thương mại:
Qui định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, vốn và công cụ thanh tra:
Chúng ta có thể thấy vai trò của tỷ lệ dự trữ băt buộc, vốn tự có của các ngân hàng để vượt qua cuộc các cuộc khủng hoảng thanh khoản đã qua. Một lượng dữ trữ tương đối sẽ nâng cao khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, Ngân hàng trung ương không thể để các ngân hàng tự mình thiết lập một tỉ lệ dự trữ của mình. Một qui định tỉ lệ dự trữ sẽ bắt buộc các NHTM dự trữ tài sản thanh khoản phù hợp. Bên cạnh đó, một qui định tỉ lệ cho vay dài hạn trên tiền gửi sẽ phần nào góp phần đảm khả năng thanh khoản cho NHTM.
Quy định về dự trữ đã được coi là một phương pháp kiềm chế bùng nổ cho vay bởi vì yêu cầu tăng dự trữ làm giảm vốn khả dụng và tăng chi phí đối với ngân hàng, dẫn tới ngân hàng bị bất lợi trong cạnh tranh. Các quốc gia châu Á và Mỹ la tinh cho thấy việc nâng tỷ lệ dự trữ giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì quy mô hệ số nhân tiền trong giai đoạn khó khăn. Tương tự, việc tăng tỷ lệ dự trữ được sử dụng như một công cụ hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng sẽ ảnh hưởng đáng kể trong việc mở rộng khoảng cách giữa tiền gửi và tiền vay và giảm sự mở rộng giữa lượng cung tiền hẹp và lượng cung tiền rộng Ngoài ra, việc nâng tỷ lệ dự trữ sẽ chống được bùng nổ cho vay tại ngân hàng „yếu” là những ngân hàng có mức vốn dưới mức được phép và không có hệ thống đánh giá tín dụng nội bộ tốt.
Mức độ rủi ro của danh mục tài sản càng lớn thì đòi hỏi lượng vốn đệm (capital buffer) càng cao để dự phòng cho các khoản tổn thất. Hệ số an toàn vốn (tỷ lệ vốn tự có/ tài sản có rủi ro) phải được xác lập một cách thận trọng và phù hợp, đặc biệt đối với các ngân hàng có chi nhánh tại nhiều quốc gia. Hệ số an toàn vốn cần đáp ứng được các qui định tại hiệp định BASEL I hoặc BASEL II: Hệ số vốn cho các ngân hàng hoạt động quốc tế thấp nhất là 4% đối với vốn sơ cấp và 8% đối với tổng vốn (vốn sơ cấp + vốn thứ
cấp). Hệ số này được xem như một chuẩn mực chung và được hầu hết các quốc gia áp dụng cho các ngân hàng theo nguyên tắc thống nhất. Tuy nhiên, hệ số an toàn vốn (CARs) không phải đã giúp ngân hàng bảo vệ ngân hàng phòng tránh hoàn toàn rủi ro thanh khoản. Vì vậy, tăng cường quản lí chặt chẽ về vốn không chỉ là những yêu cầu về lượng vốn tối thiểu, cơ cấu vốn mà cả công tác giám sát, quản lí, áp dụng các hạn mức nội bộ, tăng cường mức dự phòng và dự trữ để ngân hàng có hoạt động an toàn và lành mạnh, góp phần duy trì hệ thống tài chính quốc gia ổn định.
Trong phần trình bày trên, M & A là một giải pháp hiệu quả để các ngân hàng giảm rủi ro thanh khoản mà chúng phải đối mặt. Chúng ta nhận thấy rằng, chính sách Ngân hàng trung ương đang áp dụng là hướng đi đúng đắn để phát triển thị trường Việt Nam (qui định về vốn điều lệ 3000 tỉ ). Tuy nhiên chúng ta cần có chính sách để thúc đẩy tiến trình này diễn ra nhanh hơn trong tương lai. Như: khuyến khích các ngân hàng có qui mô vừa và nhỏ M & A để mở rộng qui mô và hoạt động hiệu quả hơn. Qui mô nhỏ là một điều dễ thấy khi nhìn nhận hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các qui định vốn điều lệ ngày càng tăng, khuyến khích M&A là cách để ngân hàng Việt Nam tiến gần ơn về qui mô cũng như khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực, cũng như tăng khả năng huy động lượng tiền trôi nổi trong dân và đáp ứng nhu cầu vốn phát triển nền kinh tế.
Tuy nhiên, chỉ hô hào thực hiện không chưa đủ. NHTW còn cần những công cụ thanh tra về tình hình thực hiện các qui định đề ra. Như: thường xuyên thanh tra về tình hình dự trữ đảm bảo thanh khoản của các NHTM, giám sát tình hình thực hiện, đồng thời cần có cơ quan tư vấn cho các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ tăng vốn như M&A để đảm bảo tiến độ thực hiện chính sách. Cần thiết thanh tra, giám sát chặt chẽ và liên tục để đảm bảo tính an toàn thanh khoản của hệ thống. Tăng cường hệ thống kế toán, công khai thông tin và hoàn thiện cơ chế pháp lý: Theo khảo sát của Uỷ ban Basel, phần lớn các nước đang phát triển đánh giá tính đầy đủ của khoản dự phòng của các ngân hàng. Nhưng hướng dẫn về dự phòng thường không rõ ràng hoặc yếu, vì vậy những hướng dẫn này cần cụ thể và chặt chẽ hơn nhằm giúp các đơn vị dự phòng đầy đủ. Việc phân loại tài sản một cách chặt chẽ và mang tính thực tiễn có thể giảm thời gian trì hoãn công nhận các khoản nợ xấu, đồng thời khuyến khích ngân hàng dự phòng đầy đủ để cho
những khoản vay có thể bị tổn thất. Công khai thông tin cơ bản về hoạt động ngân hàng, thu nhập và bảng cân đối tài sản cần được mở rộng và theo một tiến trình hòa hợp. Những thông tin này cho phép chủnợ ngân hàng và người đầu tư có được bức tranh tổng thể về lợi nhuận ngân hàng, vốn, tài sản suy yếu, dự phòng đối với từng loại khoản vay một cách kịp thời.
Cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng cần tập trung vào nâng cao quyền hạn của cơ quan thanh tra theo luật định trong việc thực hiện trách nhiệm giám sát và hiệu chỉnh. Bên cạnh đó, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy định pháp lý về hoạt động ngân hàng an toàn và lành mạnh như các cơ chế chính sách khuyến khích kiểm soát và hạn chế rủi ro đối với chủ sở hữu ngân hàng, quản lý ngân hàng, các chủ nợ và thanh tra viên ngân hàng. Song song với việc sử dụng mô hình kiểm soát nội bộ tại ngân hàng, ngân hàng và thanh tra viên ngân hàng phải thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình nếu như những cải cách pháp lý loại bỏ những cản trở đối với cầm cố, chuyển nhượng và tịch biên tài sản cầm cố khoản vay.
Những qui định, chính sách cần được ban hàng sớm để các ngân hàng có thể lường trước được những ảnh hưởng bất ngờ của ngân hàng trung ương. Thông tin lãi suất mục tiêu, cũng như các mục tiêu khác ngân hàng trung ương nên công bố trước để các ngân hàng có chính sách điều chỉnh phù hợp.Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng cho phù hợp.Thống nhất quan điểm, xác định rõ và cụ thể về lộ trình mở cửa tài chính. Tự do hoá tài chính phải được thực hiện sau cùng, sau khi đã thực hiện cải cách cơ cấu và tự do hoá thương mại. Nếu có được lộ trình hội nhập tài chính thích hợp sẽ đảm bảo hệ thống tài chính hội nhập hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh mà không bị vướng vào các dạng khủng hoảng tài chính - ngân hàng khác nhau.
3.3.1.2. Nâng cao vai trò của Ngân hàng Trung Ương trong việc quản lý điều hànhhoạt động hệ thống ngân hàng: