Giá trị dự báo nồng độ GGT đối với mức độ suy tim

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ Gamma Glutamyl Transferase (GGT) huyết thanh ở bệnh nhân suy tim do bệnh tim thiếu máu cục bộ (Trang 105)

Với độ nhạy và độ đặc hiệu khá cao (81,25% và 77,27%), diện tích vùng dưới ROC là 0,869, xét nghiệm GGT đã chứng tỏ sự chính xác và tin cậy trong phân loại mức độ suy tim, đặc biệt là suy tim trong giai đoạn ổn định. Theo tác giả Gerhard Poelzl giá trị này là 56,5% và 64,8% đối với nam và 50,8% và 73,5% đối với nữ [67]. Điều này khẳng định giá trị chẩn đoán của xét nghiệm GGT, đặc biệt khi kết hợp với lâm sàng và cận lâm sàng (đặc biệt là NT-proBNP) trong suy tim. Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm cắt tối ưu nhất là >51 U/l. Chúng tôi đã dùng phần mềm Medcal 1.7.3. để tính ROC và chọn điểm cắt tốt nhất, tức là tại giá trị điểm cắt của GGT thì xét nghiệm có giá trị chẩn đoán với độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất. Giá trị điểm

cắt do máy tính tự động chọn thường là trung vị của hai nhóm bệnh nhân gộp lại làm điểm cắt giữa bình thường và bệnh lý. Như vậy, với kết quả GGT lớn hơn 51 U/L thì xác suất cao là bệnh nhân đó bị suy tim ở mức độ nặng.

Vùng dưới ROC trong nghiên cứu chúng tôi là 0,869 (khoảng tin cậy 95%). Vùng dưới ROC càng lớn thì sức mạnh của dự báo càng chính xác [6]. Kết quả chúng tôi lớn hơn so với kết quả 0,65 của tác giả Gerhard Poelzl [67]. Các trị số này đều lớn hơn 0,85 đã khẳng định rằng, GGT có giá trị cao trong đánh giá mức độ suy tim [49].

Bản thân xét nghiệm GGT là một xét nghiệm rất cần thiết và hữu ích đối với bệnh nhân suy tim. Tuy vậy, nếu chỉ đơn độc GGT thì không nói lên được điều gì nhiều vì đó cũng chỉ là một dấu hiệu sinh học. Không dùng nồng độ GGT tăng đơn độc để xác định hay loại trừ các mức độ của suy tim [51],[79]. Người thầy thuốc hay nhà nghiên cứu lâm sàng cần kết hợp lâm sàng cùng các xét nghiệm khác để đưa ra một đánh giá chính xác nhất.

Phân tầng nguy cơ là rất quan trọng trong bệnh nhân suy tim. Chất chỉ thị sinh học, đặc biệt là NT-proBNP, đã được chứng minh cung cấp thêm thông tin hữu ích trong việc quản lý của suy tim. Tuy nhiên, một dấu hiệu duy nhất không thể chắc chắn sẽ cung cấp tất cả các thông tin cần thiết cho việc ra quyết định lâm sàng, chính vì vậy cần kết hợp nhiều chất chỉ điểm sinh học để có kết quả chính xác. Trong nghiên cứu này, GGT là một yếu tố dự báo độc lập của tử vong hoặc ghép tim ở những bệnh nhân ổn định suy tim. Hơn

nữa, có vẻ như nồng độ GGT trên điểm cắt có thể cung cấp thêm thông tin tiên lượng ở bệnh nhân có nồng độ NT-proBNP [80].

Đáng chú ý, chúng tôi cung cấp bằng chứng cho thấy giá trị tiên lượng của GGT là quan tâm đặc biệt ở những bệnh nhân có triệu chứng suy tim nhẹ, nói chung, là khó khăn nhất để phân tầng nguy cơ và tư vấn. Giá trị tiên đoán của tăng nồng độ GGT rõ ràng là lớn hơn ở những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ so với ở những bệnh nhân có triệu chứng nặng. Có thể hình dung, nồng độ GGT phản ánh các khía cạnh khác nhau của độ nặng suy tim hơn không đánh giá lâm sàng cho các mức độ. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn tranh cãi cần phải nghiên cứu thêm. Ngoài ra, giá trị tiên đoán của GGT huyết thanh chứng minh đáng kể trong những người trưởng thành < 70 năm, nhưng bị hạn chế ở những bệnh nhân lớn tuổi hơn. Phát hiện này cũng phù hợp với số liệu gần đây được công bố bởi Lee và cộng sự [57] cho thấy nồng độ GGT huyết thanh trong phạm vi bình thường của nó có thể bị hạn chế tính hữu dụng trong việc dự đoán tỷ lệ tử vong bệnh tim mạch ở bệnh nhân lớn hơn 70 tuổi.

Chính những phát hiện chứng minh đó, GGT có thể hữu ích cho phân tầng nguy cơ trong suy tim mãn. Vì vậy, GGT có thể xuất hiện không chỉ như là một dấu hiệu nguy cơ mắc bệnh tim mạch và hội chứng chuyển hóa trong đối tượng khỏe mạnh, mà còn là một dấu ấn sinh học mới trong suy tim trong giai đoạn ổn định. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng GGT không phải là dấu hiệu chuyên biệt của tim. Theo đó, GGT không thể được sử dụng để chẩn

đoán suy tim. Việc kết hợp giữa GGT và NT-proBNP giúp tăng cường khả năng đánh giá và tiên lượng mức độ suy tim. Trong nghiên cứu của chúng tôi, diện tích ROC của GGT và NT-proBNP đều lớn hơn 0,7 và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa diện tích hai đường cong này. Điều này càng khẳng định nồng độ GGT huyết thanh có giá trị trong đánh giá mức độ của suy tim hơn nồng độ NT-proBNP.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu nồng độ Gamma Glutamyl Transferase huyết thanh (GGT) ở 70 bệnh nhân suy tim do bệnh tim thiếu máu cục bộ và 70 bệnh nhân nhóm chứng, chúng tôi rút ra kết luận như sau:

1. Nồng độ Gamma Glutamyl Transferase huyết thanh tăng có ý nghĩa đối với nhóm bệnh nhân suy tim (56 U/l) so với nhóm chứng (34U/l) (p<0,05)

Giá trị nồng độ Gamma Glutamyl Transferase huyết thanh nhóm chứng ở giới nam là 35 U/l, giới nữ là 30,5 pg/ml. Giá trị Gamma Glutamyl Transferase huyết thanh nhóm bệnh ở giới nam là 54,5 U/l, giới nữ là 56,5 U/l. Không có sự khác biệt về nồng độ NT-ProBNP giữa giới nam và giới nữ ở nhóm bệnh lẫn nhóm chứng.

Giá trị trung vị của nồng độ Gamma Glutamyl Transferase huyết thanh ở các giai đoạn suy tim II, III, IV trong nghiên cứu của chúng tôi theo phân độ NYHA lần lượt là 53U/l, 56U/l và 286 U/l.

2. Nồng độ Gamma Glutamyl Transferase huyết thanh tương quan thuận với độ trầm trọng của suy tim theo phân độ NYHA, R = 0,4952 (p<0.001)

Nồng độ NT-proBNP và nồng độ Gamma Glutamyl Transferase có mối tương quan thuận ở mức độ vừa với hệ số tương quan R2=0,4151 và phương trình tương quan y= 0,0981x + 1,7239

Nồng độ Gamma Glutamyl Transferase có mối tương quan nghịch với chỉ số phân suất tống máu thất trái LVEF với hệ số tương quan: R2 = 0,086 và phương trình tương quan y = 8,4917 x +52,8336

Nồng độ Gamma Glutamyl Transferase có tương quan thuận ở mức độ vừa với nồng độ CRP với phương trình tuyến tính y = 0,2664 x +1,0545, R2= 0,1252.

Điểm cắt tốt nhất của GGT trong dự báo suy tim ở mức độ nặng là lớn hơn mức 51U/l; AUC= 0,869 (95% CI: 0,767 - 0,938); Độ nhạy: 81,25% (95%CI: 67,4 - 91,1); Độ đặc hiệu: 77,27% (95%CI : 54,6 - 92,2).

ĐỀ XUẤT

Qua đề tài “Nghiên cứu nồng độ Gamma Glutamyl Transferase (GGT)

huyết thanh ở bệnh nhân suy tim do bệnh tim thiếu máu cục bộ”, chúng tôi

có một số đề xuất sau:

1. Với giá trị chẩn đoán cao, cho kết quả nhanh và chính xác của nồng độ

Gamma Glutamyl Transferase trong các mức độ của suy tim mạn, như vậy

nên sử dụng xét nghiệm Gamma Glutamyl Transferase là một xét nghiệm thường quy đối với các trường hợp bệnh nhân nhập viện điều trị suy tim bệnh tim thiếu máu cục bộ.

2. Đối với bệnh nhân nhập viện, cần kết hợp với xét nghiệm NT-ProBNP để góp phần vào chẩn đoán và tiên lượng suy tim.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Thị Hương và cs (2012), Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng, Nxb Y học, Hà Nội.

2. Bộ môn Nội - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2009), Điện tâm đồ trong thực hành lâm sàng, Nxb Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1-17, 40-60. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Đại học Y Hà Nội (2011), Bài giảng bệnh học nội khoa, Nxb Y học, Hà Nội, tập 2, tr. 95-199.

4. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cs (2008), “Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về Chẩn đoán, điều trị Suy tim”, Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, Nxb Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 438-475.

5. Đỗ Đình Hồ (2005)¸ Hóa sinh lâm sàng, Nxb Y học, tr. 101-187.

6. Lưu Ngọc Hoạt, Võ Văn Thắng và cs (2011), Phương pháp nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, Nxb Đại học Huế, tr. 291.

7. Nguyễn Thanh Hùng, Hồ Văn Thúc và cs (2008), “Khảo sát giá trị gamma glutamyl transferase trên bệnh nhân viêm gan siêu vi B”, Kỷ yếu khoa học bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai.

8. Phạm Mạnh Hùng, Lê Đình Khánh, Vũ Văn Kiên (1993), “Men Gamma Glutamyl Transpeptidase trong dịch bảo quản thận và mối liên quan với hình ảnh vi thể của thận được bảo quản”, Tạp chí công trình nghiên cứu Y học quân sự, số 2, tr. 77-81.

9. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2001), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nxb Y học, tr.55-60, tr.871-872.

10.Nguyễn Phú Kháng (2001), “Suy tim mạn tính”, Lâm sàng tim mạch, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 135-168.

11.Nguyễn Thị Phương Mai và cộng sự (2012), “Đánh giá hoạt độ gama glutamyl transferase huyết thanh của bệnh nhân mắc một số bệnh gan, mật tại phòng khám bệnh viện đại học y Hải Phòng”, Y học thực hành, số 2, tr.807.

12.Huỳnh Văn Minh (2003), “Suy tim”, Giáo trình sau đại học-Bệnh lý tim mạch, Tập 1, Trường Đại học Y Khoa Huế, tr. 38-58.

13.Huỳnh Văn Minh, Nguyễn Văn Điền, Hoàng Anh Tiến (2009), Điện tâm đồ từ điện sinh lý đến chẩn đoán lâm sàng, Nxb Đại học Huế, tr. 470-488. 14.Huỳnh Văn Minh (2003), “Điện tâm đồ bổ sung”, Giáo trình sau đại học-

Bệnh lý tim mạch, Tập 1, Trường Đại học Y khoa Huế, tr. 141-146.

15.Nguyễn Mạnh Phan (2006), Thời sự chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch

tập (1) dịch từ Current Diagnostic & Treatment in Cardiology của Michael H. Crawford.

16.Đặng Vạn Phước (2006), “Sinh lý bệnh bệnh mạch vành”, Bệnh động mạch vànhtrong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr. 49-84. 17.Nguyễn Thạch (2007), “Suy tim”, Một số vấn đề cập nhật trong chẩn

đoán và điều trị Bệnh Tim mạch, Nhà xuất bản Y học, tr. 311-355.

18.Đỗ Thị Thu (2005), “Chuyển hóa acid amin”, Bài giảng hóa sinh học, Nxb Y học, tr. 149.

19.Lê Thị Bích Thuận (2005), Nghiên cứu biến đổi Protein phản ứng C (CRP) trong bệnh mạch vành, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y khoa Huế.

20.Hoàng Anh Tiến (2006), Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của nồng độ N- Terminal B-type Natriuretic Peptid (NT-ProBNP) ở đợt cấp của suy tim mạn, Luận văn thạc sĩ Y khoa, Trường Đại học Y Khoa Huế.

21.Phạm Quang Tuấn (2007), Nghiên cứu nồng độ protein phản ứng C huyết thanh độ nhạy cao ở bệnh nhân suy tim, Luận văn thạc sĩ Y khoa, Trường Đại học Y khoa Huế.

22.Phạm Quang Tùng (2007), “Chuyển hóa acid amin”, Bài giảng hóa sinh học, Nxb Y học, tr. 425-426.

23.Nguyễn Lân Việt (2003), “Suy tim”, Thực hành bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Y học, tr. 363-396.

24.Phạm Nguyễn Vinh và cộng sự (2008), “Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị suy tim”, Khuyến cáo 2008 về các bệnh tim mạch và chuyển hóa, Nxb Y học, Hà Nội, tr 438-448.

25.Phạm Nguyễn Vinh (2003), “Chẩn đoán và điều trị suy tim mạn tại Việt Nam”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Hội nghị Tim mạch học miền Trung, tr. 224-225.

26.Phạm Nguyễn Vinh (1999), “ Khảo sát chức năng của tim bằng siêu âm TM, 2D và Doppler”, Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch, tập 2, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 153-162.

27.Phạm Nguyễn Vinh (2001), “Điều trị suy tim”, Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch, Tập 2,Nhà xuất bản Y học, tr. 125-149.

TIẾNG ANH

28.Angulo P. (2002), “Nonalcoholic fatty liver disease”, N Engl J Med, 346(16), pp. 1221-31.

29. Bozbaş H và cộng sự (2011), “Increased serum gamma glutamyltransferase activity in patients with metabolic syndrome”, Arch Turk Soc Cardiol, 39(2), pp.122-128.

30.Bellini M, Tumino E, Giordani R và cộng sự (1997), “Serum gamma glutamyl transpeptidase isoforms in alcoholic liver disease”, Alcohol Alcohol, 32(3), pp. 259-266. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31.Brauwald E. (2008), “Biomarker in Heart failure”, N. Engl J Med, 358, pp. 2148-2159.

32.Brauwald E., Fauci A. S. (1998), “Heart failure”, Hariion’s Principles of Internal medicin, McGraw Hill, 14th edition, (1), pp. 1287-1294.

33.Brian H, Tang WHW (2009), Heart Failure with Systolic Dysfunction in Manual of Cardiovascular Medicine 3rd. Editors: Brian P. Griffin, Eric J. Topol. Lippincott Williams and Wilkins, pp. 105-122

34.Brian RL, Stacy AM, Susan MJ, Benico B, Gregory AE (2010), Chapter 4: Heart failure, cardiomyopathy, and valvular heart disease in The Washington Manual of Medical Therapeutics 33rd edition. Editors: Corey Foster; Neville F. Mistry; Parvin F. Peddi; Shivak Sharma. Lippincott Williams and Wilkins, pp. 155-168.

35. Caliskan M, Erdogan D và cs (2008), “Higher serum gamma- glutamyltransferase levels are independently associated with impaired coronary microvascular function in patients with dilated cardiomyopathy”,

Atherosclerosis, 201, pp.163-167.

36.Cho HC (2010), “The Association between Serum GGT Concentration and Diabetic Peripheral Polyneuropathy in Type 2 Diabetic Patients”,

Korean Diabetes J, 34(2), pp. 111-118.

37.Choi JW (2003), “Association between elevated serum hepatic enzyme activity and total body fat in obese humans”, Ann Clin Lab Sci, 33(3), pp. 257-264.

38.Colloredo-Mels G, Bettale G, Bellati G, và cộng sự (1988), “Gamma- Glutamyl-transpeptidase in diabetics: a case control study”, Clin Chim Acta, 175(2), pp. 189-195.

39.de Ferranti SD, Gauvreau K, Ludwig DS (2004), “Prevalence of the metabolic syndrome in American adolescents: findings from the Third National Health and Nutrition Examination Survey”, Circulation, 110(16), pp. 2494 - 2497.

40.Danielsson J, Kangastupa P, Laatikainen T và cs (2013), “Individual and Joint Impacts of Ethanol Use, BMI, Age and Gender on Serum Gamma- Glutamyltransferase Levels in Healthy Volunteers”, Int J Mol Sci, 14(6), pp. 11929-11941.

41.Dhingra R, Gona P, Wang TJ (2010), “Serum gamma-glutamyl transferase and risk of heart failure in the community”, Arterioscler Thromb Vasc Biol, 30(9), pp.1855-1860.

42.Du G., Song Z và cs (2013), “Gamma-glutamyltransferase is associated with cardiovascular and all-cause mortality: A meta-analysis of prospective cohort studies”, Preventive Medicine,57,pp. 31-37.

43.Duran M, Uysal OK, Yılmaz Y (2013), “Serum gamma- glutamyltransferase and the burden of atherosclerosis in patients with acute coronary syndrome”, Turk Kardiyol Dern Ars, 41(4), pp. 275-281. 44.Ess M, Mussner-Seeber C, Mariacher S (2011), “γ Glutamyltransferase

rather than total bilirubin predicts outcome in chronic heart failure”,

J Card Fail, 17(7), pp. 577-584.

45.Franz Hartmann, Milton Packer, Andrew J.S. Coats et al. (2003), “NT- ProBNP in severe chronic heart failure: rationale, design and preliminary results of the COPERNICUS NT-ProBNP substudy”, The European Journal of Heart Failure, 6, pp. 343-350.

46.Falck Ytter Y. và cộng sự (2001), “Clinical features and natural history of nonalcoholic steatosis syndromes”, Semin Liver Dis, 21, pp. 17-26.

47.Fraser A và cộng sự (2007), “A comparison of associations of alanine aminotransferase and gamma-glutamyltransferase with fasting glucose, fasting insulin, and glycated hemoglobin in women with and without diabetes”, Hepatology, 46, pp.158-165.

48.Franzini M, Fornaciari I và cs (2013), “Correlates and reference limits of plasma gamma-glutamyltransferase fractions from the Framingham Heart Study”, Clinica Chimica Acta, 417, pp.19-25.

49.Helmut K. Seitz (2006), “Gamma Glutamyl Transferase Levels Vary With Weight, Sex, and Alcohol Use”, The American Journal of Clinical Nutrition, 83, pp.1351-1354.

50.Hobbs FDR et al. (2002), “Reliability of N-terminal pro-brain natriuretic peptide assay in diagnosis of heart failure: cohort study in representative and high risk community populations”, BMJ, pp. 324-1498.

51.Ikeda Y. và cộng sự (1993), "Significance of Arg-107 and Glu-108 in the catalytic mechanism of human Gamma glutamyl transpeptidase”, J Biol Chem, 268(6), pp. 3980-3985.

52.Joel DS (2009). Management of Acute and Chronic Heart Failure in The Washington Manual of Cardiology Subspecialty Consult 2ndedition. Editors: Phillip S. Cuculich and Andrew M. Kates. Lippincott Williams and Wilkins, pp. 112-127.

53. Kirk V., Bay M, Parner J. et al. (2004), “N-Terminal proBNP and mortality in hospitalised patients with heart failure and preserved vs. reduced systolic function: data from the prospective Copenhagen Hospital Heart Failure Study (CHHF)”, The European Journal of Heart Failure, 6, pp. 335-341. 54.Kim KM, Kim BT, Lee DJ (2012), “Serum gamma-glutamyltransferase as

a risk factor for general cardiovascular disease prediction in Koreans”,

J Investig Med, 60(8), pp.1199-1203.

55.Kim KN, Kim KM, Lee DJ, Joo NS (2011), “Serum gamma- glutamyltransferase concentration correlates with Framingham risk score

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ Gamma Glutamyl Transferase (GGT) huyết thanh ở bệnh nhân suy tim do bệnh tim thiếu máu cục bộ (Trang 105)