1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẢM BẢO THANH KHOẢN THEO CHUẨN MỰC BASEL III TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

46 917 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 96,25 KB

Nội dung

Đánh giá hoạt động quản lý thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam:...20 2.3 Đánh giá khả năng áp dụng các quy định về đảm bảo thanh khoản theo chuẩn mực Basel III trong ho

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

-TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ

ĐẢM BẢO THANH KHOẢN THEO CHUẨN MỰC BASEL III TRONG HOẠT ĐỘNG

NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Nhóm thực hiện: Nhóm 15

Hồ Ngọc Anh – K094040507 Đặng Ngọc Hùng – K094040552 Nguyễn Văn Thảo – K094040604

TP.HỒ CHÍ MINH, Năm 2013

Trang 2

MỤC LỤC

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN NGÂN HÀNG 5

1.1 Khái niệm: 5

1.1.1 Tính thanh khoản trong ngân hàng: 5

1.1.2 Rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại: 6

1.2 Vai trò tính thanh khoản trong ngân hàng thương mại 8

1.3 Một số nguyên nhân làm giảm tính thanh khoản trong ngân hàng thương mại: 9

1.3.1 Chạy theo lợi nhuận ngắn hạn: 9

1.3.2 Bùng nổ cho vay và sụt giá tài sản: 10

1.3.3 Cơ cấu khách hàng và chất lượng tín dụng kém: 10

1.3.4 Mất cân đối trong cơ cấu tài sản: 11

1.3.5 Một số nguyên nhân khác: 11

1.4 Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản 12

1.4.1 Vốn điều lệ 12

1.4.2 Hệ số CAR ( tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu) 12

1.4.3 Hệ số giới hạn huy động vốn ( H 1 ) 13

1.4.4 Hệ số tỷ lệ vốn tự có so với tổng tài sản có ( H 2 ) 13

1.4.5 Hệ số H 3 13

1.4.6 Hệ số trạng thái tiền mặt ( H 3 *) 13

1.4.7 Tỷ số năng lực cho vay ( H 4 ) 13

1.4.8 Chỉ số H 5 14

1.4.9 Chỉ số chứng khoán thanh khoản ( H 6 ) 14

1.4.10 Chỉ số H 7 14

1.4.11 Chỉ số H 8 14

Chương 2 : ĐÁNH GIÁ TÍNH THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM 15

2.1 Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: 15

2.2 Đánh giá hoạt động quản lý thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam: 20

2.3 Đánh giá khả năng áp dụng các quy định về đảm bảo thanh khoản theo chuẩn mực Basel III trong hoạt động ngân hàng Viêt Nam 22

2.3.1 Những điểm mới cơ bản của Basel 3 về thanh khoản 22

2.3.2 Lộ trình áp dụng Basel 3 23

2.3.3 Khó khăn đối với hệ thống NHTM VN khi áp dụng hiệp ước Base l III 24

Trang 3

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐẢM BẢO THANH KHOẢN THEO TIÊU CHUẨN BASEL III TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT

NAM 31

3.1 Định hướng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam 31

3.1.1 Định hướng phát triển Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 31

3.1.2 Định hướng phát triển các tổ chức tín dụng 31

3.2 Giải pháp ngắn hạn: 32

3.3 Giải pháp dài hạn: 34

3.3.1 Giải pháp vĩ mô: 34

3.4.2 Giải pháp vi mô cho từng ngân hàng: 38

PHẦN KẾT LUẬN 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế hiện đại, sự phát triển của một ngân hàng thương mại đóng mộtvai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp và điều chuyển vốn để đáp nhu cầu pháttriển kinh tế của đất nước Ngân hàng hoạt động trên một lĩnh vực vô cùng đặc biệt vànhạy cảm là tiền tệ, các vấn đề về lĩnh vực này phải được xem xét, đánh giá một cáchthận trọng vì những ảnh hưởng của nó rất lớn đến sự phát triển của ngân hàng và toàn bộnền kinh tế Do đó, việc đảm bao thanh khoản đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối vớingân hàng

Với nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, việc đáp ứngthanh khoản luôn được các ngân hàng quan tâm và bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩncủa ngân hàng Nhà nước và các hiệu ước quốc tế Một trong những Hiệp ước quốc tếđược các nhà quản trị ngân hàng đặc biệt quan tâm đó là hiệp ước quốc tế và an toàn vốntrong hoạt động ngân hàng hay Hiệp ước Basel Hiệp ước này ra đời cách đây hơn 20năm nhằm tăng cường khả năng đáp ứng với các rủi ro của ngân hàng được nhiều quốcgia trên thế giới sử dụng để đánh giá và giám sát ngân hàng mình Hiệp ước Basel đã cóphiên bản III, được cập nhập và cải tiến hơn nhiều so với các phiên bản trước để việcđảm bảo hoạt động ngày càng tốt hơn Riêng tại Việt Nam, việc đáp ứng các tiêu chuẩncủa Basel còn nhiều bất cập, khó khăn vẫn chỉ dừng lại ở một số tiêu chí cơ bản Chínhnhững điều này, gây khó khăn cho quá trình hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng của chúngta

Như vậy, với mục tiêu tìm hiểu việc các ngân hàng Việt Nam đáp ứng khả năngthanh khoản theo Basel III sẽ gặp những khó khăn, thách thức như thế nào Từ đó, đưa ranhững giải pháp, định hướng cho các ngân hàng Việt Nam Do đó, nhóm chúng tôi chọn

đề tài: “ Đảm bảo khả năng thanh khoản theo chuẩn mực Basel III trong hoạt động

ngân hàng Việt Nam”.

Trang 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN NGÂN

HÀNG 1.1 Khái niệm:

1.1.1 Tính thanh khoản trong ngân hàng:

Trong ngân hàng thanh khoản bao gồm nhiều phương diện:

Trong ngắn hạn: Thanh khoản là khả năng ngân hàng có thể thực hiện nghĩa vụthanh toán ngay thời điểm chúng phát sinh, liên quan đến khả năng sinh lãi , đảm bảothanh khoản

Trong dài hạn: Thanh khoản là khả năng vay đủ vốn dài hạn với lãi suất hợp lýnhằm hỗ trợ cho việc tăng tài sản (thanh khoản theo cấu trúc, hiện rất được các ngânhàng chú trọng)

Thanh khoản thị trường là khả năng của thị trường trong việc tạo cơ sở cho hoạtđộng vay mượn tại các thị trường vốn và thị trường tiền tệ (Chính sách ngân hàngtrung ương)

Vậy, thanh khoản là đại diện cho khả năng thực hiện tất cả các nghiệp vụ thanhtoán khi đến hạn – đến mức tối đa và bằng đơn vị tiền tệ được quy định

Do thực hiện bằng tiền mặt nên thanh khoản chỉ liên quan đến các dònglưu chuyển tiền tệ Việc không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán sẽ dẫn đến tìnhtrạng thiếu khả năng hay mất tính thanh khoản

Do đó, thanh khoản không phải là một số tiền nào đó, cũng không phải là một tỷ

lệ Thay vào đó, nó thể hiện phạm vi khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mộtngân hàng Trái ngược với nó là “thiếu khả năng thanh khoản”, nghĩa là: ngân hàngthiếu khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán Theo nghĩa này thì thanh khoản đại diện

Trang 6

cho yếu tố định tính về sức mạnh tài chính của một ngân hàng ( Duttweiler, 2008, trang30)

1.1.2 Rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại:

Rủi ro thanh khoản là một loại rủi ro quan trọng bậc nhất đối với một tổ chức kinh

tế, đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức tài chính Trong thực tế có không ít trườnghợp, một tổ chức kinh tế có tài sản nhiều, nợ rất ít nhưng hoàn toàn có thể phá sản do yếu

tố rủi ro thanh khoản của tài sản không bù đắp nổi khả năng thanh toán trong thời điểm

đó Ở mức nhẹ hơn, rủi ro này có thể gây nên khó khăn hoặc đình trệ hoạt động kinhdoanh của tổ chức đó trong một thời điểm cụ thể Rủi ro thanh khoản là trường hợpkhông đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán, việc không thực hiện đầy đủ cácnghĩa vụ đó sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn, thậm chí có thể khiến công tygặp thất bại Chúng ta có thể chia rủi ro thanh khoản làm 4 nhóm theo cấu trúc như sau:

Rủi ro thanh khoản rút tiền trước hạn: Điều này liên quan đến cả tài sản và nợ.

Việc rút tiền dựa trên cơ sở quyền chọn có thể được thực hiện Những khoản tiền gửi cóthể được rút mạnh tay vào ngày sớm nhất thay vì đợi đến hạn

Rủi ro thanh khoản có kỳ hạn: Điều kiện thanh toán theo đúng hợp đồng.

Rủi ro thanh khoản tài trợ: Nếu một tài sản không được tài trợ hợp lý, việc tài trợ

theo sau đó có thể phải được thực hiện trong những điều kiện bất lợi, nghĩa là với giáchênh lệch cao hơn Trong trường hợp xấu, thậm chí quỹ tiền có thể bị rút mạnh taynhư trường hợp trên

Rủi ro thanh khoản thị trường: Các điều kiện thị trường bất lợi có thể làm giảm

khả năng chuyển các tài sản khả nhượng thành tiền mặt hoặc để tài trợ cần thiết

Hoặc theo nguồn gốc dẫn tới rủi ro thanh khoản ngân hàng, các nhà nghiên cứuthống nhất có thể chia rủi ro thanh khoản thành 3 nhóm:

Rủi ro thanh khoản đến từ bên tài sản nợ có thể phát sinh bất cứ lúc nào khi người

gửi tiền rút tiền trước hạn và cả khi đến hạn, nhưng NHTM không sẵn có nguồn vốn đểthanh toán, để chi trả Với một lượng tiền gửi được yêu cầu rút ra lớn và đột ngột buộc

Trang 7

NHTM phải đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ, phải huy động vốn đột xuất với chi phívượt trội, hoặc bán bớt tài sản để chuyển hoá thành vốn khả dụng đáp ứng nhu cầu chitrả Để đáp ứng nhu cầu ngay lập tức NHTM có thể phải bán tài sản với giá thấp hơn thịtrường hoặc vay trên thị trường với lãi suất cao để có lượng vốn khả dụng cần thiết

Rủi ro thanh khoản từ bên tài sản có chủ yếu phát sinh liên quan đến việc thực

hiện các cam kết tín dụng, cho vay Có cam kết tín dụng cho phép người vay vốn tiếnhành rút tiền bất cứ lúc nào trong thời hạn theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng Khimột người vay yêu cầu NHTM thực hiện cam kết tín dụng thì NH phải đảm bảo đủ tiềnngay lập tức để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nếu không NH sẽ phải đối mặt với uytín trên thương trường, thậm chí đối mặt với mất khả năng thanh toán Tương tự, nguyênnhân rủi ro đến từ bên tài sản Nợ, khi đó NHTM sẽ phải huy động thêm nguồn vốn mớivới chi phí cao hoặc bán tài sản với giá thấp

Rủi ro thanh khoản từ hoạt động ngoại bảng: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của

các công cụ tài chính phái sinh, rủi ro thanh khoản đến từ hoạt động ngoại bảng cũngngày càng tăng Khi mà các nghĩa vụ thanh toán bất thường xảy ra như cam kết bảo lãnh,nghĩa vụ thanh toán các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi hay hợp đồng quyền chọn.Các hợp đồng đó đến hạn thì sẽ phát sinh nhu cầu thanh khoản Khi đó, NHTM có thểphải đối mặt với rủi ro thanh khoản nếu không có kế hoạch chuẩn bị nguồn thanh khoảnkịp thời, không có những tài sản nhanh chóng hay dễ dàng chuyển thành tiền, nhữngcông cụ có thể giao dịch trên thị trường tiền tệ

Dấu hiệu ngân hàng đang phải đối mặt với rủi ro thanh khoản:

Lãi suất huy động vốn của các ngân hàng đã có những diễn biến bất thường Lãi

suất huy động vốn các kỳ hạn ngắn lại cao hơn lãi suất huy động các kỳ hạn dài, các ngânhàng chỉ tập trung huy động vốn hạn ngắn Xét về bản chất thì hiện tượng này phản ánhviệc hệ thống ngân hàng đang thiếu thanh khoản, mục đích huy động vốn của các ngânhàng lúc này chủ yếu là nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản chứ không phải vì mụctiêu sinh lời

Trang 8

Lãi suất vay trên thị trường liên ngân hàng tăng lên nhanh chóng Ở Việt Nam

có những thời điểm lãi suất vay qua đêm lên đến 30-40%/năm, nhưng cũng không cóngân hàng nào cho vay Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do các ngân hàng đềuđang có vấn về thanh khoản, trong điều kiện tình hình huy động vốn từ dân cư và doanhnghiệp không thuận lợi buộc họ phải chấp nhận vay với lãi suất cao trên thị trường liênngân hàng để giải quyết nhu cầu thanh khoản trước mắt

1.2 Vai trò tính thanh khoản trong ngân hàng thương mại

Cũng giống như tất cả các chỉ tiêu khác gây ảnh hưởng và hình thành nên trạngthái thanh khoản, thanh khoản không là yếu tố dẫn đầu mà chỉ là yếu tố đi theo Như vậychúng ta đặt ra câu hỏi: thanh khoản có vai trò quan trọng như thế nào trong khuôn khổ

mở rộng các vấn đề và rủi ro

Những nghiên cứu kinh nghiệm cho thấy thanh khoản luôn dồi dào Có những giaiđoạn thanh khoản có phần thiếu thốn và do đó cái giá phải trả là khá đắt Trong dài hạn,những biến động chênh lệch giá không hề lạ lẫm gì với những ngân hàng đã từng trải quagiai đoạn thanh khoản thiếu thốn trong nhiều phân khúc thị trường khác nhau Ngân hàng

có thể trả được khoản chi phí này và đó là vấn đề tối đa hóa lợi nhuận chứ không phảivấn đề sống còn Tuy nhiên, một đặc tính của thanh khoản là nó phải luôn có mặt vàomọi lúc Các khoản thanh toán phải được chi trả vào ngày đến hạn, hoặc nếu không thểtrả được, ngân hàng sẽ bị xem như không có khả năng thanh khoản Theo thống kê thìkhả năng này xảy ra rất thấp Nhưng nếu điều này xảy ra, ảnh hưởng của nó sẽ rấtnghiêm trọng và có thể khai tử ngân hàng Không có nhà quản lý nào dám nhận rủi ronhư vậy, cũng không ai dám đùa giỡn với chúng

Mặc dù, ta không nên chỉ tập trung vào những trường hợp tiêu cực khi thiếu khảnăng thanh khoản xảy ra Nhưng đây là một trong những mối quan tâm chính của giámđốc tài chính (hay giám đốc thanh khoản), vì:

Thứ nhất, trường hợp xấu nhất có thể xảy ra theo sau đó là không còn khả năng

thanh khoản Thật khó tưởng tượng một giám đốc tài chính có thể bỏ qua việc này

Trang 9

Thứ hai, nếu trường hợp này xảy ra thì việc kinh doanh sẽ gặp khó khăn, thu

nhập giảm sút Một lần nữa chắc chắn các nhà quản lý không thích điều này

Và cuối cùng, những khó khăn thanh khoản vẫn thường xuyên xảy ra dù không

quá nghiêm trọng để giết chết ngân hàng nhưng vẫn đủ nguy hiểm để cản trở công việckinh doanh trong một thời gian, khiến doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược kinh doanh,hoặc ít ra là thay đổi các yếu tố cấu thành của chiến lược đó

Những cá nhân và ban phụ trách đảm bảo trạng thái thanh khoản phù hợp trongngân hàng sẽ tìm cách duy trì các loại rủi ro ở mức có thể chấp nhận được, cũng nhưdưới hình thức cân bằng Nếu tính đến các mục tiêu này, bất kỳ chính sách thanh khoảnnào cũng phải vừa cân nhắc việc đảm bảo nghĩa vụ thanh toán, vừa cho phép thực hiệnmột chiến lược kinh doanh có liên quan đến lợi nhuận tiếp sau đó

Có hai nguyên nhân giải thích tại sao thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng đối với ngân hàng Thứ nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu

vay mới mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý

các khoản đầu tư có kỳ hạn Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất cả các biến

động hàng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự Dongân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất thấp) và cho vay sốtiền đó với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn) nên ngân hàng về cơ bản luôn có nhu cầuthanh khoản rất lớn

Ngoài ra thanh khoản còn ảnh hưởng đến lòng tin của người gửi tiền và người chovay Thanh khoản kém, chứ không phải là chất lượng tài sản có kém, mới là nguyênnhân trực tiếp của hầu hết các trường hợp đổ vỡ ngân hàng

1.3 Một số nguyên nhân làm giảm tính thanh khoản trong ngân hàng thương mại: 1.3.1 Chạy theo lợi nhuận ngắn hạn:

Những bài học nhẵn tiền ở nước Mỹ, châu Âu mới đây là những bài học không hề

rẻ trong việ quản lý rủi ro, nhất là rủi ro thanh khoản Lý do đơn giản giải thích chokhủng hoảng vừa qua trong hệ thống ngân hàng là lòng tham Vì lợi nhuận trước mắt,

Trang 10

các nhà quản lý thay vì đầu tư vào danh mục an toàn với lợi nhuận thấp như trái phiếuchính phủ để có thể trở thành vật cầm cố tại ngân hàng nhà nước bù đắp tính thanh khoảnkhi cần thiết lại lựa chọn những danh mục rủi ro cao với tỷ suất sinh lợi cao tương đương,như các hợp đồng cho vay thế chấp mua nhà tại thị trường Mỹ.

1.3.2 Bùng nổ cho vay và sụt giá tài sản:

Theo một số trường phái kinh tế, khủng hoảng ngân hàng do việc cho vay với sốlượng lớn và tài trợ vốn không hiệu quả trong giai đoạn mở rộng của chu kỳ kinhdoanh; một cuộc khủng hoảng xảy ra khi “bong bóng” bị nổ Ba đặc điểm sau của nhữngcuộc khủng hoảng gần đây đã chứng minh cho quan điểm nói trên: cả bùng nổ cho vaycủa ngân hàng và giảm giá cổ phiếu thường diễn ra trước khủng hoảng ngân hàng; nhữngnước mới nổi có dòng vốn đầu tư lớn là những nước mở rộng khu vực ngân hàng thươngmại nhanh nhất; sự lạc quan quá mức về hiệu quả của cải cách chính trị tại những nướcmới nổi Quan điểm này dựa theo giả thiết rằng khó phân biệt những khoản tín dụng rủi

ro thấp và những khoản tín dụng rủi ro cao khi nền kinh tế mở rộng quá nhanh bởi vìngười đi vay thường có lợi nhuận và tính thanh khoản tạm thời rất cao; thay đổi đột ngột

về giá tài sản cố định và cổ phiếu làm căng thẳng khủng hoảng, bởi vì tập trung chocác khoản vay quá nhiều; và giảm giá tài sản đẩy giá trị thị trường của tài sản thế chấpxuống Tại Mỹ La Tinh cũng như một số nước công nghiệp phát triển như: Phần Lan,Nauy, Thụy Điển, Nhật Bản và Mỹ, khủng hoảng ngân hàng xảy ra sau bùng nổ cho vay.Bùng nổ cho vay dưới tiêu chuẩn của Mỹ dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính – ngânhàng năm 2008, và nghiêm trọng hơn đã lan rộng trên toàn cầu Các ngân hàngđầu tư như Lehman Brothers tại Mỹ và các ngân hàng bán lẻ như Northern Rock tạiAnh đã phải đóng cửa vào năm 2008 Tháng 2/2009, một vài ngân hàng chính củaAnh như Lloyds TSB và Barcllys Bank, đã gần sụp đổ khi giá cổ phiếu giảm trầmtrọng tại thị trường chứng khoán London

1.3.3 Cơ cấu khách hàng và chất lượng tín dụng kém:

Ngân hàng tập trung tín dụng vào một số khách hàng lớn hoặc tỷ trọng tín dụngcho một ngành, một địa phương nào đó chiếm phần lớn trong tổng dư nợ hoặc trong tổng

Trang 11

huy động có một khách hàng chiếm tỷ trọng lớn, đến khi họ rút một cách bất ngờ thì dẫnđến rủi ro thanh khoản

1.3.4 Mất cân đối trong cơ cấu tài sản:

Điều này xuất phát hầu hết từ áp lực lợi nhuận ngắn hạn của cổ đông lên ban điềuhành mà quên mất những nguyên tắc trong quản trị tài sản nợ và tài sản có Trong danhmục tài sản của mình, ngân hàng có phần đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu, trong đóquan trọng nhất là trái phiếu chính phủ và/hoặc tín phiếu kho bạc Trái phiếuchính phủ/tín phiếu kho bạc mặc dù lãi suất không hấp dẫn nhưng nó lại là mộtnguồn cực kỳ quan trọng cho ngân hàng để nhận chiết khấu từ ngân hàng nhà nướcmột khi thanh khoản có vấn đề Điều này, bất cứ ngân hàng nào, đặc biệt là ngân hàngnhỏ, đều hiểu nhưng với tiềm lực tài chính yếu thì khó có thể cạnh tranh với các ngânhàng lớn hơn trong việc đấu thầu các loại tài sản trên

1.3.5 Một số nguyên nhân khác:

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, chúng ta còn có thể tìm thấy những yếu tốkhác, không kém phần quan trọng tác động ảnh hưởng đến tính thanh khoản ngân hàngthương mại, như:

Tính liên kết hệ thống giữa các NHTM để đảm bảo an toàn thanh toán yếu, tạo sựcạnh tranh không lành mạnh, đẩy lãi suất lên cao tạo khe hở cho khách hàng gửi tiền

“làm giá, tăng lãi suất” hoặc rút tiền chuyển sang các NHTM khác dẫn đến làm suy yếukhả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của hệ thống

Quản trị thanh khoản tại các NHTM chưa tốt

Xuất phát từ phía khách hàng, đây được đánh giá là nhóm nguyên nhân khiến “cácngân hàng khó có thể dùng công cụ thị trường để điều tiết có hiệu quả thanh khoản củacác ngân hàng”

Chu kỳ kinh doanh là một tác nhân quan trọng Theo thời vụ ở những tháng cuốinăm phát sinh nhu cầu nguồn tiền lớn để các doanh nghiệp đẩ mạnh hoạt động kinhdoanh, quyết toán công nợ cho những doanh nghiệp khác, chi trả lương thưởng cho cán

Trang 12

bộ nhân viên, thực hiện cam kết giải ngân cho các đối tác, giải quyết hàng tồn kho, nhậpkhẩu hàng hóa tạo nên một chu kỳ căng thẳng nguồn vốn vào những tháng cuối năm.Năm nay, lại đặc biệt hơn khi mà ngân hàng hạn chế cho vay vào thời điểm này nên cóthể có một nguyên nhân tâm lý khác, đó là việc găm giữ tiền mặt cũng như chậm thanhtoán các khoản nợ đến hoặc sắp đến hạn, chấp nhận trễ hạn để tận dụng nguồn vốn vay.Điều này làm cho dòng tiền quay trở lại ngân hàng không cao mặc dù lãi suất tiếp tụctăng nóng

Rủi ro từ tính lỏng của tài sản không ổn định Một tổ chức tài chính (ngân hàng)

có thể mất khả năng thanh khoản nếu chỉ số tín nhiệm tín dụng của tổ chức này giảm sút,

tổ chức này đối mặt với tình trạng lượng tiền ra ồ ạt không dự kiến được trước hay một

sự kiện nào đó khiến cho các đối tác không muốn giao dịch hoặc cho vay đối với tổ chức

đó Tổ chức này cũng đối mặt với rủi ro thanh khoản nếu thị trường hoạt động của tổchức này có nguy cơ mất khả năng thanh khoản Rủi ro thanh khoản thường đi kèm vớinhiều rủi ro khác Nếu một đối tác vay tiền của ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ thì ngânhàng sẽ phải huy động tiền từ những nguồn khác để thanh toán khoản đi vay của ngânhàng, bù đắp vào chi trả này Nếu ngân hàng không có khả năng huy động tiền từ cácnguồn khác để thanh toán khoản nợ thì chính ngân hàng này cũng phải đối mặt với rủi ro

vỡ nợ Như vậy, rủi ro thanh khoản gắn liền với rủi ro tín dụng

Và còn nhiều những nguyên nhân khác, tùy thuộc vào từng đặc điểm của từng thời

kỳ và ở mỗi quốc gia, mỗi ngân hàng khác nhau

1.4 Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản

1.4.1 Vốn điều lệ

Là nguồn vốn ban đầu của ngân hàng có được khi mới hoạt động và được ghi vàobản điều lệ hoạt động của ngân hàng Theo quy định của pháp luật, một tổ chức tín dụng

để được phép hoạt động thì vốn điều lệ thực tế > vốn điều lệ tối thiểu (vốn pháp định)

1.4.2 Hệ số CAR ( tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu)

CAR= v ố n t ự c ó

t ổ ng t à i s ả n có rủi ro quy đổi x 100 %

Trang 14

1.4.9 Chỉ số chứng khoán thanh khoản ( H 6 )

(H 6)= ch ứ ng kho á n kinh doanh+ch ứ ng kho á n s ẵ n s à ng để b á n

Trang 15

Chương 2 : ĐÁNH GIÁ TÍNH THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM 2.1 Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam:

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam từng bước pháttriển về quy mô cũng như chất lượng để đảm bảo yêu cầu thanh khoản, cũng như đápứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế Một trong những bước phát triển quan trọng là nỗ lựctăng vốn điều lệ ngân hàng thương mại của Nhà nước Cụ thể, Chính phủ đã ban hànhnghị định số 141/2006/NĐ-CP về danh mục vốn pháp định của các TCTD, trong đó mứcvốn pháp định áp dụng cho NHTMCP đến cuối năm 2008 là 1000 tỷ đồng và đến cuốinăm 2010 là 3000 tỷ đồng Tuy nhiên, vốn điều lệ của nhiều NHTM hiện nay còn quánhỏ bé và hạn chế so với NHTM của các nước trong khu vực làm cho tình hình tài chínhmột số NHTM không lành mạnh, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản cao và năng lựccạnh tranh thấp

Biểu đồ 2.2.1: Vốn điều lệ các ngân hàng

NH liên doanh

NH nươc ngoài

(nguồn: báo cáo thường niên của NHNN)

Trang 16

Bảng 2.2.1: Quy mô vốn điều lệ một số NHTM của các quốc gia trong khu vực.

Đơn vị: Triệu USD

Bank mandiri 2.122 May bank 4.102

Bank central Asia 1.304 Commerce asset – holding 1.695

Viettinbank 577 Bangkok bank 3.178BIDV 724 Siam commercal bank 2.189Agribank 1062 Kasikorn bank 1.996

Techcombank 355

( nguồn: thebanker.com/top1000)Cải thiện tỉ lệ CAR Một số thống kê gần đây cho thấy hệ số CAR tại các NHTMcủa khu vực châu Á - Thái Bình Dương bình quân hiện nay là 13,1%, của khu vực Đông

Á là 12,3% Đây cũng là mức một số NHTM Việt Nam đã đạt được Theo đánh giá từcác nguồn số liệu công bố, hầu hết các ngân hàng thương mại nhà nước và các ngânhàng thương mại nhà nước mới cổ phần hoá (Vietcombank, Vietinbank, sắp tới làBIDV) đều đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% Trong những năm trở lại ây, sự tăngtrưởng nhanh về quy mô vốn đã giúp các ngân hàng cải thiện đáng kể năng lực tài chính

và hệ số này

Trang 17

Tính đến năm 2009, hệ số CAR của hầu hết các ngân hàng thương mại ViệtNam đều đạt trên 8%, mức cao nhất có trên 26% và thấp nhất ở khoảng 8,11% Hiệnnay, hệ số CAR của nhiều NHTM đã vượt 9% mà NHNN đặt ra tại Thông tư 13 Đơn

cử tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), hệ số CAR năm 2009 là8,11%, năm 2010 là xấp xỉ 10% (so với mức vốn điều lệ mới tăng thêm năm 2010 là17.587 tỷ đồng) Bên cạnh đó, hiện nay các NHTM đã đáp ứng vốn điều lệ tối thiểu là3.000 tỷ động theo quy định của Thông tư 13 Đạt được tỷ lệ này, các ngân hàng thươngmại ở nước ta sẽ có điều kiện thuận lợi thoả mãn tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu củaBasel 3 đến năm 2017 và chỉ phải điều chỉnh gia tăng tỷ lệ này vào các năm tiếp theo từ

2018 trở đi để đạt được tỷ lệ vốn tối thiểu 10,5% kể cả phần vốn đệm dự phòng tài chính

Tất cả những thay đổi theo chiều hướng tốt kể trên đều có tác động làm tăng khảnăng thanh khoản của NHTM Việt Nam Minh chứng cụ thể là sự tồn tại và phát triểncủa hệ thống ngân hàng trong thời gian qua

Chỉ số H3: Chỉ số H3 là chỉ số về trạng thái tiền mặt.

H3 được tính theo công thức:

H3 = (Tiền mặt + Tiền gửi không kì hạn tại các tổ chức tín dụng)/Tổng tài sản “Có” (1)Hoặc: H3= (Tiền mặt + Tiền gửi thanh toán tại NHNN + Tiền gửi không kỳ hạn tại các tổchức tín dụng)/Tổng tài sản “Có” (2)

Cả hai công thức trên đều đo lường về trạng thái tiền mặt của ngân hàng Sở dĩtrạng thái này quan trọng trong việc đánh giá tính thanh khoản là vì tiền mặt cũng nhưcác khoản được nêu trong phần tử số của hai công thức đều là những tài sản có tính lỏngcao Chỉ số này càng lớn chứng tỏ tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt Sự khác biệtgiữa hai công thức là không đáng kể vì phần tiền gửi thanh toán tại ngân hàng Nhà nướccủa các ngân hàng thường là rất ít Vì vậy, nhằm đơn giản hóa việc nghiên cứu, chúng tôitiến hành phân tích H3 theo công thức (1)

Đầu năm 2008 và khủng hoảng tài chính 2008, chỉ số trạng thái tiền mặt H3 năm

2009 được cải thiện đáng kể với mức trung bình là 21,68% Tuy nhiên, chỉ số này có xu

Trang 18

hướng giảm trong 03 tháng đầu năm 2010 với mức trung bình là 16,25% báo hiệu nguy

cơ diễn ra một cuộc chạy đua về thanh khoản và lãi suất trên thị trường ngân hàng thờigian tới

2007 đến hết quý 01/2010, cá biệt OCB luôn có chỉ số H4 cao nhất với các mức % daođộng từ 64% đến 85%

Chỉ số H5:

Chỉ số H5 được tính theo công thức:

H5 = Dư nợ/Tiền gửi khách hàng

Xét trên số liệu của 10 ngân hàng thương mại kể trên, chỉ số H5 thường rất cao.Tính đến quý 01/2010 có 4 ngân hàng trên tổng số 7 ngân hàng có tỉ lệ này lớn hơn100% Đây là con số nguy hiểm báo hiệu nguy cơ thanh khoản kém đối với các ngânhàng Một điều cần lưu ý: mặc dù thị trường ngân hàng từ năm 2007 đến hết quý 01/2010

có nhiều biến động, tuy nhiên chỉ số H5 của ngân hàng không phản ánh được những thayđổi trong quản lý thanh khoản Các ngân hàng có H5 cao như OCB vẫn giữ mức trungbình trên 100% với sự chênh lệch qua các năm là rất ít Vì vậy, các điều chỉnh của ngânhàng trong điều chỉnh tỉ lệ dư nợ trên tiền gửi khách hàng là rất ít hoặc không hiệu quả

Chỉ số H6:

Trang 19

H6 là chỉ số chứng khoán thanh khoản được tính theo công thức:

H6=(Chứng koán kinh doanh + Chứng khoán sẵn sàng để bán)/Tổng tài sản “Có”

Số liệu tính toán cho thấy, phần lớn các ngân hàng đều nắm giữ số lượng chứngkhoán nói chung và chứng khoán có tính thanh khoản cao với số lượng thấp Tuy số liệunày ở mỗi ngân hàng và qua mỗi năm đều khác nhau nhưng chỉ dao động ở mức dưới20%, cá biệt một số ngân hàng tỉ lệ này gần như bằng 0 (SHB năm 2007; Navibank năm2009 ) Tỉ lệ thấp có thể được giải thích tùy theo chính sách đầu tư của mỗi ngân hàng.Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam nên đề cao sự quan tâm tới các loại chứng khoán kinhdoanh và chứng khóan sẵn sàng để bán như một nguồn cung đảm bảo cho tính thanhkhoản

Chỉ số H7

Chỉ số H7 được tính toán theo công thức:

H7= Tiền gửi và cho vay TCTD/Tiền gửi và vay từ TCTD

Vì các khoản vay và gửi tiền tại các tổ chức tín dụng thường có kì hạn ngắn nênchỉ số này thể hiện sự chủ động của ngân hàng trong giải quyết các vấn đề thanh khoản.H7 thấp là dấu hiệu cho thấy ngân hàng bị động trong khả năng thanh khoản và ngược lạikhi H7 cao Để đánh giá chỉ tiêu này, trong phân tích, ta so sánh H7 với 1:

H7 >1: Ngân hàng chủ động trong thanh khoản

H7<1: Ngân hàng bị động trong các vấn đề thanh khoản

Mức trung bình H7 trong các năm 2007 đến quý 1/2010 lần lượt là: 1.87, 1.78,2.08 và 2.32 (đếu lớn hơn 1) Sự tăng dần qua mức trung bình H7 qua các năm thể hiện

sự thay đổi tích cực trong sự phát triển của hệ thống ngân hàng nhằm giải quyết bài toánthanh khoản Tuy nhiên, cũng như chỉ số H5, mức chênh lệch của chỉ số H7 từ năm 2007đến hết quý 01 năm 2010 ở các NHTM là không lớn và được giữ ở mức khá ổn định

Chỉ số H8

Trang 20

Chỉ số H8 được tính theo công thức:

H8= (Tiền mặt + Tiền gửi tại TCTD)/Tiền gửi của khách hàng (1)

Hoặc:H8=(Tiền mặt + Tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD)/Tiền gửi của khách hàng (2)

Theo bảng số liệu, năm 2009 nhìn chung phản ánh sự thay đổi tích cực trong quản

lý thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam khi H8 đều lớn hơn 10%.Tuy nhiên, với một số ngân hàng, chỉ số này có mức dao động khá lớn như OCB, SHB,Vietcombank…đặc biệt là SHB khi chỉ số H8 trong quý 1 năm 2010 đã giảm 42.06% cóthể coi như một tín hiệu báo động trong công tác dự trữ nhằm đề phòng rủi ro thanhkhoản của ngân hàng này

2.2 Đánh giá hoạt động quản lý thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam:

Giai đoạn 2007 đến quý 01 năm 2010 chứng kiến nhiều biến động trên thị trườngngân hàng Trải qua cuộc khủng hoảng thanh khoản cuối năm 2007 và khủng hoảng kinh

tế thế giới 2008-2009, hệ thống ngân hàng bao gồm NNHN và các NHTM Việt Nam phảiđối mặt với nhiều nguy cơ mà trực tiếp nhất là nguy cơ về rủi ro thanh khoản Tuy nhiên,quãng thời gian này cũng cho thấy những mặt tích cực trong công tác quản lý thanhkhoản và nhiều bài học đã ngay lập tức được áp dụng nhằm tăng cường công tác đềphòng và quản trị rủi ro thanh khoản trong các hoạt động của ngân hàng Những dấu hiệutích cực trong công tác quản lý rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng Việt Nam có thểnhận thấy như:

Sự phối hợp trong quản lý, điều hành của NHNN và sự thực hiện của các NHTM.Nhìn chung, NHNN đã có những động thái kịp thời trong việc chỉ đạo chính sách tiền tệnhằm phòng tránh và hạn chế tối đa rủi ro thanh khoản, ví dụ như việc gỡ bỏ lãi suất trầncho vay đầu năm 2010 nhằm đưa lãi suất dựa theo các quy luật thị trường đã giảm gánhnặng về thanh khoản đối với các NHTM Hệ thống văn bản hướng dẫn và quản lý đangtừng bước được hoàn thiện dựa trên những quy chuẩn Quốc tế như Basel 1,2 góp phầngiúp hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam tiến gần với sự

Trang 21

chuyên nghiệp và các chuẩn mực thế giới Sự hình thành và phát triển của hoạt động thịtrường mở (OMO) cũng giải quyết nhiều nhu cầu thanh khoản cấp thiết của ngân hàng.

Về phía ngân hàng thương mại, các ngân hàng đã nhận thức rõ hơn tầm quan trọngcủa quản trị thanh khoản Mỗi ngân hàng đều xây dựng hệ thống các quy định về quản lýthanh khoản nhằm đưa ra những dự báo, quy tắc riêng dựa trên các quy tắc của NHNN.Thành công của các quy định và hành động của các ngân hàng có thể nhận thấy rõ quacác bảng số liệu thống kê về các chỉ số thanh khoản đều có những dấu hiệu khả quan từ

2007 đến quý 01-2010 Tuy nhiên, quản trị rủi ro thanh khoản là một vấn đề khó, khôngchỉ với hệ thống ngân hàng Việt Nam mà còn cả đối với những hệ thống ngân hàng lớntrên thế giới Trong quá trình phát triển còn non trẻ của mình, hệ thống ngân hàng ViệtNam không thể tránh khỏi một vài hạn chế còn tồn tại:

Đối với ngân hàng Nhà nước:Chính sách tiền tệ thiếu nhất quán và đa mục tiêu:trong giai đoạn đầu năm 2010, có thể nhìn thấy rất rõ ngân hàng nhà nước phải đối mặtvới việc thực hiện giữa mục tiêu tăng trưởng và điều hành lạm phát Việc NHNN tiếp tục

hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp và yêu cầu NHTM không được từ chối các khoảnvay đủ tiêu chuẩn của các doanh nghiệp góp phần làm căng thẳng tình hình thanh khoảncủa ngân hàng trong những tháng đầu năm 2010

Các công cụ điều tiết vĩ mô trong chính sách tiền tệ chưa đa dạng, chưa hoànthiện Công cụ trực tiếp như lãi suất và tỉ lệ dự trữ được sử dụng quá nhiều gây nênnhững cú sốc trong nền kinh tế Trong khi đó, công cụ gián tiếp như thị trường mở chưađược ưu tiên phát triển và gặp nhiều hạn chế Ví dụ như quy định các ngân hàng chỉ đượcvay 20% nhu cầu thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng cũng gây ra nhiều giới hạncho ngân hàng

Ngoài ra, NHNN vẫn duy trì những chính sách về giới hạn việc mở rộng các chinhánh của NHTM, chính sách này sẽ hạn chế khả năng tăng nguồn cung thanh khoản củacác ngân hàng.Đối với các ngân hàng thương mại:

Hệ thống quản lý thanh khoản của NHTM chưa hiệu quả: cùng với việc NHNNchưa đưa ra các chỉ tiêu chung và cụ thể trong đánh giá các chỉ tiêu thanh khoản, các

Trang 22

NHTM ở Việt Nam cũng chưa xây dựng được một mô hình dự báo phù hợp cho nhu cầuthanh khoản của ngân hàng Dựa trên các chỉ tiêu đánh giá, có thể thấy, các NHTM ởViệt Nam dựa quá nhiều trên cho vay tín dụng mà đánh giá thấp nguy cơ xảy ra rủi rothanh khoản Việc đa dạng hóa danh mục tài sản như trái phiếu Chính phủ, chứng khoánkinh doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán…để đề phòng nguy cơ khủng hoảng thanhkhoản cũng bị xem nhẹ Ngoài ra, các NHTM Việt Nam có quy mô nhỏ, khả năng về tàichính còn yếu cũng là khó khăn trong việc đề phòng rủi ro thanh khoản của ngân hàng( tính đến ngày 31/03/2010 vẫn còn 30 ngân hàng chưa đáp ứng được nghị định 141/NĐ-

CP của NHNN về việc có tối thiểu 3000 tỷ đồng là vốn điều lệ, theo vneconomy.vn)

2.3 Đánh giá khả năng áp dụng các quy định về đảm bảo thanh khoản theo chuẩn mực Basel III trong hoạt động ngân hàng Viêt Nam

Do các vấn đề về thanh khoản phát sinh trong các cuộc khủng hoảng gần đây,thậm chí đối với cả các ngân hàng luôn đảm bảo an toàn về vốn Uỷ ban Basel đưa ravấn đề này năm 2008 và ban hành quy định về “Quản lý và giám sát rủi ro thanh khoản”.Đây được cho là phương tiện để hoàn thiện các quy định

2.3.1 Những điểm mới cơ bản của Basel 3 về thanh khoản

Các chuẩn mực được xây dựng nhằm đạt được 2 mục tiêu riêng biệt nhưng bổ sungcho nhau là

─ Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy khả năng phục hồi thanh khoản ngắn hạn trong danhmục rủi ro thanh khoản của một ngân hàng bằng cách đảm bảo ngân hàng nắm giữcác tài sản thanh khoản có chất lượng đủ cao để có thể sống sót qua một cuộckiểm tra tăng cường kéo dài một tháng Mục tiêu này được đo lường bằng tỉ lệđảm bảo thanh khoản (Liquidity Coverage Ratio-LCR)

─ Mục tiêu thứ hai là thúc đẩy khả năng phục hồi trong một thời gian dài hơn bằngcách tạo ra nguồn lực bổ sung để tài trợ cho các hoạt động của ngân hàng vớinguồn tài chính ổn định hơn và liên tục Mục tiêu này được định lượng bằng tỉ lệtài trợ ổn định thuần (the Net Stable Funding Ratio-NSFR)

Trang 23

Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (LCR) = (Dự trữ tài sản thanh khoản có chất lượngcao)/(Luồng tiền thuần ra trong 30 ngày tới) phải:

 Lớn hơn hoặc bằng 100%

 Phải được đáp ứng liên tục

 Thời gian của luồng tiền vào và luồng tiền ra không thể khớp nhau và sẽ có

vấn đề thanh khoản trong thời gian 30 ngày đó, vì vậy ngân hàng và cán bộthanh tra được yêu cầu phải phát hiện được bất kỳ sự thiếu hụt về thanh khoảntrong thời gian này

Tỷ lệ tài trợ ổn định thuần (NSFR)= (số tiền sẵn sàng cho tài trợ ổn định)/(số tiềncần có cho tài trợ ổn định):

 Phải lớn hơn 100%

 Sẽ không áp dụng trước 1/1/2018

 Nói ngắn gọn, nó đảm bảo rằng các tài sản dài hạn sẽ được tài trợ ít nhất làvới một tài sản nợ ổn định về kỳ hạn hoặc về danh mục rủi ro thanh khoản

 Khuyến khích các ngân hàng tăng thêm nguồn hỗ trợ dài hạn thêm

 Xem xét trong thời hạn 1 năm

Tuy nhiên, ngày 6/01/2013, Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng đưa ra Quy địnhmới về LCR được thực hiện muộn hơn 4 năm so với kế hoạch ban đầu, bắt đầu từ ngày01/01/2015 ở mức 60%, sau đó mỗi năm nâng 10% lên đến 100% kể từ ngày 01/01/2019

Quan trọng hơn, ngân hàng có thể sử dụng một số loại cổ phiếu nhất định, khoản

nợ doanh nghiệp và chứng khoán thế chấp nhằm đảm bảo đến 15% tỉ lệ bảo hiểm thanhkhoản BCBS còn mở rộng định nghĩa về những tài sản tối thiểu mà mọi ngân hàng cầnnằm giữ nhằm giảm chi phí cho việc duy trì lượng vốn đệm cần thiết, định nghĩa về cáctài sản có khả năng thanh khoản cao

Tuy nhiên, BCBS cho biết, ủy ban giám sát ngân hàng của từng quốc gia có quyềnlinh hoạt trong việc áp dụng quy định mới này, đồng thời nhấn mạnh rằng các ngân hàng

sẽ được phép duy trì thanh khoản đệm trong thời gian khủng hoảng

2.3.2 Lộ trình áp dụng Basel 3

Basel 3 với những quy định mới về khái niệm và các tiêu chuẩn tối thiểu cao hơncùng với phương pháp giám sát an toàn vĩ mô là sự thay đổi lịch sử trong quy định về

Ngày đăng: 09/04/2015, 10:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Nguyễn Đại Lai, Những nội dung cơbản rút ra từcác bài viết trong hội thảo“Nâng cao năng lực quản trịrủi ro của các NHTM Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực quản trịrủi ro của các NHTM Việt Nam
2. Basle Committee on Banking Supervision, International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards, Basle July 1988 Khác
3. Basel Committee on Banking Supervision, Jannuary 2001 Overview of the New Basel Cappital Accord, The New Basel Capital Accord: an explanatory note Principles for the Management and Supervision of Interest Rate Risk Operational Risk Khác
4. Basel Committee on Banking Supervision, International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards, June 2004 Khác
5. Stefan Hohl, Patrick McGuire and Eli Remolona, Cross-border banking in Asia: Basel 2 and other prudential issues, www.bis.orgMarch 2006 Khác
6. Basel Committee on Banking Supervision, Amendment to the Capital Accord to incorporate market risks, November 2005Tiếng Việt Khác
7. Quyết định 457/2005/QĐ– NHNN, Quy định vềcác tỷlệbảo đảm an toàn trong hoạt động của tổchức tín dụng, ngày 19 tháng 4 năm 2005 Khác
8. Thông tư49/2004/TT – BTC, Chỉtiêu đánh giá hiệu quảhoạt động tài chính của các TCTD nhà nước, ngày 3 tháng 6 năm 2004 Khác
10. Bùi Quang Ngân, Một sốvấn đềnâng cao năng lực quản trịrủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam, www.sbv.gov.vn Khác
11. VũDuy Tín, Một sốvấn đềvềxây dựng mô hình quản trịrủi ro hiệu quảtại các NHTM Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số18/2006 Khác
12. Nguyễn Hương Giang, Một sốkhó khăn trong việc thực hiện Basel II đối với các nước đang phát triển, Tạp chí Ngân hàng số12/2005 Khác
13. Viên ThếGiang, Áp dụng luật cạnh tranh đối với hoạt động ngân hàng của các TCTD trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Ngân hàng số16/2006 Khác
14. Lê Văn Hinh và Trần Đại Bằng, Tương lai vềloại hình NHTM NN ởViệt Nam, Tạp chí Ngân hàng số17/2006 Khác
15. Nguyễn Đại Lai, Ngân hàng VN 20 năm đổi mới cùng đất nước…, Tạp chí Ngân hàng số5/2006 Khác
16. VietNamNet, Basel II sẽlàm khó dòng vốn vào Việt Nam, Ngày 26/01/2005 17. Vneconomy, Những thách thức từBasel II với ngành Ngân hàng,Ngày4/11/2004 Khác
18. Lê Kim Thủy, Một sốgiải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NH Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tếquốc tế, www.sbv.gov.vn Khác
19. Nguyễn Đại Lai, Bình luận và giới thiệu khái quát 25 nguyên tắc cơbản của Ủy ban Basel vềThanh tra – Giám sát ngân hàng, www.sbv.gov.vn Khác
20. Đoàn Ngọc Phúc, Những hạn chếvà thách thức của hệthống NHTM VN trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí nghiên cứu kinh tếsố337, tháng 6/2006 Khác
21. Nguyễn ThịHiền, Một sốgiải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệthống NHTM CP Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số5/2006 Khác
22. Nguyễn Văn Bình, Một sốthách thức đối với hệthống thanh tra, giám sát ngân hàng trong tình hình mới, Tạp chí ngân hàng số1/2007 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w