CÁC VAI TRÒ, HÀNH VI ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG NHÓM NHỎ

Một phần của tài liệu Năng động nhóm - Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn CTXH & PTCĐ (Trang 26)

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang26

- Mỗi cá nhân trong nhóm đều có nhiều vai trò được thể hiện.

- Nhóm hoạt động hiệu quả khi các thành viên biết linh hoạt đương đầu với những bất trắc xảy ra nhờ vào khả năng thích ứng của họ.

- Khả năng thích ứng chính là sản phẩm của sự tăng cường và phát triển. Sự chấp nhận thay đổi là thực chất của sự thích ứng.

- Chúng ta có thể phân biệt hai loại vai trò trong nhóm: vai trò hỗ trợ và vai trò cản trở, nhưng cũng cần lưu ý là có những vai trò trong tình huống này là hỗ trợ nhưng trong tình huống khác lại là cản trở.

- Trong sinh hoạt nhóm, nhóm viên thường bộc lộ những vai trò, hành vi hướng về công việc, hoặc có hành vi củng cố nhóm, hoặc những hành vi hướng về cá nhân.

1. Các vai trò, hành vi hướng về công việc, cố hoàn thành nhiệm vụ:

- Cho và nhận thông tin: “Cấp trên có nói là…”, Có thông báo là…”

- Cho và nhận ý kiến riêng: “Bạn nghĩ sao… ”, Tôi không chắc lắm, nhưng tôi nghĩ là…”

- Phân tích, giải thích, phối hợp: “Vậy nền tảng chung của vấn đề là…”

- Bắt đầu, tóm lược, kết thúc (vai trò thường có ở người lãnh đạo): “Ta bắt đầu như thế này nhé…”, Ta kết luận như thế này…”

- Thúc đẩy, nhắc nhở: “Hơi lạc đề rồi đó…”, Có phải như thế không?”

- Trắc nghiệm sự nhất trí: “Có ai thắc mắc không?”, Tất cả đồng ý chứ?”

- Làm rõ mục tiêu: “ Chúng ta ở đây không phải để chơi”

2. Các vai trò củng cố nhóm: duy trì, tạo sự gắn bó và ngăn chặn sự rạn nứt của

nhóm

- Khuyến khích: “Cứ tự nhiên nói, Ô hay đó!, Bạn có kinh nghiệm về vấn đề này đó, bạn cho ý kiến đi…”

- Tạo sự hài hòa, hòa giải: “Tôi thấy hơi căng về vấn đề này…”, Hai ý kiến mới nghe có mâu thuẫn nhau, nhưng có vài điểm giống nhau là…”

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang27

- Nhìn nhận sai lầm: “A, tôi tưởng là ...”

- Xác định quy chuẩn: “Làm vậy có được không?”, người ta đâu có làm thế?”

- Đánh giá: “Quyết định này có đạt mục tiêu của mình đề ra không?”

- Giữ cửa: “Các bạn nghĩ chúng ta phải làm thế nào để không mất đoàn kết?”

3. Các vai trò, hành vi liên quan đến nhu cầu cá nhân:

- Gây hấn: “Nghe đây, bạn lập lại một lần nữa vấn đề ấy thì coi chừng đó…”

- Cản trở, gây rối: “Sao lại theo ý kiến kỳ lạ như vậy”. Thường đi muộn, bỏ họp, đùn công việc dang dở cho người khác, lý lẽ, biện hộ.

- Cạnh tranh: “Tôi tin là các bạn tán đồng ý kiến của tôi”

- Thích lập lại ý kiến riêng:“Điều này tôi đã nói nhiều lần rồi”

- Nói về mình: “Tôi tin chắc rằng không ai làm tốt hơn tôi”. Tâm sự dài dòng.

- Gây gián đoạn: “Đừng! Đừng! Tôi nghĩ chuyện này rất quan trọng

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài 4: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA NHÓM

Một phần của tài liệu Năng động nhóm - Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn CTXH & PTCĐ (Trang 26)