CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ODA.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA (Trang 43 - 47)

3.1. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG THU HÚT, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA. NGUỒN VỐN ODA.

3.1.1. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC.

Trung Quốc đặc biệt đề cao vai trò của việc quản lý và giám sát, công tác kiểm toán và đánh giá sau dự án được thực hiện chặt chẽ ở từng khâu. Cơ quan kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm kiểm toán các dự án theo Quy chế kiểm toán của Chính phủ. Công tác kiểm toán được thực hiện ở ba giai đoạn:

+ Giai đoạn trước khi dự án khởi công. + Giai đoạn trong quá trình thực hiện dự án. + Giai đoạn sau khi dự án hoàn thành.

Ở Trung quốc chỉ có 4 cơ quan chính tham gia quản lý ODA nên tính tập trung và hiệu quả đạt được mang tính chất khá nhất quán.

3.1.2. KINH NGHIỆM CỦA MALAYSIA.

Ở Malaysia, vốn ODA được quản lý tập trung vào một đầu mối là Văn phòng Kinh tế Kế hoạch. Đây là cơ quan lập kế hoạch ở cấp Trung ương, chịu trách nhiệm phê duyệt chương trình, dự án và quyết định phân bổ ngân sách phục vụ mục tiêu phát triển quốc gia.

Phương pháp đánh giá của Malaysia là khuyến khích phối hợp đánh giá giữa nhà tài trợ và nước nhận viện trợ bằng cách hài hòa hệ thống đánh giá của hai phía.

Malaysia có sự phân định rõ về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý ODA, giữa các cơ quan này có sự phối hợp chặt chẽ và có chung một nhận thức là tạo thuận lợi tối đa cho các ban quản lý dự án, làm sao thực hiện các dự án ODA đúng tiến độ, áp dụng các thủ tục trình duyệt nhanh gọn nhằm giảm bớt phí cam kết.

Tại Thái Lan, một dự án, đặc biệt là dự án vay nợ, trước khi đề xuất với phía cấp viện trợ thường phải xem xét và tiến hành nhiều bước để xác định tính cấp thiết của dự án: Phương án vay ( vay nợ nước ngoài hay vay nợ trong nước), mức vốn cần vay, hiệu quả sử dụng và khả năng hoàn vốn. Sau khi các vấn đề trên được phân tích kỹ, khi chưa có sự phê duyệt của Chính phủ, các chủ dự án không được tiếp xúc với các đối tác nước ngoài để đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng vốn, tránh những cuộc vận động ngầm không khách quan có thể xảy ra. Đây thực sự là một nội dung mà Việt Nam cũng cần tham khảo.

3.1.4. KINH NGHIỆM CỦA BA LAN.

Ở Ba Lan, việc mua sắm tài sản công phải tuân theo Luật mua sắm công và theo những quy định kế toán chặt chẽ. Quá trình giải ngân khá phức tạp nhằm kiểm soát đồng tiền được sử dụng đúng mục đích, trong đó, nhà tài trợ có thể yêu cầu nước nhận viện trợ thiết lập hoặc sửa đổi hệ thống thể chế và hệ thống Pháp luật ( điều này khác với quy định của Pháp luật Việt Nam). Cơ quan chịu trách nhiệm gồm có các Bộ, một số cơ quan Chính phủ, trong đó Bộ Phát triển đóng vai trò chỉ đạo.

Công tác kiểm toán tập trung vào kiểm toán các hệ thống quản lý, trong đó chịu trách nhiệm gồm có kiểm toán nội bộ trong mỗi cơ quan, các công ty kiểm toán nước ngoài được thuê, và các dịch vụ kiểm toán của Ủy ban Châu Âu.

3.2. ĐỊNH HƯỚNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA GIAI ĐOẠN 2011-2015.

3.2.1. XU HƯỚNG CỦA TÍNH CHẤT, QUY MÔ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN CUNG CẤP ODA CHO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2015. VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2015.

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình do vậy các chính sách viện trợ, hợp tác của các nhà tài trợ nước ngoài đối với Việt Nam cũng có sự thay đổi phù hợp với bối cảnh nước ta hiện nay.

Thứ nhất, một số nhà tài trợ song phương chuyển đổi hình thức quan hệ hợp tác phát triển chính thức với Việt Nam sang hỗ trợ trực tiếp để phát triển quan hệ hợp tác

giữa các đối tác, như quan hệ trực tiếp giữa các trường đại học, các viện hoặc trung tâm nghiên cứu, hoặc giữa các tổ chức của hai bên… Một số nhà tài trợ khác có thể chấm dứt chương trình cung cấp viện trợ phát triển cho Việt Nam trong những năm tới.

Thứ hai, hầu hết các nhà tài trợ điều chỉnh và thay đổi chính sách viện trợ cho Việt Nam theo đó nguồn vốn ODA có xu hướng giảm, đồng thời vốn vay ưu đãi có chiều hướng tăng lên. Tình hình đó đòi hỏi Việt Nam phải có cách tiếp cận phù hợp để thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn này nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, đồng thời phải đảm bảo khả năng trả nợ nước ngoài.

Thứ ba, các cách tiếp cận và mô hình viện trợ phát triển như tiếp cận chương trình, ngành (PBA), hỗ trợ ngân sách chung (GBS) và hỗ trợ ngân sách có mục tiêu (TBS) sẽ được áp dụng nhiều hơn; phân công lao động và bổ trợ lẫn nhau trên cơ sở lợi thế so sánh giữa các đối tác phát triển sẽ được đẩy mạnh.

Thứ tư, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt theo hình thức hợp tác công - tư (PPP); thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ vào quá trình phát triển,…

Thứ năm, một số nhà tài trợ cung cấp ODA và vốn vay ưu đãi thông qua các chương trình toàn cầu (HIV/AIDS, biến đổi khí hậu và nước biển dâng,…), các hoạt động hợp tác khu vực trong khuôn khổ ASEAN, hợp tác tiểu vùng sông Mê-kông mở rộng (GMS),… Những xu thế này sẽ tiếp tục được tăng cường và mở rộng đối với Việt Nam trong những năm tới.

3.2.2. ĐỊNH HƯỚNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TỪ NĂM 2011 – 2015. 2015.

a) Quan điểm.

+ Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.

+ Phát triển kinh tế và đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống của nhân dân đặc biệt là khu vực vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

+ Tăng cường đầu tư hạ tầng công cộng cho các vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, đảm bảo cho người nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội.

+ Kết hợp phát triển kinh tế, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường bền vững và giảm nhẹ thiên tai.

b) Mục tiêu.

Góp phần tăng trưởng kinh tế, tích cực đẩy nhanh công tác xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thông thoáng, thuận lợi cho nhà đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam, triển khai thực hiện có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu bổ sung nguồn lực từ bên ngoài vào tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần đạt được mục tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011 - 2015.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w