Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ Gamma Glutamyl Transferase (GGT) huyết thanh ở bệnh nhân suy tim do bệnh tim thiếu máu cục bộ (Trang 54)

Bao gồm khoảng 140 bệnh nhân nhập viện điều trị tại khoa Nội tim mạch, khoa Nội tổng hợp và khoa Cấp cứu tim mạch và can thiệp Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 01/3/2012 đến 30/7/2013 và được chia làm 02 nhóm.

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi bao gồm hai nhóm bệnh nhân: - Nhóm bệnh: Gồm khoảng 70 bệnh nhân suy tim (suy tim tâm trương và suy tim tâm thu) do bệnh tim thiếu máu cục bộ. Những bệnh nhân được chẩn đoán có bệnh tim (THA, bệnh cơ tim, bệnh van tim...), có các dấu hiệu suy tim trên lâm sàng (khó thở, phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi...) được chẩn đoán là suy tim, và phân độ theo tiêu chuẩn NYHA và bệnh nhân có bệnh mạch vành (Cơn đau thắt ngực vùng sau xương ức, ngang ngực, đau lan lên vai, tay trái, cổ và hàm kèm theo hồi hộp, lo âu, xuất hiện khi gắng sức, giảm khi nghỉ ngơi hoặc dùng nitrit, kéo dài vài phút và phân độ theo Hiệp hội Tim mạch Canada (CCS)) đều được làm ECG, siêu âm tim nhằm xác định nguyên nhân suy tim (bệnh cơ tim, van tim...) và đánh giá chức năng tâm thu thất trái. Nếu phân số tống máu EF trên siêu âm 2 bình diện dưới 55% thì bệnh nhân sẽ được chẩn đoán là suy tim, dưới 40% là bệnh tim thiếu máu cục bộ và đưa vào nghiên cứu [12], [16], [27].

- Nhóm đối chứng: Gồm khoảng 70 bệnh nhân không suy tim. Những bệnh nhân đến khám hoặc nằm điều trị nội trú vì các bệnh nội khoa khác, không có dấu hiệu suy tim trên lâm sàng, đồng thời phân số tống máu EF trên

siêu âm nằm trong giới hạn bình thường (EF ≥ 56%), có cùng độ tuổi với những bệnh nhân nhóm bệnh được đưa vào nhóm chứng của đề tài nghiên cứu.

Tất cả bệnh nhân thuộc nhóm bệnh và nhóm chứng đều được thăm khám lâm sàng một cách tỷ mỉ, xét nghiệm hóa sinh, huyết học, chụp X- quang tim phổi, làm điện tâm đồ, siêu âm gan và siêu âm tim đồng bộ theo một mẫu nghiên cứu thống nhất nhằm hạn chế tối đa những biến đổi của GGT mà không phải do suy tim gây ra.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

2.1.2.1 Nhóm bệnh

Chúng tôi loại khỏi nghiên cứu những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý tim bẩm sinh, bệnh lý van tim, rối loạn nhịp tim, bệnh lý tuyến giáp, bệnh cơ tim phì nh và các bệnh hệ thống, phụ nữ mang thai, đại tắc nghẽn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tíbệnh nhân hút thuốc lá và nghiện rượu trong thời gian nghiên cứu, suy thận mạn và ung thư.

2.1.2.2 Nhóm đối chứng

Chúng tôi loại khỏi nghiên cứu những bệnh nhân tiền sử mắc bệnh phế quản phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc những bệnh nhân đang trong tình trạng viêm phổi, nhiễm trùng nặng, tiểu đường, suy thận mạn phải chạy thận nhân tạo chu kỳ và một số bệnh lý sau:

- Có bệnh tự miễn như Lupus, viêm khớp dạng thấp… - Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp.

- Sử dụng thuốc Non-Steriod hoặc Corticoid do làm giảm GGT. - Sử dụng thuốc làm tăng đường huyết, thuốc làm rối loạn Lipid máu.

- Sử dụng thuốc như acetaminophen, fluoquinolon; phenytoine; valproic acid; methotrexate; amiodarone; ketoconazole; thuốc kháng lao; thuốc ung thư.

- Những bệnh nhân nghiện rượu, xơ gan, viêm gan siêu vi A, B, C... - Những bệnh nhân có tiền sử bệnh đường mật, túi mật, u vùng gan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ Gamma Glutamyl Transferase (GGT) huyết thanh ở bệnh nhân suy tim do bệnh tim thiếu máu cục bộ (Trang 54)