu của mình bằng việc nỗ lực xây dựng dịch vụđạt tiêu chuẩn mà đơn vị này đã cam kết với khách hàng Mai Linh Express cam kếtxuất bến đúng giờ và không bắt khách dọc đường dù trên xe chỉ có một hành khách.Cũng các tiêu chuẩn phục vụ khăn lạnh, nước uống… như các đơn vị xe chất lượngcao khác, Mai Linh còn kiên quyết xây dựng một hình ảnh xe không khói thuốc lá
Có mặt trên thị trường vận tải hành khách đường dài từ năm 2004, Mai LinhExpress cho đến nay đã là thương hiệu quen thuộc đối với những người dân Thànhphố Hồ Chí Minh Bên cạnh đó, thị trường vận tải hành khách đường dài ngày càngsôi động và cạnh tranh khắc nghiệt với sự tham gia nhiều doanh nghiệp mới Đứngtrước tình hình đó, việc bảo vệ thị phần hiện tại và mở rộng thêm thị phần đã đượcMai Linh Express chú trọng Thị phần của Mai Linh Express tại Thành phố Hồ ChíMinh qua các năm được thể hiện trong bảng như sau:
Thị phần của Công ty Mai Linh Express qua các năm
2007 2008 2009 Thành phố Hồ Chí Minh 13% 18% 21%
Thị phần của Mai Linh Express tại Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm từ
2007 đến 2009 đều có sự gia tăng Điều này thể hiện khách hàng ngày càng tin tưởng,
ưa chuộng dịch vụ vận tải hành khách đường dài của Mai Linh Express và chất lượng
Trang 16dịch vụ vận tải của Mai Linh Express ngày càng hoàn thiện hơn đã đáp ứng được nhucầu của khách hàng.
Giả sử: Trong năm 2009, tại Thành phố Hồ Chí Minh có 10.000 lượt người sử
dụng dịch vụ vận tải hành khách đường dài liên tỉnh, thì có 2.100 người đã sử dụngdịch vụ của Mai Linh Express
Mai Linh Express là thành viên trực thuộc Tập Đoàn Mai Linh, được thành lậpngày 29/12/2004 Tính tới thời điểm này gần 8 năm hình thành và phát triển Với sựphấn đấu không ngừng Mai Linh Express đã trở thành thương hiệu vận chuyển hànhkhách hàng đầu Việt Nam
Gần đây nhất, với cuộc điều tra “Doanh nghiệp dịch vụ tốt nhất” do báo SàiGòn Tiếp Thị tiến hành tại 15 tỉnh, thành phố, với số mẫu 2/10.000 Kết quả có 90doanh nghiệp được người tiêu dùng bình chọn đạt danh hiệu ở 10 nhóm sản phẩmdịch vụ: taxi; xe khách chất lượng cao; du lịch lữ hành trong nước, nước ngoài; resort;dịch vụ khám bệnh; dịch vụ ngân hàng: cho vay, tiết kiệm, ATM; dịch vụ siêu thị.Trong đó Mai Linh Express đứng vị trí thứ 4
Với dịch vụ Taxi Mai Linh
Ngành kinh doanh dịch vụ taxi hiện nay có đông đảo các doanh nghiệp thamgia, tuy nhiên, hai công ty dẫn đầu ngành là Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh vàCông ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun)
Mai Linh lỗ 3 năm tiếp từ 2007-2009 và mới có lãi trở lại từ 2010 Còn Vinasun thì tăng trưởng mạnh qua các năm, tích lũy vốn chủ sở hữu lớn Tập đoàn Mai Linh phải thay đổi nếu vẫn muốn giữ vị thế dẫn đầu.
Mặc dù là 2 ông lớn đầu ngành nhưng kết quả kinh doanh của Mai Linh vàVinasun rất khác nhau Mai Linh đã lỗ 3 năm tiếp từ 2007-2009 và bắt đầu có lãi trởlại từ 2010 Còn Vinasun thì tăng trưởng mạnh qua các năm, tích lũy được vốn chủ sởhữu lớn
So sánh hiệu quả kinh doanh của hai đại gia ngành dịch vụ taxi
Bảng : Tỷ số tài chính của hai công ty
Trang 173 Doanh số Ánh Dương/ Mai Linh 0.40 0.41 0.44 0.60
V Tỷ suất lợi nhuật sau thuế trên
doanh thu (ROS)
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán)
Mai Linh đã đầu tư bao phủ địa bàn rộng lớn (tại 53 tỉnh thành) với kỳ vọngnhu cầu đi lại bằng taxi sẽ bùng nổ ở hầu khắp các tỉnh thành Tuy nhiên, các khoảnđầu tư tại những tỉnh thành có nhu cầu đi lại thấp phần lớn đều thua lỗ đã lấy đi phầnlãi của những khoản đầu tư tốt ở các đô thị lớn làm kết quả kinh doanh chung đạtthấp Do không được đầu tư đúng mức tại các đô thị lớn, Mai Linh đã mất vị thế dẫnđầu tại những đô thị lớn
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Vị thế dẫn đầu thuộc về Công ty cổ phần Ánh
Dương với thương hiệu taxi VINASUN
- Tại thủ đô Hà Nội: Sau thương vụ hợp nhất của ba hãng taxi: Taxi CP, Taxi
3A và Taxi Hà Nội thành TAXIGROUP, mặc dù không có số liệu chính thức, tuynhiên, có thể Taxigroup đã vượt qua taxi Mai Linh để vươn lên vị thế số một về thịphần tại Thành phố Hà Nội
Tuy nhiên, theo báo cáo thường niên năm 2010, Tập đoàn Mai Linh đã mởrộng hoạt động tại 53 tỉnh thành trong cả nước với khoảng 100 công ty thành viên, cókhoảng 9.200 phương tiện, thu hút được trên 26.000 nhân viên làm việc tại bốn khuvực cả trong nước và nước ngoài
Trang 18Hiện nay, Tập đoàn Mai Linh là công ty dẫn đầu về thị phần trong ngành kinhdoanh dịch vụ taxi Và Tập đoàn Mai Linh cũng là Công ty cung cấp dịch vụ taxi đầutiên của Việt Nam đạt được giấy chứng nhận Hệ thống Quản lý Chất lượng phù hợptiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2000.
Vinasun đứng thứ hai về thị phần trong ngành kinh doanh dịch vụ taxi với địabàn hoạt động chủ yếu tại các đô thị lớn ở phía Nam, đặc biệt là tại TP Hồ Chí Minh
2.4 Định vị thương hiệu
Theo phương châm “Mai Linh – Màu xanh cuộc sống” (Tập đoàn Mai Linh –Mai Linh Group) , Công ty Mai Linh Express với những chiếc xe màu xanh lá cây đặcbiệt dễ chịu đặc trưng cho từng bước trở thành Thương Hiệu quen thuộc đối với kháchhàng Việt Nam cũng như bạn bè Quốc Tế Đây là dịch vụ vận tải hành khách chấtlượng cao có đội ngũ nhân viên tận tình và chuyên nghiệp với mục tiêu “Vì kháchhàng”
Mai Linh Express lấy màu xanh lục làm màu đặc trưng cho toàn toàn bộ dòng
xe cũng như trang phục của toàn bộ nhân viên trong công ty và là hình ảnh nhận dạngthương hiệu của Mai Linh Express
Mai Linh Express đã nhanh chóng xây dựng thương hiệu của mình bằng việc
nổ lực dịch vụ tiêu chuẩn Mai Linh cam kết xuất bến đúng giờ và không bắt kháchdọc đường trên xe dù chỉ một khách Cũng các tiêu chuẩn phục vụ khăn lạnh, nướcuống cũng như các đơn vị xe chất lượng khác, Mai Linh còn quyết tâm xây dựng mộthình ảnh xe không khói thuốc lá
2.5 Chiến lược Marketing mix dịch vụ của Công ty Mai Linh Express (7P)
2.5.1 Chiến lược sản phẩm (Product)
Chiến lược đa dạng hóa các loại dịch vụ cung cấp cho khách hàng nhằm đáp
ứng và thỏa mãn tối đa nhu cầu phong phú và đa dạng của khách hàng mụctiêu
Trang 19- Mai Linh Express cung cấp dịch vụ vận tải hành khách đường dài trên 49tuyến hoạt động khắp cả 3 vùng Bắc – Trung – Nam bằng 2 hình thức xe ghế ngồi và
xe giường nằm, bằng các loại ôtô Ford Transit, Mercedes Sprinter, Hyundai County,Hyundai Universe Express Noble, Space Luxury và Hyundai Transico màu xanh mới100% Các tuyến đường đi của xe khách Mai Linh rất đa dạng và phong phú, có thểđáp ứng được hầu hết các yêu cầu của khách hàng có nhu cầu di chuyển trên khắp cảnước
+ Ở khu vực Miền Bắc: Mai Linh Express có tuyến Hồ Chí Minh đi Hà
Nội
+ Ở khu vực Miền Trung: Mai Linh Express có tuyến Hồ Chí Minh đi
các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang và Phan Thiết
+ Ở khu vực Tây Nguyên: Mai Linh Express có các tuyến Hồ Chí Minh
đi các tỉnh Gia Lai, Buôn Mê Thuột, Bảo Lộc và Đà Lạt
+Ở khu vực Miền Nam: Mai Linh Express có các tuyến Hồ Chí Minh đi
các tỉnh Vũng Tàu, Bến Tre, Vĩnh Long, Cao Lãnh, Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ,
Vị Thanh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau
- Dịch vụ Open Tour, là dịch vụ vận tải hành khách liên vận Quốc Tế, đượcđưa vào hoạt động năm 2007 Đây là tuyến mới đang được Công Ty Mai LinhExpress khai thác
- Bên cạnh đó, Công Ty Mai Linh Express còn phát triển dịch vụ vận tải hànhkhách trong nội thành Thành phố Hồ Chí Minh bằng xe buýt, với 2 tuyến số 98 và
121