GIẢI PHÁP TĂNG TỐC ĐỘ GIẢI NGÂN ODA.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA (Trang 54 - 56)

f) Về phương thức viện trợ.

3.2.2.GIẢI PHÁP TĂNG TỐC ĐỘ GIẢI NGÂN ODA.

Để giải ngân nguồn vốn ODA hiệu quả vẫn luôn là vấn đề khá lớn đối với Việt Nam. Bởi vậy để giải quyết khó khăn này, Việt Nam cần:

+ Nâng cao năng lực cảu các Ban quản lý sẽ ưu tiên cho đào tạo cán bộ ở mức chuyên nghiệp, bố trí công việc ổn định.

+ Các cấp chính quyền địa phương cần tiếp tục rà soát và sửa đổi bổ sung các quy định về quản lý đầu tư xây dựng, khung giá đất, cơ chế chính sách giải phóng mặt bằng…

cho phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế nhằm khắc phục sự chậm trễ của các dự án ODA đang triển khai, quan tâm chỉ đạo các dự án đã được đưa vào danh sách ngắn, ký thỏa ước…Đồng thời, có cơ chế và cấp kinh phí phù hợp cho công tác chuẩn bị dự án để nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị dự án để thu hút, vận động các dự án ODA. Kiện toàn, sắp xếp lại các Ban quản lý dự án để đảm bảo đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu và tính

chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư và xây dựng, nhất là công tác giám sát cộng đồng và gắn công tác giám sát, đánh giá đầu tư với công tác thanh quyết toán vốn đầu tư, điều chỉnh dự án…

+ Ưu tiên nguồn vốn đối ứng ODA lên hàng đầu và yêu các các Bộ, ngành chú ý thực hiện.

+ Mở rộng mô hình đối tác công tư (PPP) đẩy nhanh hiệu quả giải ngân. Mô hình PPP không chỉ để giảm tải áp lực về vốn cho NSNN mà còn tạo không gian cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lớn mạnh.

+ Để tạo chuyển biến lớn trong công tác giải ngân, các Bộ, ngành và địa phương có nhiều chương trình, dự án ODA như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn…cần tăng cường hơn nữa công tác giám sát, chỉ đạo các chủ dự án thực hiện đúng tiến độ đề ra, xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền. Mặt khác, các bộ, ngành và địa phương cần sử dụng có hiệu quả hơn vốn đối ứng trước kế hoạch năm 2013 để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi.

+ Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương cần phối hợp với các nhà tài trợ để tiếp tục hài hòa nhằm giảm bớt sự khác nhau về thủ tục để các dự án ODA được triển khia thuận lợi, đặc biệt tập trung vào những nội dung vướng mắc về phê duyệt dự án, đấu thầu…làm mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ các dự án. Chủ động xem xét và ban hành hướng dẫn cơ chế tài chính trong nước đối với nguồn vốn vay ODA. Rà soát và sửa đổi bổ sung, cũng như minh bạch hóa các quy định về thuế leein quan đến dự án

ODA nói chung và đặc biệt các dự án ODA vốn vay cho phù hợp với các văn bản pháp quy mới ban hành. Đặc biệt, cần xúc tiến sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành có liên quan trong việc điều chỉnh, ban hành bổ sung các quy định cự thể về định mức các khoản chi phí, cũng như về thủ tục thanh quyết toán đối với các dự án ODA cho phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của nhà tài trợ để tránh kéo dài thủ tục thanh toán, làm ảnh hưởng đến hiệu quả dự án. Ngoài ra, sớm nghiên cứu ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể về lập định mức đơn giá trong hoạt động xây dựng cũng như thuê tư vấn nước ngoài đảm bảo sự thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế, tránh sự chênh lệch cao giữa các mức giá trong và ngoài nước, nhất là mức lương thuê chuyên gia nước ngoài trong nước và ngoài nước.

 Ở trên là một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào Việt Nam và trong mỗi dự án cụ thể, từng giai đoạn khác nhau chúng ta cần phải áp dụng những biện pháp cụ thể sao cho linh hoạt và mang lại hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA (Trang 54 - 56)