TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA (Trang 30 - 34)

 Về việc sử dụng vốn ODA: bên cạnh những kết quả đạt được thì việc sử dụng vốn ODA đã để lộ ra khá nhiều vấn đề tiêu cực.

+ Mặc dù có một tỷ lệ không hoàn lại, nhưng phần lớn ODA vẫn là vốn vay, mà đã là vốn vay thì phải trả ( trả cả gốc lẫn lãi). Cho dù, lãi suất vay ODA thấp nhưng nó có xu hướng tăng lên và đó là lãi suất ngoại tệ, còn phải tính thêm sự trượt giá của VND so với ngoại tệ đó, nên lãi suất phải trả thực tế sẽ không thấp. Trong khi đó,

vốn ODA lại bị sử dụng một cách khá lãng phí. Do vậy vấn đề quản lý và sử dụng vốn ODA thật hiệu quả là trọng tâm hàng đầu đối với Việt Nam.

+ Ở Việt Nam, nhiều dự án có sử dụng vốn vay ODA có những sai phạm khá phổ biến như: kê khai sai, kê khai khống giá trị, quyết toán sai, quyết toán trùng chi phí, làm giả hóa đơn, chứng từ để rút tiền dự án.

o Những năm gần đây một số vụ việc tiêu cực trong việc sử dụng vốn ODA đã được phát hiện như: Vụ tham nhũng tại PMU 18 ( xảy ra năm 2006); Năm 2011, giám độc ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây – Huỳnh Ngọc Sĩ bị kết án 20 năm tù do nhận hối lộ 262.000 USD từ các nhà thầu Nhật Bản. Mới đây nhất, Bộ Ngoại giao Đan Mạch tuyên bố ngừng ¾ dự án tài trợ vốn ODA cho Việt Nam do nghi ngờ có gian lận về tài chính, do phản ứng từ một số cơ quan thực hiện dự án…

o Nhưng trên thực tế, không chỉ có 3 vụ việc trên, đã có một loạt các dự án vay vốn ODA thực hiện trong vòng 5 năm trở lại đây, có nhiều tiêu cực, sai phạm. Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng được xác định là có yếu tố tham nhũng, phải khởi tố các vụ án điều tra hình sự. Một số vụ việc đáng chú ý như:

 Dự án xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam vành đai III Hà Nội do Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư với tổng mức đầu tư trên 5.635 tỷ đồng. Năm 2011, Thanh tra Chính Phủ xác định giá thành xây lắp của dự án bị đội lên quá cao so với mặt bằng chung của Việt Nam từ 30 – 40%. Cơ quan chức năng đã xác định: Ban quản lý dự án ( PMU Thăng Long) thanh toán, hạch toán một số khoản tiền không đúng, thanh toán trùng lặp khối lượng, chi phí, hạch toán không đúng quy định…

 Tại dự án thủy lợi Phước Hòa ( thực hiện tại hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước) có tổng mức đầu tư 5.594 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA từ ADB là 2.518 tỷ đồng, vốn vay AFD là 1062 tỷ đồng. Thanh tra Chính phủ đã phát hiện những sai phạm trong quá trình lập hồ sơ mời thầu đã làm cho giá dự thầu tăng 17 – 26% so với giá mời thầu…

 Như vậy, nhìn lại các vụ việc trên cho thấy, các cơ quan chức năng cũng đã chủ động thanh tra, kiểm tra, phát hiện các vụ việc sai phạm, tiêu cực trong việc tiếp nhận và sử dụng vốn ODA. Tuy vậy, công tác thanh tra, kiểm tra chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở việc hậu kiểm tra khi mà dự án đã kết thúc, công tác thanh tra, kiểm tra chưa có sự xâu chuỗi từ trung ương đến địa phương và chưa có nhiều công tác thanh tra, kiểm tra ngay trong quá trình triển khai các dự án ODA.

 Tình hình thực hiện các dự án ODA theo các ngành:

Trong thời gian qua, ODA có mặt ở hầu hết các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội. Các công trình sử dụng vốn ODA đã góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân.

+ Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, một số dự án trọng điểm quan trọng được triển khai như hệ thống tưới Phan Rí – Phan Thiết, giảm thiểu lũ và hạn hán vùng song Mê Kông mở rộng, hệ thống thủy lợi Phước Hòa, chống lũ Sài Gòn, chương trình 5 triệu héc ta rừng, chương trình 135, dự án giảm nghèo các tỉnh vùng núi phía Bắc, dự án phát triển sinh kế miền Trung… + Trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp, nguồn vốn này đã được hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, phát triển mới nhiều nhà máy nhiệt điện và thủy điện với công suất lớn, điển hình là nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.1 công suất 288MW; nhà máy nhiệt điện Phả Lại II công suất 600 MW; nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi công suất 475 MW; nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I công suất 1090 MW; nhà máy nhiệt điện Ô Môn công suất 600 MW…

+ Ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông: đã khôi phục và bước đầu phát triển các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển và đường thủy nội địa. Điển hình là các tuyến đường như: Hệ thống đường bộ ở phía Bắc (Quốc lộ 5, 10, 18), Quốc lộ 1A, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường xuyên Á Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, hầm đường bộ đèo Hải Vân, cảng biển nước sâu Cái Lân, cảng Tiên

Sa (Đà Nẵng), cảng Sài Gòn, nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, các cầu lớn như cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, cầu Thanh Trì, cầu Bãi Cháy.

+ Đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, nguồn vốn này đã hỗ trợ cho việc thực hiện cải cách giáo dục ở tất cả các cấp học (giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề)... Các dự án vốn vay ODA điển hình là dự án xây dựng Trường Đại học Việt Đức (WB); dự án xây dựng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (ADB).

+ Bên cạnh đó, nhờ nguồn vốn ODA, hầu hết các thành phố lớn, các thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã và một số thị trấn đều có các hệ thống cấp nước sinh hoạt. Các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng... hiện đang triển khai thực hiện nhiều dự án ODA phát triển cơ sở hạ tầng đô thị quan trọng, quy mô lớn như đường sắt nội đô, thoát nước và xử lý nước thải, chất thải rắn.

 Đây là những cơ sở hạ tầng kinh tế hết sức quan trọng để thúc phát triển các ngành, lĩnh vực và địa phương, kể cả thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

 Về công tác quản lý.

+ Tình hình thực hiện các dự án thường bị chậm ở nhiều khâu: chậm thủ tục, chậm triển khai, giải ngân chậm, tỷ lệ giải ngân thấp. Do vậy thời gian hoàn thành dự án thường kéo dài làm phát sinh các khó khăn, đặc biệt là vốn đầu tư thực tế thường tăng hơn so với dự kiến và cam kết, đồng thời cũng làm giảm bớt tính hiệu quả của dự án khi đi vào vận hành, khai thác.

+ Công tác theo dõi đánh giá tình hình đầu tư ODA chưa đầy đủ, còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là công tác theo dõi, thống kê, kiểm tra và đánh giá hiệu quả của công trình. Kết quả quản lý thường được đánh giá chỉ bằng công trình ( mức độ hoàn thành, tiến độ thực hiện) mà chưa xem xét đến hiệu quả đầu tư khi công trình được đưa vào vận hành khai thác. Quan điểm và cách làm này gây khó khăn cho việc

đánh giá, định hướng đầu tư từ nguồn ODA tạo nên sự lãng phí và né tránh trách nhiệm của các bộ phận liên quan.

+ Có sự chồng chéo trong thủ tục chuẩn bị và triển khai đầu tư gây tăng chi phí đầu tư do lạm phát bởi thời gian kéo dài, tăng rủi ro.

+ Vấn đề quản lý nguồn vốn ODA tránh thất thoát lãng phí cũng cần được quan tâm.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w