1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích thực trạng ứng dụng hiệp ước Basel III về đảm bảo thanh khoản tại các ngân hàng Việt Nam

30 1,3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 587,5 KB

Nội dung

Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở Basel, gồm 15thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạmthời từ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Khả năng thanh khoản, hay khả năng đáp ứng nguồn vốn cho sự tăng lên của tàisản có và thanh toán các khoản nợ khi đến hạn là điểm cực kỳ quan trọng đối với sự tồntại của bất kỳ ngân hàng nào Vì vậy, quản lý khả năng thanh khoản là một trong nhữnghoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng Quản lý khả năng thanh khoản tốt sẽ giúpgiảm xác suất xảy ra những tổn thất nghiêm trọng Tầm quan trọng của khả năng thanhkhoản thực sự vượt ra khỏi phạm vi của những ngân hàng đơn lẻ vì sự suy giảm khả năngthanh khoản tại một ngân hàng có thể có ảnh hưởng tới toàn hệ thống Vì lý do đó, việcphân tích khả năng thanh khoản đòi hỏi các bộ quản lý ngân hàng không chỉ đo lườngkhả năng thanh khoản của ngân hàng một cách liên tục mà còn nghiên cứu xem các yêucầu cấp vốn có khả năng diễn biến như thếnào trong những hoàn cảnh khác nhau baogồm cả những điều kiện bất lợi

Trong các công việc về giám sát khả năng thanh khoản, Ủy ban Basel đã nỗ lực

mở rộng cách hiểu về cách thức một ngân hàng quản lý khả năng thanh khoản của mình ởphạm vi toàn cầu trên cơ sở bù trừ các giao dịch trong nội bộ Những tiến bộ gần đây vềphương diện tài chính và công nghệ đã cung cấp cho các ngân hàng những phương phápmới để cấp vốn cho các hoạt động của mình và quản lý khả năng thanh khoản Ngoài ra,

sự suy giảm khả năng chỉ trông cậy vào hoạt động nhận tiền gửi , sự tăng cường cácnguồn vốn bán buôn cùng những xáo trộn gần đây trên thị trường tài chính toàn cầu đãthay đổi cách thức các ngân hàng nhìn nhận về khảnăng thanh khoản Những thay đổi nàycũng đặt ra những thách thức mới cho các ngân hàng

Tính chính thức và mức độ tinh vi của quá trình quản lý khả năng thanh khoản phụthuộc vào quy mô và mức độ phát triển của ngân hàng cũng như bản chất và mức độphức tạp của hoạt động của ngân hàng đó Tùy nội dung của tài liệu này tập trung vào cácngân hàng lớn nhưng các nguyên tắc có thể áp dụng cho tất cả các ngân hàng

Trang 2

I TỔNG QUAN VỀ BASEL

1 Quá trình ra đời của Hiệp ước vốn Basel

Vào những năm 1980, hệ thống NHTM trên thế giới phát triển mạnh và có nhữngdấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng Nhằm củng cố hoạt động vàtạo ra một cơ chế cạnh tranh bình đẳng của hệ thống ngân hàng, Uỷ ban Basel về giámsát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) được thành lập bởimột nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10)tại thành phố Basel, Thụy Sỹ Ủy ban được nhóm họp 4 lần trong một năm Hội đồng thư

ký của Ủy ban Basel được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở Basel, gồm 15thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạmthời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên

Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ quangiám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước Ủy ban Basel không có bất kỳ một cơquan giám sát nào và những kết luận của Uỷ ban này không có tính pháp lý và yêu cầutuân thủ đối với việc giám sát hoạt động ngân hàng Thay vào đó, Ủy ban Basel chỉ xâydựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giớithiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụngrộng rãi thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính

họ Theo cách này, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩnchung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên Ủyban báo cáo thống đốc ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàngcủa nhóm G10 Từ đó tìm kiếm sự hậu thuẫn cho những sáng kiến của Ủy ban Nhữngtiêu chuẩn bao quát một dải rất rộng các vấn đề tài chính Một mục tiêu quan trọng trongcông việc của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ bảnlà: (1) không ngân hàng nước ngoài nào được thành lập mà thoát khỏi sự giám sát; và (2)việc giám sát phải tương xứng

Trang 3

2 Basel I

Năm 1988, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng Uỷ ban này đã phê duyệt một vănbản đầu tiên lấy tên là Hiệp ước về vốn của Basel (the Basel Capital Accord hay Basel I),yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu để có thểđối phó với những rủi ro có thể xảy ra Mức vốn tối thiểu này là một tỷ lệ phần trăm nhấtđịnh trong tổng vốn của ngân hàng, do đó mức vốn này cũng được hiểu là mức vốn tốithiểu tính theo trọng số rủi ro của ngân hàng đó Basel I không chỉ được phổ biến trongcác quốc gia thành viên mà còn được phổ biến ở hầu hết các nước khác có các ngân hànghoạt động quốc tế Thời đó, các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương và

cơ quan giám sát của 10 nước mới chỉ nhìn nhận ra các nguy cơ từ rủi ro tín dụng, và vìvậy, mức rủi ro tín dụng mà ngân hàng đối mặt được xác định là tài sản điều chỉnh theorủi ro của ngân hàng Theo Basel I, tổng vốn của một ngân hàng cần ít nhất bằng 8% rủi

ro tín dụng của ngân hàng đó Sau khi rủi ro tín dụng được thiết lập vào năm 1988, Uỷban Basel đã chuyển sự chú ý của họ sang rủi ro thị trường để phản ứng lại các hoạt độngkinh doanh chuyên hữu ngày càng tăng của các ngân hàng thương mại và đến năm 1996,Bsael I đã được sửa đổi với mục đích tính đến cả phí vốn đối với rủi ro thị trường

Theo đó, rủi ro thị trường bao gồm cả rủi ro thị trường chung và rủi ro thị trường

cụ thể Rủi ro thị trường chung đề cập đến những thay đổi về giá trị thị trường do có sựbiến động lớn trên thị trường Rủi ro thị trường cụ thể là những thay đổi về giá trị củamột loại tài sản nhất định Có 4 loại biến số kinh tế làm phát sinh rủi ro thị trường, đó là

tỷ giá lãi suất, ngoại hối, chứng khoán và hàng hóa Rủi ro thị trường có thể được tínhtheo 2 phương thức hoặc là bằng mô hình Basel tiêu chuẩn hoặc là bằng các mô hình giátrị chịu rủi ro nội bộ của các ngân hàng Những mô hình nội bộ này chỉ có thể được sửdụng nếu ngân hàng thoả mãn các tiêu chuẩn định tính và định lượng được quy địnhtrong Basel

Trang 4

Thành tựu của Basel I:

(i) Thành tựu cơ bản của Basel I là đã đưa ra được định nghĩa mang tính quốc tế chungnhất về vốn của ngân hàng Theo đó, vốn của ngân hàng được chia làm 2 loại: Vốn cấp 1,Vốn cấp 2 Trong đó: Vốn tự có = Vốn cấp 1+Vốn cấp 2

Vốn cấp 1 (vốn cơ bản) là lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố,như là khoản dự phòng cho các khoản vay, bao gồm: Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn; Dự trữcông bố (Lợi nhuận giữ lại); Lợi ích thiểu số (minority interest) tại các công ty con, cóhợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế kinh doanh (goodwill)

Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung) gồm tất cả các vốn khác như: Lợi nhuận giữ lại không công bố;

Dự phòng đánh giá lại tài sản; Dự phòng chung/dự phòng thất thu nợ chung; Công cụ vốnhỗn hợp; Vay với thời hạn ưu đãi; Đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ chức tàichính khác

(ii) Đưa ra tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng: tỉ lệ này được phát triển bởi BCBS với mụcđích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế, đối tượng ban đầu là những ngân hàng hoạtđộng quốc tế, nhưng sau này đã được thực thi trên hơn 100 quốc gia

Tỉ lệ thoả đáng về vốn (CAR) = Vốn bắt buộc / Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA)

Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn thích hợpkhi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốntrầm trọng khi CAR < 2%

Những hạn chế của Basel I:

Mặc dù có rất nhiều điểm mới nhưng Hiệp ước Basel I với bản sửa đổi năm 1996 vẫn có

Trang 5

khá nhiều điểm hạn chế Trong đó, điểm hạn chế cơ bản của Basel I là không đề cập đếnmột loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi

ro tác nghiệp (không có yêu cầu vốn dự phòng rủi ro tác nghiệp)

Ngoài ra, còn một số điểm hạn chế khác, như: Không phân biệt theo loại rủi ro; Việc phân loại rủi ro chưa chi tiết cho các khoản vay; Chưa tính đến lợi ích từ việc đa dạng hóa hoạt động (theo lý thuyết thì rủi ro sẽ giảm thông qua đa dạng hóa danh mục đầu tư…).

3 Basel II, III:

Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề xuấtkhung đo lường mới với 3 trụ cột chính Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế vềvốn Basel mới (Basel II) đã chính thức được ban hành:

(1) Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tốithiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I Tuy nhiên, rủi ro được tínhtoán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp(hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường So với Basel I, cách tính chi phí vốn đối vớirủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị trường có sự thay đổi nhỏ, nhưng hoàntoàn là phiên bản mới đối với rủi ro tác nghiệp Trọng số rủi ro của Basel II bao gồmnhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm với xếp hạng

(2) Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấpcho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I Trụ cột nàycũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệthống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệpước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk)

Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát: Thứ nhất, các ngân

hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục

rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó Thứ hai, các

giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược củangân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu; giám sátviên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả

Trang 6

của quy trình này Thứ ba, Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để

đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thểyêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu

(3) Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theonguyên tắc thị trường Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàngphải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đếnnhững thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi rothị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ronày

Như vậy, quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này đưa ra,các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạchhơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiểuđược rủi ro

Mục tiêu của Basel II:

Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; Tạo lập vàduy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; Đẩymạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro

Hai mục tiêu đầu của Basel II là những mục tiêu chủ chốt của Hiệp ước vốn Basel

I Mục tiêu cuối cùng là mới, đó là dấu hiệu của việc bắt đầu chuyển dần từ cơ chế điềutiết dựa trên tỷ lệ, mà đó chỉ là một phần của khung mới, hướng đến một sự điều tiết mà

sẽ dựa nhiều hơn vào các số liệu nội bộ, thông lệ và các mô hình

Ưu điểm của Basel II so với Basel I:

- Về cấu trúc và nội dung: Basel I tập trung vào một giải pháp quản lý rủi ro duy nhất là

“yêu cầu vốn tối thiểu” Trong khi, Basel II tập trung nhiều hơn vào các phương pháp nội

bộ của chính ngân hàng, đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và kỷ luật trên nguyên tắcthị trường

- Về tính linh động của ứng dụng: Basel I quy định chung một chọn lựa cho tất cả các

ngân hàng Basel II linh hoạt hơn với một danh sách các phương pháp, các biện pháp

Trang 7

khuyến khích để các nhà quản lý quốc gia và các ngân hàng chọn lựa.

- Về tính nhạy cảm với rủi ro: Basel I đo đạc rủi ro quá sơ bộ Basel II nhạy cảm hơn với

rủi ro thông qua độ nhạy cảm của yêu cầu vốn đối với mức độ rủi ro tăng lên và sự côngkhai bắt buộc một cách chi tiết về độ nhạy cảm rủi ro và chính sách rủi ro

- Về trọng số rủi ro: Basel I quy định từ 0 – 100 và ưu đãi hơn với các nước thuộc Tổ

chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD- Organisation for Economic Co-operation andDevelopment) Basel II quy định từ 0 - 150 hoặc hơn và không có đặc quyền nào, baogồm cả phân cấp bên trong và bên ngoài

- Về kỹ thuật giảm rủi ro tín dụng: Basel I chỉ hỗ trợ và đảm bảo Basel II thừa nhận về

kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tốt hơn, đưa ra nhiều kỹ thuật hơn như hỗ trợ, đảm bảo, pháisinh tín dụng, lập mạng lưới vị thế (position netting)

Những hạn chế của Basel II:

Mặc dù được coi như một cơ chế quan trọng để đẩy mạnh cải cách và củng cố toàn bộcông tác điều hành trong lĩnh vực tài chính, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại đãcho thấy những thiếu sót, bất cập của Basel II Đó là:

- Việc áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro tiên tiến chưa có các tiêu chuẩn có thểđược chấp nhận rộng rãi

- Các phương pháp giám sát, đánh giá rủi ro chưa tính đến các hoạt động của chu lỳ kinhdoanh

- Các cơ quan quản lý chưa theo kịp tốc độ phát triển mạnh mẽ những sản phẩm dịch vụ

có khoa học công nghệ cũng như mức độ rủi ro cao

Mới đây, lãnh đạo hàng đầu của các nền kinh tế thuộc G20 đã hối thúc Ủy banBasel đưa ra biện pháp cải thiện chất lượng và số lượng vốn của các ngân hàng và thắtchặt yêu cầu thanh khoản (Basel III) để các ngân hàng ứng phó tốt hơn với khủng hoảng

và ngăn khủng hoảng tài chính lặp lại mà không cần đến hỗ trợ từ chính phủ Theo dựthảo đưa ra tại G20, đến cuối năm 2012, Basel khuyến cáo các nước cần áp dụng tiêuchuẩn mới về vốn và đưa ra các biện pháp linh hoạt hơn để khuyến khích các ngân hàngthay đổi Hiệp định Basel III được thống đốc các ngân hàng trung ương và các cơ quanquản lý ngân hàng 27 thành viên (gồm Argentina, Úc, Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc,

Trang 8

Pháp, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico,

Hà Lan, Nga, Ả Rập Xê Út, Singapore, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ,Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ) ký kết hôm 12/9/2010 tại Thành phố Basel, Thụy Sỹ Basel IIIvới những quy định mới về khái niệm và các tiêu chuẩn tối thiểu cao hơn, cùng phươngpháp giám sát an toàn vĩ mô được đánh giá là sự thay đổi lịch sử trong quy định về hoạtđộng ngân hàng Trong đó, hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) được giữ nguyên ở mức8%, nhưng Basel III yêu cầu vốn chủ sở hữu (vốn cấp 1) của các ngân hàng phải nâng từ4% lên 6% Trong 6% vốn cấp 1 đó, 4,5% phải là vốn của các cổ đông phổ thông Bêncạnh đó, những tài sản “Có” với chất lượng vốn có vấn đề cũng sẽ được loại trừ dần khỏivốn cấp 1 và vốn cấp 2, như các khoản đầu tư vượt quá giới hạn 15% vào các tổ chức tàichính Đặc biệt, Basel 3 yêu cầu áp dụng bổ sung tỷ lệ đòn bẩy tối thiểu thử nghiệm ởmức 3% Đây là tỷ lệ của vốn cấp 1 so với tổng tài sản có cộng với các khoản mục ngoạibảng Việc áp dụng thử nghiệm tỷ lệ này cho phép Ủy ban Basel theo dõi biến động tỷ lệđòn bẩy thực của các ngân hàng theo chu kỳ kinh tế và mối quan hệ giữa các yêu cầu vềvốn với tỷ lệ đòn bẩy Giới thiệu phương pháp giám sát an toàn vĩ mô hệ thống để cácngân hàng áp dụng Như vậy, Basel 3 là một bước ngoặt trong việc xây dựng các quyđịnh tài chính Lần đầu tiên trong các quy định tài chính đề cập tới các thước đo giám sát

an toàn vĩ mô được sử dụng để bổ sung cho phương pháp giám sát an toàn vi mô của từng

tổ chức tín dụng Ủy ban Basel đang nghiên cứu các thước đo đối với những tổ chức cótầm quan trọng đối với hệ thống Basel 3 đưa ra tiêu chuẩn về thanh khoản Đây là điềuđặc biệt quan trọngchưa có tiêu chuẩn quốc tế nào quy định về vấn đề này Tỷ lệ thanhkhoản sẽ được ban hành vào 1/1/2015, giúp ngân hàng có khả năng chống đỡ ngắn hạntốt hơn với những căng thẳng thanh khoản Quy định này yêu cầu ngân hàng nắm giữ cáctài sản có tính thanh khoản cao và có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu chi trả trongnhững trường hợp khó khăn Thực tế, việc quản lý rủi ro thanh khoản rất khác nhau tạitừng quốc gia Ủy ban Basel sẽ sử dụng nhiều quy trình báo cáo để theo dõi các tỷ lệtrong quá trình chuyển đổi để đảm bảo các tiêu chuẩn được tính toán như dự kiến Thờihạn để thực hiện riêng quy định này là ngày 1/1/2015 Lộ trình để thực hiện Basel III bắtđầu từ tháng 1/2013 và hoàn thành vào cuối năm 2018

Trang 9

II QUY ĐỊNH ĐẢM BẢO AN TOÀN THANH KHOẢN TẠI VIỆT NAM.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn thanhkhoản trong hoạt động của tổ chức tín dụng tại Thông tư số 13/2010/TT-NHNN như sau:Cuối mỗi ngày, tổ chức tín dụng phải xác định và có các biện pháp để đảm bảo các tỷ lệ

về khả năng chi trả cho ngày hôm sau như sau:

1 Tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh toán ngay và tổng Nợ phải trả.

1.1 Tổng tài sản “Có” thanh toán ngay bao gồm:

a) Số dư tiền mặt, giá trị sổ sách của vàng tại quỹ;

b) Số dư tiền gửi, giá trị sổ sách của vàng gửi tại Ngân hàng Nhà nước (trừ tiền gửi dự trữbắt buộc);

c) Phần chênh lệch dương giữa số dư tiền gửi không kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửikhông kỳ hạn gửi tại các tổ chức tín dụng khác, trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội và số

dư tiền gửi không kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi không kỳ hạn của các tổ chức tíndụng khác gửi tại tổ chức tín dụng;

d) Phần chênh lệch dương giữa số dư tiền gửi có kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi có

kỳ hạn đến hạn thanh toán gửi tại các tổ chức tín dụng khác, trừ Ngân hàng Chính sách

Xã hội và số dư tiền gửi có kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng có kỳ hạn đến hạn thanh toáncủa các tổ chức tín dụng khác gửi tại tổ chức tín dụng;

Trang 10

đ) Giá trị sổ sách của các loại trái phiếu, công trái do Chính phủ Việt Nam, chính phủhoặc ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD phát hành hoặc được Chính phủ ViệtNam, chính phủ hoặc ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD bảo lãnh thanh toán;e) Giá trị sổ sách của tín phiếu Kho Bạc, tín phiếu do Ngân hàng Nhà nước phát hành;g) Giá trị sổ sách của trái phiếu do chính quyền địa phương, công ty đầu tư tài chính địaphương, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành;

h) Giá trị sổ sách của các chứng khoán được niêm yết trên các Sở giao dịch chứng khoántại Việt Nam, nhưng tối đa không vượt quá 5% tổng Nợ phải trả;

i) Giá trị sổ sách của các loại chứng khoán, giấy tờ có giá khác được Ngân hàng Nhànước chấp nhận cho tái chiết khấu hoặc lưu ký, giao dịch thực hiện nghiệp vụ thị trườngtiền tệ

1.2 Tổng Nợ phải trả được xác định bằng số dư trên khoản mục Tổng nợ phải trả.

2 Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau đối với đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đô la Mỹ (bao gồm đồng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác còn lại được quy đổi sang đô la Mỹ theo tỷ giá liên ngân hàng cuối mỗi ngày).

2.1 Tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau bao gồm:

a) Số dư tiền mặt tại quỹ cuối ngày hôm trước;

b) b) Giá trị sổ sách của vàng cuối ngày hôm trước, kể cả vàng gửi tại Ngân hàng Nhànước, tổ chức tín dụng khác;

c) Số dư tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (trừ tiền gửi dự trữ bắt buộc), tiền gửi không

kỳ hạn tại tổ chức tín dụng khác cuối ngày hôm trước;

Trang 11

d) Số dư tiền gửi có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng khác đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếptheo kể từ ngày hôm sau;

đ) 95% giá trị các loại chứng khoán do Chính phủ Việt Nam, chính phủ các nước thuộcOECD phát hành hoặc được Chính phủ Việt Nam, chính phủ các nước thuộc OECD bảolãnh thanh toán nắm giữ đến cuối ngày hôm trước;

e) 90% giá trị các loại chứng khoán do tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam pháthành hoặc bảo lãnh thanh toán, các ngân hàng của các nước thuộc OECD phát hành hoặcbảo lãnh thanh toán nắm giữ đến cuối ngày hôm trước;

g) 85% giá trị các loại chứng khoán khác được niêm yết nắm giữ đến cuối ngày hômtrước;

h) 80% số dư các khoản cho vay có bảo đảm, cho thuê tài chính, trừ nợ xấu, đến hạnthanh toán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau;

i) 75% số dư các khoản cho vay không có bảo đảm, trừ nợ xấu, đến hạn thanh toán trong

7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau

2.2 Tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau bao gồm:

a) Số dư tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác cuối ngày hôm trước;

b) Số dư tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác, tổ chức, cá nhân đến hạn thanhtoán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau;

c) 15% số dư bình quân tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức (trừ tiền gửi của tổ chức tíndụng khác), cá nhân trong thời gian 30 ngày liền kề trước kể từ ngày hôm trước Tổ chứctín dụng phải xác định số dư bình quân này để làm cơ sở tính toán;

d) Số dư tiền vay từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đến hạn thanh toán trong 7 ngàytiếp theo, kể từ ngày hôm sau;

Trang 12

đ) Số dư tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo,

kể từ ngày hôm sau

e) Số dư giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành đến hạn thanh toán trong 7 ngàytiếp theo, kể từ ngày hôm sau;

g) Giá trị các cam kết cho vay không hủy ngang đối với khách hàng đến hạn thực hiệntrong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau;

h) Giá trị các cam kết bảo lãnh vay vốn đối với khách hàng đến hạn thực hiện trong 7ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau;

i) Giá trị các cam kết bảo lãnh thanh toán, trừ phần giá trị được bảo đảm bằng tiền, đếnhạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau;

k) Các khoản tiền lãi, phí đến hạn phải trả vào từng ngày trong 7 ngày tiếp theo, kể từngày hôm sau

Trang 13

III ÁP DỤNG BASEL III ĐỂ ĐẢM BẢO THANH KHOẢN TRONG HOẠT

ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM

1 Sự cần thiết của Basel III trong hoạt động của các ngân hàng Việt Nam

Những lí do khiến hệ thống NHTM Việt Nam cần phải ứng dụng Basel III vào hoạt độngđảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng, đó là:

Thứ nhất, hoạt động của ngân hàng không còn bó buộc trong phạm vi một quốc gia

mà trải rộng ra nhiều quốc gia, nhiều khu vực với những danh mục sản phẩm dịch vụ đadạng Trên thực tế, nhiều NHTM Việt Nam đã và đang tìm cách mở chi nhánh của mình

ở nước ngoài nhằm tăng tính chủ động trong hoạt động đồng thời tận dụng tốt thị trườngtiềm năng trên thế giới Khi đã lực chọn mở chi nhánh ngân hàng tại quốc gia khác thìphải tuân theo pháp luật hiện hành của họ, không thể chỉ gữ riêng theo pháp luật ViệtNam

Thứ hai, trong thời gian tới, hoạt động của ngân hàng nước ngoài dự báo sẽ pháttriển mạnh trên lãnh thổ Việt Nam, việc kiểm soát để hạn chế đến mức tối đa rủi ro chotoàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như bảo vệ quyền lợi của những người gửitiền là hết sức cần thiết Nếu không có quy định luật phát đi trước một bước thì khi chậmchân hơn, hệ thống ngân hàng chúng ta sẽ phải nhận những hậu quả có thể rất năng nề.Thứ ba, hoàn thiện theo các chuẩn mực quốc tế sẽ giúp các ngân hàng có thể so sánh

và đánh giá một cách chính xác, khách quan nhất về những điểm yếu và bất lợi Điều này

sẽ giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển bền vững và an toàn hơn

Với những lý do trên, việc hướng đến ứng dụng Basel nói chung và Basel III nóiriêng là một trong những mục tiêu quản trị rủi ro và đảm bảo thanh khoản của các tổ chứctín dụng Việt Nam Việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về an toàn vốn sẽ đảm bảo tínhthanh khoản cho ngân hàng

Trang 14

2 Những quy định của Basel III về đảm bảo thanh khoản trong hoạt động ngân hàng Việt Nam

Đảm bảo thanh khoản trong Basel III đề cập đến 2 chỉ tiêu quản lý chính:

Thứ nhất là LCR ( Lyquidity Coverage Ratio ), tức tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh

khoản, sẽ được tính bằng cách lấy tài sản "Có" thanh khoản cao hơn chia cho tài sản "Nợ"phải thanh toán trong vòng 30 ngày, tỷ lệ này phải lớn hơn hoặc bằng 100%, tức là tài sản

"Có" thanh khoản cao phải lớn hơn hoặc bằng tài sản "Nợ" phải thanh toán trong vòng 30ngày

Qui định về tỷ lệ bảo hiểm thanh khoản có thể buộc các ngân hàng phải nắm giữnhiều tài sản dễ chuyển nhượng để có thể tồn tại trong 30 ngày bị siết tín dụng Đây lànội dung chủ yếu trong gói biện pháp vốn và thanh khoản, gọi là Basel III, đã được dựthảo để tránh lặp lại khủng hoảng tài chính 2008 Tuy nhiên, Basel III đã trở thành chủ đề

bị phê phán quyết liệt do tính phức tạp của nó, đến nỗi EU và Mỹ phải hoãn thực thi quiđịnh này Các ngân hàng cảnh báo, đề xuất LCR ban đầu có thể buộc họ phải mua thêm

nợ quốc gia, trói buộc số phận của họ với khả năng thanh toán của các chính phủ

Điều đặc biệt là định nghĩa Tài sản thanh khoản cao là một điều đáng được lưu tâm

và học hỏi Trong đó tài sản có tính thanh khoản cao được chia thành 2 cấp độ khác nhau:cấp độ cao nhất (như tiền mặt, trái phiếu Chính phủ, dự trữ ) chiếm tỷ trong lớn hơnhoặc bằng 60% tổng thanh khoản Tài sản thanh khoản cấp độ 2 ( tính thanh khoản thấphơn cấp độ 1) không vượt quá 40% tỷ trọng sau khi đã áp dụng tỷ lệ chiết khấu Tức là tàisản thanh khoản cao cấp độ 2 không vượt quá 2/3 tài sản thanh khoản cao cấp độ 1

Thanh khoản thì phải nói tới khả năng chuyển đổi thành tiền và do đó các tài sản nhưtrái phiếu cần có tỷ lệ chiết khấu hợp lý, tuy nhiên nên nhìn nhận vấn đề này tùy vào từng

xu hướng, chu kỳ của chính sách Ở Việt Nam khi thông tư 13 ra đời ( có quy định về tỷ

lệ thanh khoản) thì lượng trái phiếu chính phủ được nắm giữ chiếm tỷ trọng cao hơn,

Trang 15

được phân bổ nhiều hơn, trên quan điểm thanh khoản đó là tốt và sẽ thuộc vào tài sảnthanh khoản cao cấp độ 1 Tuy nhiên như chúng ta đã thấy, khi môi trường thắt chặt thìnhững hoạt động kiếm tiền chiếm tỷ lệ rất nhỏ, tức là tính thanh khoản đẩy lợi suất loạinày lên cực cao, ngân hàng cũng mất thanh khoản.

Vấn đề tiếp từ định nghĩa đó là cách hiểu tài sản " Nợ" phải thanh toán trong vòng 30ngày Nó không chỉ dừng lại ở giá trị sổ sách vì nó còn phụ thuộc vào lãi suất của từngloại tài sản, tức là dòng tiền ròng sẽ tăng lên nếu tỷ lệ lãi suất cao ( như repo, các khoảnnhận tiền gửi với kinh phí khác nhau, tiền vay liên ngân hàng, )

Theo Cơ quan giám sát cao nhất thuộc Basel GHOS, các nhà giám sát sẽ xem xétkhả năng cho phép các ngân hàng tính dự trữ bắt buộc tại NHTW vào LCR, tiếp tục đánhgiá cách thức LCR tương tác với các biện pháp hỗ trợ thanh khoản của NHTW

Bên cạnh điểm tích cực, một số chuyên gia vẫn băn khoăn về hiệu lực của thỏa thuậnđạt được Một số nước đã đưa ra cam kết để tuân thủ thỏa thuận này, nhưng không dễchuyển lời nói thành hành động, trong bối cảnh sản xuất đình đốn và các ngân hàng ngạicho vay nhằm hạn chế rủi ro

Qui định cuối cùng về LCR đang cản trở nguyên tắc cho phép các ngân hàng sửdụng nợ quốc gia để đáp ứng các nghĩa vụ LCR, nếu các trái phiếu được sử dụng để giảiphóng rủi ro theo qui định về vốn liên ngân hàng

Từ năm 2010, Các ngân hàng được phép sử dụng tiền mặt và trái phiếu chính phủ để đápứng LCR tùy theo qui định về chất lượng của nợ quốc gia, các ngân hàng cũng có thể sửdụng nợ doanh nghiệp chất lượng cao hay trái phiếu có bảo đảm để đáp ứng 40% yêu cầuLCR

Thỏa thuận mới đạt được mở rộng giới hạn nợ doanh nghiệp mà các ngân hàng cóthể sử dụng, cho phép tính thêm một số chứng khoán hạng thấp, các ngân hàng cũng cóthể được phép sử dụng một số cổ phiếu và chứng khoán cầm cố nhà ở hạng cao Do chấtlượng thấp, nên chứng khoán tăng thêm sẽ dễ giảm giá hơn so với những loại chứng

Ngày đăng: 09/04/2015, 10:33

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w