Vấn đề nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu ĐẢM BẢO THANH KHOẢN THEO CHUẨN MỰC BASEL III TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM (Trang 27 - 28)

Một trong những khó khăn khi xem xét việc ứng dụng hiệp ước Basel III vào công tác quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam đó chính là sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là vấn đề chung đối với tất cảcác ngân hàng thương mại và kể cả đối với cơ quan giám sát ngân hàng thương mại như Ngân hàng Nhà nước. Thông qua tìm hiểu những chuẩn mực Basel III có thể thấy rằng để nắm vững và vận dụng được các chuẩn mực này đòi hỏi các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị, giám sát ngân hàng và nhân viên phụ trách phải có một tầm hiểu biết nhất định, giỏi về ngoại ngữ lẫn kiến thức toán học và kiến thức quản trị. Ngoài ra các kỹ năng phân tích, dự báo cũng là những kỹ năng không thểthiếu. Đây thực sự là những yêu cầu cao đối với các chuyên gia ngân hàng Việt Nam tại thời điểm này. Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang cạnh tranh nhau rất lớn để có thể giữ chân những chuyên gia giỏi, am hiểu trong lĩnh vực ngân hàng thông qua việc ưu đãi về mức lương, thưởng và các hình thức khác như thưởng cổ phiếu, trang bị nhà ở và phương tiện đi lại… Nhưng với tốc độ phát triển mạnh mẽ như hiện nay của hệ thống ngân hàng thì số lượng chuyên gia giỏi vẫn chưa đủvà cần một sự

đào tạo và bổ sung rất lớn. Ngoài ra, cũng có nhiều chuyên gia giỏi đang đảm nhiệm những vị trí cấp cao trong các ngân hàng thương mại, nhưng do không có điều kiện hoặc không đủ thời gian để được đào tạo và tiếp cận những kiến thức mới này nên cũng chưa có khả năng vận dụng vào công việc thực tế. Chi phí cho những khóa học với các chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng thông thường là rất lớn, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức của những người được đi học.

Một phần của tài liệu ĐẢM BẢO THANH KHOẢN THEO CHUẨN MỰC BASEL III TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w