0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

KỸ NĂNG LẤY QUYẾT ĐỊNH THEO NHÓM

Một phần của tài liệu NĂNG ĐỘNG NHÓM - TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TƯ VẤN CTXH & PTCĐ (Trang 38 -38 )

1. Lấy quyết định là gì?

Lấy quyết định theo nhóm là trả lời xem nhóm phải làm gì, nên làm theo cách này hay cách kia. Cuối cùng cả nhóm cùng đồng ý, chọn cách nhất định.

2. Khi nào thì cần lấy quyết định theo nhóm?

Nhóm cần phải lấy quyết định khi muốn đi đến một mục tiêu chung, một hành động chung của cả nhóm.

- Vấn đề đó đòi hỏi phải được giải quyết sớm

- Vấn đề đó đang có ảnh hưởng đến số đông trong nhóm

- Vấn đề có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng

- Vấn đề đó có thể giải quyết được.

Làm sao để lấy quyết định theo nhóm?

- Mọi thành viên đều được khuyến khích phát biểu và có cơ hội để đưa ra ý kiến.

- Mọi ý kiến đưa ra đều được xem xét các mặt: lợi, hại, có kinh tế không, có làm được không?

- Mọi thành viên đều tham gia vào việc chọn lựa quyết định.

- Mọi thành viên đều sẵn sàng thực hiện quyết định đó.

Lưu ý:

- Đừng bao giờ quyết định mà các đương sự có liên quan trực tiếp lại vắng mặt.

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang38

- Muốn biết quá trình ra quyết định của nhóm có thực sự tốt hay không thì cần quan sát cách mà nhóm trao đổi thảo luận:

 Ai là người đưa ra ý kiến đầu tiên?

 Mỗi ý kiến đưa ra có được các thành viên khác trong nhóm tiếp nhận và cân nhắc không?

 Có ý kiến nào đưa ra bị bác bỏ một cách thô bạo không?

 Các thành viên đã làm gì để giải quyết sự bất đồng?

 Khi quyết định được đưa ra, thái độ của những người thuộc phái thiểu số ra sao?

3. Các kiểu lấy quyết định

- Kiểu thờ ơ

Có một người trong nhóm đưa ra một gợi ý nhưng hầu như không ai trong nhóm có phản ứng gì. Mọi người im lặng và sau đó ý kiến được xem là quyết định của nhóm.

Cách lấy quyết định này thường xảy ra ở những nhóm mới thành lập, ở những nhóm mà phần đông nhóm viên có cùng một hoàn cảnh hoặc trong nhóm có một người có ưu thế hơn.

- Kiểu tự chuyên

Quyết định này do một cá nhân được coi như là kẻ có quyền lực trong nhóm khởi xướng ra. Những người còn lại cho rằng cách tốt hơn, ít rắc rối hơn là nên chấp nhận quyết định đó.

Trong kiểu tự chuyên thì người đưa ra ý kiến mong muốn nó được trở thành quyết định của nhóm.

- Kiểu bè phái

Quyết định do một vài cá nhân liên kết với nhau chớ không phải của cả nhóm. Một người đưa ra ý kiến, những người kia đưa tay ủng hộ và sau đó quyết định được gán cho là quyết định của cả nhóm.

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang39 Quyết định là của thiểu số trong nhóm đưa ra và lấn lướt. Số đông còn lại im lặng chấp nhận. Thế là quyết định được coi là quyết định của nhóm.

- Kiểu biểu quyết

Người ta chọn cách đưa tay, bỏ phiếu… để lấy ý kiến của đa số. Cách làm này không phải lúc nào cũng đúng vì nhiều khi có những người đưa tay mà không cân nhắc hoặc nhìn theo số đông để ngả theo. Cách quyết định này thường khiến cho nhóm thiểu số cảm thấy không thoả mãn nhưng vì phải phục tùng đa số nên họ im lặng chấp nhận.

- Kiểu nhất trí cao

Có nhiều ý kiến được đưa ra và mỗi ý kiến đều được xem xét. Sau đó mọi người cùng nhau thảo luận và chọn lựa. Quyết định thực sự trở thành của cả nhóm. Mỗi cá nhân đều cảm thấy mình đã tham gia vào việc lấy quyết định và hài lòng với quyết định đó.

Như vậy đưa ra một quyết định thì quan trọng nhưng cách mà nhóm có được quyết định đó lại càng quan trọng hơn.

4. Những điều nên và không nên khi lấy quyết định theo nhóm

- Nên

 Dân chủ thảo luận bàn bạc, tôn trọng ý kiến lẫn nhau.

 Nhóm viên hiểu rõ tiêu chuẩn chọn lựa.

 Mọi người được nói, trình bày trước khi gút lại hay biểu quyết.

- Không nên

 Dùng quyền trưởng nhóm ra quyết định mà không tôn trọng ý kiến nhóm viên.

 Dùng bè phái để giành phần lợi cho mình.

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang41

Một phần của tài liệu NĂNG ĐỘNG NHÓM - TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TƯ VẤN CTXH & PTCĐ (Trang 38 -38 )

×