Giải pháp khác:

Một phần của tài liệu ĐẢM BẢO THANH KHOẢN THEO CHUẨN MỰC BASEL III TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM (Trang 39 - 42)

Nâng cao quản lý danh mục đầu tư: NHTM chủ động thiết lập danh mục đầu tư của riêng mình để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai cũng như hoạt động hiệu quả. Nên nắm giữ hợp lý tài sản thanh khoản, không nên đầu tư quá nhiều vào các

khoản vay dài hạn trong khi tin tưởng mù quán vào thị trường liên ngân hàng. Cụ thể, NHTM nên thường xuyên đánh giá tỉ số LLSS của ngành và bản thân để không vượt quá khả năng chịu đựng thanh khoản của ngành.Cân đối cơ cấu và tỷ trọng tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp với năng lực

Hoàn thiện cơ chế huy động và cho vay: công tác thẩm định trước khi cho vay cần được chú trọng. Một sự thận trọng là không thừa trong công tác này, nhất là đối với những khoản vay dài hạn. NHTM cũng cần phát triển công nghệ, chu trình để công tác cho vay hiệu quả. Thường xuyên theo dõi các khoản vay để có giải pháp kịp thời nếu xảy ra tình huống xấu. Thực hiện việc quản lý tốt chất lượng tín dụng, kỳ hạn tín dụng, rủi ro lãi suất và khe hở lãi suất:

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Cần thiết phải xem Quản trị rủi ro thanh khoản là một ưu tiên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bằng cách nâng cao năng lực quản trị của ban điều hành, nâng cao năng lực hoạch địch và dự báo để có kế hoạch chủ động đối phó kịp thời.

Hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp và các cá nhân. Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro lớn, có thể dẫn tới việc người gửi tiền ở ngân hàng hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở ngân hàng, làm cho không chỉ ngân hàng gặp rủi ro mà cả hệ thống ngân hàng gặp khó khăn, nền kinh tế - xã hội mất ổn định. Bởi vậy, tiếp tục bổ sung, điều chỉnh chính sách, xây dựng, hoàn thiện các quy trình quản trị rủi ro, hòan thiện tổ chức và hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ ở các NHTM là các vấn đề cần phải được chú trọng, để tạo niềm tin cho khách hàng, công chúng trong bối cảnh hiện nay.

Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng phân tích khách hàng, xếp hạng tín dụng, hệ thống phê duyệt và kiểm soát tín dụng. Vận dụng một cách có hiệu quả các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng đã được áp dụng trên thế giới để tạo công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc ra quyết định tín dụng đúng đắn.

Tiếp tục cải tiến các mô hình quản trị rủi ro thị trường (hệ thống theo dõi và kiểm soát thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại hối) theo hướng tiên tiến và hiện đại. Hình thành cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc phân tích, quản trị rủi ro, ứng dụng công nghệ, sử dụng các phương pháp đo lường rủi ro hiện đại đảm bảo đưa ra những quyết sách điều hành phòng ngừa và hạn chế rủi ro thích hợp, nhanh nhạy, chi phí thấp và hiệu quả cao.

Đi liền với quản trị rủi ro là hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ. Hệ thống này của Ngân hàng cần bảo đảm mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả. Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ không chỉ dừng ở công tác hậu kiểm, dưới hình thức tổ chức từng đợt kiểm tra, phát hiện những sai phạm đã phát sinh, mà cần nâng cao khả năng phát hiện, ngăn ngừa và quản trị rủi ro. Ngoài ra cần nâng cao vai trò của Bộ phận kiểm toán nội bộ, thực hiện đánh giá độc lập về hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ ở NHTM.

Chủ động tăng vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn nội bộ để chủ động vượt qua những cú sốc thanh khoản đơn lẻ cũng như hệ thống. Các ngân hàng nên không ngứng tăng vốn nội bộ để đảm bảo thanh khoản, nâng cao tín nhiệm với mục đích cuối cùng là lợi nhuận cao và đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Không đợi chính sách của NHTW mà các NHTM nên chủ động huy động nguồn vốn nội bộ, thực hiện các nghiệp vụ M&A phù hợp để tăng khả năng cạnh tra.

Một phần của tài liệu ĐẢM BẢO THANH KHOẢN THEO CHUẨN MỰC BASEL III TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w