1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐẢM BẢO THANH KHOẢN THEO CHUẨN MỰC BASEL III TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

37 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 178,22 KB

Nội dung

1.3.1 Khái niệm về chuẩn mực LCR LCR được đo lường bằng công thức: LCR= Dự trữ tài sản có thanh khoản có chất lượng cao Tổngluồng tiền mặt ra thuần trong 30 ngày tới  Phải lớn hơn hoặc

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

- -ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ

ĐẢM BẢO THANH KHOẢN THEO CHUẨN MỰC BASEL III

TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

NHÓM 10 – K09404A

Nguyễn Thị Hiếu K094040545Nguyễn Hoàng Phú K094040588Nguyễn Thị Minh Thư K094040612

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2013

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4

MỞ ĐẦU 5

Chương 1: CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM THANH KHOẢN THEO CHUẨN MỰC BASEL III 7

1.1 Mục tiêu 7

1.2 Thỏa thuận chuyển đổi 7

1.3 Tỉ lệ đảm bảo thanh khoản (LCR) 7

1.3.1 Khái niệm về chuẩn mực LCR 8

1.3.2 Các tác động cho chuẩn mực LCR 8

1.3.3 Tỉ lệ LCR có 2 cấu phần 9

1.4 Tỉ lệ tài trợ ổn định thuần (NSFR) 16

1.4.1 Khái niệm 16

1.4.2 Giá trị của vốn tài trợ ổn định 17

1.4.3 Vốn tài trợ ổn định theo yêu cầu 18

1.4.4 Các công cụ giám sát 19

1.5 Khung thời gian 20

Chương 2: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH BẢO ĐẢM THANH KHOẢN THEO CHUẨN MỰC BASEL III TRONG HOẠT ĐỘNG 21

NGÂN HÀNG VIỆT NAM 21

2.1 Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 21

2.2 Tình hình thanh khoản của ngành ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây 24

2.3 Tình hình áp dụng các quy định về bảo đảm thanh khoản theo chuẩn mực Basel III của các nước trên thế giới 27

2.4 Khả năng áp dụng các quy định bảo đảm thanh khoản theo chuẩn mực Basel III trong hoạt động ngân hàng Việt Nam 28

Trang 3

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM THANH KHOẢN THEO CHUẨN MỰC

BASEL III 33

3.1 Tăng cường năng lực tài chính 33

3.2 Tăng cường sự hợp tác với các ngân hàng thương mại khác 33

3.3 Nâng cao quản lý danh mục đầu tư 34

3.4 Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ 34

3.5 Chủ động tăng vốn điều lệ, vốn chủ sở hữa và các nguồn vốn nội bộ 34

3.6 Xây dựng quy định chặt chẽ về việc đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng thương mại 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NHNN: Ngân hàng Nhà nước

Trang 5

MỞ ĐẦU

Kể từ năm 2007 hệ thống ngân hàng Việt Nam đã gặp phải hai vấn đề lớn gồm: rủi

ro về mặt thanh khoản và rủi ro từ các hoạt động liên quan đến chứng khoán và bất độngsản

Rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng gia tăng do cung tiền được mở rộngvới tốc độ cao, cộng với sự phát triển nhanh của một số ngân hàng, nhất là các ngân hàngnhỏ mà phần đông là mới thành lập hay được nâng cấp lên từ các ngân hàng nông thôn.Điều này đã tạo ra sự mất cân đối trong việc huy động vốn và cho vay của các ngân hàng.Những ngân hàng lớn có lợi thế về mặt huy động vốn do mạng lưới và quan hệ có sẵn,khi cung tiền được mở rộng họ đã huy động được rất nhiều tiền, nhưng khả năng cho vaychỉ ở một mức nào đó nên các ngân hàng này đã dư ra một lượng vốn khá lớn Ngược lạicác ngân hàng mới nâng cấp hay mới thành lập cần phải mở rộng hoạt động nên cần vốn.Cung cầu gặp nhau và hoạt động vay mượn trên thị trường liên ngân hàng là khá dễ dàngvới lãi suất phải chăng Kết quả là một số ngân hàng đã đi vay các tổ chức tín dụng khác

để cho vay lại khách hàng, trong khi nguyên tắc vay liên ngân hàng với lãi suất thấpthường chỉ để bù đắp những thiếu hụt tạm thời về mặt thanh khoản hay yêu cầu dự trữcủa ngân hàng nhà nước và nguồn vốn sử dụng để cấp tín dụng nên là vốn huy động trựctiếp Khi lạm phát ở mức báo động, chính sách thắt chặt tiền tệ được đưa ra quá mạnh và

có phần đột ngột đã làm lộ ra những vấn đề về quản lý cũng như rủi ro thanh khoản của

hệ thống ngân hàng Việt Nam Thêm vào đó, việc các ngân hàng thương mại tham giatích cực vào các hoạt động kinh doanh chứng khoán và bất động sản như cho vay để kinhdoanh cổ phiếu hay mua bán bất động sản cũng như một số nghiệp vụ khác của ngânhàng đều đã tạo ra những tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho hệ thống tài chính Trong bối cảnhnêu trên, cùng với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới đặt ra cho chúng ta yêu cầu phảiđẩy nhanh cải cách tài chính nhanh hơn Không chỉ là tiếp cận với các thông lệ quốc tế

Trang 6

mà còn phải góp phần khắc phục những điểm yếu nội tại, việc áp dụng những quy định

về bảo đảm an toàn trong hệ thống ngân hàng với yêu cầu cao hơn là điều tất yếu

Basel là hiệp ước được đặt ra nhằm đảm bảo các ngân hàng có khả năng khắc phụctổn thất khi rủi ro mà không ảnh hưởng đến quyền lợi người gửi tiền Hiệp định Basel IIIđược 27 nước (không bao gồm Việt Nam) ký kết năm 2010 với những quy định mới vềkhái niệm và các tiêu chuẩn tối thiểu cao hơn so với văn bản trước đó là Basel II Lộ trình

để thực hiện Basel III bắt đầu từ tháng 1/2013 và hoàn thành vào cuối năm 2018 Tuynhiên, trên thực tế, so với một số nước ở khu vực Đông Á đã tiếp cận Basel III rất tíchcực, thì ở Việt Nam, với Basel I cũng có những tiêu chí chưa được đáp ứng đầy đủ Vớihoàn cảnh hiện tại, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần có cách thức tiếp cận riêngvới các chuẩn mực quốc tế Ví dụ như tiêu chí nào có thể đáp ứng được những tiêu chuẩncủa Basel II và Basel III thì cần thực hiện ngay, chứ không phải thực hiện một cách đầy

đủ, tuần tự từ Basel I rồi mới sang Basel II và III Dựa vào tình hình kinh tế, xã hội hiệntại và định hướng phát triển trong tương lai của hệ thống ngân hàng Việt Nam chúng ta đivào “Đánh giá khả năng áp dụng các quy định về bảo đảm thanh khoản theo chuẩn mựcBasel III trong hoạt động ngân hàng Việt Nam”

Trang 7

Chương 1: CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM THANH KHOẢN THEO CHUẨN

MỰC BASEL III 1.1 Mục tiêu

 Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy khả năng phục hồi thanh khoản ngắnhạn trong danh mục rủi ro thanh khoản của một ngân hàng bằng cách đảm bảongân hàng nắm giữ các tài sản thanh khoản có chất lượng đủ cao để có thểsống sót qua một cuộc kiểm tra tăng cường kéo dài một tháng Mục tiêu nàyđược đo lường bằng tỉ lệ đảm bảo thanh khoản (Liquidity Coverage Ratio-LCR)

 Mục tiêu thứ hai là thúc đẩy khả năng phục hồi trong một thời giandài hơn bằng cách tạo ra nguồn lực bổ sung để tài trợ cho các hoạt động củangân hàng với nguồn tài chính ổn định hơn và liên tục Mục tiêu này đượcđịnh lượng bằng tỉ lệ tài trợ ổn định thuần (the Net Stable Funding Ratio-NSFR)

1.2 Thỏa thuận chuyển đổi

 Basel đề nghị các ngân hàng tuân thủ các yêu cầu về LCR tối thiểu

1.3 Tỉ lệ đảm bảo thanh khoản (LCR)

Mục tiêu là để đảm bảo một ngân hàng duy trì ở mức độ thích hợp các tàisản có thanh khoản chất lượng cao và không bị trở ngại có thể chuyển đổithành tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng trong thời gian

30 ngày của đợt kiểm tra tình huống về việc mất thanh khoản nghiêm trọng docán bộ thanh tra xây dựng Tối thiểu, dự trữ tài sản có thanh khoản phải cho

Trang 8

phép một ngân hàng duy trì hoạt động trong 30 ngày, đây là khoảng thời gian

để Ban lãnh đạo ngân hàng, cơ quan quản lý thực hiện các hành động cứu chữathích hợp, ngân hàng có thể được xử lý theo quy trình

1.3.1 Khái niệm về chuẩn mực LCR

LCR được đo lường bằng công thức:

LCR= Dự trữ tài sản có thanh khoản có chất lượng cao

Tổngluồng tiền mặt ra thuần trong 30 ngày tới

 Phải lớn hơn hoặc bằng 100%

 Phải được đáp ứng liên tục

 Thời gian của các luồng tiền vào và luồng tiền ra có thể không khớpnhau và sẽ có vấn đề về thanh khoản trong thời gian 30 ngày đó, vì vậy ngânhàng và cán bộ thanh tra được yêu cầu phải phát hiện được bất kỳ sự vị thếthiếu hụt về thanh khoản trong thời gian này

Trang 9

 Nhu cầu dự kiến của ngân hàng về mua lại các khoản nợ hoặc thựchiện các nghĩa vụ ngoài hợp đồng nhằm giảm thiểu rủi ro uy tín.

1.3.3 Tỉ lệ LCR có 2 cấu phần

1.3.3.1 Dự trữ tài sản thanh khoản có chất lượng cao

 Khái niệm tài sản có thanh khoản chất lượng cao: Có 2 loại tài sản

có thanh khoản chất lượng cao

- Cấp độ 1: có thể được đưa vào nguồn dự trữ thanh khoản không cóhạn chế

 Giấy tờ có giá không phi rủi ro như chứng khoán nợ củachính phủ hoặc NHTW phát hành bằng đồng bản tệ nên rủi ro thanh khoản đãđược tính đến hoặc xảy ra tại nước nguyên xứ của ngân hàng

 Giấy tờ có giá không phải là 0% rủi ro, chứng khoán nợ củachính phủ, địa phương hoặc NHTW phát hành bằng đồng ngoại tệ được nắmgiữ phù hợp với nhu cầu về đồng tiền đó của ngân hàng tại quốc gia đó

- Cấp độ 2: chỉ được chiếm tối đa 40% nguồn dự trữ thanh khoản Cóthể chiếm tối đa 40% tổng dự trữ sau khi đã tính chiết khấu (haircuts) Áp

Trang 10

dụng mức chiết khấu tối thiểu 15% giá thị trường đối với mỗi tài sản có cấp 2được xếp trong nguồn dự trữ thanh khoản Tài sản cấp 2 thuộc các loại sau:

 Các chứng khoán có tính thanh khoản tiêu biểu như cáckhoản cho vay đối với hoặc có bảo lãnh của Chính phủ, NHTW, các doanhnghiệp khu vực công không trực thuộc chính quyền trung ương hoặc các ngânhàng phát triển đa biên đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

• Trọng số rủi ro 20% theo cách tiếp cận tiêu chuẩn của Basel II về rủi

• Không phải là một nghĩa vụ của một định chế tài chính hoặc đơn vị

liên quan nào của định chế tài chính

 Trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu được đảm bảo là nhữngtrái phiếu do một ngân hàng phát hành và sở hữu, bị điều chỉnh theo Luật có

sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý để bảo vệ người nắm giữ trái phiếunếu các trái phiếu đó thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:

• Không phải do một định chế tài chính hoặc tổ chức liên quan củađịnh chế tài chính phát hành (trong trường hợp là trái phiếu doanh nghiệp)

• Không phải do bản thân ngân hàng hoặc tổ chức liên quan của ngânhàng phát hành (trong trường hợp là trái phiếu được đảm bảo)

• Tài sản có phải được tổ chức đánh giá tín dụng độc lập được côngnhận (ECAl) xếp hạng tín dụng ít nhất là AA- hoặc nếu không được ECAlxếp hạng thì có xếp hạng nội bộ về khả năng rủi ro (PD) tương đương vớimức xếp hạng tín dụng ít nhất là AA-

Trang 11

• Được giao dịch tại các thị trường repo hoặc tiền mặt phát triển sâu,rộng và năng động có đặc trưng là mức độ tập trung thấp

Đã được kiểm chứng là nguồn thanh khoản đáng tin cậy trên thịtrường (repo hoặc bán) thậm chí cả trong điều kiện thị trường căng thẳng (ví

dụ giảm hoặc tăng giá trị chiết khấu tối đa là 10% trong thời gian 30 ngàytrong thời gian chính của đợt căng thẳng thanh khoản)

- Kiểm tra các tiêu chí bổ sung: Uỷ ban Basel đang trong quá trìnhkiểm tra tiêu chí định lượng và định tính bổ sung về tiêu chuẩn thoả mãn là tàisản cấp 2 Tiêu chí bổ sung không có nghĩa là loại bỏ các tài sản có đạt tiêuchuẩn là tài sản có cấp 2 mà là để xử lýcác tài sản không thanh khoản cũngnhư đưa ra biện pháp bổ sung cho xếp hạng tín dụng để đánh giá tư cách tàisản có để không quá phụ thuộc vào xếp hạng tín dụng từ bên ngoài Đây làcách thức sẽ được quy định trong tương lai

 Giá trị của dự trữ tài sản thanh khoản có chất lượng cao trong điềukiện có kiểm tra sức chịu đựng:

- Để được xem xét thuộc loại này, các tài sản có phải là không

bị cản trở trong thời gian 30 ngày theo các kịch bản bắt buộc

- Chúng cũng phải đảm bảo thanh khoản trên thị trường trongthời gian kiểm tra sức chịu đựng, lý tưởng là đủ điều kiện để có thể mua bán

được với ngân hàng trung ương

 Các đặc điểm cơ bản:

- Rủi ro tín dụng và thị trường thấp

- Dễ dàng định giá

- Hệ số tương quan với các tài sản rủi ro là thấp

- Được niêm yết trên thị trường giao dịch phát triển và đã đượccông nhận rộng rãi

 Các đặc điểm liên quan đến thị trường:

- Thị trường có quy mô và năng động

- Có mặt các nhà tạo lập thị trường có quyết tâm

Trang 12

- Nên là các tài sản có có thể mua bán với ngân hàng trungương cho các nhu cầu thanh khoản trong ngày và thanh khoản qua đêm, tuynhiên đây không phải là một điều kiện.

 Các yêu cầu tác nghiệp: Tất cả các tài sản có để dự trữ phải đượcquản lý như là một phần của nguồn dự trữ đó và phải tuân theo các yêu cầu tácnghiệp gồm:

- Phải không bị cản trở- có nghĩa là không bị ràng buộc vào cáccam kết (kể cả trực tiếp hoặc không hoàn toàn) để đảm bảo, thế chấp hoặc hỗtrợ cho bất cứ giao dịch nào

- Tuy nhiên, tài sản có được trong các thỏa thuận bán lại (repongược), các giao dịch tài trợ chứng khoán được nắm giữ tại ngân hàng và chưađược sử dụng để thế chấp, thuộc quyền sử dụng của ngân hàng một cách hợppháp hoặc theo hợp đồng có thể được coi là một phần của nguồn dự trữ

- Tài sản có đủ tiêu chuẩn trở thành nguồn dự trữ tài sản thanhkhoản chất lượng cao cũng có thể bao gồm cả tài sản được cam kết nhưngchưa được sử dụng để giao dịch vay vốn tại NBM hay một tổ chức thuộc khuvực công

- Dự trữ tài sản có thanh khoản không được trộn lẫn hoặc sửdụng làm công cụ phòng ngừa rủi ro trong các trạng thái giao dịch, khôngđược chỉ định làm tài sản thế chấp hoặc hỗ trợ tín dụng trong các giao dịch cơcấu hoặc được chỉ định để chi trả các chi phí hoạt động (như là chi phí thuêhoặc trả lương) và phải được quản lý với mục đích rõ ràng và duy nhất để sửdụng là nguồn cho các quỹ dự phòng

Trang 13

- Có thể phòng ngừa rủi ro giá cả liên quan đến quyền sở hữu

dự trữ tài sản có và vẫn nằm trong dự trữ thanh khoản

- Dự trữ tài sản có thanh khoản phải đặt dưới dự kiểm soát củamột hoặc nhiều bộ phận chức năng cụ thể chịu trách nhiệm quản lý rủi rothanh khoản của ngân hàng, thường là bộ phận nguồn vốn

- Nên định kỳ tiền tệ hóa một phần của tài sản có thông quahợp đồng repo hoặc mua bán giao ngay để kiểm tra khả năng tiếp cận thịtrường của tài sản có đó

- LCR không đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong ngày bắt đầu

và kết thúc trong cùng một ngày

- Trong khi người ta muốn là LCR được đáp ứng và định giábằng một đồng tiền thì họ cũng mong muốn các ngân hàng đáp ứng các nhucầu thanh khoản cho từng loại tiền và duy trì tài sản có thanh khoản có chấtlượng phù hợp với nhu cầu thanh khoản của ngân hàng theo từng đồng tiền.Việc này phải được báo cáo cho Ban lãnh đạo của ngân hàng và NBM theotừng giai đoạn

- Ngân hàng phải tính đến các điều kiện trong tình huống kiểmtra sức chịu đựng thì khả năng hoán đổi các đồng tiền và tiếp cận các thịtrường hối đoái có thể trở nên khó khăn hơn

Nếu một tài sản biến đổi thành tài sản không đủ tiêu chuẩn mặc dù vẫnđược coi là tài sản thanh khoản chất lượng, thì vẫn nên duy trì nó trong nhómnày trong vòng 30 ngày để ngân hàng có thời gian thay thế hoặc điều chỉnh dựtrữ tài sản đó

1.3.3.2 Tổng luồng tiền ra thuần

 Luồng tiền ra:

- Tiền gửi bán lẻ

 Tiền gửi có kỳ hạn >30 ngày với lãi phạt (0%)

 Ổn định (không kỳ hạn và có kỳ hạn) <30 ngày (5%)

 Kém ổn định (không kỳ hạn và có kỳ hạn) <30 ngày (10%)

Trang 14

- Tài trợ bán buôn không có tài sản đảm bảo

 Một phần tiền gửi doanh nghiệp có quan hệ kinh doanh đượcđảm bảo bởi Bảo hiểm tiền gửi (0%)

 Khách hàng kinh doanh nhỏ ổn định (5%)

 Khách hàng kinh doanh nhỏ kém ổn định hơn (10%)

 Tiền gửi vì mục đích tác nghiệp của các thực thể pháp lý(25%)

 Các doanh nghiệp phi tài chính, chính phủ, NHTW và PSEs(75%)

 Tất cả các giao dịch được đảm bảo khác (100%)

- Các hạng mục khác như các cam kết chưa thực hiện, tài sản

nợ liên quan đến các giao dịch phái sinh, các chứng khoản được đảm bảo bằngtài sản có, trái phiếu có bảo lãnh

- Sự xuất hiện của bảo hiểm tiền gửi không được xem là đủ đểđánh giá một khoản tiền gửi là “ổn định”

 Luồng tiền vào:

- Ngân hàng chỉ nên tính đến các luồng tiền vào đã có hợpđồng từ các khoản tín dụng đang được thực hiện đầy đủ và vì vậy ngân hàngkhông có lý do gì để cho rằng sẽ có rủi ro nợ xấu trong 30 ngày tiếp theo

Trang 15

- Ngân hàng và cơ quan quản lý nên chắc chắn rằng ngân hàngkhông quá phụ thuộc vào luồng tiền mặt vào từ một đối tác hoặc một số đốitác bán buôn nhất định

- Mức tối đa theo chuẩn mực là 75% tổng luồng tiền ra dự kiến

- Một ngân hàng nên giả định rằng thoả thuận mua lại ngượchoặc thoả thuận vay chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản có cấp 1 khi đáohạn sẽ không bị đảo nợ và ko làm phát sinh bất cứ luồng tiền vào nào

- Cũng có một vài trường hợp ngoại lệ

- Không thể rút ra bất cứ số tiền trong khuôn khổ hạn mức tíndụng hoặc các công cụ tài chính khác mà ngân hàng nắm giữ tại các định chếkhác để phục vụ cho mục đích của ngân hàng được Các công cụ đó được tínhtrọng số bằng 0%

- Đối với tất cả các loại giao dịch khác, kể cả có đảm bảo vàkhông đảm bảo, tỷ suất luồng tiền vào được quyết định theo đối tác

- Tóm tắt trọng số luồng tiền vào:

 0%: Tiền gửi tại các định chế đầu mối của mạng lưới cácngân hàng hợp tác; tiền gửi hoạt động tại các định chế tài chính khác; tín dụnghoặc khoản vay thanh khoản; hợp đồng repo ngược và cho vay chứng khoán

 100%: Hợp đồng repo đảo ngược và cho vay chứng khoánvay có thế chấp bằng các tài sản có khác; các khoản phải thu từ các định chếtài chính có các giao dịch không được thống kê riêng; các khoản phải thu pháisinh ròng

 Tổng luồng tiền ra thuần:

Trang 16

- Mẫu số khi tính tỉ lệ LCR

- Tổng luồng tiền ra thuần - được xác định bằng tổng luồng tiền

ra dự kiến trừ đi tổng luồng tiền vào dự kiến trong kịch bản kiểm tra sức chịuđựng cụ thể trong chu kỳ 30 ngày

- Tổng luồng tiền ra dự kiến được tính bằng cách nhân số dưcác hạng mục hoặc loại tài sản nợ và cam kết ngoại bảng với tỉ lệ rút tiền hoặcgiải ngân dự kiến

- Tổng luồng tiền vào dự kiến được tính bằng cách nhân số dưcủa các hạng mục hoặc các loại tiền phải thu theo hợp đồng với tỉ lệ dự kiếntheo kịch bản trong đó tổng luồng tiền ra dự kiến đạt tối đa 75%

Tổng luồng tiền ra thuần = Tổng luồng tiền ra dự kiến- Tổng luồng tiền

vào dự kiến (dưới 75% tổng luồng tiền ra dự kiến)

1.4 Tỉ lệ tài trợ ổn định thuần (NSFR)

1.4.1 Khái niệm

 NSFR = Số tiền sẵn sàng cho tài trợ ổn định Số tiền cần có cho tài trợ ổn định

- Sẽ không được áp dụng trước 1/1/2018

- Nói ngắn gọn, nó đảm bảo rằng các tài sản có dài hạn sẽ đượctài trợ ít nhất là với một số tài sản nợ ổn định về kỳ hạn hoặc về danh mục rủi

ro thanh khoản

- Khuyến khích các ngân hàng tăng thêm nguồn hỗ trợ dài hạnhơn

- Xem xét trong thời hạn một năm

 Vốn tài trợ ổn định – tỉ lệ các loại và giá trị của vốn và tài sản nợđược kỳ vọng là nguồn tài trợ đáng tin cậy và ổn định trong thời gian 1 nămtrong điều kiện căng thẳng

Trang 17

 Vốn tài trợ ổn định khả dụng- được xác định là tổng giá trị các tàisản sau của một ngân hàng

- Cổ phiếu ưu đãi với thời hạn bằng hoặc lớn hơn một năm

- Tài sản nợ có thời hạn đáo hạn một năm hoặc lâu hơn

- Một phần tiền gửi không kỳ hạn và/hoặc tiền gửi có kỳ hạn íthơn một năm được dự kiến sẽ giữ lại tại định chế trong một thời gian dài hơnkhi có các sự kiện không thuận lợi xảy ra bất ngờ và một phần tài trợ cho bánbuôn có kỳ hạn ít hơn một năm dự kiến sẽ giữ lại tại định chế trong thời giancác sự kiện không thuận lợi xảy ra bất ngờ

- Bao gồm tiền gửi ổn định và kém ổn định hơn của kháchhàng bán lẻ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.4.2 Giá trị của vốn tài trợ ổn định

 Giá trị của vốn tài trợ ổn định theo yêu cầu của cán bộ thanh trađược đo lường bằng cách sử dụng các giả định của cơ quan giám sát về cácđặc điểm theo nghĩa rộng của danh mục rủi ro thanh khoản của các tài sản cócủa ngân hàng, các giao dịch ngoại bảng và các hoạt động được lựa chọn khác

 Giá trị theo quy định của vốn tài trợ ổn định được tính là tổng củagiá trị tài sản có định chế nắm giữ và tài trợ nhân với hệ số tài trợ ổn định yêucầu (RSF) cụ thể được quy định đối với từng loại tài sản có, cộng với giá trịcác giao dịch ngoại bảng (hoặc rủi ro thanh khoản tiềm ẩn) nhân với hệ số

Trang 18

giá trị giấy tờ có giá ưu đãi không được tính trong vốn cấp 2 còn kỳ hạn từ 1năm trở lên và có thể giảm kỳ hạn xuống dưới 1 năm khi xem xét các giá trịđảm bảo cho các giấy tờ nêu trên; tổng giá trị khoản vay và tài sản nợ có vàkhông có tài sản đảm bảo còn kỳ hạn hiệu lực từ 1 năm trở lên.

- 90%: Tiền gửi không kỳ hạn ổn định hoặc tiền gửi có kỳ hạncòn hiệu lực từ 1 năm trở lên (khách hàng bán lẻ và SMEs)

- 80%: Tiền gửi không kỳ hạn “kém ổn định hơn” hoặc tiền gửi

có kỳ hạn còn hiệu lực dưới 1 năm (khách hàng bán lẻ và SMEs)

- 50%: Quỹ tài trợ bán buôn không đảm bảo, tiền gửi không kỳhạn hoặc tiền gửi có kỳ hạn còn hiệu lực dưới 1 năm không được đảm bảo(doanh nghiệp phi tài chính, chính phủ, …)

- 0%: Các tài sản nợ khác

1.4.3 Vốn tài trợ ổn định theo yêu cầu

Các hợp phần của vốn tài trợ ổn định theo yêu cầu (RSF) và các hệ số RSFtương ứng:

- Tiền mặt và các tài sản có không bị cản trở có kỳ hạn dưới 1năm: 0%

- Các khoản đến hạn đối với Chính phủ, NHTW có rủi ro theoBasel II: 5%

- Trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu có bảo đảm có xếphạng AA- hoặc cao hơn; các khoản đến hạn đối với Chính phủ, NHTW,MDBs có 20% rủi ro theo chuẩn mực của Basel II: 20%

- Vàng, cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu có đảmbảo (A+ to A-) có kỳ hạn trên 1 năm; các khoản cho vay đối với doanh nghiệpphi tài chính, Chính phủ, NHTW, PSEs với kỳ hạn dưới 1 năm: 50%

- Các khoản thế chấp bằng nhà ở: 65%

- Các khỏan cho vay bán lẻ và SME có kỳ hạn dưới 1 năm:85%

Ngày đăng: 09/04/2015, 10:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w