Hệ số LCR (Liquidity Coverage Ratio)

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng ứng dụng hiệp ước Basel III về đảm bảo thanh khoản tại các ngân hàng Việt Nam (Trang 25)

Theo Basel III thì hệ số LRC là tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản, được dùng để đánh giá khả năng phòng ngừa rủi ro thanh khoản ngắn hạn của ngân hàng. Tiêu chuẩn này được đưa ra nhằm đảm bảo rằng một ngân hàng sẽ có đủ tài sản chất lượng cao (High Quality Liquid Assets) để có thể chuyển đổi thành tiền mặt mà không làm mất đi hoặc mất rất ít giá trị của nó để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho khoản nợ phải trả trong vòng 30 sắp đến. Theo thỏa thuận vừa được thông qua tại hội nghị các thống đốc NHTW diễn ra tại Basel vào những ngày đầu năm 2013, các ngân hàng sẽ được phép sử dụng nhiều loại tài sản, trong đó bao gồm một số loại chứng khoán và các khoản nợ thế chấp đã được chứng khoán hóa có mức xếp hạng tín dụng cao, để đáp ứng tỷ lệ LCR. Các ngân hàng có thể sử dụng nhiều loại trái phiếu doanh nghiệp hơn (bao gồm cả một số loại chứng khoán có mức xếp hạng tín dụng thấp hơn).

Ngoài ra các ngân hàng cũng có thêm 4 năm nữa để tuân thủ đầy đủ các qui định này. Khi quy định bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/1/2015, các ngân hàng chỉ phải đáp ứng 60% quy định về LCR và con số này sẽ tăng thêm 10% mỗi năm cho đến 2019.

Biểu đồ IV.5: Tỷ lệ LCR của một số ngân hàng tại thời điểm 31/12/2012

Việc tính toán dựa trên một số giả định, tài sản thanh khoản cao gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư sẵn sàn bán và giả định của các ngân hàng trong việc tính ra khoản nợ phải trả trong vòng 30 ngày sắp tới. Từ đó có thể thấy được việc đảm bảo khả năng thanh khoản của các ngân hàng hiện nay là chưa đồng đều, dường như họ vẫn chưa quan tâm đến tỷ lệ này theo yêu cầu của Basel khi mà điều kiện của nền kinh tế trong nước chưa cho phép thực hiện như vậy. Tuy nhiên nhìn chung, nếu đến năm 2015 đạt được 60% như yêu cầu của Basel là hoàn toàn có thể đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng ứng dụng hiệp ước Basel III về đảm bảo thanh khoản tại các ngân hàng Việt Nam (Trang 25)