DANH MỤC BẢNG BIỂUg Bảng 1: Bảng điều tra thực thực trạng dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3 Bảng 2: Bảng điều tra việc học phép tu từ so sánh của học sinh ở lớp 3 Bảng 3: Các hình ảnh s
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN YÊN LẠC TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỆT ĐỨC
BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP: CƠ SỞ ; TỈNH:
Tên sáng kiến kinh nghiệm: GIẢI PHÁP DẠY
“PHÉP TU TỪ SO SÁNH” TRONG LUYỆN TỪ CÂU LỚP 3 - TRƯỜNG TIỂU HỌC
Trang 2Nguyệt Đức, năm 2014
Trang 3II Mục đích nghiên cứu
III Nhiệm vụ nghiên cứu
IV Đối tượng và khách thể nghiên cứu
V Phương pháp nghiên cứu
VI Phạm vi nghiên cứu
VII Giả thuyết học
PHẦN II: NỘI DUNG
II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Thực trạng dạy phép so sánh của GV trường Tiểu học Nguyệt Đức
hiện nay
2 Thực trạng học phép so sánh của HS trường Tiểu học Nguyệt Đức
hiện nay
* Tiểu kết II
III.ỨNG DỤNG CÁC PP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT VÀO DẠY PHÉP
TU TỪ SO SÁNH Ở LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỆT ĐỨC
1 Ứng dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ vào việc dạy phép tu từ
so sánh cho học sinh lớp 3
2 Ứng dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu vào việc dạy phép tu từ
111222223333456888
9111111
Trang 4IV GIẢI PHÁP DẠY CÁC BÀI TẬP VỀ PHÉP TU TỪ SO SÁNH
TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3- TRƯỜNG TIỂU
1 Kết quả lĩnh hội tri thức
2 Đánh giá kết quả hứng thú của học sinh
3 Đánh giá sự chú ý của học sinh trong bài dạy
4 Đánh giá chung về kết quả thử nghiệm
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I Kết luận
II Một số kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1415
161818
1924
3138383840404141424243
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
g
Bảng 1: Bảng điều tra thực thực trạng dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3
Bảng 2: Bảng điều tra việc học phép tu từ so sánh của học sinh ở lớp 3
Bảng 3: Các hình ảnh so sánh trong các bài tập đọc ở lớp 3
Bảng 4: Những bài tập làm văn có thể vận dụng phép tu từ so sánh
Bảng 5:Kết quả lĩnh hội tri thức của học sinh
Bảng 6: Tỉ lệ kết quả của lớp thử nghiệm so với lớp đối chứng
Bảng 7: Mức độ hứng thú học tập của học sinh đối với các bài học
8102431383940
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN
Trang 6PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết phần “Luyện từ và câu” trong sách Tiếng Việt lớp 3
nhằm: Mở rộng vốn từ cho học sinh theo các chủ điểm trong sách giáo khoa,cung cấp những hiểu biết sơ giản về từ loại của các từ thông qua những từ họcsinh đã có hoặc mới học; rèn kỹ năng dùng từ đặt câu theo một số mẫu câu đãhọc ở lớp 2; rèn kỹ năng nói viết thành câu theo một số mục đích nói thôngthường, biết dùng một số dấu câu phổ biến khi viết, nhận biết và phân biệt cácmẫu câu, các thành phần của câu Về mức độ yêu cầu của nội dung: thuộc cácchủ điểm ở sách giáo khoa, đồng thời nhận biết nghĩa của một số thành ngữ, tụcngữ gắn với chủ điểm đã học Nhận biết một số biện pháp tu từ về từ phổ biến
đó là so sánh và nhân hóa Cụ thể, thông qua các bài tập sách giáo khoa cungcấp cho học sinh một số hiểu biết cơ bản ban đầu về hai biện pháp tu từ đó là
nhân hóa và so sánh Biện pháp Tu từ so sánh là một trong những nội dung khó
học nhất đối với học sinh lớp 3 Về mức độ dạy học sách giáo khoa Tiếng Việt 3
đã giới thiệu sơ bộ về phép so sánh, hình thành những hiểu biết và kĩ năng banđầu về so sánh cho HS thông qua các bài tập thực hành Từ đó, giúp HS cảmnhận được cái hay của một số câu văn, câu thơ và vận dụng phép so sánh vàoquan sát sự vật, hiện tượng xung quanh và thể hiện vào bài tập làm văn được tốthơn Mặt khác, việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3 cũng là một cách chuẩn
bị dần để các em sử dụng thành thạo hơn phép tu từ này khi làm các bài văn kểchuyện, miêu tả ở lớp 4, lớp 5
Trong thực tế, giáo viên và học sinh lớp 3 trường Tiểu học Nguyệt Đứccòn gặp nhiều khó khăn khi dạy và học về phép tu từ so sánh, hiệu quả dạy học
về phép tu từ so sánh chưa cao HS lớp 3 nhận biết được các hình ảnh so sánhnhưng việc vận dụng kiến thức về phép so sánh vào nói, viết thì còn nhiều hạnchế Khi dự giờ tôi thấy GV còn lúng túng khi lựa chọn các phương pháp hướngdẫn HS tìm hiểu cách so sánh và tác dụng của phép so sánh trong cuộc sống vàviết văn Việc đánh giá kỹ năng sử dụng phép so sánh của HS cũng chưa có cáctiêu chí cụ thể, nhiều khi, sự đánh giá của GV còn mang tính chất cảm tính vànhờ vào kinh nghiệm Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về vấn đề nàychưa có nhiều.Vì vậy, GV còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm các tài liệutham khảo
Xuất phát từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài : “ Giải pháp dạy học
phép tu từ so sánh ở lớp 3”, cho trường Tiểu học Nguyệt Đức- Yên Lạc- Vĩnh
Phúc
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đề xuất phương hướng ứng dụng một số phương pháp dạy học vào việc hình thành những hiểu biết ban đầu và rèn luyện kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh cho HS lớp 3
-Thiết kế cách tổ chức dạy học các dạng bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu; cách tổ chức hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ
Trang 7so sánh trong các giờ học Tập đọc và Tập làm văn, góp phần giải quyết những khó khăn của GV và nâng cao hứng thú và kết quả học tập về phép tu từ so sánh cho HS.
III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu các vấn đề lý thuyết về phép tu từ so sánh trong Tiếng Việt
- Tìm hiểu nội dung dạy học về phép tu từ so sánh và thực trạng của việc dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3 trường Tiểu học Nguyệt Đức
- Đưa ra đề xuất về việc ứng dụng một số phương pháp dạy học vào việc hình thành những hiểu biết ban đầu và rèn luyện kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh cho HS lớp 3; Cách tổ chức dạy các dạng bài tập về phép so sánh ở phân môn Luyện từ và câu; Cách hướng dẫn HS vận dụng phép so sánh trong giờ Tập đọc, Tập làm văn
-Tổ chức dạy học thử nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả và tính khả thi của
những đề xuất trên
IV ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học Nguyệt Đức
2 Khách thể nghiên cứu
Các giải pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, đề tài sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận nhằm thu thập các thông tin lí luận
có liên quan đến đề tài nghiên cứu: đọc sách,tìm hiểu các tài liệu
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm điều tra thực trạng dạy học các phép tu từ để phát hiện những vấn đề cần nghiên cứu, cần tìm ra giải pháp
- Nhóm phương pháp phân tích thống kê nhằm xử lí những số liệu thu được từ thử nghiệm sư phạm
VI PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do trình độ lí luận,thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ triển khai nghiên cứu đề tài từ năm 2013 đến năm 2015 tại trường Tiểu học Nguyệt Đức-Yên Lạc-Vĩnh phúc
VII GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Tôi giả định rằng, nếu áp dụng những phương pháp dạy học mới vào việc dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3; trên cơ sở
đó, xây dựng các cách hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong phân môn Tập đọc và Tập làm văn thì hiệu quả của việc dạy học sẽ được nâng cao
Trang 8PHẦN II: NỘI DUNG
Ví dụ: Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng
(TV 3, tập 1, tr 7)
Ở ví dụ trên, “bà” được ví như (quả ngọt chín rồi), đều phát triển đến độ
già giặn có giá trị cao.Hình ảnh đưa ra làm chuẩn để so sánh( quả ngọt chín rồi) gợi sự liên tưởng về “bà”có tấm lòng thơm thảo đáng quý Với sự so sánh này, người cháu đã thể hiện được tình cảm yêu thương, quý trọng của mình đối với bà
2.Cấu tạo của phép so sánh tu từ gồm 4 yếu tố:
Trong đó:
-Yếu tố (1) là cái so sánh
-Yếu tố (2) là cơ sở so sánh, có vai trò nêu rõ phương diện so sánh.
-Yếu tố (3) Từ dùng để so sánh Ngoài từ “như” còn có các từ: “tựa”, “tựa
như”, “giống như”, “là”, “như là”, “ như thể”
-Yếu tố (4) là cái được so sánh tức là cái đưa ra để làm chuẩn so sánh.
Khi xem xét phép so sánh, có thể dựa vào mặt cấu trúc hoặc dựa vào mặt ngữ nghĩa của nó
*Dựa vào cấu trúc, có thể chia ra các dạng so sánh như sau:
Trang 9Dạng so sánh này có rất nhiều trong thành ngữ so sánh: đông như hội, xấu như
ma, lặng như tờ, ngọt như đường
Dạng 3: So sánh vắng yếu tố (2):
Dạng so sánh này kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để cóthể xác định được những nét giống nhau giữa 2 đối tượng ở 2 vế và từ đó nhận
ra đặc điểm của đối tượng được miêu tả
Ví dụ: Đây con sông như dòng sữa mẹ
(TV 3, tập 1, tr 106)
“con sông” được so sánh như “dòng sữa mẹ” và từ hình ảnh so sánh này người
đọc có thể suy nghĩ, liên tưởng tới nhiều hình ảnh khác nhau
Chẳng hạn:
Con sông đầy ăm ắp như dòng sữa mẹ Con sông ngọt ngào như dòng sữa mẹ Con sông tốt lành như dòng sữa mẹ
Dạng 4: So sánh vắng yếu tố (2) và yếu tố(3)
Đây là một dạng so sánh không đầy đủ, chỉ có cái so sánh và cái được so sánh Yếu tố (2) và (3) được thay thế bằng chỗ ngắt giọng, dấu gạch ngang hoặc là hình thức đối chọi
Ví dụ: Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
(TV 3, tập 1,tr 43)Câu thơ trên, nhà thơ đã dùng chỗ ngắt giọng (được ghi lại bằng gạch ngang) và đối chọi (giữa quả dừa và đàn lợn) để tạo nên một hình thức so sánh có âm điệu nhịp nhàng Ngoài ra, còn có trường hợp yếu tố (1) và yếu tố (4) đổi chỗ cho nhau, còn gọi là so sánh đổi chỗ
Ví dụ: Trên trời mây trắng như bông
Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây
(Ca dao)
-Có khi dùng cặp từ “bao nhiêu ”, “bấy nhiêu ” để so sánh
Ví dụ:
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu.
(Tố Hữu) Trong so sánh tu từ, còn có hình thức kết hợp một vế so sánh, một đối tượng sosánh với nhiều đối tượng được so sánh
Ví dụ: Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi.
(TV 3, tập 1, tr 85)
3.Các kiểu so sánh là:
Trang 10An-đéc-xen Thần Đêm tối vì muốn thử thách người mẹ đã nói với bà rằng:
“Thần chết chạy nhanh hơn gió” Trong tâm thức của mỗi người, gió là vị thần
chạy nhanh hơn cả, và không có cách nói nào miêu tả sự chạy nhanh của thần chết hay hơn bằng một sự so sánh như thế
Cả dân tộc khóc Người thương mình nhất
Người được thương trên tất cả người thương Người suốt đời quên mình cho Tổ quốc.
(Việt Phương)Những ví dụ trên cho ta thấy các đối tượng được đưa ra để so sánh khác nhau về bản chất Nhưng do một cách nhìn đặc biệt, các đối tượng vốn là khác loại, khác bản chất có thể chuyển hóa được cho nhau, có những đặc điểm, nhữngnét giống nhau Một so sánh đẹp là một so sánh phát hiện ra những gì nhiều người không nhìn ra, không nhận thấy
Trang 11Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
(Hồ Chí Minh)
Nhờ “tiếng hát xa” mà người đọc có thể hình dung ra âm thanh của tiếng suối
và có tình cảm với tiếng suối
- Chức năng biểu cảm- cảm xúc
Bên cạnh chức năng nhận thức, phép so sánh còn có chức năng biểu cảm- cảm
xúc Rõ ràng cũng nói về biển nhưng nếu nói theo cách bình thường là: “Biển rất rộng và nước có màu xanh thẳm” thì sẽ không tác động nhiều đến người nghe bằng cách nói của Vũ Tú Nam: “Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch” (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 8) Đúng là cũng nói về biển nhưng qua xúc
cảm của nhà văn, biển trở nên đẹp và có hồn hơn bởi vì nhà văn đã sử dụng phép so sánh trong khi miêu tả
5 Sự phát triển của cấu trúc so sánh
Cấu trúc của phép tu từ so sánh luôn luôn vận động và phát triển theo quá trìnhphát triển hoàn thiện trong Tiếng Việt Quá trình này được thể hiện qua sự biến đổi về cấu trúc hình thức và nội dung ngữ nghĩa bên trong của phép so sánh
- Thứ nhất, về mặt hình thức, phép so sánh có chiều hướng phát triển về độ dài
cấu trúc dưới các dạng sau:
A x B (ca dao) A x B xC (thơ hiện đại)
A x B1 x B2 x B3
(Trong đó: - A là cái so sánh
- B là cái được so sánh
- x là mức độ so sánh)
Ví dụ 1: A x B: Thân em như ớt chín cây,
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng
( ca dao)
Ví dụ 2: A x B x C:
Tiếng mưa trong rừng cọNhư tiếng thác rội về Như ào ào trận gió
(Nguyễn Viết Bình)
Ví dụ 3: A x B1 x B2 x B3:
Một dãy núi mà hai màu mây Nơi nắng nơi mưa khí trời cũng khác Như anh với em, như Nam với Bắc Như Đông với Tây một dải rừng liền.
(Phạm Tiến Duật)
Trang 12- Thứ hai, về mặt nội dung ngữ nghĩa, sự thay đổi cấu trúc A x B còn được
biểu hiện qua sự biến đổi về quan hệ ngữ nghĩa giữa hai vế Xét về mức độ ý nghĩa, mô hình so sánh thường gặp trong ca dao là:
A x B(trừu tượng) (cụ thể) hoặc: A x B
(cụ thể) (cụ thể) Nhưng trong phong cách nghệ thuật hiện đại ta gặp các phép so sánh ở tất cả các dạng lí tưởng của nó:
Đưa ta đến bến xa
(Xuân Quỳnh)
Ví dụ: A x B: (trừu tượng) - (trừu tượng)
Anh nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Nghe xuân đến chim rừng lông trỏ biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
Đang hát tiếp bài ca bất khuất ngàn xưa
(Lê Anh Xuân) Tóm lại, so sánh tu từ có ý nghĩa rất quan trọng Nó là một phương pháp làm tăng hiệu quả trong việc sử dụng ngôn ngữ Tất nhiên, mức độ hiệu quả tuỳ thuộc vào khả năng cụ thể, vào vốn ngôn ngữ và sự rèn luyện kĩ năng thường xuyên ở mỗi người
Trang 13*TIỂU KẾT I:
Qua phân tích cơ sở lí luận của đề tài, tôi rút ra kết luận sau: Nội dung về phép so sánh tu từ trong Tiếng Việt là một nội dung phong phú và khá phức tạp, khó dạy Vì vậy, muốn dạy tốt GV cần phải nắm vững về kiến thức, cách học nói chung và phép so sánh tu từ nói riêng
II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Thực tế dạy phép tu từ so sánh của GV ở trường Tiểu học Nguyệt Đức hiện nay:
Sau khi điều tra nhận thức 20 GV ở trường tôi thu được kết quả như sau
Bảng 1: Bảng điều tra thực tế dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3
TT Nội dung điều tra
Mức độ
Rất thànhthạo
% Thànhthạo %
Khó khăn, lúng túng
Từ kết quả điều tra, tôi rút ra một số nhận xét sau đây:
- Nhìn chung, nhiều GV đã nắm được mục đích của việc dạy phép tu từ so sánhcho HS Biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới nhằm phát huytính tích cực, chủ động của HS; biết phối hợp nhiều hình thức dạy học để tổchức các hoạt động học tập giúp HS tự tin và bộc lộ được năng lực của mình
Trang 14- Song, vẫn còn GV lúng túng trong việc xác định phương pháp dạy học phânmôn Luyện từ và câu nói chung và phần dạy các phép tu từ nói riêng Một số
GV chưa biết sử dụng lồng ghép các phương tiện dạy học một cách hợp lí, nhưtranh ảnh, bảng con, phiếu giao việc, máy chiếu hình Trong thực tế, dạy phép
tu từ so sánh thì phương tiện chính và đạt hiệu quả cao nhất đó là ngôn ngữ của
GV Bởi vậy, nếu sử dụng các phương tiện không hợp lí thì không những kếtquả giờ học không cao mà còn làm mất cái hay của các phép tu từ
Một số GV còn lúng túng trong việc xây dựng quy trình của một tiết dạy các bài
về phép tu từ Một số GV khi dạy về phép tu từ đã không nắm vững mức độ nộidung của cả chương trình và của từng bài cụ thể dẫn đến việc dạy quá cao hoặcquá thấp so với chương trình
Nhiều GV còn rất lúng túng trong việc kiểm tra đánh giá khả năng nhận diện vàvận dụng các phép tu từ của HS Nhiều GV không biết cho điểm thế nào trước
các câu so sánh của HS như: “Con đường thẳng tắp như cái thước” hay “Đầu
em bé tròn như quả bưởi” Bởi vì, trong câu của các em đã có đủ bốn yếu tố của
phép so sánh
Nhìn chung, việc dạy các phép tu từ ở lớp 3 trường Tiểu học Nguyệt Đứchiện nay vẫn còn nhiều hạn chế Điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng học tậpcủa HS
Qua điều tra thực tế dạy GV trong trường, tôi nhận thấy kết quả dạy phép
tu từ so sánh hiện nay chưa đạt yêu cầu là do những nguyên nhân sau đây:
- Vốn kiến thức tu từ của GV còn hạn chế
- GV còn sử dụng phương pháp chưa linh hoạt
Tóm lại, phép tu từ so sánh là một nội dung quan trọng trong chương trìnhTiếng Việt lớp 3 nói riêng và chương trình tiểu học nói chung Để dạy tốt đượcnội dung này đòi hỏi mỗi GV phải có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng caotrình độ, và tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình dạy học của mình
2.Thực tế học phép tu từ so sánh của HS trường Tiểu học Nguyệt Đức hiện nay:
Sau khi khảo sát vở Tập làm văn, vở Bài tập Tiếng Việt của 121 HS lớp 3
trong trường tôi thấy, HS thường mắc các lỗi về phép tu từ so sánh sau đây :
- Nhận diện sai các yếu tố so sánh
- Tạo hình ảnh so sánh chưa hợp lí
- Chưa cảm nhận được giá trị của phép so sánh
Bảng 2: Bảng điều tra việc học phép tu từ so sánh của HS lớp 3 trường Tiểu học Nguyệt Đức tháng 1 năm 2014
Trang 15Các lỗi cơ bản
Số HS mắc lỗi lớp 3A lớp 3B lớp 3C lớp 3D tổng hợp
Qua khảo sát học sinh khối 3 trong trường cho thấy nhiều HS nhận diện sai các
sự vật được so sánh với nhau trong câu (19.8%) Chẳng hạn, với những câu như
“Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê” HS thường xác định sự vật so sánh là “lá long lanh” Đối với những phép so sánh
có độ dài về cấu trúc như:
Đây con sông như dòng sữa mẹ Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ Chở tình thương trang trải đêm ngày.
Với sự vật được so sánh là con sông, HS chỉ tìm được sự vật được so sánh là
“dòng sữa mẹ” mà không chỉ ra được “lòng người mẹ”
Khi tìm các từ so sánh, đối với những phép so sánh có từ “như” thì HS tìm ra dễ dàng, còn đối với những phép so sánh có dùng từ là, tựa, tựa như, giống,
bằng thì các em còn lúng túng.(có 25.6% số học sinh chưa nhận diện được từ
so sánh)
Kiến thức về so sánh tu từ còn hạn chế dẫn đến việc vận dụng phép so sánhvào nói, viết của HS cũng còn hạn chế Trong phân môn Tập làm văn, có nhiềudạng bài tập HS có thể vận dụng phép so sánh như đối với dạng văn tả cảnh, tảngười, tả cảnh sinh hoạt Đối với những dạng văn này nếu biết sử dụng phép sosánh, các em mới có thể tả được nét độc đáo của đối tượng miêu tả Qua khảosát các bài tập làm văn của các em, chỉ có khoảng 43% HS là biết vận dụng phép
so sánh vào bài viết của mình
Trang 16Có nhiều HS chưa tạo ra được hình ảnh so sánh, hoặc tạo ra những hình ảnh so
sánh không đẹp Ví dụ, khi tả nước da của một em bé, có HS viết: “da của bé trắng như vôi” Các em không hiểu rằng màu trắng của vôi không phải dùng để
chỉ màu sắc của da
Rất nhiều HS chưa cảm nhận được giá trị của phép so sánh tu từ mặc dù yêucầu của sự cảm nhận mới ở dạng phát biểu cảm nghĩ Chẳng hạn, với câu hỏi:
Trong những hình ảnh so sánh trên em thích hình ảnh nào? Vì sao? hầu hết các
em mới chỉ nêu được hình ảnh so sánh mình thích còn chưa nêu được tại sao lạithích
Có thể thấy, thực tế hiện nay còn nhiều HS mắc lỗi khi học về phép so sánh tu
từ Điều này được giải thích do một số nguyên nhân như do năng lực học tập của
HS còn yếu, do phương pháp dạy học của GV chưa linh hoạt dẫn đến kiếnthức về phép tu từ so sánh cho HS còn nhiều hạn chế
* TIỂU KẾT II
Hiện nay, thực trạng dạy học về phép tu từ so sánh ở trường Nguyệt Đức đang
có nhiều vấn đề cần quan tâm và giải quyết như:
Về phía GV: Kiến thức, của GV còn hạn chế GV chưa biết vận dụng linh hoạt
các phương pháp và hình thức dạy học nên kết quả học tập của HS chưa cao.Bên cạnh đó, GV phần lớn chỉ chú trọng đến việc dạy cho HS cách nhận diệnphép so sánh mà chưa quan tâm nhiều tới việc dạy HS cách cảm nhận và vậndụng các kiến thức về so sánh vào việc nói và viết
Về phía HS: Vì các em ở vùng nông thôn nên việc tiếp thu còn yếu các em còn
mắc một số lỗi như lỗi về nhận diện phép sánh, lỗi nhiều về cách cảm thụ và vậndụng các hình ảnh so sánh vào bài làm của mình
III ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT VÀO VIỆC DẠY PHÉP TU TỪ SO SÁNH Ở LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỆT ĐỨC
Qua quá trình dạy và tìm hiểu một số PP dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3 nói riêng, với mỗi PP tôi
đưa ra một cách ứng dụng như sau:
1 Ứng dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ vào việc dạy phép tu từ
so sánh cho HS lớp 3
Đây là phương pháp rất quan trọng trong quá trình dạy học Tiếng Việt nóichung và dạy học phép tu từ so sánh nói riêng GV có thể vận dụng phươngpháp này vào việc dạy các loại bài tập về phép tu từ so sánh trong phân mônLuyện từ và câu Sau đây, tôi sẽ trình bày cách sử dụng phương pháp phân tíchngôn ngữ vào dạy 2 loại bài tập cơ bản của phép tu từ so sánh: Bài tập nhận diện
và bài tập vận dụng
*Đối với loại bài tập nhận diện
Cách tiến hành
Trang 17Ví dụ: Tiết luyện từ và câu tuần 1(Tiếng Việt 3)
Bài tập 2: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây
a Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành.
b Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
c Cánh diều như dấu “á”
Ai vừa tung lên trời
d Ơ, cái dấu hỏi
Trông ngồ ngộ ghê,
Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe.
(TV 3, tập1, trang.8)
Bước 1: GV nêu nhiệm vụ và phổ biến hình thức tổ chức hoạt động
Thao tác 1: HS đọc to ngữ liệu trong sách giáo khoa, cả lớp đọc thầm bằng mắt Thao tác 2: GV nêu nhiệm vụ: Các em hãy đọc kĩ các câu thơ, câu văn rồi tìm ra
những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn đó
Thao tác 3: Phổ biến hình thức tổ chức hoạt động (làm việc theo nhóm hoặc cá
nhân)
Thao tác 4: Phát phiếu giao việc cho HS
Bước 2: HS tiến hành phân tích ngữ liệu và ghi kết quả vào phiếu
Bước 3: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả
Thao tác 1: GV treo bảng phụ có ghi những câu thơ, câu văn làm ngữ liệu trong
Bước 4: GV tổ chức cho HS rút ra bài học, thông qua các câu hỏi dẫn dắt, gợi ý.
Đây là loại bài tập thực hành, nhưng mục đích là hình thành kiến thức mới vềphép tu từ so sánh nên tiến hành phân tích - phát hiện là chủ yếu Hướng phân tíchtập trung vào cấu trúc cơ bản của phép so sánh và nhận diện ra 2 yếu tố quantrọng của phép tu từ so sánh là cái so sánh và cái được so sánh
Hình thức tổ chức
Khi sử dụng phương pháp này với hướng tích cực hoá hoạt động nhậnthức của HS, GV cần phối hợp vận dụng các hình thức dạy học như: dạy họctheo nhóm, học cá nhân có sự hỗ trợ của phiếu giao việc
*Đối với loại bài tập vận dụng
Trang 18Với loại bài này, khi sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ chủ yếu làthao tác phân tích chứng minh và phân tích phán đoán Vì vậy, GV cần hướngdẫn HS các điều kiện cần thiết khi tiến hành các mức độ phân tích đó.
- Cách tiến hành
Ví dụ: Tiết Luyện từ và câu tuần 15 (Tiếng Việt 3)
Bài 3: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh.
Bước 1: Xác định rõ yêu cầu bài tập
Nhiệm vụ 1: quan sát từng cặp sự vật trong tranh
Nhiệm vụ 2: Viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh
Bước 2: Quan sát kĩ các cặp trong tranh, viết tên từng cặp sự vật được so sánh
trong tranh
Bước 3: Nhớ lại những kiến thức về phép tu từ so sánh (cách so sánh)
Bước 4: HS tiến hành làm việc và ghi kết quả vào phiếu
Bước 5: HS trình bày kết quả
Dưới sự dẫn dắt của GV HS rút ra kiến thức cần củng cố: Muốn viết đượcnhững hình ảnh so sánh, trước hết ta cần quan sát kĩ các sự vật được so sánh vớinhau, sau đó tìm ra sự giống nhau giữa chúng và từ đó viết hình ảnh so sánh
2.Ứng dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu vào việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3
Phương pháp PPRLTM thường được sử dụng trong việc tạo ra các hình
ảnh so sánh Để áp dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu, GV có thể tiến hành
theo các bước sau đây:
- Cung cấp mẫu lời nói hoặc hành động lời nói
- Hướng dẫn HS phân tích mẫu theo một số yêu cầu
- HS mô phỏng mẫu để tạo ra lời nói của mình
- Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm
Sau đây, tôi giới thiệu cách sử dụng phương pháp này vào việc dạy phép
Bước 1: GV treo bảng phụ có ghi bài tập và hình ảnh so sánh mẫu lên bảng
Bước 2: GV hướng dẫn HS phân tích mẫu
- Ở câu trên, sự vật nào được so sánh với sự vật nào?
- Con đường và dải lụa có đặc điểm gì giống nhau?
Trang 19- Ở câu trên, từ nào là từ dùng để so sánh?
- Con đường còn có thể so sánh với những sự vật nào khác nữa?
- Dựa vào câu trên, với từ con đường em hãy đặt một câu trong đó có sử dụngphép tu từ so sánh
Bước 3: HS tập đặt câu
Ví dụ: - Con đường thân thiết như một người bạn
- Con đường thẳng tắp như nét vẽ khổng lồ của một hoạ sĩ
Sau đây, tôi sẽ giới thiệu một ví dụ về việc ứng dụng phương pháp thựchành giao tiếp trong một tiết Tập làm văn
Ví dụ: Tiết Tập làm văn tuần 8: “Kể về 1 người hàng xóm” (Tiếng Việt 3)
Cách tiến hành:
Bước 1: GV chuẩn bị các tình huống
Tình huống 1: Tình cờ một hôm em gặp lại bác hàng xóm mà nay đã chuyển nhà
đi nơi khác Bằng một câu có sử dụng phép so sánh, hãy tả lại hình dáng của báchàng xóm cho mẹ em nghe
Tình huống 2: Em và bác hàng xóm đang đi trên đường bỗng nhìn thấy phíatrước có một tên cướp giật đồ của một cô gái rồi bỏ chạy Bác hàng xóm đãđuổi kịp tên cướp và lấy lại đồ cho cô gái Bằng phép so sánh, em hãy tả lạihành động chạy của bác hàng xóm lúc đó
Bước 2: GV nêu lần lượt các tình huống Sau đó, chỉ định hoặc lấy tinh thần
xung phong của HS giải quyết các tình huống đặt ra Mỗi tình huống có 2 bạn,mỗi bạn sẽ sắm vai một nhân vật trong từng tình huống đó Các HS khác sẽ bổsung, chỉnh sửa hoặc nêu ra hình ảnh so sánh khác
Ví dụ:
Tình huống 1:
Con: Mẹ ơi, con vừa gặp bác Nam ngoài phố
Mẹ: Ừ ! bác ấy có khoẻ không con?
Con: Không mẹ ạ Trông bác ấy gầy như que củi ấy
Trang 20Bắc: Có chuyện gì sao?
Trung: Hôm vừa rồi tớ chứng kiến bác ấy chạy theo một tên cướp để lấy lại đồcho một cô gái đấy
Bắc: Bác ấy chạy nhanh thế cơ à?
Trung: Ừ ! Chạy như ma đuổi ấy?
Đối với tình huống này GV lưu ý cho các em nhận xét về cách so sánh củaTrung
4 Ứng dụng phương pháp thảo luận nhóm vào việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3
Mục đích của việc thảo luận nhóm là đặt HS vào trong giao tiếp, đưa các
em vào từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, yêu cầu các em hoạt động giao tiếp để
từ đó tự hình thành, củng cố, khắc sâu kiến thức và rèn luyện kĩ năng sử dụngphép so sánh trong giao tiếp Qua hoạt động nhóm, GV đánh giá được khả năngnắm kiến thức và vận dụng kiến thức về so sánh tu từ trong giao tiếp của HS
Phương pháp thảo luận nhóm rất phù hợp với việc dạy phép so sánh tu từcho HS Có thể sử dụng phương pháp này để dạy cả 2 loại bài tập cơ bản củaphép tu từ so sánh: Bài tập nhận diện và bài tập vận dụng Tuy nhiên, phươngpháp thảo luận nhóm được tiến hành trên 2 loại bài tập này gần giống nhau nêntôi chỉ trình bày một cách thức tổ chức thảo luận nhóm
Ví dụ: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để dạy loại bài tập nhận diện
Bài: Luyện từ và câu Tuần 3 (T V 3, tập 1, trang 24)
Cụ thể các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Phân nhóm (nhóm cùng bàn)
Bước 2: Phát phiếu giao việc, HS thảo luận và cùng nhau giải quyết các câu hỏi
trong phiếu
Phiếu giao việc
1 Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới đây:
a Mắt hiền sáng tựa vì sao Bác nhìn đến tận Cà mau cuối trời.
b Em yêu nhà em
Trang 21Trời là cái bếp lò nung
d Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
(TV 3, tập 1, tr 8)
2 Hãy ghi các từ chỉ sự so sánh trong những câu thơ trên
Bước 3: Thông qua thảo luận nhóm giải quyết các bài tập trong phiếu giao việc,
dưới sự dẫn dắt của GV HS sẽ rút ra những kiến thức sau:
1 Các hình ảnh so sánh trong câu thơ, câu văn là:
a Mắt hiền sáng tựa vì sao.
b Hoa xoan xao xuyến nở như mây từng chùm.
c Trời là cái tủ ướp lạnh.
Trời là cái bếp lò nung.
d Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
2 Các từ chỉ sự so sánh trong câu trên là: Tựa- như- là- là- là.
Tóm lại, phương pháp thảo luận nhóm có một vai trò quan trọng trong việcdạy kĩ năng nhận diện và vận dụng phép tu từ của HS Phương pháp này gópphần phát triển kĩ năng giao tiếp và giáo dục cho HS tính tập thể trong học tập
5 Ứng dụng phương pháp trò chơi học tập Tiếng Việt vào việc dạy phép tu
từ so sánh cho HS lớp 3
Qua thực tế dạy và nghiên cứu các bài dạy về phép so sánh, tôi nhận thấy,phương pháp trò chơi học tập Tiếng Việt có thể sử dụng trong các tiết học phép
so sánh với mục đích ôn luyện kiến thức và kĩ năng sử dụng phép so sánh Ngoài
ra, sử dụng phương pháp này còn nhằm phát triển trí thông minh, khả năng sángtạo để đáp ứng yêu cầu giao tiếp hàng ngày và phục vụ cho việc học tập đạt kếtquả tốt
Yêu cầu khi xây dựng trò chơi học tập
- Về mục đích: Trò chơi phải hướng vào việc củng cố kiến thức về phép tu từ so
sánh, rèn luyện kĩ năng vận dụng phép so sánh trong giao tiếp
- Về nội dung: Trò chơi phải chứa nội dung về phép so sánh Thực chất, đây là
những bài tập vui và nhẹ nhàng về phép so sánh
- Hình thức chơi: Các trò chơi thường được tiến hành thi theo nhóm hay cả lớp
tuỳ vào nội dung trò chơi Trò chơi có thể do GV hướng dẫn hoặc do HS tự tổchức, góp phần rèn luyện tinh thần tập thể và sự hỗ trợ lẫn nhau trong học tập
Trang 22- Về cách chơi: Cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện.
Tuỳ hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, GV có thể tổ chức cho HS thực hiện trò chơiđơn giản (không cần chuẩn bị công phu) hay trò chơi có phần phức tạp (phảichuẩn bị trước) song phải đạt đựoc cái đích cuối cùng là củng cố kiến thức vàtăng hứng thú học tập
Ví dụ:
+ Bộ phiếu A: (5 phiếu từ chỉ hoạt động, trạng thái): đọc, viết, cười, nói, khóc.
+ Bộ phiếu B: (5 phiếu từ chỉ màu sắc): Trắng, xanh, đỏ, vàng.
+ Bộ phiếu C: (5 phiếu từ chỉ đặc điểm, tính chất): đẹp, cao, khoẻ, nhanh, chậm.
Chú ý: phiếu từ được gấp 4 để làm phiếu “bốc thăm”
- Cử trọng tài theo dõi cuộc thi, có giấy bút để ghi lại kết quả
* CÁCH TIẾN HÀNH
- Trọng tài để một bộ phiếu trên bàn (ví dụ bộ phiếu A); cho từng người lần lượtxung phong lên “thử tài so sánh” (một bộ phiếu chỉ nên dành cho 2-3 người thửtài)
- Người thứ nhất (Trò 1) lên “bốc thăm”, mở phiếu đọc từ cho các bạn nghe rồinêu thật nhanh cụm từ có hình ảnh so sánh để làm rõ nghĩa từ đó
- Ví dụ: bắt thăm được từ “ Trắng” có thể nêu cụm từ so sánh: Trắng như tuyết hoặc trắng như trứng gà bóc
Trọng tài cùng các bạn chứng kiến và xác nhận kết quả Đúng- Sai:
- Trường hợp Đúng: được 2 điểm (Đúng cả 5 phiếu được 10 điểm)
- Trường hợp Sai hoặc đếm từ 1-5 vẫn không nêu được cụm từ so sánh: khôngđược điểm
(Trò 1) thử tài hết 5 phiếu thì về chỗ, trọng tài công bố điểm (của trò 1), sau đógấp lại các phiếu để cho người thứ 2 (trò 2) lên ‘bốc thăm”, mở phiếu đọc từ vàcụm từ có hình ảnh so sánh của mình Không được nhắc lại cụm từ so sánh mà(Trò1) đã nêu
Trang 23- Dựa vào điểm số của những người “ Thử tài so sánh’’ theo bộ phiếu đưa ra,trọng tài cùng các bạn biểu dương người thắng cuộc (có điểm số cao nhất).
- Tuỳ thời gian cho phép, trọng tài tiếp tục điều khiển cuộc “thử tài” với các bộphiếu tiếp theo cuối cùng dựa vào điểm số của những người tham gia, trọng tài
có thể xếp giải nhất, nhì, ba cho toàn cuộc chơi
* THAM KHẢO
1 Gợi ý các cụm từ có hình ảnh so sánh theo những bộ phiếu nêu ở mục chuẩnbị:
Bộ phiếu A (5 phiếu chỉ hoạt động, trạng thái)
+ Đọc: đọc như quốc kêu, đọc như cháo chảy,
+ Viết: viết như gà bới,viết như giun bò, viết như rồng bay phượng múa
+ Cười: cười như nắc nẻ, cười như pháo nổ, cười như mếu
+ Khóc: khóc như mưa, khóc như ri, khóc như cha chết
Bộ phiếu B (5 phiếu chỉ từ màu sắc):
+ Trắng: trắng như tuyết, trắng như gà bóc, trắng như bột lọc, trắng như vôi + Xanh: xanh như chàm đổ, xanh như tàu lá, xanh như pha mực
+ Đỏ: đỏ như son, đỏ như quả cà chua
+ Đen: đen như cột nhà cháy, đen như bồ hóng, đen như than, đen như quạ, đen
như mun, đen như củ súng
+ Vàng: vàng như nghệ, vàng như mật ong, vàng như nắng
Bộ phiếu C (5 phiếu từ chỉ đặc điểm, tính chất):
+ Đẹp: đẹp như tiên, đẹp như hoa, đẹp như tranh
+ Cao: cao như núi, cao như sếu, cao như que sào
+ Khoẻ: khoẻ như voi, khoẻ như trâu, khoẻ như bò mộng, khoẻ như hùm, khoẻ
như vâm
+Nhanh: nhanh như cắt, nhanh như sóc, nhanh như chớp, nhanh như điện,
nhanh như gió
+ Chậm: chậm như rùa, chậm như sên
*TIỂU KẾT III:
Để hình thành tốt kiến thức tu từ so sánh cho HS và giúp các em vận
dụng tốt những kiến thức này vào việc nói, viết thực sự hiệu quả, GV phải biếtứng dụng các PP dạy học Tiếng Việt như: PP phân tích ngôn ngữ, PP rèn luyệntheo mẫu, PP thực hành giao tiếp, PP thảo luận nhóm, PP trò chơi học tập TiếngViệt vào việc dạy phép tu từ so sánh trong giờ Luyện từ và câu cũng như trongcác phân môn khác của môn Tiếng Việt
Trang 24
IV.CÁCH TỔ CHỨC DẠY CÁC BÀI TẬP VỀ PHÉP TU TỪ SO SÁNH LỚP 3 -TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỆT ĐỨC.
Trong những năm gần đây nhà trường phân công tôi giảng dạy và phụ
trách khối 3,Tôi nhận thấy hiện nay GV trong trường khi dạy về phép tu từ sosánh chỉ hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập cơ bản theo trình tự sách giáokhoa.Giáo viên chưa hệ thống được các bài tập về phép so sánh, các dạng bài tập
so sánh, vận dụng phép so sánh trong giờ tập đọc, giờ tập làm văn Sau đây, tôi
sẽ nêu cách hướng dẫn HS giải các bài tập về phép tu từ so sánh ở phân mônLuyện từ và câu dưới hình thức thiết kế quy trình dạy học Hướng dẫn HS vậndụng phép tu từ so sánh trong giờ tập đọc, trong giờ tập làm văn Từ đó các em
sẽ rút ra được những kiến thức cơ bản về phép so sánh, nhận diện và hiểu đượctác dụng của phép tu từ này
1 Cách tổ chức dạy học các dạng bài tập về phép tu từ so sánh ở lớp 3
Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, nội dung dạy học về phép tu
từ so sánh được trình bày qua hệ thống bài tập Bài tập được chia làm 2 loại: bàitập nhận diện và bài tập vận dụng Nhìn chung, cách dạy hai loại bài tập này đềuđược thực hiện theo các bước sau:
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập (bằng câu hỏi, bằng lời giảithích)
- GV giúp HS chữa một phần của bài tập để làm mẫu
- GV tổ chức cho HS làm bài
- GV tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ vềphép tu từ so sánh
a.Cách dạy học dạng bài tập nhận biết phép tu từ so sánh
Quy trình dạy học dạng bài tập nhận biết phép tu từ so sánh được thực
hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Đọc và xác định yêu cầu bài tập
Ví dụ: ở bài dạy Luyện từ và câu tuần 3 (TV3, tập 1) có thể thực hiện như sau:+ Mời em A đọc giúp cô bài tập 1 Cả lớp đọc thầm theo
+ Bài tập 1 yêu cầu các em làm gì?
GV cũng có thể giúp HS nắm yêu cầu bài tập bằng lời giải thích
Bước 2: Hướng dẫn HS giải một phần bài tập để làm mẫu
Ở bước này, GV có thể gọi một em đứng tại chỗ hoặc lên bảng để giảimột phần của bài tập sau đó phân tích để các em còn lại hiểu và nhớ được cấutạo của phép so sánh rồi bắt chước mẫu để xác định các hình ảnh so sánh còn lại.Nếu HS lúng túng, GV có thể gợi ý bằng câu hỏi
Ví dụ: Tìm hình ảnh so sánh trong câu thơ sau:
Ông trăng tròn sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em
Trang 25Trăng khuya sáng hơn đèn
Bước 3: HS làm bài tập vào vở hoặc bảng con
Ở bước này, HS phải tự giác, tích cực, chủ động làm bài tập Phương phápchính trong bước này là thảo luận nhóm theo bàn, theo tổ rồi viết câu trả lời ragiấy và đọc kết quả các nhóm khác nhận xét, bổ sung, sữa chữa GV tổng kết rồilựa chọn kết quả chính xác nhất
Ví dụ: Khi yêu cầu HS tìm hình ảnh so sánh, có em nêu đầy đủ cả 4 yếu
tố, có em chỉ nêu được cái so sánh và cái được so sánh song GV cũng nên công
nhận đó là đáp án đúng Ví dụ, ở câu thơ trên, HS nghi từ trăng hoặc cả cụm từ trăng khuya đều được xem là đúng Tương tự với khổ thơ c, HS có thể gạch dưới những ngôi sao hay những ngôi sao thức ngoài kia, mẹ hay mẹ đã thức vì chúng con đều được Điều quan trọng là trong mỗi cụm từ đó có các từ nòng cốt: trăng, những ngôi sao, mẹ
Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm cần
ghi nhớ về phép tu từ so sánh
Cách thực hiện bước này là tuỳ thuộc vào nội dung bài GV có thể dùngcâu hỏi để HS rút ra kết luận hoặc GV có thể thông báo những nội dung cần ghinhớ Chẳng hạn, sau khi dạy (tiết 1, tuần 1) GV có thể hỏi:
Như hoa đầu cành
b Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
Để giúp HS làm bài tập này GV có thể tiến hành như sau:
Hoạt động của GV
- Đọc yêu cầu bài tập?
- Bài tập yêu cầu tìm gì?
Hoạt động của HS
- 2 HS đọc to bài tập
- Tìm những sự vật được so sánh