KỸ NĂNG ĐIỀU ĐỘNG THẢO LUẬN NHÓM

Một phần của tài liệu Năng động nhóm - Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn CTXH & PTCĐ (Trang 33)

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang33 

- Thảo luận nhóm là một công cụ, một kỹ năng giúp mọi người tham gia ý kiến làm sáng tỏ những vấn đề nhóm quan tâm.

- Trong thảo luận nhóm điều quan trọng không phải là thông tin, giải đáp thắc mắc từ trên xuống mà khơi dậy sự tham gia tích cực và chủ động

của nhóm viên. Sự chủ động trong việc làm sáng tỏ vấn đề, góp ý kiến cho quyết định, làm cho nhóm viên dấn thân nhiều hơn trong triển khai và xác tín rằng đó là chuyện của mình.

2. Tiêu chuẩn một cuộc thảo luận nhóm thành công

- Mục tiêu:

 Được nhóm xác định thật rõ ràng và cụ thể

 Không ôm đồm, lấn cấn giữa nhiều mục tiêu khác nhau

 Là điểm qui tụ (thật đúng) các thân chủ được mời

 Được giải quyết sau buổi thảo luận

- Bầu không khí thuận lợi:

 Thoải mái, thân tình, cởi mở

 Tránh bầu không khí gượng gạo do hình thức long trọng của hội nghị, những lời lẽ vào đầu văn hoa, bóng bẩy, khách sáo

 Có sự bình đẳng và chấp nhận lẫn nhau của nhóm viên

- Nhóm viên ra về thật thỏa mãn:

 Vì tiếp nhận được cái gì mới (kiến thức mới, nắm chắc nội dung công tác, đã thay đổi thái độ, nhận thêm tình bạn…)

 Đóng góp vào mục tiêu chung.

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang35

3. Làm thế nào để một buổi họp nhóm thành công

Để một buổi họp nhóm thành công, chúng ta cần thực hiện các bước sau:

- Chuẩn bị:

 Nội dung, kèm chương trình (nếu cần): Cán bộ Hội, trưởng nhóm cần nắm mục đích buổi họp, tình hình sản xuất chăn nuôi, đối tượng họp, hoàn cảnh của họ. Chuẩn bị nội dung cụ thể, những điều sẽ thảo luận, để không lúng túng tránh tình trạng trong buổi họp không biết nói gì.1

 Mời họp. Có thể sử dụng một trong các hình thức mời họp như: + Thư mời

+ Mời miệng

+ Thông báo (Bản tin/bản thông báo của cơ quan, khu phố, tổ dân phố…)

 Địa điểm: đủ chỗ cho tất cả tham dự viên (TDV) được mời, tốt nhất nên bố trí ngồi vòng tròn để mọi người nhìn thấy nhau, tránh việc TDV ngồi xa, bị che khuất, họ rất dễ bỏ về sớm.

 Thành phần tham dự: xác định rõ và đúng ai là người cần mời đi họp (tránh việc đi họp thế, nếu thế, phải là người đủ khả năng, đủ điều kiện quyết định các vấn đề của nội dung cuộc họp).

 Hậu cần: trà nước, bánh trái, dự trù kinh phí của cuộc họp.

Lưu ý: Dù sử dụng hình thức nào để mời họp thì nội dung mời phải đầy đủ bốn yếu tố sau đây:

+ Nội dung: nói rõ họp về việc gì?

+ Địa điểm: ở đâu? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thời gian: khi nào? (lúc mấy giờ? ngày nào?)

+ Đối tượng họp: là ai?

- Tiến hành:

1

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang36

 Ổn định/điểm danh.

 Bầu thư ký ghi biên bản.

 Trình bày nội dung/chương trình nghị sự. Trình bày từng vấn đề, có thể hỏi TDV còn vấn đề gì quan tâm không? TDV đã rõ nội dung cuộc họp chưa? Nếu chưa rõ, chỗ nào chưa rõ?

 Thảo luận từng vấn đề.

+ Lấy ý kiến: Vấn đề phải cụ thể, có thể gợi ý để TDV đóng góp ý kiến đúng chủ đề thảo luận. Cần tập trung chú ý để lắng nghe các ý kiến đóng góp của TDV, cần quan tâm đến thái độ, tâm trạng của người phát biểu ý kiến để hiểu rõ, hiểu đúng ý của họ đối với vấn đề thảo luận.

+ Phân tích: Có thể đặt ngược lại vấn đề để thấy được tầm quan trọng.

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang37

- Kết thúc:

 Đọc lại biên bản.

 Nêu các hoạt động sắp tới.

 Cảm ơn.

 Tuyên bố bế mạc.

Một phần của tài liệu Năng động nhóm - Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn CTXH & PTCĐ (Trang 33)