1.2.2.a. Mô hình tố tụng tranh tụng ở Vương quốc Anh:
Từ năm 1986, khi có sự phân chia rõ ràng quyền hạn giữa cảnh sát và Công tố viên. Cảnh sát có nhiệm vụ điều tra, thu thập chứng cứ. Khi bắt người, cảnh sát phải nói với người bị bắt là họ có thể thuê Luật sư đại diện cho mình. Khi tiến hành điều tra, cảnh sát chỉ được phép hỏi cung khi với sự có mặt của Luật sư (của bị can). Tất cả các cuộc hỏi cung đều được ghi âm lại (hai băng). Công tố viên không có quyền can thiệp vào hoạt động điều tra của cảnh sát. Nhiệm vụ chủ yếu của Công tố viên là truy tố bị can ra trước Toà. Tại phiên toà, Công tố viên là một trong những bên tranh tụng, thực hiện chức năng buộc tội. Khi xét xử, Công tố viên trình bày lại các nội dung, tình tiết của vụ án cho Toà nghe. Khi thấy việc điều tra của cảnh sát chưa tốt Công tố viên chỉ được đề nghị (không được quyết định) cảnh sát làm kỹ hơn. Quyền quyết định thuộc về Thẩm phán. Luật sư bào chữa với nhiệm vụ xuất hiện trước Toà, thực hiện chức năng bào chữa. Công tố viên không được đề nghị mức án. Việc tiến hành các thủ tục tố tụng về nguyên tắc là trách nhiệm chính
của các bên buộc tội và bào chữa. Trong quá trình xét xử vụ án hình sự, các thành viên của Đoàn bồi thẩm xem xét và phán quyết xem bị cáo có phạm tội hay không. Nếu trong tổng số 12 thành viên của Đoàn bồi thẩm, khi biểu quyết chỉ cần một thành viên cho rằng bị cáo không phạm tội thì đó là phán quyết cuối cùng (mặc dù 11 thành viên còn lại biểu quyết là bị cáo có tội). Vai trò chính của Thẩm phán trong xét xử là đảm bảo sự tuân thủ các thủ tục tố tụng, mặc dù đôi khi Thẩm phán có thể có vai trò tích cực hơn và điều này phụ thuộc hoàn toàn vào tính cách và khí chất của Thẩm phán. Thẩm phán có quyền quyết định những vấn đề liên quan đến luật và giải thích luật. Đối với những trường hợp thấy chưa đủ chứng cứ, Thẩm phán có quyền hoãn và tiến hành xử lại. Sau khi Đoàn bồi thẩm quyết định rằng bị cáo phạm tội thì Thẩm phán xem xét và quyết định mức hình phạt đối với bị cáo. Trong trường hợp bị cáo tự thú tội, đó có thể được coi là sự từ chối tranh tụng và việc xét xử không cần có Bồi thẩm tham gia mà Toà tự xét và quyết định.
Mỗi phòng xử án ở Anh đều có một camera quay trực tiếp. Những người tham gia tố tụng đều phải ra trước Toà. Trong một số trường hợp nếu nhân chứng là trẻ em thì có thể truyền thông tin của các em ra phiên toà từ một phòng không phải phòng xử án.
Sau khi xét xử, cơ quan công tố có quyền kháng nghị một số lượng vụ án nhất định (như những vụ án nghiêm trọng với những loại tội danh nhất định) và bị cáo có quyền kháng cáo để xét xử phúc thẩm.
1.2.2.b. Mô hình tố tụng tranh tụng ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ:
Một nước theo hệ tố tụng tranh tụng quan trọng nhất ngoài Vương quốc Anh và xứ Wales rõ ràng là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Vì tầm quan trọng to lớn về kinh tế và chính trị của quốc gia này, hệ thống pháp luật của nó cần được nghiên cứu một cách độc lập, nghĩa là không đơn thuần chỉ là phần phụ
bản của pháp luật Anh quốc. Khởi nguồn từ nước Anh nhưng tố tụng tranh tụng lại được tiếp thu và phát huy một cách rực rỡ tại Hoa Kỳ và có thể nói rằng Hoa Kỳ có một hệ tố tụng hiến định [48, tr.116] rất điển hình và tiến bộ.
Từ thực tiễn hoạt động của các Toà án Hoa Kỳ, hệ thống tranh tụng là sự tìm kiếm chân lý trong việc bảo vệ quyền cá nhân của người bị buộc tội. Hệ thống tranh tụng ở Hoa Kỳ đòi hỏi người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi chứng minh được là họ có tội và tội phạm đó cần phải được chứng minh và loại trừ mọi nghi ngờ có thể. Vì vậy, vai trò của Công tố viên là phải bảo đảm công lý chứ không chỉ đơn thuần tìm mọi cách để kết tội bị can, bị cáo, Công tố viên cần phải công bằng đối với cả những người đứng ra buộc tội và những người bị buộc tội.
Ở Hoa Kỳ có hai dạng bắt giữ người là bắt giữ có lệnh và bắt giữ không có lệnh. Khi bị bắt giữ người bị tình nghi nhất định phải được thông báo về các quyền hiến định một cách chính xác, trong đó "bị can nhất định phải được thông báo trước khi thẩm vấn rằng bị can có quyền giữ im lặng, rằng bất kỳ những gì bị can nói có thể được sử dụng để chống lại bị can tại Toà án; rằng bị can có quyền đòi hỏi sự có mặt của Luật sư và rằng nếu bị can không có khả năng thuê Luật sư thì một Luật sư có thể được chỉ định giúp bị can trước khi thẩm vấn" [37, tr.5]. Theo luật tố tụng hình sự Liên bang Mỹ, Luật sư được tham gia vụ án kể từ khi một nghi phạm bị bắt giữ và thẩm vấn nhân chứng, điều tra tại hiện trường vụ án và xem xét bất cứ chứng cứ phạm tội nào. Ở Hoa Kỳ, bên buộc tội không có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho bị can trong toàn bộ quá trình điều tra nhưng công tố viên phải cung cấp cho bị can, bị cáo những chứng cứ chứng minh bị can, bị cáo vô tội. Luật sư của bị can, bị cáo có quyền tìm chứng cứ để bác lại những chứng cứ của bên buộc tội và được biết những chứng cứ mà bên công tố dự định dùng để buộc tội bị cáo tại Toà.
Phiên toà hình sự sẽ được bắt đầu với phần Công tố viên đọc bản cáo trạng, tiếp theo Công tố viên sẽ đưa ra chứng cứ và nhân chứng để làm rõ việc kết tội của mình. Luật sư bào chữa có quyền chất vấn những nhân chứng từ phía công tố và có thể đưa ra sự bác bỏ những chứng cứ này với lý lẽ của mình. Bên công tố cũng có thể chất vấn những nhân chứng từ phía bào chữa và đưa ra chứng cứ hoặc lý lẽ để bác bỏ chúng. Bị cáo có quyền đối chất với điều tra viên. Như vậy quá trình xét xử vụ án hình sự đòi hỏi đáp ứng các nguyên tắc sau: Nguyên tắc Công tố viên phải chứng minh tội phạm và loại trừ mọi nghi ngờ về việc thực hiện hành vi phạm tội của bị cáo; Nguyên tắc thẩm vấn nhân chứng trước toà và những vấn đề đặc thù liên quan đến bị cáo với tư cách là người làm chứng; Công tố viên và bị cáo đều có quyền yêu cầu nhân chứng và người giám định tham dự phiên toà và đối chất với họ [44, tr.13]. Thủ tục "hỏi - đáp" hết sức được tôn trọng. Tại phiên toà, Thẩm phán cần phải trung lập nhưng phải bảo vệ các quyền của bị cáo. Trong khi hai bên buộc tội và gỡ tội thực hiện thủ tục tranh tụng, Thẩm phán đóng vai trò trung gian với công việc đầu tiên là theo dõi phiên toà, sau đó là xem xét các kiến nghị của Công tố viên và Luật sư liên quan đến các dạng chứng cứ và các câu hỏi được đặt ra cho nhân chứng. Thẩm phán phải duy trì trật tự tại phiên toà. Phần tranh tụng tại toà kết thúc bằng lời phát biểu cuối cùng của cả hai bên kết tội và bào chữa. Thẩm phán giới thiệu cho các thành viên đoàn Bồi thẩm về luật trước khi Đoàn bồi thẩm bắt đầu thảo luận. Bồi thẩm đoàn - Quan toà về thực tế sẽ thảo luận và quyết định vấn đề bị cáo có tội hay không có tội. Nếu Bồi thẩm đoàn phán quyết là bị cáo có tội thì giai đoạn kết án sẽ được bắt đầu. Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà là Quan toà về luật, là người quyết định tội danh, hình phạt đối với bị cáo và cách thức thi hành hình phạt đó.
Bị cáo có quyền trực tiếp kháng cáo, quyền kháng nghị của Công tố là rất hạn chế. Công tố không được quyền kháng nghị đối với quyết định của Toà án tuyên bị cáo không phạm tội, cho dù có chứng cứ mới được phát hiện.
1.2.3. Tố tụng tranh tụng dƣới góc độ so sánh với tố tụng thẩm vấn:
Tố tụng thẩm vấn: Một trong những việc đầu tiên cần làm để hiểu về tố tụng thẩm vấn là phải tách thuật ngữ này khỏi từ thẩm tra. Trong tiếng Tây
Ban Nha vào cuối thế kỷ XV “thẩm tra” rất nổi tiếng bởi được hiểu là sự tra tấn để buộc phải hợp tác trong quá trình điều tra. Cái duy nhất mà thẩm tra còn có chung với tố tụng thẩm vấn hiện nay là vai trò rất lớn của Thẩm phán. Thẩm phán vẫn là trung tâm của quá trình thu thập dữ kiện trong Hệ thống thẩm vấn nhưng không còn có sự tra tấn [5, tr.121].
Vào giữa thế kỷ XVI, tố tụng thẩm vấn được hoàn thiện và được Cộng hoà Pháp áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Tố tụng thẩm vấn ở Pháp một điển hình thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với sự nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã gây ra và không thừa nhận quan điểm cho rằng phiên toà là cuộc quyết đấu giữa hai bên buộc tội và bào chữa. Mặt khác tố tụng thẩm vấn của Pháp đề cao vai trò tích cực và quan trọng của Thẩm phán trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự . Chứng cứ viết được thực sự coi trọng.
Hệ tố tụng thẩm vấn cho rằng sự thật của vụ án có thể và phải được tìm ra trong quá trình thẩm vấn, điều tra một cách kỹ càng. Vì nghi ngờ các bên có thể có ý định che dấu sự thật nên Nhà nước phải tham gia sớm và liên tục vào việc thẩm vấn, điều tra [5,tr.122]. Theo đó các bên buộc phải cung cấp tất cả các chứng cứ cho Toà án và Thẩm phán sẽ chủ động kiểm tra chứng cứ một cách tích cực từ các nhân chứng của vụ án. Kết quả là các bên trong tố tụng không có được vai trò chủ động khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án.
Theo luật lục địa, phiên toà là sự tiếp tục điều tra vụ án hình sự và giai đoạn xét xử là giai đoạn tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án. Tại phiên toà không có sự tranh luận phản bác nhau giữa hai bên đối địch, mà toàn bộ vụ án được điều tra, thẩm vấn một cách công khai. Vì không khuyến khích sự chủ động tham gia của các bên, nên dù mong đợi sự hợp tác của bị cáo nhưng lời thú tội của bị cáo cũng chỉ được coi là một chứng cứ để xem xét trong vụ án. Không có việc coi lời nhận tội của bị cáo là một sự kiện để có thể kết thúc vụ án.
Do có giai đoạn điều tra, truy tố với những hoạt động tích cực của bên buộc tội và Thẩm phán điều tra, nên phiên toà theo hệ luật lục địa diễn ra trong thời gian ngắn hơn. Có thể hình phạt theo quy định của của các nước thuộc hệ luật lục địa có phần ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt của các nước theo hệ luật Anh – Mỹ nên người dân Châu Âu lục địa có “thái độ tự giác hơn trong việc nhận tội và chịu hình phạt”. Vì vậy hiệu quả xét xử của hệ thẩm vấn đạt được cao hơn trong việc ít bỏ lọt tội phạm.
Tố tụng tranh tụng: Những nước theo hệ tố tụng tranh tụng cho rằng sự thật của vụ án hình sự sẽ được xác định qua sự tranh luận tự do và đối kháng giữa các bên có những chứng cứ hợp pháp trên giả thiết rằng "Nếu mỗi bên trình bày vụ án của mình một cách sáng rõ nhất thì Toà án sẽ có khả năng tốt nhất để quyết định sự thực”[18, tr.41].
Mặc dù cả hai hệ thống tố tụng tranh tụng và tố tụng thẩm vấn đều có mục đích cơ bản là tìm ra sự thật và mỗi hệ thống đều hoạt động theo nguyên tắc “ Kẻ có tội phải bị trừng phạt, người vô tội phải được trả tự do”[18,tr.120], nhưng với những đặc trưng của mình, hai hệ tố tụng này có những khác biệt trong phương pháp được thể hiện ở những điểm sau:
Trong phương thức giải quyết vụ án: Khi có sự thiệt hại do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra, thì quyền được khởi kiện trước Toà án sẽ thuộc về người bị xâm hại, rồi đến những người có liên quan và cuối cùng là Nhà
nước – với trách nhiệm chung về sự sống của công dân và sự bình yên của xã hội trong phạm vi quốc gia mình. Hệ tố tụng tranh tụng cho rằng cách tốt nhất là nhà nước sẽ thay thế cá nhân bị xâm hại và tiếp tục là một bên tranh chấp tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự . Quá trình xét xử theo kiểu đối tụng và “Hệ thống tranh tụng được coi là cái tiếp tục hoặc thay thế cho sự trả thù cá nhân” [18, tr.120]. Nhưng hệ tố tụng thẩm vấn lại cho rằng cách tốt nhất chỉ có thể là Nhà nước phải chủ động điều tra, thu thập chứng cứ, xác định sự thật vụ án mà không cần sự tranh cãi của các bên. Như vậy Nhà nước thay thế nhưng không còn tiếp tục là một bên tranh chấp. Do không có việc tranh cãi của các bên nên vai trò của người trọng tài rất mờ nhạt. Thẩm phán trong hệ tố tụng này là một người thẩm tra tích cực và có thêm quyền phán quyết các vấn đề của vụ án.
Về những vấn đề được coi trọng: Vì cho rằng, để đảm bảo xác định sự
thật vụ án và định tội danh chính xác đối với người bị buộc tội thì cần phải điều tra cẩn thận nên hệ thẩm vấn quan tâm đến giai đoạn điều tra của quá trình tố tụng. Nhưng coi trọng hơn vào quá trình tranh tụng tại phiên toà nên hệ thống tranh tụng tin tưởng rằng bị cáo sẽ được xét xử một cách công bằng với các quy tắc nghiêm ngặt về tố tụng, về chứng cứ, về đạo đức luật sư.
Về vai trò của người Thẩm phán: Việc chủ động tham gia điều tra, thẩm
tra của Thẩm phán trong tố tụng thẩm vấn được thay bằng khả năng chỉ giải thích và ra phán quyết về luật của Thẩm phán trong hệ tranh tụng. Vai trò trọng tài trong tố tụng hình sự của hệ luật lục địa mờ nhạt trong khi ở hệ luật Anh – Mỹ thì nó là hy vọng từ công lý của công chúng.
Mức độ mong đợi sự hợp tác của bị cáo: Trong hệ thẩm vấn, bị cáo
không bị yêu cầu nhưng được mong đợi hợp tác với những hình thức như: Cung khai trong quá trình điều tra; trả lời các câu hỏi tại phiên toà. Nhưng
trong hệ tranh tụng, bên buộc tội không mong đợi cũng chẳng yêu cầu bị cáo hợp tác trong việc xác định sự thật vụ án. Bị cáo có quyền im lặng, và trách nhiệm chứng minh sự buộc tội là thuộc về Công tố viên.
Về sự thoả thuận giữa các bên: Trong tố tụng tranh tụng phát triển “thoả thuận buộc tội” hay “Mặc cả thú tội” nhưng trong hệ tố tụng thẩm vấn không có sự tương đương nào như vậy kể cả trên lý thuyết và trên thực hành.
Sự phân chia quyền lực tại phiên toà: Trong hệ tranh tụng các Luật sư
và Công tố viên đều có quyền điều tra, xuất trình chứng cứ, trình bày quan điểm của mình trước Toà để Bồi thẩm đoàn sẽ là trọng tài trong thực tế và quyết định về sự thực vụ án. Thẩm phán là trọng tài ra phán quyết về luật. Trong hệ tố tụng thẩm vấn, Công tố viên buộc tội và nhân danh Nhà nước đề nghị mức hình phạt trong khi Luật sư của hệ tố tụng này chỉ tranh luận để giải thích các sự kiện của vụ án. Thẩm phán trong hệ tố tụng thẩm vấn là một điều