Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
111 KB
Nội dung
Các giải pháp nhằm tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA Giống như các nước phát triển khác, trong chủ trương chính sách phát triển kinh tế-xã hội, Đảng và nhà nước ta, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) là một trong những nguồn vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên nguồn vốn ODA không thể thay thế được nguồn vốn trong nước, mà chỉ là “chất xúc tác”, tạo điều kiện để khai thác tối đa và có hiệu quả mọi nguồn vốn phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Hơn nữa, kinh nghiệm thu hút sử dụng vốn từ bên ngoài của nhiều nước trên thế giới cho thấy, không phải lúc nào ODA cũng mang lại hiệu quả tốt. ODA có hai mặt, nếu sử dụng khéo sẽ hỗ trợ thật sự cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Nếu ngược lại sẽ dẫn đến hậu qủa gánh nợ nần khó trả cho nhiều thế hệ. Trong một số trường hợp, viện trợ đã không làm giảm được tình trạng nghèo khổ, mà trái lại có khi nó còn làm trầm trọng thêm tình trạng này do quan liêu, tham nhũng cũng như việc sử dụng và phân bổ không hợp lý nguồn viện trợ ở các nước nhận viện trợ. Vấn đề đặt ra là làm sao khai thác được mặt tốt của ODA và đồng thời cũng hạn chế được tác động và những hậu quả không tốt của nó. A.Cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) : I/ Vai trò của vốn ODA đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. a, Khái niệm, đặc điểm của nguồn vốn ODA: * Khái niệm: ODA: Official Development Assistance, có nghĩa là: Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức. Năm 1972, tổ chức OECD, tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển đã định nghĩa ODA là “một giao dịch chính thức được thiết lập chính thức với mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển trên thế giới. Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%. Với tên gọi nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, ODA về nguyên tắc chỉ tập trung cho việc khôi phục và thúc đẩy phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của một quốc gia như đường xá, giao thông công cộng, các công trình thủy lợi, trường học, bệnh viện, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường. Những dự án được đầu tư vốn ODA thường là những dự án không hoặc ít có khả năng sinh lời cao, ít có khả năng thu hút được nguồn đầu tư cá nhân. Vì vậy, nguồn lực này rất có ý nghĩa để hỗ trợ các dự án phục vụ các lợi ích công cộng. - Các hình thức cung cấp ODA: ODA được thực hiện thông qua các hình thức sau: + Hỗ trợ cán cân thanh toán: là viện trợ tài chính trực tiếp dưới hình thức hiện vật hay hỗ trợ nhập khẩu, có thể là tiền mặt. + Hỗ trợ chương trình: là việc trợ cho một mục đích tổng quát và thời hạn nhất định, không phải xác định một cách chính xác nó sẽ được sử dụng thế nào. + Tín dụng thương mai với điều kiện ưu đãi, thực tế là một loại viện trợ hàng hóa có ràng buộc. + Hỗ trợ dự án, là hình thức chủ yếu của ODA, bao gồm: • Hỗ trợ cơ bản: chủ yếu để xây dựng cơ sở hạ tầng. • Hỗ trợ kĩ thuật, chủ yếu tập trung vào chuyển giao công nghệ, lập các chương trình, dự án. Loại hỗ trợ này phải đòi hỏi lập dự án. b, Đặc điểm vốn ODA: ODA là sự chuyển giao một phần thu nhập quốc gia từ các nước đang phát triển sang các nước chậm phát triển. - ODA là nguồn vốn ưu đãi. - ODA thường đi kèm thêm các điều kiện ràng buộc. - ODA là lực lượng cung kích, mở đường cho lực lượng đầu tư tư nhân nước ngoài. 2. Sự cần thiết phải thu hút vốn ODA: a. Vai trò tích cực của nguồn vốn ODA trong sự nghiệp phát triển kinh tế của các nước đang phát triển: Hầu hết các nước trong quá trình phát triển đều phải có hai nguồn vốn, đó là nguồn vốn tích lũy trong nước và ngoại tệ cho đầu tư. Một phần lý luận ban đầu cho việc viện trợ đầu tư là hỗ trợ các nước “thiếu hụt tích lũy”, nhằm tạo đầu tư cần thiết và “thiếu hụt ngoại tệ” để có các máy móc, thiết bị nhập khẩu làm nền tảng cho sự đầu tư cần thiết. Các cơ quan phát triển đã lập ra mô hình “hai thiếu hụt”, mô hình này xem nhập khẩu và đầu tư cơ bản là các động lực tăng trưởng. Vai trò của viện trợ nước ngoài trong hỗ trợ tăng trưởng là cần thiết, vì viện trợ nước ngoài có thể đóng góp phần giải quyết “hai thiếu hụt” trên. b. Vai trò tiêu cực: Các nước phát triển thường dùng ODA như một công cụ để gây ảnh hưởng về mặt chính trị hoặc đem lại những lợi ích kinh tế. Các chương trình tài trợ song phương không được xem xét và thực hiện trong môi trường chính trị và thương mại khác nhau tại các nước tài trợ. ODA không phải là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các nước phát triển, nhưng nó cũng đem lại lợi ích không nhỏ cho các quốc gia tài trợ. Hỗ trợ tài chính sẽ giúp tăng trưởng nhanh hơn, giảm tình trạng nghèo khổ và đạt được các chỉ tiêu xã hội ở các nước phát triển có cơ chế quản lí tốt. Còn trong cơ chế quản lí tồi sẽ dần đến tình trạng nợ nần lâu năm khó trả cho nhiều thế hệ. 3. Những yêu cầu, điều kiện để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA: - Nước tiếp nhận phải có môi trường thể chế tiếp nhận phù hợp với thông lệ quốc tế và với nước đầu tư vốn ODA. - Khác với loại hình đầu tư trực tiếp vốn nước ngoài, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đòi hỏi nước tiếp nhận phải có vốn đối ứng, đây là một điều kiện cực kì quan trọng trong loại hình đầu tư này. Vốn đối ứng là giá trị các nguồn lực (tiền mặt,hiện vật…) huy động trong nước để chuẩn bị và thực hiện các chương trình, các dự án ODA theo yêu cầu của chương trình, dự án. - Nước tiếp nhận ODA phải xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội làm cơ sở cho nhà tài tợ xác định chiến lược phát triển của mình. - Thỏa mãn các điểu kiện của bên viện trợ ODA. II/ Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng vốn ODA: 1.ODA là một nguồn vốn của ngân sách nhà nước: Luật ngân sách của Việt Nam quy định ba nguồn vốn cơ bản để phát triển nền kinh tế: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn tích lũy trong nước và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. 2. Do tính cạnh tranh của nguồn vốn ODA giữa các nước đang phát triển. 3. Khác với đầu tư trực tiếp nước ngoài: Nhà đầu tư trực tiếp quản lí vốn của mình, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng nguồn vốn đó. 4. ODA là nguồn bổ sung vốn đầu tư quan trọng cho sự nghiệp phát triển đất nước, xóa đói giảm nghèo. 5. Tăng cường vị thế của nước sử dụng có hiệu quả ODA trên trường quốc tế. B. Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA: 1. Tiếp tục hoàn thiện hơn nữa chiến lược thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA: ODA là một nguồn vốn lớn có tác động đến phát triển kinh tế đất nước cả trước mắt và lâu dài. Việc huy động, quản lý và sử dụng vốn ODA cần phải được tuân theo một chiến lược cụ thể. Nắm bắt kịp thời xu hướng diễn biến quốc tế có ảnh hưởng đến chính sách ODA để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. 2. Cải tiến, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng khoản vay ODA: Xác định dự án sử dụng vốn vay ODA: Đây là khâu quan trọng cần được quan tâm đúng mức. Việc sử dụng vốn vay ODA phải tính đến hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội. - Đối với các dự án cho vay lại: cần sớm công bố khung lãi suất cho vay để chủ dự án, các cơ quan quản lý có cơ sở xem xét và ra quyết định đầu tư. Các khung lãi suất cho vay lại cần làm rõ mức độ theo các nhành và lĩnh vực theo chủ trương của nhà nước, khuyến khích sản xuất và nâng cao hiệu quả khoản vay ODA. Cần qui định rõ trách nhiệm của chủ dự án đối với khoản vay ODA. - Đối với các chủ dự án không có khả năng trực tiếp hoàn vốn thì cần phải xem xét kĩ khả năng vốn trong nước và vốn vay ODA, công nghệ có mới được khi sử dụng vốn vay ODA; khả năng thực hiện dự án… và đặc biệt là trách nhiệm quản lý dự án ở các cấp. 3. Hoàn thiện môi trường pháp lý đối với quản lý ODA: Cần sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 87/ Chính phủ về cơ chế quản lí nguồn vốn ODA và phân công, phân cấp ra quyết định cho phù hợp với tình hình hiện nay. Tiếp tục rà soát và hoàn thiện các văn bản liên quan nhằm giải quyết những trở ngại trong quá trình thực hiện dự án như vấn đề giải phòng mặt bằng. Khắc phục tình trạng chậm chễ trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án do sự khác nhau về thủ tục giữa Việt Nam và bên tài trợ, cần tổ chức nghiên cứu để làm hài hòa thủ tục của hai bên. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành liên quan, cơ quan quản lí và cơ quan thực hiện dự án để kịp thời nắm bắt và giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án. 4. Hoàn chỉnh các cơ chế về tài chính: Rà soát lại các thủ tục tài chính trong nước, đặc biệt là việc rút vốn nhằm cải thiện thủ tục rút vốn theo hướng đơn giản hóa, nhằm hài hòa thủ tục giữa Việt Nam với các nhà tài trợ nhưng vẫn phải đảm bảo được quản lý nguồn vay ODA. Cải thiện chính sách thuế(nhập khẩu,VAT…) đối với các dự án vay ODA. Điều hành, giám sát các bộ, địa phương việc đảm bảo cân đối nguồn vốn đối ứng cho các dự án ODA, không để dự án ách tắc do thiếu vốn đối ứng. Đảm bảo nguồn vốn đối ứng để tiếp nhận khoản vay ODA khi quyết định đầu tư đối với tất cả các chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, đều phải làm rõ nguồn vay nguồn vốn đối ứng. Nguồn vốn đối ứng phải được kế hoạch hóa và đảm bảo kịp thời cho việc thực hiện các dự án vay ODA. Tăng cường quản lý việc giải ngân vay ODA, quản lí nợ và trả nợ: Nhà nước quản lí thống nhất về khoản vay ODA, song cần làm rõ chức năng của các cơ quan tài chính, ngân hàng và các cơ quan liên quan khác từ việc rút vốn, ghi nợ, trả nợ… 5. Nâng cao công tác thông tin và theo dõi dự án: Tăng cường công tác trao đổi thông tin giữa các cơ quan từ cơ quan quản lí tới các ban quản lí dự án. Thiết lập một hệ thống thông tin hoàn chỉnh từ cấp cơ sở đến cấp trung ương để tạo điều kiện cho việc theo dõi và giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA. Tiến hành đánh giá hiệu quả dự án để có những điều chỉnh kịp thời việc sử dụng khoản vay ODA. 6. Tăng cường công tác đào tạo: Đào tạo, đào tạo lại và tăng cường năng lực quản lí và thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA là một công tác quan trọng nhằm hoàn thiện công tác điều phối, quản lý và sử dụng ODA hiện nay. Tăng cường dào tạo và đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ thực hiện các chương trình, dự án ODA đặc biệt là làm quen với các thủ tục vay của các nhà tài trợ; nâng cao trình độ ngoại ngữ của những cán bộ liên quan để đáp ứng nhu cầu công việc; tăng cường trang thiết bị, điều kiện làm việc… phục vụ cho quản lí và thực hiện dự án. 7. Các biện pháp chống tham nhũng: Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng một cách thiết thực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng sự kết hợp các giải pháp đồng bộ. Đưa chế độ công khai hóa tài chính vào công tác kiểm tra, thanh tra, công tác kế toán, kiểm toán và nền nếp tạo điều kiện thực hiện quyền giám sát đối với các cơ quan, công chức nhà nước. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan hành chính và các cơ quan kiểm soát, tòa án trong việc phát hiện, điều tra, xét xử và truy tố tội phạm tham nhũng. Cải cách pháp luật và những thay đổi trong các qui định của mình nhằm thúc đẩy tính minh bạch và giảm bớt qui trình thủ tục hành chính. Cải cách các thủ tục hành chính bao gồm các yêu cầu về thời hạn hoàn thành, khuyến khích tính hiệu quả, nâng cao tiêu chuẩn đạo đức trong đội ngũ cán bộ công chức … Cải cách trong cơ cấu xã hội. Cải cách về tiền lương trong cán bộ công chức để vượt qua động cơ tham nhũng tiềm ẩn. 8. Thực hiện tốt công tác theo dõi, hướng dẫn và đánh giá thực hiện các dự án ODA trên địa bàn các tỉnh đồng thời đẩy nhanh tốc độ giải ngân số vốn ODA các dự án đã cam kết ở nước ngoài. 9. Coi trọng và nâng cao việc đào tạo đội ngũ cán bộ làm kinh tế đối ngoại có trình độ chuyên môn và quản lý giỏi để xúc tiến đầu tư và quản lý các dự án ODA. 10. Cần phải đẩy nhanh việc qui hoạch và sử dụng đất cũng như tập trung giải quyết các công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng các khu định cư sao cho hợp lý. 11. Vì là nguồn vốn vay ít ưu đãi, vay với lãi suất cao nên tập trung vào các dự án kinh tế có khả năng hoàn vốn cao, tạo được nguồn thu và đảm bảo chắc chắn có khả năng hoàn nợ. 12. Vì tỷ trọng nguồn vốn ODA có điều kiện ưu đãi cao giảm trong thời gian tới nên tập trung vào các dự án đặc biệt thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà tài trợ như :giáo dục, đường xá, kinh tế- kĩ thuật, xóa đói giảm nghèo… 13. Mở rộng đối tượng sử dụng nguồn vốn ODA ra khu vực tư nhân theo hình thức hợp tác giữa nhà nước với tư nhân nhằm khuyến khích khu vực tư nhân tham gia xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong bối cảnh hiện nay. [...]... năm 2013 và những năm tiếp theo Chính phủ sẽ coi vốn đối ứng ODA là một trong những ưu tiên hàng đầu Ngoài ra, sẽ kêu gọi các nguồn lực khác tham gia sử dụng nguồn vốn ODA để tăng tiến độ giải ngân và hiệu quả sử dụng Chính phủ Việt Nam cũng sẽ nghiên cứu và sửa đổi Luật Đất đai để có chế độ đền bù phù hợp, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng đối với các dự án ODA Đồng thời, nâng cao tính chuyên nghiệp... ngân được 14-16 tỷ USD vốn ODA thành hiện thực, tại Hội nghị CG 2012, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định, năm 2013 giải ngân vốn ODA sẽ tiếp tục được cải thiện Thực hiện điều này, Chính phủ Việt Nam sẽ thúc đẩy một loạt các biện pháp để đẩy mạnh kết quả giải ngân, tăng hiệu quả sử dụng vốn ODA Cụ thể, thiếu vốn đối ứng là một trong những “điểm nghẽn” làm cho giải ngân nguồn vốn ODA chậm, để khắc phục... tỷ USD; năm 2012, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết giải ngân ODA dự kiến đạt 3,9 tỷ USD (Biểu đồ) Tính đến nay, Việt Nam đã giải ngân được hơn 37 tỷ USD vốn ODA Con số này không nhỏ, nhưng so với con số cam kết thì lại chưa lớn, và chưa làm cho cộng đồng các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam hài lòng Vì thế, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, từ đó tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA vẫn là mục tiêu của Việt... nhập trung bình, với mức thu nhập GDP bình quân đầu người đạt 1.600 USD vào năm 2012 Trân trọng từng đồng vốn của các nhà tài trợ quốc tế, Việt Nam đã cam kết sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA Nhờ đó, tỷ lệ vốn giải ngân cũng không ngừng tăng lên trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2006 đến nay Cụ thể, năm 2006, tổng số vốn ODA giải ngân đạt 1,785 tỷ USD; năm 2007 là 2,176 tỷ USD; 2008 là 2,253 tỷ... nghèo chưa bền vững và nguy cơ chịu hậu quả nặng nề của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu… Việt Nam tích cực đẩy nhanh tiến độ giải ngân Năm 2012, để khắc phục tình trạng giải ngâm chậm, ngày 19/1, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 106/2012/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011-2015 Theo đó,... Việt Nam sẽ giải ngân khoảng 14-16 tỷ USD Chính phủ Việt Nam cũng chọn năm 2012 là “năm giải ngân” nguồn vốn ODA Ngoài ra, Chính phủ đã nâng cấp Tổ công tác ODA thành Ban chỉ đạo Quốc gia về ODA nhờ đó kết quả giải ngân năm 2012 đã tăng lên khoảng 10% so với năm 2011 Với kết quả này, nhiều chuyên gia quốc tế đã đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam Để tiếp tục biến mục tiêu giai đoạn 2011-2015 giải ngân... đang gặp không ít khó khăn, nhưng các nhà tài trợ vẫn cam kết viện trợ cho Việt Nam những khoản vốn ODA tương đối lớn Theo đó, năm 2009, các nhà tài trợ đã cam kết dành cho Việt Nam 7,3 tỷ USD vốn ODA; năm 2010 là 8,063 tỷ USD; năm 2011 là 7,9 tỷ USD; 2011 là 7,386 tỷ USD và 2012 là 6,486 tỷ USD (Biểu đồ) Tại một báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã khẳng định: Nguồn vốn ODA đóng vai trò tích cực giúp... các nhà tài trợ trong thời gian tới Đây cũng là cách để Việt Nam tiếp tục nhận được nguồn vốn ODA để thực hiện những mục tiêu của mình Vì theo các chuyên gia, dù đã thoát khỏi nước có thu nhập thấp, nhưng Việt Nam vẫn mới ở giai đoạn đầu của nước có thu nhập trung bình, và phải đối mặt với nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng yếu kém, năng lực cạnh tranh quốc gia thấp, xóa đói giảm nghèo chưa bền vững và. .. 80 tỷ USD ODA Việt Nam chính thức nhận được viện trợ ODA của cộng đồng các nhà tài trợ từ năm 1993 Cho đến nay, Việt Nam đã có 20 năm tiếp nhận viện trợ, và đã thu hút được gần 80 tỷ USD vốn ODA Theo ông Peter Reeh - Chuyên gia văn phòng Liên hợp quốc tại Hà Nội, con số này đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiếp nhận ODA lớn thứ 7 trên thế giới Đáng lưu ý là, dù nội tại nền kinh tế Việt Nam và tình... đai để có chế độ đền bù phù hợp, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng đối với các dự án ODA Đồng thời, nâng cao tính chuyên nghiệp của các ban quản lý dự án ODA, tăng cường quản lý chặt chẽ để không có tham ô, tham nhũng, thất thoát trong quá trình triển khai các dự án ODA . nước sử dụng có hiệu quả ODA trên trường quốc tế. B. Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA: 1. Tiếp tục hoàn thiện hơn nữa chiến lược thu hút và sử dụng. Các giải pháp nhằm tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA Giống như các nước phát triển khác, trong chủ trương chính sách phát triển kinh tế-xã hội, Đảng và nhà nước ta, nguồn. lược thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA: ODA là một nguồn vốn lớn có tác động đến phát triển kinh tế đất nước cả trước mắt và lâu dài. Việc huy động, quản lý và sử dụng vốn ODA cần phải được tuân