BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC PHAN CHÂU DU NGHIÊN CỨU ĐỘ DÀY LỚP NỘI TRUNG MẠC ĐỘNG MẠCH CẢNH Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 CÓ BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ LUẬN ÁN C[.]
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Nhóm bệnh: Gồm những bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ típ 2 có BTTMCB đến khám và điều trị tại Khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.
- Nhóm chứng: Gồm những bệnh nhân ĐTĐ típ 2 không có BTTMCB đến khám và điều trị ngoại trú tại phòng khám Nội tiết và nội trú tại khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.
Chẩn đoán ĐTĐ theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) 2016 [31]:
1 Glucose huyết tương tĩnh mạch lúc đói ≥ 126mg/dl (7 mmol/l), được định nghĩa là nhịn đói hoàn toàn tối thiểu 8 giờ.
2 Glucose huyết tương tĩnh mạch 2 giờ sau ăn ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l) khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose (OGTT) Nghiệm pháp được mô tả theo Tổ chức Y tế thế giới, uống lượng đường hòa tan trong nước tương đương 75g glucose.
3 HbA1c ≥ 6,5% Xét nghiệm được làm trong phòng xét nghiệm sử dụng phương pháp được NGSP chứng nhận và chuẩn hóa theo nghiên cứu phân tích DCCT.
4 Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển hay có cơn tăng glucose máu, có một mẫu glucose huyết tương tĩnh mạch bất kỳ ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l).
Trường hợp tăng glucose máu không rõ ràng, tiêu chuẩn 1,2,3 nên được làm xét nghiệm lại.
Chẩn đoán ĐTĐ típ 2 theo tiêu chuẩn của Liên đoàn ĐTĐ quốc tế và
Tổ chức Y tế Thế giới 2005 [33]:
+ Tuổi phát hiện bệnh > 30 tuổi.
+ Triệu chứng lâm sàng không rõ ràng.
+ Cơ địa thường béo phì.
+ Nhiễm toan xê ton hiếm gặp.
+ Kháng thể kháng đảo: không có
+ Insulin máu: Bình thường, hoặc giảm ít, hoặc tăng.
+ Đáp ứng với các biện pháp điều trị tiết thực, luyện tập và thuốc uống hạ đường huyết.
+ Không bị kèm các bệnh mô liên kết hoặc miễn dịch khác.
Chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ chủ yếu dựa vào:
1 Tiêu chuẩn lâm sàng Đau ngực điển hình hoặc đau ngực không điển hình.
2 Tiêu chuẩn điện tâm đồ chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ
Xác định thiếu máu cơ tim dựa vào sóng: T, ST, QTc.
+ T âm nhọn, đối xứng: thiếu máu dưới thượng tâm mạc.
+ T cao nhọn, đối xứng: thiếu máu dưới nội mạc.
+ ST chênh lên ≥ 2 mm hay chênh xuống ≥ 1 mm: tổn thương.
+ QTc bất thường: theo Bazett QTc ≥ 440 ms.
3 Tiêu chuẩn siêu âm tim: có rối loạn vận động vùng tim, chia làm 3 nhóm: giảm vận động, mất vận động, loạn vận động.
=> Cách chọn bệnh có bệnh tim thiếu máu cục bộ: Bệnh nhân có:
(1) Cơn đau thắt ngực (CĐTN) điển hình + dấu hiệu thiếu máu cơ tim trên ECG + dấu hiệu rối loạn vận động vùng trên siêu âm tim.
(2) CĐTN điển hình + dấu hiệu thiếu máu cơ tim trên ECG + siêu âm tim: không được thực hiện hoặc không có dấu hiệu rối loạn vận động vùng.
(3) CĐTN điển hình + dấu hiệu thiếu máu cơ tim trên ECG không rõ + dấu hiệu rối loạn vận động vùng trên siêu âm tim.
(4) CĐTN không điển hình + dấu hiệu thiếu máu cơ tim trên ECG + dấu hiệu rối loạn vận động vùng trên siêu âm tim.
- Bệnh nhân có bệnh van tim thực thể, bệnh màng tim, tim bẩm sinh.
- Bệnh cấp tính như suy gan, suy thận nặng, sốc nhiễm trùng hoặc trầm cảm.
- Bệnh nhân đang bị các biến chứng nặng của ĐTĐ như hôn mê tăng glucose máu, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não không cho phép thực hiện các kỹ thuật thăm dò
- Những bệnh nhân có phẫu thuật động mạch cảnh.
- Bệnh nhân không đồng ý nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
- Dùng phương pháp mô tả cắt ngang có đối chứng.
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu
Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Áp dụng công thức tính cỡ mẫu [23]:
Với: + à1: Giỏ trị trung bỡnh IMT động mạch cảnh của nhúm bệnh lấy từ trung bình của các nghiên cứu trước đây là 1,14mm [9], [70].
+ à2: Giỏ trị trung bỡnh IMT động mạch cảnh của nhúm chứng, lấy từ trung bình của các nghiên cứu trước đây là 0,985mm [9], [70].
+ σ1: Độ lệch chuẩn, từ các nghiên cứu trước là 0,19mm [9]. + C = 19,84 (ứng với α = 0,01; β = 0,05) [23].
Như vậy n cho mỗi nhóm là 60
=> Mẫu nghiên cứu của chúng tôi gồm 2 nhóm:
- Nhóm bệnh: 61 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có BTTMCB.
- Nhóm chứng: 70 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 không có BTTMCB.
2.2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định (phòng khám Nội tiết, khoa Nội Tiết và phòng Siêu âm).
Thời gian lấy mẫu: Từ tháng 04/2017 đến 07/2018
Hệ thống máy siêu âm tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định: Máy siêu âm Siemen Acuson X 500 do Cộng hòa liên bang Đức sản xuất năm 2008 với đầu dò Linear 12 MHz, phần mềm mạch máu cài sẵn và hình ảnh 2D, màu và phổ Doppler.
Máy sinh hóa tự động AU 400 (hãng Olympus, Nhật) tại khoa Hóa sinhBệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.
Máy miễn dịch tự động Cobas e411 (hãng Hitachi, Nhật) tại khoa Hóa sinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định,
Máy đo HA đồng hồ hiệu ALRKA 2 và ống nghe (Nhật Bản sản xuất). Thước vải pha nylon của thợ may để đo vòng bụng.
Cân bàn hiệu T 200 có thước đo chiều cao kèm theo (Trung Quốc sản xuất).
2.2.5 Các biến số nghiên cứu
2.2.5.1 Tuổi: Tính theo năm sinh dương lịch.
2.2.5.3 Hút thuốc lá : Định nghĩa hút thuốc lá theo Tổ chức khảo sát sức khỏe quốc gia Mỹ được trung tâm phòng và kiểm soát bệnh tật Mỹ chấp nhận [39]:
+ Có hút thuốc lá: Là những người đã từng hút ít nhất 100 điếu thuốc trong suốt cuộc đời của họ, hiện tại còn đang hút thuốc.
+ Không hút thuốc lá: Là những người chưa bao giờ hút thuốc lá, hoặc đã từng hút ít hơn 100 điếu thuốc, hoặc trước đây có hút nhưng đã bỏ thuốc lá > 5 năm.
2.2.5.4 Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ: Tính từ khi bệnh nhân được phát hiện bệnh đến thời điểm đưa vào nghiên cứu, tính bằng năm.
- Cơn đau khởi phát chủ yếu do gắng sức, khi thời tiết lạnh hoặc sau ăn no.
- Vị trí đau ở giữa phía sau xương ức; đau kiểu co thắt đè nặng hay cảm giác bị ép, có khi đau rát, đôi khi gây nghẹt thở Đau thường lan lên cổ, xương hàm, vai; hoặc lan ra cánh tay, bờ trong của cẳng tay đến tận ngón 4, 5 ở một hoặc cả 2 bên; thời gian của cơn đau thường không quá 10 phút, mất dần sau khi ngưng gắng sức hoặc dùng thuốc giãn mạch vành (trinitrine).
- Các triệu chứng đi kèm với cơn đau: Khó thở nhanh, nông; Đánh trống ngực, hồi hộp; Buồn nôn, chóng mặt, vã mồ hôi; Có trường hợp xuất hiện đái nhiều.
+ Phương pháp tiến hành: Đối tượng nghiên cứu đứng thẳng, 2 chân rộng bằng vai, thở đều, nới rộng quần áo Dùng thước dây vải pha nylon để đo.
Vòng bụng được đo vào cuối kỳ thở ra, vị trí đo ngang qua rốn hoặc ngang qua trung điểm giữa xương sườn cuối và mào chậu (đối với người quá béo phì). Đơn vị tính là cm, sai số không quá 0,5 cm.
Chỉ số vòng bụng được đánh giá theo tiêu chuẩn của WHO đối với người châu Á [87].
Trị số vòng bụng được xem là có nguy cơ khi:
2.2.5.7 Chỉ số khối cơ thể (BMI)
+ Phương pháp tiến hành: Đo cân nặng cơ thể: Bằng cân bàn hiệu T 200 (do Trung Quốc sản xuất) đã đối chiếu với các loại cân khác, cân đặt ở vị trí cân bằng Đối tượng ở trong tư thế đứng thẳng thoải mái, mắt nhìn về phía trước, 2 gót chân sát mặt sau của cân chụm lại thành hình chữ V Đi chân trần, không đội mũ, không mang bất cứ vật gì, chỉ mặc áo quần mỏng Đảm bảo 4 điểm trên cơ thể chạm vào thước đo đó là vùng chẩm, xương bả vai, mông và gót chân Đơn vị tính bằng kg, sai số không quá 100g. Đo chiều cao cơ thể bằng thước đo chiều cao gắn liền với cân, Đối tượng đứng trong tư thế như đo cân nặng Kéo thước đo lên cho quá đầu, hạ xuống đến chạm đỉnh đầu Đơn vị tính bằng m, sai số không quá 0,5 cm.
+ Tính chỉ số BMI theo công thức: BMI = Cân nặng (kg)/[Chiều cao (m)] 2 + Đánh giá BMI: Dựa vào tiêu chuẩn phân độ béo phì của WHO áp dụng cho người châu Á [87]:
Bảng 2.1 Phân độ béo phì áp dụng cho người châu Á [87]
Thiếu cân (Gầy) Bình thường Thừa cân Béo phì độ I
2.2.5.8 Huyết áp động mạch cánh tay
Thực hiện tại nơi đối tượng nghiên cứu được khám
Dùng máy đo huyết áp đồng hồ hiệu ALRKA 2 (do Nhật sản xuất), được đối chiếu với máy đo huyết áp thủy ngân. Đối tượng nghiên cứu không hút thuốc lá, không uống cà phê trước khi đo Nghỉ ngơi từ 5 phút trước khi đo Nếu vừa hoạt động mạnh, vừa xúc cảm mạnh phải nghỉ ngơi 30 phút trước khi đo.
HA được đo ở tư thế ngồi tựa lưng vào ghế Tầm ngang của bao hơi quấn tay ngang với mỏm tim Băng huyết áp dặt ở phần cao của cánh tay trần, loa ống nghe đặt trên động mạch cánh tay đã xác định trước tại thời điểm bắt được mạch khuỷu tay Đo cả 2 tay, bên nào cao hơn thì lấy. Đo HA 2 lần cách nhau 2 phút, sau đó lấy trung bình cộng HA giữa 2 lần đo làm trị số HA của đối tượng nghiên cứu Nếu số đo chênh lệch nhau quá 5 mmHg thì phải đo lại 1-2 lần nữa rồi mới lấy trung bình cộng.
Chẩn đoán tăng HA theo khuyến cáo của ADA 2011 [30]: Bệnh nhân ĐTĐ được chẩn đoán có tăng HA khi có một trong ba tiêu chuẩn sau:
Có tiền sử tăng HA đang dùng thuốc
2.2.5.9 Glucose huyết tương tĩnh mạch lúc đói
+ Phương pháp tiến hành định lượng: Đối tượng nhịn đói qua đêm tối thiểu 8 giờ Mẫu máu được lấy sáng hôm sau, trước khi ăn sáng.
Xét nghiệm được thực hiện tại khoa Hóa sinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh bình Định Định lượng glucose huyết tương tĩnh mạch trên máy sinh hóa tự động AU 400 (hãng Olympus, Nhật) theo phương pháp GOD – PAP Sử dụng bộ kít chế sẵn của Beckman Coulter (Đức). Đơn vị tính là mmol/l.
+ Đánh giá rối loạn glucose huyết tương tĩnh mạch lúc đói:
Theo ADA 2016, glucose huyết tương tĩnh mạch lúc đói từ 4,4 – 7,2 mmol/ l được gọi là kiểm soát tốt [31].
Bệnh nhân được lấy mẫu máu vào buổi sáng cùng mẫu làm glucose máu lúc đói Xét nghiệm được thực hiện tại khoa Hóa sinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, trên máy sinh hóa tự động AU 400 (hãng Olympus, Nhật). Đơn vị tính là %.
+ Đánh giá: Theo ADA 2016, HbA1c < 7% được gọi là kiểm soát tốt [31].
2.2.5.11 Bilan lipid (Cholesterol toàn phần, triglyceride, HDL-C, LDL-C)
+ Phương pháp tiến hành định lượng:
Mẫu huyết tương được lấy vào sáng sớm trước ăn cùng lúc với xét nghiệm glucose máu lúc đói.
Xét nghiệm định lượng các thành phần lipid huyết tương được thực hiện tại khoa Hóa sinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Định lượng cholesterol toàn phần, triglyceride, HDL-C, LDL-C theo phương pháp so màu dùng enzym, trên máy sinh hóa tự động AU 400 (hãng Olympus, Nhật) Sử dụng bộ kít chế sẵn của hãng Beckman Coulter (Đức). Đơn vị tính là mmol/l.
+ Đánh giá: dựa vào các mức mục tiêu kiểm soát ở bệnh nhân ĐTĐ theo khuyến cáo của ADA (2016) [31]:
Bảng 2.2 Mức đánh giá có nguy cơ của các thành phần lipid theo khuyến cáo của ADA 2016 [31]
Thành phần lipid Mức đánh giá có nguy cơ
Cholesterol toàn phần ≥ 200 mg/dl (5,2 mmol/l)
HDL-C ≤ 40 mg/dl (1,0 mmol/l) đối với nam và
≤ 50 mg/dl (1,3 mmol/l) đối với nữ
+ Phương tiện và phương pháp đo:
Sử dụng máy điện tim Cardiofax do Nhật sản xuất, đo tại khoa Nội tiết. Tốc độ máy đo là 25 mm/giây, biên độ - đường kẽ ngang mỗi ô là
1mV = 1 mm, thời gian là đường kẽ dọc mỗi ô 1 mm = 0,04s (máy đã cài chương trình tự động hóa).
Cho bệnh nhân nằm ngửa, cởi áo, bộc lộ ngực, 2 tay để xuôi dọc thân mình, 2 chân duỗi thẳng, cởi bỏ các đồ trang sức có tính dẫn điện Bôi kem dẫn điện, mác các điện cực ở các chi và trước tim theo quy định của Hội Tim mạch Mỹ Tiến hành đo ở 12 chuyển đạo thông dụng, mỗi chuyển đạo đo dài 10-12 cm.
+ Đánh giá: như đã nêu ở phần 1.2.2.1.
Thực hiện tại Phòng siêu âm tim – Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, bằng máy siêu âm Siemen Acuson X 500 , đầu dò sector điện tử 2 – 4 Mhz với đầy đủ các thành phần như M-mode, 2D, Doppler màu, Doppler liên tục, Doppler xung.
Phương pháp xử lý số liệu
- Xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 16.0.
- Giá trị của các chỉ số định lượng được trình bày dưới dạng trung bình (TB) ± độ lệch chuẩn (ĐLC) Đánh giá sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình bằng kiểm định Test Student Fischer (t-test).
- Các chỉ số định tính được trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm (%) Đánh giá sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ bằng kiểm định test Z.
- Đánh giá sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
- Đánh giá sự tương quan theo hệ số tương quan r:
+ Xác định tương quan có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05.
+ Nếu: ++ r 0,9: tương quan rất chặt chẽ.
++ r = 0,5 - 0,05).
Tuổi trung bình của nhóm có BTTMCB là 68,18 ± 8,45, cao hơn so với nhóm chứng là 66,5 ± 8,10, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê
Bảng 3.2 Đặc điểm giới tính của mẫu nghiên cứu
BTTMCB Không BTTMCB p n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) χ2=0,243 p>0,05
Tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn nam ở hai nhóm, và nữ ở nhóm có BTTMCB là 55,74% cao hơn so với nhóm chứng là 51,43%, sự khác biệt cũng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.3 Đặc điểm thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ
Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ
BTTMCB Không BTTMCB p n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) χ2=7,15 0 p10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm cóBTTMCB, từ 5-10 năm cao nhất ở nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở nhóm có BTTMCB lại thấp hơn so với nhóm chứng (p>0,05).
BMI trung bình giữa hai nhóm nằm ở mức thừa cân và không có sự khác biệt nhau (p>0,05).
Bảng 3.6 Đặc điểm vòng bụng của mẫu nghiên cứu
BTTMCB Không BTTMCB p n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)
Nhóm vòng bụng có nguy cơ (≥90cm ở nam và ≥80cm ở nữ) đều có tỷ lệ cao hơn hẳn so với nhóm vòng bụng không có nguy cơ ở cả hai nhóm có BTTMCB và nhóm chứng (p>0,05).
Vòng bụng trung bình của nam ở nhóm có BTTMCB là 94,07 ± 9,79cm, cao hơn so với nhóm chứng là 91,35 ± 8,65cm Còn ở nữ thì ngược lại, nhóm có BTTMCB có vòng bụng trung bình thấp hơn (88,00 ± 10,00cm so với91,67 ± 8,39cm) (p>0,05).
Bảng 3.7 Đặc điểm huyết áp của mẫu nghiên cứu
Tăng huyết áp BTTMCB Không BTTMCB p n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) χ2= 2,293 p>0,05
Cả hai nhóm có BTTMCB và nhóm chứng đều có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn nhiều so với không tăng huyết áp, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p=0,087)
Tỷ lệ tăng huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu đều cao hơn so với không tăng ở cả hai nhóm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05 Glucose máu và HbA1c máu trung bình giữa hai nhóm có BTTMCB và nhóm chứng không khác biệt nhau, đều trong mức chưa kiểm soát (p>0,05).
Tỷ lệ không kiểm soát được đường huyết (>7,2mmol/l) và HbA1c (>7%) đều cao hơn so với kiểm soát tốt ở cả hai nhóm Nhóm có BTTMCB và nhóm chứng, tỷ lệ không kiểm soát đường huyết lần lượt là 65,57% và 60,00%; không kiểm soát HbA1c lần lượt là 75,41% và 72,86% (p>0,05).
Bảng 3.9 Đặc điểm nồng độ bilan lipid máu
BTTMCB p n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)
Tăng TC, TG, LDL-C đều chiếm tỷ lệ cao hơn ở cả hai nhóm cóBTTMCB và nhóm chứng Trong đó tỷ lệ tăng LDL-C là cao nhất (62,30% ở nhóm có BTTMCB và 58,47% ở nhóm chứng) Tỷ lệ giảm HDL-C lại thấp hơn HDL-C bình thường ở hai nhóm (p>0,05).
Kết quả siêu âm doppler động mạch cảnh
Bảng 3.10 Tỷ lệ dày IMT động mạch cảnh
Bề dày IMT ĐM cảnh
BTTMCB p n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) χ2= 13,57 p= 0,000 OR= 3,89 (khoảng tin cậy 95%: 1,86 - 8,14)
Tỷ lệ bệnh nhân dày IMT động mạch cảnh (≥0,9mm) ở nhóm có BTTTMCB cao hơn so với không dày (57,38% so với 42,62%) và cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ dày IMT ở nhóm chứng (25,71%) (p10 năm sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05).
Bảng 3.17 Đặc điểm IMT và huyết áp động mạch
Tăng huyết áp có IMT là 0,91 ± 0,13 mm dày hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không tăng huyết áp 0,79 ± 0,13mm (p0,05).
Bảng 3.20 Đặc điểm IMT và nồng độ bilan lipid
Biland lipid Giá trị n IMT (mm) p
Nhóm tăng cholesterol toàn phần có IMT dày hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không tăng cholesterol toàn phần (p0,05).
Liên quan giữa imt động mạch cảnh với hình thái và chức năng thất trái trên siêu âm tim ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có BTTMCB
VÀ CHỨC NĂNG THẤT TRÁI TRÊN SIÊU ÂM TIM Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ TÍP 2 CÓ BTTMCB
Bảng 3.21 Đặc điểm IMT và rối loạn vận động thành tâm thất trái
Rối loạn vận động thành tim n IMT (mm) p
IMT ở hai nhóm có và không có rối loạn vận động thành tim không có sự khác biệt nhau (p>0,05).
Bảng 3.22 Đặc điểm IMT và chỉ số khối cơ thất trái (LVMI)
Bình thường (≤115 ở nam và ≤95 ở nữ) 28 0,87 ± 0,14 p>0,05
IMT không tăng dần theo mức độ tăng của LVMI Ở nữ, IMT ở nhóm có LVMI bất thường (>95 g/m 2 ) dày hơn nhóm có LVMI bình thường, còn ở nam thì ngược lại Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
Bảng 3.23 Đặc điểm IMT và phân suất tống máu (EF)
Không có sự khác biệt về IMT giữa hai nhóm có và không có giảm phân suất tống máu (p>0,05).
Bảng 3.24 Đặc điểm IMT và chức năng tâm trương thất trái
IMT ở nhóm E/A1 là0,85 ± 0,13mm, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Tương quan giữa độ dày imt động mạch cảnh với các yếu tố nguy cơ và hình thái, chức năng thất trái ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có BTTMCB
Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ TÍP 2 CÓ BTTMCB
3.5.1 Tương quan hồi quy đơn biến giữa IMT với các yếu tố nguy cơ và hình thái, chứa năng thất trái
Bảng 3.25 Tương quan hồi quy đơn biến giữa IMT với các yếu tố nguy cơ tim mạch và hình thái, chức năng thất trái
Yếu tố nguy cơ IMT(mm) r p
Thời gian phát hiện bệnh (năm) 0,256 0,046
Glucose máu TM lúc đói (mmol/l) 0,017 0,894
Các yếu tố thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và cholesterol toàn phần có tương quan với IMT động mạch cảnh(p