Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 62 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
62
Dung lượng
652,5 KB
Nội dung
LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan: Bản chuyên đề tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành và nghiên cứu khảo sát thực tiễn. Các số liệu, bảng biểu và những kết quả trong chuyên đề tốt nghiệp là trung thực. Một lần nữa em xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên. Sinh viên thực hiện, ĐỖ THANH PHƯỢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Thứ tự Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ Tiếng Việt Tiếng Anh 1 ADB Ngân hàng phát triển Châu Á Asian Development Bank 2 CG Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam 3 EU Liên minh Châu Âu European Union 4 FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment 5 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International Monetary Fund 6 JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản Japan International Cooperation Agency 7 NSNN Ngân sách nhà nước Government Budget 8 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Official Development Assistance 9 UNICEF Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc United nations international children’s emergency fund 10 QĐ-BKH Quyết định – Bộ kế hoạch 11 QĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng chính phủ 12 TP Thành phố City 13 TT-BTC Thông tư Bộ Tài Chính 14 UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc Unied nations international development program 15 USD Đồng đô la Mỹ US dollar 16 WB Ngân hàng thế giới World Bank DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ Tên bảng biểu Số trang Biểu đồ 2.1: Biểu đồ vốn ODA cam kết bình quân năm qua các thời kỳ Biểu đồ 2.2: Biểu đồ vốn ODA cam kết cho Việt Nam từ năm 2009 – 2013 Bảng 2.1. Vốn ODA cam kết của 3 nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam từ năm 2010 – 2012 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ tỷ lệ ODA vốn vay trong tổng ODA Biểu đồ 2.4: Biểu đồ vốn ODA giải ngân bình quân năm qua các thời kỳ Biểu đồ 2.5: Biểu đồ vốn ODA giải ngân cho Việt Nam từ năm 2009– 2012 LỜI NÓI ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu khá toàn diện trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Để đạt được những thành công đó, bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu, khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước thì Chính Phủ và nhân dân Việt Nam cũng đánh giá cao sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của cộng đồng quốc tế, trong đó nguồn ODA có vai trò rất quan trọng. Quá trình thu hút và sử dụng nguồn ODA thời gian qua đã minh chứng rằng ODA đã thực sự là một nguồn lực quan trọng, một nguồn vốn quý giá đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Có thể nói, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tái cơ cấu mạnh mẽ nền kinh tế vì vậy vấn đề huy động nguồn vốn trong nước và quốc tế là tối cần thiết.Trong đó, việc huy động và sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn ODA được chú trọng hàng đầu. Với mong muốn có một cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về nguồn ODA, em đã lựa chọn đề tài: “Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mục đích của chuyên đề là nhằm nghiên cứu sâu hơn, làm rõ thực trạng thu hút và sử dụng nguồn ODA tại Việt Nam, qua đó tìm hiểu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn ODA. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 2.1. Mục tiêu chung. Phân tích tình hình thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA để thấy được những thành công và những mặt hạn chế, đồng thời đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, công tác thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA. 2.2. Mục tiêu cụ thể. Phân tích tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong giai đoạn hiện nay. Tìm ra những nguyên nhân của những thành công và hạn chế. Đề ra những giải pháp giúp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3.1. Phương pháp thu thập số liệu. Số liệu phục vụ cho chuyên đề được thu thập qua các tài liệu như sách, báo, tạp chí, mạng internet, các thông tin thị trường và các tài liệu khác có liên quan tới nguồn ODA. 3.2. Phương pháp phân tích số liệu. Trong quá trình phân tích đề tài, em đã sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, thống kê mô tả…đồng thời, em cũng vận dụng các kiến thức đã học về tổng hợp các số liệu, lập bảng biểu, sơ đồ, đưa ra các nhận xét , nhận định các vấn đề về thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA hiện nay. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 4.1. Phạm vi không gian. Chuyên đề nghiên cứu tình hình thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA của Việt Nam. 4.2. Phạm vi thời gian. Chuyên đề nghiên cứu tình hình thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA của Việt Nam một cách hệ thống từ khi Việt Nam chính thức nhận được các khoản hỗ trợ ODA đến nay. 4.3. Đối tượng nghiên cứu. Chuyên đề nghiên cứu về tình hình thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, từ đó đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. 5. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ. Chương I: Cơ sở lý luận chung về nguồn viện trợ chính thức ( ODA). Chương II: Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam. Chương III: Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VIỆN TRỢ CHÍNH THỨC ( ODA) 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN ODA. 1.1.1. KHÁI NIỆM VỐN ODA. Hỗ trợ phát triển chính thức hay Viện trợ phát triển chính thức ( Official Development Assistance viết tắt là ODA) là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với những điều kiện ưu đãi của các cơ quan tài chính, chính phủ, các tổ chức quốc tế các nước, các tổ chức phi chính phủ dành cho các nước khác ( thường là các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển) nhằm ổn định hoặc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế bền vững của các quốc gia này. 1.1.2. PHÂN LOẠI ODA. Có nhiều cách thức phân loại ODA khác nhau, dưới đây là một số cách phân loại ODA phổ biến sau: 1.1.2.1. Phân loại theo tính chất nguồn vốn. • ODA viện trợ không hoàn lại: Là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ. • ODA vốn vay ưu đãi: Là hình thức cung cấp ODA phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, đảm bảo yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc. • ODA cho vay hỗn hợp: Là hình thức cho vay một phần là ODA không hoàn lại và một phần là ODA vốn vay ưu đãi, thậm chí có trường hợp bao gồm cả một phần tín dụng thương mại ( lãi suất thị trường). Loại ODA này được áp dụng khá phổ biến trong giai đoạn hiện nay, nhằm đáp ứng hiệu quả sử dụng vốn. 1.1.2.2. Phân loại theo nguồn cung cấp ODA. • ODA song phương: Là khoản viện trợ trực tiếp từ nước này sang nước khác thông qua việc ký kết hiệp định giữa hai chính phủ. • ODA đa phương: Là loại ODA do các tổ chức tài chính quốc tế ( IMF, WB…) hay khu vực ( ADB, EU…), các tổ chức liên chính phủ, hoặc của một chính phủ nước này dành cho chính phủ nước khác nhưng được thực hiện thông qua một tổ chức đa phương như: UNDP, UNICEF… • ODA của các tổ chức phi chính phủ: Là loại ODA do các tổ chức phi chính phủ ( Non-Governmental Organizations, gọi tắt là NGOs) cung cấp. Viện trợ ODA của NGOs là loại viện trợ không hoàn lại, mang tính chất nhân đạo và phát triển, có thủ tục nhanh gọn và đơn giản. 1.1.2.3. Phân loại theo điều kiện nhận ODA. • ODA không ràng buộc: Là khoản ODA không kèm theo những điều khoản ràng buộc liên quan đến cung cấp, mua sắm hàng hóa và dịch vụ từ một số nhà cung cấp hoặc quốc gia nhất định theo quy định của nhà tài trợ. • ODA có ràng buộc: Là khoản ODA có kèm theo những điều khoản ràng buộc liên quan đến cung cấp, mua sắm hàng hóa và dịch vụ từ một số nhà cung cấp hoặc quốc gia nhất định theo quy định của nhà tài trợ. 1.1.2.4. Phân loại theo mục đích. • Hỗ trợ cơ bản: Là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và môi trường như xây dựng đường, cầu cống, cơ sở hạ tầng,…Đây thường là những khoản vay ưu đãi. • Hỗ trợ kỹ thuật: Là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức, công nghệ, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu tiền đầu tư, phát triển thể chế và nguồn nhân lực…Hình thức hỗ trợ này chủ yếu là viện trợ không hoàn lại. 1.1.3. CÁC HÌNH THỨC CỦA ODA Hỗ trợ dự án: Đây là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án cụ thể. Nó có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật, có thể là không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi. Viện trợ phí dự án: Là loại ODA được nhà tài trợ cung cấp trên cơ sở tự nguyện. Loại ODA này thường được cung cấp kèm theo những đòi hỏi từ phía chính phủ nước tài trợ. Do đó, chính phủ nước nhận tài trợ phải cân nhắc kỹ các đòi hỏi từ phía nhà tài trợ xem có thỏa đáng hay không. Nếu không thỏa đáng thì phải tiến hành đàm phán nhằm dung hòa điều kiện giữa hai bên. Hỗ trợ ngân sách: Nguồn ODA cung cấp dùng để thanh toán những món nợ mà nước nhận viện trợ đang phải gánh chịu. Hỗ trợ chương trình: Là khoản ODA dành cho một mục đích tổng quát với thời gian nhất định mà không phải xác định chính xác khoản viện trợ này sẽ được sử dụng như thế nào. 1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN ODA. 1.2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ODA. ODA mang tính chất ưu đãi: + Vốn ODA có thời gian cho vay dài, khoảng từ 20 – 40 năm, thậm chí dài hơn + Vốn ODA có thời gian ân hạn dài, khoảng từ 5 – 10 năm. + Vốn ODA bao giờ cũng có một phần viện trợ không nhỏ là viện trợ không hoàn lại ( phần được cho không). Phần còn lại cho vay với lãi suất ưu đãi rất nhiều ( thường nhỏ hơn 3%). Vốn ODA mang tính chất ràng buộc: Khi viện trợ ODA, các nhà tài trợ đều gắn với những lợi ích, chiến lược hay những mục tiêu nhất định có lợi cho họ. + ODA gắn với yếu tố chính trị: ODA là một trong những phương tiện để thực hiện ý đồ chính trị của nước tài trợ đối với nước nhận viện trợ. + ODA gắn với điều kiện kinh tế: Các nước cung cấp viện trợ đều muốn đạt được những ảnh hưởng về kinh tế, đem lại lợi nhuận cho hàng hóa và dịch vụ…Thường các nước này sẽ gắn các khoản viện trợ với việc mua hàng hóa, dịch vụ của nước họ, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu… ODA là nguồn vốn có khả năng tạo ra gánh nặng nợ nần trong tương lai. ODA chịu tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái và có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên. Có thể xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí, xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý, trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhậ cũng như xử lý, điều hành dự án…tác động rất lớn tới hiệu quả và chất lượng các công trình sử dụng nguồn vốn ODA. Như vậy, gánh nặng nợ nần sẽ càng xấu hơn. 1.2.2. VAI TRÒ CỦA ODA. Nguồn vốn ODA được xem là nguồn ngoại lực quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho các nước tiếp nhận nó. 1.2.2.1. Đối với nước tiếp nhận ODA. • ODA là nguồn bổ sung cho nguồn vốn trong nước. - ODA là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển. - ODA đóng vai trò rất quan trọng trong chương trình đầu tư công cộng làm nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội. - ODA góp phần làm tăng khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện mở rộng đầu tư phát triển. - ODA thúc đẩy hoạt động đầu tư: + Đầu tư công: Cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng đường giao thông, phát triển năng lượng… + Đầu tư tư nhân: Viện trợ tăng làm thúc đẩy đầu tư tư nhân, củng cố niềm tin cho khu vực tư nhân và hỗ trợ các dịch vụ công cộng. • ODA giúp tăng cường năng lực, thể chế pháp lý và hoàn thiện cơ cấu kinh tế. - ODA giúp các nước tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế. • ODA đóng góp vai trò quan trọng trong cải thiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. - ODA giúp các nước chậm hoặc đang phát triển xóa đói, giảm nghèo. Mục tiêu này là một trong những tôn chỉ đầu tiên được các nhà tài trợ quốc tế đưa ra khi quyết định hỗ trợ, thể hiện tính nhân đạo có trong ODA. - ODA có vai trò tích cực hỗ trợ phát triển năng lực con người trong việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công nhân viên trên nhiều lĩnh vực. - ODA giúp các nước kém phát triển tiếp cận những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại. - ODA cũng là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia nhận được hỗ trợ. 1.2.2.2. Đối với nước cung cấp ( xuất khẩu) vốn ODA. • Viện trợ song phương tạo điều kiện cho việc tìm kiếm cơ hội đầu tư mới, mở rộng thị trường ra bên ngoài. Đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty của bên cung cấp vốn tại các nước nhận viện trợ một cách gián tiếp. • Nguồn ODA song phương tạo điều kiện thuận lợi cho nước viện trợ trong việc củng cố vị thế chính trị cũng như kinh tế, thậm chí là văn hóa đối với nước tiếp nhận. 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA. Các yếu tố từ phía các nhà tài trợ: Mục tiêu chiến lược cung cấp ODA của các nhà tài trợ: Trong từng thời kỳ, căn cứ vào mục tiêu chiến lược mà các nhà tài trợ xác định tập trung vào khu vực nào, quốc gia nào và theo những phương thức nào. Nếu mục tiêu chiến lược cung cấp ODA của nước tài trợ thay đổi thì nó sẽ ảnh hưởng đến quốc gia tiếp nhận về cả cơ cấu nguồn vốn ODA và cơ chế chính sách quản lý và sử dụng. Tình hình kinh tế, chính trị cũng như các biến động bất thường có thể xảy ra ở phía nhà tài trợ. Khi có những biến động bất thường thì chính sách và các quy định về ngân sách hàng năm mà chính phủ các nước tài trợ dành cho các nước nghèo, kém và đang phát triển cũng thay đổi. Mối quan hệ kinh tế - chính trị giữa nước tài trợ và nước tiếp nhận tài trợ. Nếu mối quan hệ này mang tính tích cực thì sẽ tạo thuận lợi cho việc giữ vững, mở rộng quy mô nguồn vốn ODA tài trợ và cả đối với việc hài hòa hóa thủ tục giữa hai bên và ngược lại. [...]... thụ vốn ODA của nước đi vay trong từng thời kỳ nếu ở mức cao sẽ cho thấy khả năng giải ngân vốn ODA tốt và là một trong những bằng chứng thuyết phục các nhà tài trợ tiếp tục cung cấp ODA Năng lực và trình độ quản lý nguồn vốn ODA của các cấp được nâng lên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA, ngược lại sẽ làm cản trở và làm giảm hiệu quả quản lý Mô hình tổ chức, quản trị và điều... thành nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 2010, chi phí vốn vay có xu hướng tăng lên, nhiều khoản ODA có điều kiện ràng buộc từ bên ngoài, làm chi phí đầu vào cao, ảnh hưởng đến đầu tư và khả năng trả nợ trong trường hợp các dự án được vay lại nguồn vốn ODA của Chính phủ 2.2.3 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA Về việc sử dụng vốn ODA: bên cạnh những kết quả đạt được thì việc sử dụng vốn ODA đã... định phê duyệt Đề án “ Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011 - 2015) + Nghị định số 134/2005/NĐ-CP: Nghị định ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài và kèm theo đó là Quy chế quản lý và và trả nợ nước ngoài + Đề án “ Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà... án ODA Như vậy, các văn bản này đã tạo ra hành lang pháp lý trong việc quản lý và sử dụng vay nợ nước ngoài góp phần thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án sử dụng ODA tạo niềm tin cho các nhà tài trợ và điều đó sẽ tạo thu n lợi cho việc huy động vốn ODA của nước ta từ phía các nhà tài trợ 2.2 THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI VIỆT NAM 2.2.1 TÌNH HÌNH CAM KẾT ODA Trong 20 năm qua, nguồn. .. đoạn từ 1993 – 2000, ODA vốn vay chiếm 80% trong tổng vốn ODA Giai đoạn 2001 – 2005, tỷ lệ ODA vốn vay trong tổng vốn ODA có tăng nhẹ lên 81% Sang giai đoạn 2006 – 2010, tỷ lệ ODA vốn vay có sự tăng mạnh từ 81% lên 93%, tăng 12% so với giai đoạn trước Sang giai đoạn 2011 – 2012, tỷ lệ ODA vốn vay trong tổng vốn ODA vẫn tiếp tục thể hiện đà tăng của mình, nhưng mức tăng ít đi, chỉ tăng 2,7 % so với giai... các quốc gia, các tổ chức tài trợ vốn ODA lớn trên thế giới và biết được đối tượng mà các nhà tài trợ ODA hướng đến Đặc biệt, bản chuyên đề tốt nghiệp còn cho thấy xu hướng mới của dòng chảy ODA trên thế giới, những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA và còn khẳng định sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả huy động cũng như sử dụng nguồn vốn ODA đối với Việt Nam Đây cũng chính... Nguồn vốn ODA tăng chậm và cạnh tranh giữa các nước trong việc thu hút vốn ODA ngày càng gay gắt Tỷ trọng ODA song phương có xu hướng tăng lên trong khi đó tỷ trọng ODA đa phương có xu thế giảm đi Việc chuyển hướng từ tài trợ ODA là chủ yếu sang tài trợ vốn ưu đãi là xu thế không thể phủ nhận 1.5 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA VÀO VIỆT NAM MỘT CÁCH HIỆU QUẢ Cuộc khủng hoảng tài... Lượng ODA giải ngân bình quân năm tăng khá nhiều từ 1577 lên 2543 triệu USD, tăng 966 triệu USD Sang giai đoạn 2011 – 2012, vốn ODA bình quân giải ngân tăng 1132 triệu USD lên mức 3675 triệu USD Lượng vốn ODA bình quân giải ngân tăng cho thấy công tác giải ngân vốn ODA của nước ta đã có sự cải thiện khá tốt, thể hiện đà tăng bền vững Chứng tỏ số vốn ODA được giải ngân trong thời gian tới sẽ thu được... SỞ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ODA CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Kể từ khi chính thức góp mặt vào nền kinh tế Việt Nam thông qua hội nghị các nhà tài trợ năm 1992, nguồn vốn ODA đã có hơn 20 năm đóng góp tích cực cho sự phát triển của Việt Nam Do vậy, Việt Nam luôn luôn coi trọng và quan tâm đến việc huy động các nguồn vốn ODA Việt Nam đã tạo ra một khung pháp lý cho việc khai thác và sử dụng nguồn vốn. .. là Việt Nam sẽ ít nhận được các khoản tài trợ ưu đãi và viện trợ không hoàn lại Chính vì thế, việc sử dụng đồng vốn ODA càng phải hiệu quả hơn Như vậy, chính sách thu hút và sử dụng ODA phải có những điều chỉnh phù hợp chú trọng nhiều hơn nữa đến hiệu quả sử dụng viện trợ và gắn kết chặt chẽ với các nguồn tài chính phát triển khác Việt Nam cũng cần tối ưu hóa các khoản viện trợ để thực hiện các mục . về nguồn viện trợ chính thức ( ODA) . Chương II: Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam. Chương III: Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA. PHẦN. hình thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA để thấy được những thành công và những mặt hạn chế, đồng thời đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, công tác thu hút và sử dụng. nghiên cứu tình hình thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA của Việt Nam. 4.2. Phạm vi thời gian. Chuyên đề nghiên cứu tình hình thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA của Việt Nam