GIẢI PHÁP CHUNG.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA (Trang 52 - 54)

f) Về phương thức viện trợ.

3.3.1. GIẢI PHÁP CHUNG.

Trong khi Việt Nam đã chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình, nhiều ưu đãi về vốn ODA đã bị giảm bớt, điều này đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn này. Hơn nữa, để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 – 2015, nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 75 – 80% và nguồn vốn nước ngoài chiếm khoảng 20 – 25%. Đó thực sự là một nguồn tài chính rất lớn, đòi hỏi Việt Nam cần có các biện pháp và đề ra các kế hoạch sử dụng chi tiết, đầy đủ.

 Về phía Nhà nước và Chính phủ:

+ Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để thu hút các nguồn vốn đầu tư.

+ Việt Nam nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo một bước tiến mới trong việc cải cách hành chính, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho đầu tư.

+ Chính phủ cùng các bộ ngành liên quan cần hoàn thiện hơn nữa khung thể chế pháp lý đảm bảo tính nhất quán trong các chính sách cũng như hệ thống pháp luật. Tinh giản hóa quy trình, thủ tục ODA với nhà tài trợ. Song song với việc cải thiện thủ tục hành chính cần coi trọng tăng cường năng lực cán bộ của các cơ quan công quyền trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục đầu tư.

+ Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, sử dụng sai mục đích nguồn vốn tài trợ, đề cao trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tất cả các khâu quản lý và thực hiện dự án ODA.

+ Việc sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn vốn ưu đãi khác cũng cần tính đến hiệu quả kinh tế và tỷ lệ an toàn nợ công.

+ Chính phủ cũng cần tính đến khả năng mở rộng phạm vi tiếp cận nguồn lực tài chính này, đặc biệt là với khu vực tư nhân. Tuy rằng, từ ngày 6/6/2013 theo quy định của Nghị định 38/2013/NĐ-CP, khu vực tư nhân sẽ được tiếp cận với nguồn vốn ODA nhưng vẫn còn có những hạn chế bước đầu.

+ Nâng cao sự giám sát việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn và trách nhiệm giải trình của cơ quan chức năng.

+ Phân chia vai trò rõ ràng hơn giữa các nhà tài trợ để tối ưu hóa các khoản viện trợ.

+ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường công tác phòng chống tham nhũng trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Đồng thời có chế độ khen tặng những phần thưởng vinh dụ đối với các cá nhân và cũng không công khai.

+ Tăng cường xúc tiến đầu tư ở trong nước cũng như ở nước ngoài để nâng cao hình ảnh Việt Nam như một địa chỉ đáng tin cậy của các nhà đầu tư và nhà tài trợ, chú trọng các đối tác quan trọng để thu hút ODA.

+ Phát triển nhanh, mạnh cơ sở hạ tầng thông qua việc tổng rà soát, bổ sung và điều chỉnh, phê duyệt và công bố quy hoạch kết cấu hạ tầng cơ sở đến năm 2020 làm cơ sở để vận động ODA. Phát triển kết cấu hạ tầng đòi hỏi nguồn vốn lớn, đầu tư lâu dài, do vậy cần sớm ban hành những chính sách, cơ chế và biện pháp khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước và nguồn vốn tài trợ ODA để xây dựng các công trình trong lĩnh vực này.

+ Việt Nam phải đặc biệt lưu ý đến thiết kế lộ trình trả nợ, theo hướng đảm bảo đạt được 3 yêu cầu đề ra đó là: Thực hiện trả nợ đầy đủ và đúng hạn nhằm củng cố uy tín đối với các nhà tài trợ; Số trả nợ của Việt Nam phải ngày một tăng lên và phải cân nhắc về số vay mới để tăng hiệu quả của việt huy động và sử dụng vốn vay ODA.

+ Trong công tác thu hút, vận động vốn ODA và vốn vay ưu đãi, cần có định hướng cụ thể, rõ ràng về nguồn vốn đối với từng nhà tài trợ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tận dụng thế mạnh của từng nhà tài trợ. Các Bộ, ngành và địa phương cần tập trung hơn nữa trong việc đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị, chuẩn bị thực hiện và thực hiện các chương trình, dự án.

+ Về cơ chế chính sách: Triển khai tổng thể đồng bộ một hệ thống các giải pháp, đó là: Hoàn thiện chiến lược thu hút vốn ODA; đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch phát triển lính vực kinh tế đối ngoại, bao gồm cả quy hoạch vốn ODA; hoàn thiện môi trường pháp lý, chú trọng tớ cơ chế quản lý tài chính việc sử dụng vốn ODA; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các cam kết với các nhà tài trợ; giải quyết tốt vấn đề giữa vay và trả nợ vốn ODA; quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ thực hiện dự án ODA…

 Về phía các nhà tài trợ:

+ Thúc đẩy các dự án cung cấp vốn cho Việt Nam và áp dụng hệ thống giám sát để phát hiện và ngăn chặn các vấn đề tiêu cực xảy ra.

+ Trao đổi trực tiếp với Bộ KH-ĐT và các cấp vụ phụ trách. + Đề cao tính trách nhiệm trong sử dụng vốn ODA.

+ Tập trung xây dựng năng lực quản lý tài chính cho dự án.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w