Tuy nhiên công ty vẫn chưađạt được khả năng cạnh tranh tốt nhất, vì vậy giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng laođộng là việc cần thiết cho các công ty xây dựng nói chung và công ty cổ phầ
Trang 1Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài.
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Trải qua giai đoạn phát triển hơn hai mươi năm kể từ khi thực hiện đường lốiđổi mới kinh tế, thực hiện nền kinh tế mở vận động theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của nhà nước, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vựcđặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế Trong xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay, đặc biệt
là sự kiện Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007 đã mở ra chocác doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội lớn cùng với những thách thức không nhỏ
Vì vậy mà các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường ngành xây dựng đang phảichịu những sức ép cạnh tranh gay gắt
Trước thực trạng này, để có thể tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp xâydựng Việt Nam cần phải hoàn thiện và nâng cao vị thế cạnh tranh trong ngắn hạn cũngnhư trong dài Một phần lớn yếu tố cạnh tranh trong dài hạn nằm ở biến số hiệu quả sửdụng lao động Nó tạo ra lợi thế cạnh tranh phân biệt giữa các doanh nghiệp trongngành
Ta thấy rằng việc sử dụng lao động là vấn đề quan trọng hàng đầu vì lao động là
một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất Nhưng sử dụng lao động sao cho
có hiệu quả cao nhất lại là vần đề đặt ra trong từng ngành, từng doanh nghiệp Việcdoanh nghiệp, ngành tiến hành các biện pháp gì, hình thức nào để phát huy khả năngcủa người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động là một trong những điều hết sứcquan trọng, ý nghĩa quyết định tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó.Mặt khác biết được đặc điểm của lao động trong ngành sẽ giúp tiết kiệm được chi phí,thời gian và công sức vì vậy thực hiện mục tiêu dễ hơn
Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là cơ sở để nâng cao tiền lương, cải thiệnđời sống cho người lao động, giúp doanh nghiệp có bước tiến mới trong hoạt độngkinh doanh
Công ty cổ phần xây dựng công trình và đầu tư 120 chuyên xây dựng các côngtrình giao thông trong và ngoài nước bao gồm: cầu đường, sân bay bến cảng, đườngsắt… Xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, công nghiệp và dân dụng…
Trong thời gian thực tập tại công ty, qua nghiên cứu tìm hiểu, khảo sát tình hình
Trang 2thành công nhưng bên cạnh đó còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục để nâng caokhả năng cạnh tranh của công ty Từ đó thấy được rằng nâng cao hiệu quả sử dụng laođộng mang lại khả năng cạnh tranh của công ty và ngược lại khả năng cạnh tranh củacông ty thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động Tuy nhiên công ty vẫn chưađạt được khả năng cạnh tranh tốt nhất, vì vậy giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng laođộng là việc cần thiết cho các công ty xây dựng nói chung và công ty cổ phần xâydựng công trình và đầu tư 120 nói riêng.
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài.
Công ty cổ phần xây dựng công trình và đầu tư 120 là công ty mà em chọn làm
đơn vị thực tập Sau thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy nhu cầu sử dụng lao
động của công ty cũng như nhu cầu sử dụng lao động của ngành xây dựng là vấn đềcần được quan tâm Lao động trong ngành xây dựng ngày càng không đáp ứng được
cả về số lượng và chất lượng, vấn đề quản lý và sử dụng lao động có vai trò rất quantrọng với sự phát triển của công ty cũng như sự phát triển của ngành Tình trạng thiếulao động đang diễn ra phổ biến ở các công ty xây dựng, làm thế nào để không ảnhhưởng nhiều tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Một thực trạng hiện naycho thấy là các công ty đang ra sức tiến hành cải tiến công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật,nâng cao hiệu quả sử dụng lao động để có thế tăng năng suất lao động, đảm bảo hoạtđộng kinh doanh của công ty ổn định và ngày càng phát triển
Nhận thấy việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động có tầm quan trọng hàng đầu
ở các công ty xây dựng, em lựa chọn và nghiên cứu đề tài sau làm chuyên đề tốtnghiệp của mình
“ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại các công ty xây dựng ( Lấy ví dụ minh họa tại công ty cổ phần xây dựng công trình và đầu tư 120).”
Qua đó em mong muốn vận dụng những kiến thức đã được trong trong trường
để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty,
được đóng góp một phần ý kiến vào sự phát triển chung của ngành xây dựng cũng nhưcủa riêng công ty
1.3 Mục tiêu nghiên cứu.
Về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng lao
động, tìm hiểu về vấn đề lao động, hiệu quả sử dụng lao động và các khái niệm liên
Trang 3quan tới thông qua hệ thống các sách báo, tài liệu giáo trình của trường đại họcThương Mại… Đồng thời nghiên cứu những đánh giá, ý kiến khác nhau của về hiệuquả sử dụng lao động và quản lý lao động.
Về mặt thực tiễn: Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề quản lý
sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng lao động của công ty, tìm ra những ưu điểmcũng như tồn tại trong quản lý và sử dụng lao động của công ty Trên cơ sở đó pháthiện những yếu kém, tồn tại và những nguyên nhân rồi từ đó đưa ra các giải pháp giúpnâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở các công ty xây dựng
1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Do điều kiện thời gian, không gian và nhiều yếu tố ảnh hưởng nên đề tài chuyên
đề của em chỉ giới hạn nghiên cứu trong phạm vi sau:
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu giải pháp nâng caohiệu quả sử dụng lao động ở các công ty xây dựng lấy ví dụ ở công ty cổ phần xâydựng công trình và đầu tư 120
- Phạm vi về mặt không gian: Nghiên cứu hoạt động sử dụng và quản lý laođộng tại Công ty cổ phần xây dựng công trình và đầu tư 120 và các doanh nghiệp kháchoạt động trong lĩnh vực xây dựng
- Phạm vi về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng sử dụng lao độngcủa công ty trong vòng 3 năm từ 2008 đến năm 2010, từ đó đưa ra giải pháp địnhhướng đến năm 2015
1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu.
1.5.1 Một số khái niệm về liên quan.
Khái niệm lao động.
Nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo qui định củapháp luật, có khả năng tham gia lao động Như vậy, số lượng nguồn nhân lực vừa phụthuộc vào khả năng tham gia lao động của từng cá nhân, vừa phụ thuộc vào qui định “
độ tuổi lao động” của từng quốc gia Hiện nay, theo qui định của Bộ luật lao động ViệtNam nam từ 15-60 tuổi, nữ từ 15-55 tuổi
Nguồn lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động ( hay là một bộphận của nguồn nhân lực) đang tham gia làm việc hoặc tích cực tìm kiếm việc làm
Trang 4phục trong quân đội, làm công việc nội trợ hoặc không tìm kiếm việc làm, thì khôngđược tính vào nguồn lao động.
Xã hội tồn tại và phát triển cần có lao động Lao động là hoạt động có mụcđích, có ý thức của con người nhằm tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu củamình Nhưng họ không thể sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu mình đòi hỏi Vì thếtrong xã hội xuất hiện sự phân công lao động xã hội để phục vụ các đối tượng khácchứ không phải chỉ phục vụ cho riêng mình
Lao động trong một công ty, một doanh nghiệp (DN) là tất cả mọi cá nhân thamgia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đó Nó bao gồmnhững cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêunhất định, là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể tồn tại, cạnh tranh và pháttriển trên thị trường
Như vậy lao động có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế nóichung và các DN nói riêng, là nhân tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất, lànguồn lực quyết định tới hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác, sử dụng một cách triệt
để nguồn lao động thì sẽ làm thay đổi qui mô sản lượng quốc dân và DN
Nguồn lao động được xem xét dưới hai góc độ số lượng ( quy mô, cơ cấu) vàchất lượng
- Số lượng lao động: Là tổng số người trong độ tuổi lao động có thể thamgia vào hoạt động kinh tế xã hội Số lượng lao động phụ thuộc vào khả năng tham gialao động của từng cá nhân và phụ thuộc vào quy định về độ tuổi lao động của từngquốc gia Được thể hiện thông qua quy mô và tốc độ tăng lao động
- Chất lượng nguồn lao động: Được thể hiện thông qua các chỉ tiêu: Trình
độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực thể chất và phẩm chất đạo đức củanguồn lao động…
Phân loại lao động.
Muốn có các thông tin về số lượng lao động và cơ cấu lao động chính xác, phảitiến hành phân loại lao động Việc phân loại lao động nhằm mục đích quản lý, tínhtoán chi phí sản xuất kinh doanh, theo dõi các nhu cầu sinh hoạt về kinh doanh, trảlương và kích thích lao động Chúng ta có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:
Trang 5 Theo tính chất lao động gồm có hai loại: Lao động trực tiếp và lao độnggián tiếp.
- Lao động trực tiếp: Là các nhân viên trực tiếp tham gia vào hoạt động sảnxuất Bộ phân này chiếm tỷ trọng lớn trong các DN và giữ vai trò chủ chốt trong thựchiện các chức năng, nhiêm vụ đã xác định của doanh nghiệp
- Lao động gián tiếp: Bao gồm các nhân viên hành chính, nhân viên kinh tế, kếtoán, thống kê, nhân viên bảo vệ…
Theo loại hình hoạt động kinh doanh
- Công nhân viên xây lắp bao gồm: công nhân viên xây lắp, học nghề, nhânviên kỹ thuật, hành chính…
- Công nhân viên khác: Công nhân viên sản xuất công nghiệp, sản xuất phụ,cung ứng, thương nghiệp, văn hóa, thể thao, y tế…
Theo trình độ chuyên môn:
- Đối với công nhân: Phân loại theo trình độ lành nghề , thông thường có bảybậc
- Đối với nhân viên: Chuyên viên, kiến trúc sư, giám định viên, nhân viên…
Theo hình thức quản lý và tuyển dụng:
- Hình thức quản lý: công nhân viên trong danh sách là số lao động do doanhnghiệp trực tiếp quản lý và trả lương và công nhân viên ngoài danh sách là số lao độngkhông do doanh nghiệp quản lý và trả lương
- Theo hình thức tuyển dụng bao gồm: Hợp đồng thời vụ, hợp đồng dài hạn vàhợp đồng ngắn hạn
Vai trò của lao động trong quá trình phát triển kinh tế.
Lao động là một yếu tố đầu vào của quá trình, lao động là yếu tố sản xuất đặcbiệt, có tính chất quyết định tới phát triển kinh tế Một mặt lao động là một bộ phậncủa nguồn lực phát triển, một yếu tố đầu vào không thể thiếu được của quá trình sảnxuất, một yếu tố quyết định các yếu tố khác
Sản lượng của nền kinh tế có thể được biểu diễn thông qua hàm sản xuất phảnánh mối quan hệ đầu vào của nền kinh tế:
Trang 6Y = f ( R, K, L, T )
Trong đó, R:Đất đai
K: Vốn L: Lao động
T: Kỹ thuật- công nghệ Y: Sản lượng
Với giả định các yếu tố khác không đổi thì sự thay đổi của đầu vào lao động sẽtạo khả năng thay đổi quy mô sản lượng của nền kinh tế Trong một chừng mực nào
đó, lao động có thể thay thế cho vốn trong quá trình sản xuất Điều này có ý nghĩa đốivới các quốc gia đang phát triển luôn trong tình trạng thiếu vốn dư thừa lao động
Mặt khác, lao động là yếu tố đầu vào đặc biệt, trong quá trình sử dụng vẫn phải
bù đắp hao phí thông qua việc tiêu dùng sản phẩm hàng hóa dịch vụ
1.5.2 Một số khái niệm về hiệu quả và hiệu quả sử dụng lao động.
Khái niệm hiệu quả và hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả đạt được theo mụctiêu đã được xác định với chi phí bỏ ra để đạt được mục đích Hiệu quả doanh nghiệpgồm hai bộ phận: Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế
Đối với các doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo phản ánhtrình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của DN Trong điềukiện nền kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, DN muốn tồn tại và phát triển đòi hỏiphải có sự đầu tư vốn, sức lực… để đạt được HQKD
Hiệu quả kinh doanh thể hiện ở chỗ DN biết tận dụng mọi nguồn lực của mìnhbao gồm cả nguồn lực hữu hình như lao động, trang thiết bị, vốn… và nguồn lực vôhình như uy tín, thương hiệu, kinh nghiệm… một cách hợp lý, biến các yếu tố đầu vàothành đầu ra một cách hiệu quả nhất
Bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động và tiết kiệmlao động Nâng cao năng suất lao động chính là nâng cao trình độ, tay nghề, kỹ năng,cường độ lao động… còn tiết kiệm lao động xã hội là việc doanh nghiệp biết sử dụnghợp lý Một số lượng lao động làm việc hiệu quả không cần là số lượng lao động lớn
mà có năng suất lao động cao thì HQKD cao và ngược lại Chính việc khan hiếm lao
Trang 7động trong ngành xây dựng đã tạo ra yêu cầu cần phải khai thác, tận dụng triệt để, vàtiết kiệm các nguồn lực.
Hiệu quả sử dụng lao động(HQSDLĐ).
Hiệu quả sử dụng lao động là một trong các yếu tố của hiệu quả kinh doanh.Hiệu quả sử dụng lao động là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng trong hoạt động kinh
tế của mọi ngành kinh tế quốc dân nói chung và ngành xây dựng nói riêng Nó phảnánh kết quả và trình độ sử dụng lao động của từng đơn vị, qua đó mà thấy được hiệuquả sử dụng lao động chung của từng ngành và của toàn xã hội
Theo nghĩa hẹp: HQSDLĐ là kết quả mang lại từ mô hình, các chínhsách quản lý và sử dụng lao động Kết quả là doanh thu, lợi nhuận mà doanh nghiệp cóthể đạt được trong kinh doanh và việc tổ chức, quản lý lao động
Theo nghĩa rộng: HQSDLĐ còn bao hàm thêm khả năng sử dụng laođộng đúng ngành, đúng nghề, đảm bảo sức khỏe, đảm bảo an toàn cho người lao động,
là mức độ chấp hành kỷ luật lao động, khả năng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật ở mỗi laođộng
Muốn sử dụng lao động có hiệu quả thì người quản lý phải biết tự đánh giá thựctrạng tại DN mình, từ đó có những biện pháp chính sách đối với người lao động thìmới nâng cao được năng suất lao động, sử dụng lao động có hiệu quả
Hiệu quả sử dụng được hiểu là chỉ tiêu biểu hiện trình độ sử dụng lao độngthông qua quan hệ so sánh giữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh với chi phí laođộng để đạt được kết quả Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh biểu hiện ở các chỉtiêu về số lượng sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận Chi phí lao động biểu ở thời gian laođộng và chi phí tiền lương… Vậy bản chất của việc sử dụng lao động có hiệu quảtrong xây dựng là cùng với một chi phí lao động bỏ ra làm sao tạo ra được nhiều lợinhuận và đảm bảo chất lượng công trình
1.5.3 Phân định nội dung nghiên cứu.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động.
LĐ là yếu tố quan trọng nhất nó quyết định tới hiệu quả kinh doanh đối với mọi
DN, đặc biệt đối với DN kinh doanh trong ngành xây dựng có tỷ trọng lao động cao
Vì vậy việc quản lý và sử dụng LĐ là nhân tố trực tiếp nhất ảnh hưởng tới kết quả kinh
Trang 8doanh của DN và những chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh(SXKD) Đểđánh giá HQSDLĐ người ta dùng những chi tiêu sau:
Chỉ tiêu năng suất LĐ
Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu bình quân của một nhân viên đạt được trongmột kỳ nhất định
Công thức: W= D/R và Wtt = D/Rtt
Trong đó: W, Wtt là NSLĐ bình quân và NSLĐ bình quân trực tiếp
R: Số LĐ bình quân
D: Tổng doanh thu đạt được trong kỳ
Rtt: Số lao động bình quân trực tiếp
Nếu doanh thu tăng và tăng số nhân viên bình quân trong kỳ thì NSLĐ trong kỳ
sẽ tăng Nếu tốc độ tăng của DT nhỏ hơn tốc độ tăng của LĐ bình quân thì NSLĐgiảm Vì vậy doanh nghiệp cần sắp xếp, bố trí, sử dụng LĐ hợp lý sao cho số nhânviên là đủ cần thiết tránh dư thừa LĐ
Chỉ tiêu này có ưu điểm dễ tính toán, phản ánh tổng hợp NSLĐ của toàn thể
DN và xác định NS dễ dàng Chỉ tiêu này có thế so sánh HQSDLĐ giữa các DN Tuynhiên, NSLĐ tính theo chỉ tiêu giá trị lại chịu ảnh hưởng của giá cả và kết cấu sảnphẩm Do đó, tính chính xác kém chỉ tiêu hiện vật Khi sử dụng chỉ tiêu này loại trừảnh hưởng của giá cả và các yếu tố khách quan khác
Chỉ tiêu thu nhập hoặc mức lợi nhuận bình quân trong kỳ của một LĐ.Công thức: =L/R
Trong đó: L là mức LN bình quân do một nhân viên tạo ra
Trong đó: H là hiệu quả sử dụng CF tiền lương
P là tổng quỹ tiền lương trong kỳ
Trang 9Hai chỉ tiêu này phản ánh DN bỏ ra một đồng CF tiền lương trong kỳ thì đạtđược bao nhiêu đồng DT, LN Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng lao độngcàng cao.
Hiệu quả sử dụng thời gian làm việc (K)
K=( Thời gian làm việc thực tế/ Thời gian làm việc theo quy định) x 100
K là hệ số sử dụng thời gian làm việc Chỉ số này định hướng đúng việc tổ chức
LĐ của từng loại cán bộ công nhân viên trong thời gian lao động, từng bộ phận trongdoanh nghiệp để tận dụng được thời gian lao động cũng như là chi phí lao động màdoanh nghiệp phải bỏ ra
Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng lao động sống Trongquá trình đánh giá chung cần phải tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng lao động củatừng bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp
Sự cần thiết phải nâng cao HQSDLĐ trong DN.
Đối với doanh nghiệp mà nói, hiệu quả sử dụng là một vấn đề quan trọng Vìthứ nhất nâng cao chất lượng nguồn lao động sẽ làm cho cơ cấu kinh tế và cơ cấu laođộng phù hợp với nhau Trong từng bước phát triển của nền kinh tế, nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực là nâng cao hàm lượng chất xám cho đội ngũ lao động tạo rakhả năng cạnh tranh cao Thứ hai, nếu doanh nghiệp không chú trọng nâng cao hiệuquả sử dụng lao động, sẽ dẫn tới tình trạng sản xuất bị đình trệ, DN sẽ không thể kiểmsoát hoạt động của người lao động, từ đó dẫn tới phá sản Hơn nữa, sử dụng nguồn laođộng không hợp lý, việc bố trí lao động không đúng chức năng của từng người sẽ gây
ra tâm lý chán nản không nhiệt tình với công việc
Về mặt xã hội, nâng cao HQSDLĐ là điều kiện để tăng lượng của cải vật chấttrong xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của lao động, kích thíchđược đội ngũ lao động dư thừa trong xã hội làm việc, từ đó giảm tệ nạn xã hội, hướngcon người vào mục đích sống tốt hơn
Tăng thu nhập trong xã hội là nền tảng để tăng quy mô và tốc độ của tổng sảnphẩm xã hội và thu nhập quốc dân, điều đó cho phép giải quyết thuận lợi những vấn đềtích lũy, tiêu dùng, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế Hiệu quả sử dụnglao động thể hiện trình độ quản lý của DN nói riêng và NN nói chung
Trang 10Tóm lại việc nâng cao và sử dụng có hiệu quả lao động là nhu cầu chính của tất
cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đó là mục tiêu hàng đầu để doanh nghiệp cókhả năng cạnh tranh, từ đó nâng cao vị thế của mình và hướng doanh nghiệp đi lên vàphát triển
Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng lao động.
Các yếu tố chủ quan:
- Lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng lao động Sức lao độngthể hiện ở cường độ làm việc, khả năng chịu áp lực công việc và mức độ hoàn thànhcông việc Sức lao động được hình thành trong quá trình người lao động đang tham giahọc tập cũng như hình thành ngay trong quá trình làm việc tại công ty Sức lao độngkhông hoàn toàn có nghĩa là sức khỏe, mà còn được hiểu là khả năng hoàn thành côngviệc cũng như năng suất công việc trong quá trình hoàn thành công việc
- Công tác tổ chức quản lý: Doanh nghiệp khác nhau có hình thức quản lý laođộng khác nhau nhưng suy cho cùng có ba cách quản lý lao động chủ yếu sau: Theophòng ban; Theo ca kíp; Theo tổ, đội, nhóm Doanh nghiệp quản lý theo hình thức nàothì cũng mang tính chất phân công lao động rõ ràng Phân công lao động là quá trìnhgắn từng người vào vị trí phù hợp với khả năng của họ Xác định yêu cầu kỹ thuật củatừng công việc mà con người đáp ứng có căn cứ khoa học, đảm bảo sự phù hợp giữacông việc và khả năng của con người Vì vậy để sử dụng lao động có hiệu quả các nhàquản lý phải biết sử dụng đúng người, đúng việc và đúng thời điểm cần thiết Vậyphân công lao động hợp lý có ý nghĩa cho phép mỗi cá nhân và tập thể có điều kiệnchuyên môn hóa sản xuất, nâng cao chất lượng công việc, nâng cao năng suất lao động
và hiệu quả sử dụng lao động Mặt khác, phân công lao động phối hợp một cách hàihòa và tích cực mọi cố gắng của cá nhân và tập thể, tránh được tình trạng lãng phí laođộng, tiết kiệm chi phí sức lao động
- Các chính sách tiền lương, tiền thưởng: Tiền lương là số lượng tiền mà ngườilao động nhận được sau một thời gian làm việc nhất định hoặc sau khi đã hoàn thànhmột khối lượng công việc nào đó Tiền lương là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ nhất đối vớingười lao động vì tiền lương là một phần thu nhập dành cho tiêu dùng cá nhân biểuhiện dưới dạng tiền tệ được phân phối cho người lao động căn cứ vào số lượng mà mỗingười có cống hiến Tiền lương là số tiền mà người lao động nhận được sau khi đã
Trang 11hoàn thành tốt công việc trong một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, tiền thưởngđóng vai trò thúc đẩy người lao động giúp họ có động lực để hoàn thành tốt công việcđược giao.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Cơ sở vật chất kỹ thuật là các loại máy móc, nhàxưởng, công cụ làm việc mà người lao động trực tiếp sử dụng để thực hiện các côngviệc của mình Cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp sẽ làm tăng khả năng làm việc, tăngnăng suất lao động Bên cạnh đó, việc trang bị lại cơ sở vật chất kỹ thuật sẽ tăng độ antoàn trong lao động, tạo tâm lý thoải mái cho người lao động
Nhân tố khách quan
- Giá cả của lao động trên thị trường ảnh hưởng đến chi phí phải bỏ ra để trảtiền lương, tiền thưởng cho người lao động Giá cả biến động theo thời gian, vì vậy nócũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động của các doanh nghiệp Do giá cả cóảnh hưởng trực tiếp đến những chi phí của công ty, đồng thời do đặc điểm của kinhdoanh của ngành là sử dụng nhiều lao động trực tiếp nên chỉ cần một sự biến động nhỏ
về giá cả cũng gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp
sẽ đạt được trong thời gian tới Chính vì yếu tố này mà doanh nghiệp cần phải nắm bắtđược tình hình thực tế của giá cả lao động trên thị trường nhằm có những thay đổi phùhợp tránh tình trạng chêch lệch giá cả lao động quá cao so với giá thị trường
- Các tổ chức cạnh tranh một mặt là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp làmcho doanh nghiệp giảm bớt chi phí, hạ giá bán Điều này có liên quan tới công tácquản lý lao động, một doanh nghiệp có đội ngũ lao động tốt sẽ tạo điều kiện tăng năngsuất lao động, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận Ngày nay trong nền kinh tế thị trường,các công ty, doanh nghiệp luôn lựa chọn cho mình những nhân viên có năng lực vàtrình độ Đó là nguồn lực giúp doanh nghiệp hoạt động, phát triển, đủ sức cạnh tranhvới các doanh nghiệp khác
- Môi trường văn hóa, chính trị, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng tới hiệu quả sửdụng lao động của doanh nghiệp Sự ổn định hay bất ổn về mặt kinh tế, xã hội cũng lànhững nhân tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp Hệ thống chính trị và các quan điểm về chính trị luật phápsuy cho cùng tác động trực tiếp đến phạm vi lĩnh vực mặt hàng, cung ứng dịch vụ…
Trang 12đối tác kinh doanh Môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi, cuộcsống của con người, ảnh hưởng rất quan trọng tới chất lượng nguồn nhân lực.
1.5.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu những công trình năm trước.
Hiện nay, việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động đã được các doanh nghiệpchú trọng, đây là một vấn đề hấp dẫn và phong phú được rất nhiều người nghiên cứu.Dưới đây là một số các công trình nghiên cứu từ các năm trước:
“ Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cơ khí Hà Nội” của sinh viên Cao Đức Sơn – K15Q1 trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về lao động và hiệu quả sử dụng lao động Đánhgiá thực trạng sử dụng lao động tại công ty thông qua công tác tuyển dụng, công tácđào tạo, chính sách đãi ngộ với nguồn lao động Phát hiện, đưa ra những hạn chế còntồn tại để đưa ra những giải pháp khắc phục hạn chế đó
Trường Đại học Thương Mại những khóa trước cũng có rất nhiều đề tài nghiêncứu liên quan tới vấn đề lao động và sử dụng lao động
“ Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở công ty Sản xuất – xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà Nội” của sinh viên Vũ Hương Thảo- K36A6.
Đề tài đưa ra hệ thống lý luận về hiệu quả sử dụng lao động, phân tích thựctrạng hiểu quả sử dụng lao động, rút ra thành công và hạn chế còn tồn tại từ đó đưa racác biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty
1.5.5 Kết cấu chuyên đề.
Kết cấu chuyên đề được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng về hiệuquả sử dụng lao động tại các công ty xây dựng( Lấy ví dụ minh họa tại công ty cổphần xây dựng công trình và đầu tư 120)
Chương 3: Các kết luận và đề xuất để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở cáccông ty xây dựng
Trang 13Chương 2:Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng về hiệu quả sử dụng lao động tại các công ty xây dựng( Lấy ví dụ minh họa tại công ty cổ phần xây dựng công trình và đầu tư 120).2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu.
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Các dữ liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau, bằng nhiều phương phápkhác nhau như sau:
Phương pháp tổng hợp và thống kê các công trình nghiên cứu năm trước:Thông qua tìm hiểu trên hệ thống thông tin thư viện trường Đại học Thương Mại, quacác trang web của các công ty xây dựng… nguồn thông tin thu thập được từ các côngtrình nghiên cứu các năm
Phương pháp thu thập, phân tích và kế thừa có tình phát huy từ giáotrình, sách báo… Các khái niệm, tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng lao động đượctham khảo từ các giáo trình của trường Đại học Thương Mại như: Giáo trình kinh tếphát triển của TS Phạm Thị Tuệ…
Phương pháp dùng bảng, biểu: Đây là phương pháp sử dụng các dòng,cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân tích, phản ánh mối quan hệ so sánh số liệu,
so sánh các chỉ tiêu với nhau
Số lượng các dòng, cột tùy thuộc vào mục đích yêu cầu và nội dung phân tích
Sơ đồ bảng biểu nhằm phản ánh sự tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế trongnhững khoảng thời gian khác nhau
Phương pháp phỏng vấn: Để đảm bảo chất lượng thông tin và nhằm tìmhiểu sâu về vấn đề nghiên cứu, em tiến hành phỏng vấn CBCNV trong công ty, cáccâu hỏi phỏng vấn chủ yếu xoay quanh việc sử dụng và quản lý lao động của công tynhư thế nào cả về số lượng và chất lượng Đối tượng phỏng vấn bao gồm: Giám đốc,trưởng phòng phòng kinh tế - kế hoạch, nhân viên trong phòng kinh tế -kế hoạch
Nội dung phỏng vấn:
Trang 14Trường Đại học Thương Mại
Khoa Kinh tế
Phiếu phỏng vấn
Kính chào ông bà: Nhằm mục đich nâng cao hiểu biết về công ty cổ phần xây dựng công trình và đầu tư 120, đặc biệt trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty Để tôi có thể hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp của mình, kính mong ông (bà) vui lòng trả lời những câu hỏi phỏng vấn sau đây:
I Xin ông(bà) cho biết thông tin chung về đơn vị và bản thân.
1 Tên đơn vị………
2 Địa chỉ………
3 Tên ông (bà) ………
4 Bộ phận ông (bà) đang làm tại công ty………
II Xin ông ( bà) cho biết ý kiến đánh giá về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần xây dựng công trình và đầu tư 120. 1 Ông( bà) cho biết: Số lượng lao động trong công ty đã đáp ứng đủ hiệu quả các dự án chưa? ………
2 Cơ cấu lao động trong lĩnh vực xây dựng đã phù hợp chưa? Nếu chưa thì theo ông(bà) cơ cấu nào là hợp lý? ………
3 Công ty đã xây dựng quy trình tuyển chọn lao động như thế nào, đã hợp lý chưa? ………
4 Khi tuyển chọn con em của CBCNV tại công ty có được ưu tiên hơn không? ………
5 Chính sách đào tạo và đào tạo lại lao động của công ty đã phù hợp với chi phí bỏ ra chưa? ………
6 Công ty đã quan tâm tới đời sống CBCNV như thế nào? ………
7 Xin ông bà đánh giá mặt được và chưa được trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao đông? ………
8 Nguyên nhân của hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động? 9 Ông( bà) có biện pháp nào khắc phục?
Xin chân thành cám ơn!
Trang 152.1.2 Phương pháp xử lý và phân tích các dữ liệu.
Ngoài những dữ liệu thu thập được từ việc tổng hợp phiếu phỏng vấn, đề tàicòn thu thập các thông tin thứ cấp liên quan tới công tác phát triển nguồn vốn nhân lực
từ các nguồn có sẵn trong công ty như phòng Kinh tế - Kế hoạch…
Các dữ liệu thu thập được tiến hành theo hướng nghiên cứu bảng biểu thống kê:Nhằm tập hợp các số liệu thu thập được một cách có hệ thống phục vụ cho việc phântích, đánh giá Phương pháp bảng biểu, đồ thị, thống kê, mô tả và so sánh: các dữ liệuthu thập được sẽ được tập hợp, so sánh, đối chiếu giữa các năm với nhau thông qua hệthống các bảng biểu, đồ thị nhằm tìm ra những tồn tại và nguyên nhân những tồn tại vềquản lý và sử dụng lao động của công ty cổ phần xây dựng công trình và đầu tư 120
2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường tới hiệu quả sử dụng lao động ở các công ty xây dựng (Lấy ví dụ minh họa ở công ty cổ phần xây dựng công trình và đầu tư 120).
2.2.1 Tổng quan tình hình chung.
Tình hình kinh tế thế giới
Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ quốc tế, năm 2009 kinh tế thếgiới giảm sút toàn diện, đặc biệt là trong nửa đầu năm kinh tế của các nước phát triểntrải qua một cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ những năm 30 của thế kỷ trướcđến nay Cùng với sự ổn định về tiền tệ, thực hiện kế hoạch kích thích kinh tế của cácnước, đến nửa cuối năm 2009 thị trường tiền tệ quốc tế dần ổn định trở lại, tiêu dùng
và đầu tư hồi phục với tốc độ chậm, kinh tế tụt dốc giảm tốc độ và bắt đầu hồi sinh.Theo số liệu mới nhất của Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF), năm 2009 kinh tế thế giớinăm giảm 0,6% và đồng thời cho rằng, thời kỳ khó khăn nhất của kinh tế thế giới đãqua đi, thị trường vốn của các quốc gia chủ yếu đã dần dần ổn định trở lại, công nghiệpchế tạo đã bắt đầu hồi phục tăng trưởng, thương mại XNK đã tăng rõ nét Đến năm
2011, dự kiến tăng trưởng của kinh tế thế giới đạt 4,3%, trong đó các nước phát triểnđạt 2,4% , còn thị trường mới nổi và các nước đang phát triển là 6,5%
Suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến nhu cầu của thị trường quốc tế thu hẹp, biện
Trang 16của WTO, năm 2009 kim ngạch mậu dịch hàng hóa toàn cầu giảm 23%, xuống còn12.150 tỷ USD, lượng mậu dịch thế giới giảm 12,2%, đây là mức giảm lớn nhất kể từhơn 70 năm trở lại đây Trong đó, kim ngạch XK của Mỹ giảm 13,9%, EU giảm14,8%, Nhật Bản giảm 24,9%, đều cao hơn mức giảm bình quân của thế giới Bướcvào năm 2010, cùng với việc kinh tế hồi phục với tốc độ chậm, ngoại thương của cácnền kinh tế chủ yếu xuất hiện sự tăng trưởng mang tính hồi phục Trong 2 tháng đầunăm, nhập khẩu và xuất khẩu của Mỹ tăng trưởng lần lượt là 16% và 14,8%; khu vựcđồng Euro tăng trưởng lần lượt là 3% và 7% Trong tháng 3, nhập khẩu và xuất khẩucủa Nhật tăng trưởng lần lượt là 20,7% và 43,5% Tăng trưởng mậu dịch của các nướclớn thuộc các nước đang phát triển như Trung Quốc, Braxin …càng rõ nét hơn WTO
dự báo, thương mại thế giới trong năm 2010 sẽ tăng 9,5%; trong đó, XK của nước pháttriển tăng 7,5%, XK của các nước đang phát triển tăng 11%, nhưng kim ngạch củathương mại thế giới không thể đạt được mức trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế
Cuộc khủng hoảng tiền tệ quốc tế gây tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI), quy mô đầu tư giảm mạnh Trong báo cáo của Cơ quan thương mại và pháttriển Liên hợp quốc (UNCTAD) đã nêu rõ, FDI toàn cầu từ mức 1.700 tỷ USD củanăm 2008 giảm xuống còn 1.040 tỷ trong năm 2009, giảm 39% Trong đó, nguồn vốnFDI chảy vào các nước phát triển giảm 41%, nguồn vốn FDI chảy vào các nước đangphát triển và thị trường mới nổi giảm lần lượt là 35% và 39% Mỹ là nước nằm trongvùng chấn động của cuộc khủng hoảng, thu hút được 137 tỷ USD, giảm 57% so vớinăm 2008 Báo cáo của UNCTAD nhận xét, do môi trường đầu tư và tình hình kinhdoanh của các doanh nghiệp không ngừng được cải thiện, dự kiến trong năm 2010nguồn FDI toàn cầu có khả năng xuất hiện việc tăng trở lại một cách ôn hòa, sang năm
2011 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ Trong các khu vực thu hút được nguồn vốn quốc tế, thìTrung Quốc và các nước mới nổi thuộc châu Á vẫn sẽ là một trong những khu vực cósức thu hút hấp dẫn nhất
Trong các thể chế tài chính, thị trường chứng khoán là nơi phản ánh một cách
rõ ràng nhất những biến động của nền kinh tế, chính vì vậy việc am hiểu tình hình kinh
tế là rất quan trong, giúp nhà đầu tư có chiến lược đúng đắn Việt Nam thuộc nhóm cácnước đang phát triển, mặc dù không bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự sụp đổ của hệ thốngtài chính thế giới, nhưng với việc gia nhập WTO, trở thành một phần không thể tách
Trang 17rời của kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn phải chịu những hậu quả gián tiếp nặng nề từsuy thoái kinh tế Mọi biến động của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây
có mối tương quan chặt chẽ với biến động kinh tế thế giới Do kinh tế bị chao đảo, các
DN bị thua lỗ nhiều làm cho nhu cầu giảm bớt lao động ngày càng gia tăng ( hay còngọi là cắt giảm nhân công), các DN Việt Nam đang cố gắng loại bỏ những lao độngchưa có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn chưa cao nhằn hạn chế chi phí, giảmthiểu thua lỗ Thị trường lao động gắn liền với sự phi thường của các phương pháp sảnxuất Để sản xuất những gì cần thiết cho các nhu cầu hiện nay, người ta không cầnđến tất cả lực lượng lao động hiện có Từ đây xuất hiện nạn thất nghiệp và cuộc cạnhtranh không lành mạnh giữa những người lao động Ngoài ra, xuất hiện sự suy giảmsức mua và đồng thời là sự bóp nghẹt quá mức của toàn bộ chu trình kinh tế Từ thựctại nền kinh tế nói trên, đòi hỏi các DN phải nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lựccủa mình trong đó có kể tới là hiệu quả sử dụng lao động
Tình hình kinh tế trong nước.
“Các giải pháp mà Chính phủ đã thực hiện thời gian qua cho thấy rằng nhữngtháng đầu năm 2010 là tập trung ổn định kinh tế vĩ mô Theo đánh giá, kinh tế vĩ môViệt Nam trong 7 tháng đầu năm có cải thiện Tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt, giá trịsản xuất công nghiệp ước đạt tăng 13% Giá trị sản xuất công nghiệp là một chỉ tiêu rấtquan trọng, đo lường được sự hồi phục nhanh hay chậm của một nền kinh tế, khi chỉtiêu này tăng, có thể hiểu rằng kinh tế có dấu hiệu khả quan
Tuy có cải thiện nhưng kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn đọng nhiều rủi ro Theo
dự báo, với mức lạm phát năm 2010, lạm phát năm 2011 sẽ cao hơn năm 2009 Nhữngrủi ro trong kinh tế vĩ mô, điều muốn nói ở đây không chỉ là vấn đền lạm phát mà cònliên quan đến nhiều mặt như bất ổn của thị trường tài chính, thâm hụt ngân sách vàmột số rủi ro khác của hệ thống tài chính ngân hàng Trong ngắn hạn, ổn định kinh tế
vĩ mô có thể khiến tăng trưởng chậm, nhưng về lâu dài, ổn định kinh tế vĩ mô và tăngtrưởng kinh tế là không có mâu thuẫn Kinh tế vĩ mô ổn định là yếu tố quan trọng chotăng trưởng GDP GDP năm 2010 được dự đoán khoảng 8%, đứng ở góc độ chínhsách sẽ điều chỉnh tốt hơn để vừa có tốc độ tăng trưởng hợp lý vừa ổn định được kinh