1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu nồng độ Gamma Glutamyl Transferase (GGT) huyết thanh ở bệnh nhân suy tim do bệnh tim thiếu máu cục bộ

122 1,5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tim là hậu quả cuối cùng của các bệnh lý tim mạch, hiện nay đang là vấn đề thách thức to lớn và cấp thiết đối với sức khỏe của con người, nên được sự quan tâm, ưu tiên giải quyết của nhiều nhà quản lý, nhiều nhà khoa học. Trên thế giới tỷ lệ bệnh nhân suy tim ngày một gia tăng và tần suất suy tim tăng theo tuổi. Tại Mỹ, suy tim là nguyên nhân nhập viện của hơn 1.000.000 (một triệu) bệnh nhân mỗi năm và 50.000 bệnh nhân tử vong hàng năm. Cũng tại Hoa Kỳ, người ta ước tính có khoảng 4,9 triệu bệnh nhân được điều trị suy tim, 550.000 bệnh nhân suy tim mới mắc hàng năm. Suy tim cũng là bệnh lý hàng đầu ở người có tuổi, ước tính có từ 6-10% nam giới hoặc nữ giới trên 65 tuổi bị suy tim, hơn 80% bệnh nhân suy tim nhập viện có tuổi đời trên 65. Suy tim không những là bệnh lý thường gặp nhất mà nó còn chiếm vị trí hàng đầu trong ngân sách chi tiêu của ngành y tế [4]. Suy tim không chỉ là hậu quả của quá tải hay tổn thương cơ tim mà còn là hậu quả của những biến đổi về thần kinh thể dịch. Bên cạnh các thăm dò về hình thái kinh điển trong chẩn đoán, theo dõi và tiên lượng, gần đây người ta đang quan tâm nhiều hơn đến sự thay đổi về nồng độ trong huyết thanh của một số dấu sinh học ở bệnh nhân suy tim [12]. Phần lớn để đánh giá mức độ suy tim và hiệu quả điều trị dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và siêu âm tim, như vậy rõ ràng là cần có thêm một phương pháp nhanh chóng và “không xâm lấn” để chẩn đoán suy tim và đánh giá mức độ nặng cũng như tiên lượng ở bệnh nhân suy tim. Gamma Glutamyl Transferase (GGT) huyết thanh là một chỉ số phân tích, ít tốn kém, dễ dàng thực hiện và là xét nghiệm có độ nhạy cao mà theo truyền thống được coi là một chỉ số của rối loạn chức năng gan mật và lạm dụng rượu. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra vai trò của nó trong sinh bệnh học của xơ vữa động mạch và mảng bám không ổn định. Hơn nữa, các nghiên cứu dịch tễ học đã xác định GGT có vai trò trong việc dự đoán sự tiến triển lâm sàng của bệnh tim và mạch máu não đối với sự đe dọa cuộc sống như nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tử vong do tim mạch, cụ thể là độc lập với sự xuất hiện của bệnh gan, tiêu thụ rượu và là một trong các yếu tố nguy cơ. GGT cũng tương quan với các yếu tố nguy cơ tim mạch, bao gồm cả bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và hội chứng chuyển hóa [11], [31]. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu về GGT trên bệnh tim mạch nói chung và ở bệnh nhân suy tim nói riêng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu nồng độ Gamma Glutamyl Transferase (GGT) huyết thanh ở bệnh nhân suy tim do bệnh tim thiếu máu cục bộ” với các mục tiêu cụ thể như sau: 1. Khảo sát nồng độ Gamma Glutamyl Transferase huyết thanh theo các mức độ ở bệnh nhân suy tim (theo Hội tim mạch New York - NYHA) do bệnh tim thiếu máu cục bộ. 2. Đánh giá sự tương quan giữa nồng độ Gamma Glutamyl Transferase huyết thanh với giai đoạn suy tim và triệu chứng cận lâm sàng (nồng độ NT-proBNP, phân suất tống máu EF) ở bệnh nhân suy tim do bệnh tim thiếu máu cục bộ và giá trị tiên lượng ở bệnh nhân suy tim.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC VÕ THÀNH ĐÔNG NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ GAMMA GLUTAMYL TRANSFERASE HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN SUY TIM DO BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II HUẾ - 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC VÕ THÀNH ĐÔNG NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ GAMMA GLUTAMYL TRANSFERASE HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN SUY TIM DO BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II Chuyên ngành: NỘI KHOA Mã số: CK 62 72 20 40 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. HUỲNH VĂN MINH HUẾ - 2013 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học chuyên khoa II và luận án này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến: Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược Huế, Bộ môn Nội, Phòng Đào tạo sau Đại học và Thư viện Trường Đại học Y Dược Huế. Ban Giám đốc Bệnh viện, Ban Chủ nhiệm Khoa cùng tập thể các bác sĩ, điều dưỡng trong khoa Nội Tim mạch, khoa Nội Tổng hợp, khoa Tim mạch Can thiệp, Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến: GS.TS. Huỳnh Văn Minh, Trưởng bộ môn Nội Trường Đại học Y Dược Huế, người thầy đã dành thời gian quý giá, đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn chỉnh luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người bạn, người thân trong gia đình đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập. BS. Võ Thành Đông LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Võ Thành Đông KÝ HIỆU VIẾT TẮT AACE : America Asciation of Clincal Endocrinologists ADH : Arginin - Vasopressin BMI : Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) CĐTN : Cơn đau thắt ngực CT : Cholesterol Total (Cholesterol toàn phần) ĐMV : Động mạch vành ĐTNÔĐ : Đau thắt ngực ổn định ECG : Electrocardiography (Điện tâm đồ) GGT : Gamma Glutamyl Transferase HA : Huyết áp HATTh : Huyết áp tâm thu HATTr : Huyết áp tâm trương HCCH : Hội chứng chuyển hóa HDL-C : High Density Lipoprotein - Cholesterol ISH : International Society for Hypertension JNC : Joint National Committee (Ủy ban tim mạch Hoa Kỳ) LDL-C : Low Density Lipoprotein - Cholesterol NCEP : National cholesterol Education program NMCT : Nhồi máu cơ tim NYHA : New York Heart Association (Hội tim mạch NewYork) RLĐH : Rối loạn đường huyết RLLM : Rối loạn Lipid máu STTT : Suy tim tâm thu STTTr : Suy tim tâm trương TCYTTG : Tổ chức y tế thế giới (WHO - World Health Organization) TG : Triglycerid THA : Tăng huyết áp TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh VLDL : Very low density lipoprotein MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đại cương về suy tim 3 1.2. Đại cương về bệnh tim do thiếu máu cục bộ 13 1.3. Gamma Glutamyl Transferase 21 1.4. Mối liên quan GGT và suy tim …………………………………… 27 1.5. Mối liên quan GGT và các bệnh lý khác……………………………31 1.6. Nghiên cứu về GGT trong và ngoài nước 40 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42 2.1. Đối tượng nghiên cứu 42 2.2. Phương pháp nghiên cứu 44 2.3. Phương pháp xử lý số liệu 55 2.4. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 56 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 58 3.2. Phân độ suy tim theo NYHA 60 3.3. Các yếu tố nguy cơ 61 3.4. Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu 63 3.5. Nồng độ Gamma Glutamyl Transferase huyết thanh 65 3.6. Nồng độ GGT huyết thanh và phân độ suy tim theo NYHA 70 3.7. Mối tương quan giữa nồng độ GGT với CRP,NT-proBNP, SGPT, SGOT và EF 72 3.8. Giá trị dự báo nồng độ GGT đối với mức độ suy tim nặng 75 3.9. So sánh giá trị GGT và NT-proBNP trong tiên lượng suy tim nặng 76 Chương 4. BÀN LUẬN 77 4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 78 4.2. Đặc điểm nồng độ Gamma Glutamyl Transferase huyết thanh 86 4.3. Nồng độ GGT huyết thanh và phân độ suy tim theo NYHA 88 4.4. Mối tương quan giữa GGT với CRP, NT-proBNP, EF, SGOT, SGPT. 90 4.5. Giá trị dự báo nồng độ GGT đối với mức độ suy tim 93 KẾT LUẬN 97 ĐỀ XUẤT 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh béo phì dựa vào BMI và số đo VB áp dụng cho người trưởng thành Châu Á 46 Bảng 2.2: Phân loại rối loạn các thành phần lipid máu theo NCEP 5/2001 47 Bảng 2.3: Hệ thống điểm của Estes 54 Bảng 3.1: Phân bố độ tuổi của nhóm bệnh và nhóm chứng 58 Bảng 3.2: Phân bố về nhóm tuổi của nhóm bệnh và nhóm chứng 58 Bảng 3.3: Phân bố về giới ở nhóm bệnh và nhóm chứng 59 Bảng 3.4: Phân độ suy tim theo NYHA của nhóm bệnh 60 Bảng 3.5: Bảng so sánh các chỉ số nhân trắc giữa hai nhóm bệnh và chứng . 61 Bảng 3.6: Tỷ lệ béo phì giữa hai nhóm theo tiêu chuẩn của Châu Á 61 Bảng 3.7: Trị số huyết áp trung bình ở hai nhóm bệnh và chứng 61 Bảng 3.8: Tỷ lệ các yếu tố tiền sử của nhóm bệnh và nhóm chứng 62 Bảng 3.9: Nồng độ trung bình lipid máu của nhóm nghiên cứu 63 Bảng 3.10: So sánh tỷ lệ rối loạn lipid máu theo phân loại NCEP 63 Bảng 3.11: Nồng độ SGOT, SGPT, CRP và NT-proBNP của hai nhóm 64 Bảng 3.12: Giá trị trung bình chức năng tâm thu thất trái 64 Bảng 3.13: Tỷ lệ LVEF giảm < 35% của nhóm bệnh 64 Bảng 3.14: Đặc điểm X- quang giữa nhóm chứng và nhóm bệnh 65 Bảng 3.15: Nồng độ GGT ở nhóm bệnh và nhóm chứng 65 Bảng 3.16: Nồng độ GGT theo giới tính ở nhóm bệnh và nhóm chứng 65 Bảng 3.17: Tỷ lệ gia tăng nồng độ GGT ở nhóm bệnh và nhóm chứng 66 Bảng 3.18: Tăng nồng độ GGT theo giới ở nhóm bệnh và nhóm chứng 67 Bảng 3.19: Nồng độ GGT tăng theo tuổi ở nhóm bệnh và nhóm chứng 67 Bảng 3.20: Sự gia tăng nồng độ GGT nhóm bệnh theo tuổi, BMI, Cholesterol 67 Bảng 3.21: Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ, tăng HA, bệnh MV có tăng nồng độ GGT 68 Bảng 3.22: Nồng độ GGT với phân suất tống máu thất trái 68 Bảng 3.23: Tỷ lệ tăng GGT với phân suất tống máu 69 Bảng 3.24: Nồng độ GGT nhóm bệnh liên quan với SGOT, SGPT, CRP, NT-proBNP 69 Bảng 3.25: Nồng độ GGT ở các mức độ suy tim NYHA 70 Bảng 3.26: Giá trị của tăng nồng độ GGT ở nhóm bệnh theo mức độ suy tim NYHA. 71 Bảng 3.27: Tương quan giữa GGT với các yếu tố CRP, NT-proBNP, SGPT, SGOT, EF 72 Bảng 3.28: Diện tích đường cong của NT-proBNP và GGT trong tiên lượng mức độ nặng của suy tim 76 [...]... tài Nghiên cứu nồng độ Gamma Glutamyl Transferase (GGT) huyết thanh ở bệnh nhân suy tim do bệnh tim thiếu máu cục bộ với các mục tiêu cụ thể như sau: 1 Khảo sát nồng độ Gamma Glutamyl Transferase huyết thanh theo các mức độ ở bệnh nhân suy tim (theo Hội tim mạch New York - NYHA) do bệnh tim thiếu máu cục bộ 2 Đánh giá sự tương quan giữa nồng độ Gamma Glutamyl Transferase huyết thanh với giai đoạn suy. .. bệnh tăng huyết áp, suy tim do bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim [20], [23], [27] 1.1.3.2 Suy tim tâm thu và suy tim tâm trương - Suy tim tâm thu: Là tim bị suy do bệnh lý cơ tim hoặc cơ tim giảm khả năng tống máu - Suy tim tâm trương: Là suy tim do cơ tim không giãn được để kéo máu về tim Những yếu tố liên quan tới rối loạn chức năng tâm trương thất trái: - Bệnh động mạch vành: Thiếu máu cơ tim, sẹo và... các bệnh nhân về nguy cơ suy tim, Myeloperoxidase (stress oxit hóa MPO), Troponin T và Troponin I (tổn thương tế bào tim) , BType Natriuretic Peptide (stress tế bào tim) Ứng dụng nhiều hơn cả trong số đó hiện nay là BNP [24], [25], [29], [47] 1.2 ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TIM DO THIẾU MÁU CỤC BỘ Bệnh tim do thiếu máu cục bộ được xếp loại: - Bệnh tim do thiếu máu cục bộ ổn định mãn tính - Các hợp chứng động... trình suy tim xuất hiện sớm ngay sau khi có những nguyên nhân gây suy tim, diễn biến nhanh trong hai tuần đầu của bệnh Ví dụ: suy tim ngay sau nhồi máu cơ tim, tắc động mạch phổi, viêm cơ tim, chấn thương tim - Suy tim mãn tính: Suy tim diễn biến từ từ, trải qua giai đoạn bù đắp kéo dài nhiều năm tháng Ví dụ: sau bệnh van tim do thấp, viêm màng ngoài tim mãn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim do bệnh. .. thay đổi về nồng độ trong huyết thanh của một số dấu sinh học ở bệnh nhân suy tim [12] Phần lớn để đánh giá mức độ suy tim và hiệu quả điều trị dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và siêu âm tim, như vậy rõ ràng là cần có thêm một phương pháp nhanh chóng và “không xâm lấn” để chẩn đoán suy tim và đánh giá mức độ nặng cũng như tiên lượng ở bệnh nhân suy tim Gamma Glutamyl Transferase (GGT) huyết thanh là một... sung huyết phổi và sung huyết tĩnh mạch hệ thống hoặc cả hai Suy tim tâm thu gây ra do suy chức năng co bóp cơ tim mãn tính sau hoại tử cơ tim do nhồi máu phổi trước đó và sự giảm co bóp cơ tim cấp tính trong thiếu máu cục bộ cơ tim Mặt khác, suy tim tâm trương ở các bệnh nhân bị động mạch vành trước tiên là do giảm sự đàn hồi của thất và tăng độ cứng do mô cơ tim bình thường, đàn hồi bị thay thế bởi... quan với bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ Block nhĩ thất là dạng rối loạn dẫn truyền gây chậm nhịp tim phổ biến hơn cả dẫn tới suy tim Ngoài thiếu máu cục bộ và hoại tử cơ tim trong bệnh nhồi máu cơ tim cấp, nguyên nhân của block có thể là do xơ hóa vô căn các nhánh của bó His và bó His bị các ổ vôi hóa hủy hoại [12], [13] 5 1.1.3 Phân loại suy tim 1.1.3.1 Suy tim cấp tính và suy tim mãn tính - Suy tim cấp... thanh với giai đoạn suy tim và triệu chứng cận lâm sàng (nồng độ NTproBNP, phân suất tống máu EF) ở bệnh nhân suy tim do bệnh tim thiếu máu cục bộ và giá trị tiên lượng ở bệnh nhân suy tim 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ SUY TIM 1.1.1 Định nghĩa và xếp loại Suy tim (ST) là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng quả tim dẫn đến tâm thất... năng và suy tim tâm trương có tiên lượng khả quan hơn) [17], [20] 4 1.1.2 Nguyên nhân Suy tim có thể do: - Rối loạn khả năng co bóp của cơ tim do tổn thương cơ tim hoặc do rối loạn nhịp tim - Quá gắng sức cho tim về áp lực và dung tích máu - Hoặc phối hợp cả hai trạng thái trên Những nguyên nhân suy tim phổ biến của người lớn tuổi tại các nước phát triển là bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim và tăng huyết. .. suất suy tim tăng theo tuổi Tại Mỹ, suy tim là nguyên nhân nhập viện của hơn 1.000.000 (một triệu) bệnh nhân mỗi năm và 50.000 bệnh nhân tử vong hàng năm Cũng tại Hoa Kỳ, người ta ước tính có khoảng 4,9 triệu bệnh nhân được điều trị suy tim, 550.000 bệnh nhân suy tim mới mắc hàng năm Suy tim cũng là bệnh lý hàng đầu ở người có tuổi, ước tính có từ 6-10% nam giới hoặc nữ giới trên 65 tuổi bị suy tim, . tài Nghiên cứu nồng độ Gamma Glutamyl Transferase (GGT) huyết thanh ở bệnh nhân suy tim do bệnh tim thiếu máu cục bộ với các mục tiêu cụ thể như sau: 1. Khảo sát nồng độ Gamma Glutamyl Transferase. sinh, suy tim do bệnh tăng huyết áp, suy tim do bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim [20], [23], [27]. 1.1.3.2. Suy tim tâm thu và suy tim tâm trương - Suy tim tâm thu: Là tim bị suy do bệnh lý cơ tim. huyết thanh theo các mức độ ở bệnh nhân suy tim (theo Hội tim mạch New York - NYHA) do bệnh tim thiếu máu cục bộ. 2. Đánh giá sự tương quan giữa nồng độ Gamma Glutamyl Transferase huyết thanh

Ngày đăng: 09/04/2015, 15:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Thị Hương và cs (2012), Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng, Nxb Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng
Tác giả: Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Thị Hương và cs
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2012
2. Bộ môn Nội - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2009), Điện tâm đồ trong thực hành lâm sàng, Nxb Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1-17, 40-60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điện tâm đồ trong thực hành lâm sàng
Tác giả: Bộ môn Nội - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2009
3. Đại học Y Hà Nội (2011), Bài giảng bệnh học nội khoa, Nxb Y học, Hà Nội, tập 2, tr. 95-199 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng bệnh học nội khoa
Tác giả: Đại học Y Hà Nội
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2011
4. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cs (2008), “Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về Chẩn đoán, điều trị Suy tim”, Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, Nxb Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 438-475 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về Chẩn đoán, điều trị Suy tim”, "Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa
Tác giả: Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cs
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2008
6. Lưu Ngọc Hoạt, Võ Văn Thắng và cs (2011), Phương pháp nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, Nxb Đại học Huế, tr. 291 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu sức khỏe cộng đồng
Tác giả: Lưu Ngọc Hoạt, Võ Văn Thắng và cs
Nhà XB: Nxb Đại học Huế
Năm: 2011
7. Nguyễn Thanh Hùng, Hồ Văn Thúc và cs (2008), “Khảo sát giá trị gamma glutamyl transferase trên bệnh nhân viêm gan siêu vi B”, Kỷ yếu khoa học bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát giá trị gamma glutamyl transferase trên bệnh nhân viêm gan siêu vi B”
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng, Hồ Văn Thúc và cs
Năm: 2008
8. Phạm Mạnh Hùng, Lê Đình Khánh, Vũ Văn Kiên (1993), “Men Gamma Glutamyl Transpeptidase trong dịch bảo quản thận và mối liên quan với hình ảnh vi thể của thận được bảo quản”, Tạp chí công trình nghiên cứu Y học quân sự, số 2, tr. 77-81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Men Gamma Glutamyl Transpeptidase trong dịch bảo quản thận và mối liên quan với hình ảnh vi thể của thận được bảo quản”, "Tạp chí công trình nghiên cứu Y học quân sự
Tác giả: Phạm Mạnh Hùng, Lê Đình Khánh, Vũ Văn Kiên
Năm: 1993
9. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2001), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nxb Y học, tr.55-60, tr.871-872 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng
Tác giả: Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2001
10. Nguyễn Phú Kháng (2001), “Suy tim mạn tính”, Lâm sàng tim mạch, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 135-168 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy tim mạn tính”, "Lâm sàng tim mạch
Tác giả: Nguyễn Phú Kháng
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2001
11. Nguyễn Thị Phương Mai và cộng sự (2012), “Đánh giá hoạt độ gama glutamyl transferase huyết thanh của bệnh nhân mắc một số bệnh gan, mật tại phòng khám bệnh viện đại học y Hải Phòng”, Y học thực hành, số 2, tr.807 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hoạt độ gama glutamyl transferase huyết thanh của bệnh nhân mắc một số bệnh gan, mật tại phòng khám bệnh viện đại học y Hải Phòng”, "Y học thực hành
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Mai và cộng sự
Năm: 2012
12. Huỳnh Văn Minh (2003), “Suy tim”, Giáo trình sau đại học-Bệnh lý tim mạch, Tập 1, Trường Đại học Y Khoa Huế, tr. 38-58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy tim”, "Giáo trình sau đại học-Bệnh lý tim mạch
Tác giả: Huỳnh Văn Minh
Năm: 2003
13. Huỳnh Văn Minh, Nguyễn Văn Điền, Hoàng Anh Tiến (2009), Điện tâm đồ từ điện sinh lý đến chẩn đoán lâm sàng, Nxb Đại học Huế, tr. 470-488 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điện tâm đồ từ điện sinh lý đến chẩn đoán lâm sàng
Tác giả: Huỳnh Văn Minh, Nguyễn Văn Điền, Hoàng Anh Tiến
Nhà XB: Nxb Đại học Huế
Năm: 2009
14. Huỳnh Văn Minh (2003), “Điện tâm đồ bổ sung”, Giáo trình sau đại học- Bệnh lý tim mạch, Tập 1, Trường Đại học Y khoa Huế, tr. 141-146 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điện tâm đồ bổ sung”, "Giáo trình sau đại học- Bệnh lý tim mạch
Tác giả: Huỳnh Văn Minh
Năm: 2003
15. Nguyễn Mạnh Phan (2006), Thời sự chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch tập (1) dịch từ Current Diagnostic &amp; Treatment in Cardiology của Michael H. Crawford Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Mạnh Phan (2006), Thời sự chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch
Tác giả: Nguyễn Mạnh Phan
Năm: 2006
16. Đặng Vạn Phước (2006), “Sinh lý bệnh bệnh mạch vành”, Bệnh động mạch vành trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr. 49-84 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý bệnh bệnh mạch vành”, "Bệnh động mạch vành trong thực hành lâm sàng
Tác giả: Đặng Vạn Phước
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2006
17. Nguyễn Thạch (2007), “Suy tim”, Một số vấn đề cập nhật trong chẩn đoán và điều trị Bệnh Tim mạch, Nhà xuất bản Y học, tr. 311-355 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy tim”, "Một số vấn đề cập nhật trong chẩn đoán và điều trị Bệnh Tim mạch
Tác giả: Nguyễn Thạch
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
18. Đỗ Thị Thu (2005), “Chuyển hóa acid amin”, Bài giảng hóa sinh học, Nxb Y học, tr. 149 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển hóa acid amin”, "Bài giảng hóa sinh học
Tác giả: Đỗ Thị Thu
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2005
19. Lê Thị Bích Thuận (2005), Nghiên cứu biến đổi Protein phản ứng C (CRP) trong bệnh mạch vành, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y khoa Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu biến đổi Protein phản ứng C (CRP) trong bệnh mạch vành
Tác giả: Lê Thị Bích Thuận
Năm: 2005
20. Hoàng Anh Tiến (2006), Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của nồng độ N- Terminal B-type Natriuretic Peptid (NT-ProBNP) ở đợt cấp của suy tim mạn, Luận văn thạc sĩ Y khoa, Trường Đại học Y Khoa Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của nồng độ N-Terminal B-type Natriuretic Peptid (NT-ProBNP) ở đợt cấp của suy tim mạn
Tác giả: Hoàng Anh Tiến
Năm: 2006
21. Phạm Quang Tuấn (2007), Nghiên cứu nồng độ protein phản ứng C huyết thanh độ nhạy cao ở bệnh nhân suy tim, Luận văn thạc sĩ Y khoa, Trường Đại học Y khoa Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nồng độ protein phản ứng C huyết thanh độ nhạy cao ở bệnh nhân suy tim
Tác giả: Phạm Quang Tuấn
Năm: 2007

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w