Pháp luật về tranh tụng

Một phần của tài liệu Tố tụng tranh tụng và việc tiếp thu nó trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở Việt Nam (Trang 61)

Quá trình hình thành và phát triển các nguyên tắc của pháp luật tố tụng hình sự gắn liền với những thành tựu trong lĩnh vực lập pháp ở nước ta. Các nguyên tắc này dần được hoàn thiện với những nội dung tiến bộ nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển của xã hội.

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, để kịp thời bảo vệ thành quả của cách mạng, bảo vệ các quyền và lợi ích của công dân, trong điều kiện Nhà nước non trẻ ngày 10.10.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 47/SL cho phép áp dụng trên phạm vi toàn quốc các quy định pháp luật của chế độ cũ nếu các quy định này không trái với các nguyên tắc của chính thể dân chủ cộng hoà.

Tuy nhiên việc áp dụng pháp luật của chế độ cũ (bao gồm cả pháp luật tố tụng hình sự) trong chế độ xã hội mới không đáp ứng được yêu cầu dân chủ và bình đẳng thực sự cũng như không bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng để xoá bỏ tàn dư của chế độ cũ, bước đầu trong công tác xây dựng pháp luật Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ban hành một loạt các văn bản pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Đó là các Sắc lệnh số 33/SL ngày 13.9.1945, Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/2/1946 về thành lập các Toà án quân sự; Sắc lệnh ngày 10/10/1945 về tổ chức các đoàn Luật sư; Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946 về tổ chức các Toà án và ngạch Thẩm phán; Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 quy định về thẩm quyền các Toà án và sự phân công giữa các nhân

viên trong Toà án; Sắc lệnh 190/SL ngày 1/10/1946 về thẩm quyền truy tố của Toà án.

Sắc lệnh số 33/SL ngày 13/9/1945 của Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà - Đây là văn bản pháp luật đầu tiên quy định về thủ tục tố tụng hình sự. Theo văn bản này, ba chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự của nước ta được xác định rõ. Đó là chức năng buộc tội, chức năng bào chữa và chức năng xét xử, trong đó chức năng bào chữa có thể do bị can, bị cáo tự thực hiện hoặc nhờ người khác bênh vực cho mình. Tại Điều 5 của Sắc lệnh này quy định : "Toà án quân sự thành lập như sau: ngồi xử có Chánh án và hai Hội thẩm… Đứng buộc tội là một Uỷ viên Quân sự hay Uỷ viên của Ban trinh sát. Bị cáo có thể tự bào chữa hay nhờ một người khác bênh vực cho …".

Sắc lệnh ngày 10/10/1945 về tổ chức các đoàn Luật sư quy định: "Các Luật sư có quyền bào chữa ở tất cả các Toà án hàng tỉnh trở lên và trước các Toà án Quân sự". Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946 về tổ chức các Toà án và các ngạch Thẩm phán đã quy định tương đối rõ ràng, đầy đủ hơn các chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự cũng như trình tự và thủ tục tiến hành xét xử các vụ án hình sự. Tại điều 41 của Sắc lệnh này quy định: "… Sau khi nghe các bị can, những người làm chứng, cáo trạng của ông Chưởng lý, và sau cùng nghe lời cãi của các bị can, ông Chánh án, hai Hội thẩm và hai phụ thẩm nhân dân lui vào phòng nghị xử để quyết nghị về tất cả các vấn đề thuộc về tội trạng, hình phạt, trường hợp tăng tội và trường hợp giảm tội…". Để bảo đảm quyền bào chữa cho bị can, Sắc lệnh này còn quy định trách nhiệm của Toà án cử người bào chữa cho bị cáo: "Trong việc đại hình, nếu trước Toà thượng thẩm một bị can không có ai bênh vực, ông Chánh án sẽ cử một Luật sư bào chữa cho hắn". Nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật được quy định tại điều 47 “Toà án tư pháp sẽ độc lập đối với các cơ quan

hành chính” Và trách nhiệm của người Thẩm phán được quy định cụ thể hơn ở điều 50 “Mỗi Thẩm phán xử án quyết định theo pháp luật và lương tâm của mình, không quyền lực nào được can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào công việc xử án”. Ngoài ra sắc lệnh quy định rất rõ trách nhiệm của Thẩm phán khi làm nhiệm vụ xét xử tại toà "Các Thẩm phán làm đầy đủ bổn phận, dự đều các phiên toà, xét xử thật nhanh chóng và công minh" (Điều thứ 83).

Sắc lệnh số 51 ngày 17.4.1946 ấn định thẩm quyền của các Toà án và sự phân công giữa các nhân viên trong Toà án có quy định "Khi cuộc thẩm vấn ở phiên toà xong rồi, ông biện lý thay mặt xã hội buộc tội bị can. Bao giờ ông biện lý cũng nói sau dân sự nguyên cáo. Bên bị can được nói sau cùng, trước khi Toà tuyên án" (Điều 26).

Sắc lệnh số 21/SL ngày 14.02.1946 về tổ chức các Toà án quân sự (được ban hành thay thế cho các Sắc lệnh trước đó). Trong sắc lệnh này vẫn khẳng định lại ba chức năng trong tố tụng hình sự và mở rộng các hình thức thực hiện chức năng bào chữa. Tại Điều 5 của Sắc lệnh này quy định: "Bị cáo có quyền tự bênh vực lấy hay nhờ Luật sư hoặc một người khác bênh vực cho". Quy định này đã được cụ thể hoá trong Nghị định số 88 ngày 25.02.1946 về việc áp dụng Sắc lệnh số 21/SL ngày 14.02.1946. Nghị định này đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở các giai đoạn tố tụng cụ thể, trình tự và thủ tục thẩm vấn, xét xử các vụ án hình sự tại phiên toà… Ngoài quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư hoặc người khác bênh vực cho mình, bị cáo còn có quyền yêu cầu Toà án cử Luật sư bênh vực cho (Điều 8); Nếu bị cáo yêu cầu thì Toà án phải cử người bênh vực cho bị cáo (Điều 11); Luật sư hay người bênh vực cho bị cáo có quyền xem hồ sơ vụ án từ khi Toà án thụ lý, có quyền giao thiệp thẳng với bị cáo bằng thư từ hay gặp riêng mà không bị kiểm soát (Điều 12); Bị cáo và người bênh vực có quyền

yêu cầu Toà án đặt câu hỏi để thẩm vấn những người làm chứng (Điều 16), tham gia vào quá trình tranh luận (Điều 19)…

Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (được Quốc hội thông qua ngày 09.11.1946) đã ghi nhận một số nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước ta, trong đó bao gồm cả các nguyên tắc của tố tụng hình sự. Đó là các nguyên tắc: Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật (Điều 7); tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ giam cầm người công dân Việt Nam (Điều 11); các phiên toà đều phải công khai, trừ những trường hợp đặc biệt. Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mướn Luật sư (Điều 67); Chế độ xét xử có phụ thẩm tham gia (Điều 65).

Điều 1 sắc lệnh số 69/ SL ngày 18.6.1949 quy định “ …nguyên cáo, bị

cáo và bị can có thể nhờ một công dân không phải là Luật sư bênh vực cho mình. Công dân đó phải được ông Chánh án thừa nhận” và điều 2 sắc lệnh quy định “Nếu bị can không có ai bênh vực, ông Chánh án có thể tự mình hay theo lời yêu cầu của bị can cử người ra bào chữa cho bị can”. Đây là những quy định thể hiện sự tiến bộ, đề cao dân chủ, đảm bảo được quyền bào chữa của bị can, bị cáo.

Điều 4 nghị định số 01/NĐ ngày 12/1/1950 của Bộ tư pháp quy định về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa “Người bào chữa được cử ra hoặc thừa nhận để bào chữa có quyền đến phòng lục sự và chép hồ sơ”

Tại Thông tư số 22/HCTP ngày 18.12.1957 của Bộ Tư pháp trả lời một số điểm về quyền bào chữa có hướng dẫn "Tại phiên toà người bào chữa được hỏi tất cả những người cung khai trước phiên toà, sau khi xin phép ông chánh án… Sau khi công tố viên luận tội, người bào chữa được trình bày lời bào chữa của mình, đề ra những điểm không đồng ý với công tố viên và biện bác, xuất phát từ quan điểm bảo vệ pháp luật, chính sách và quyền lợi chính đáng

của bị can. Sau khi người bào chữa nói xong mà công tố viên đáp lại thì người bào chữa có quyền trả lời" (Mục III).

Như vậy, ngay sau khi giành được chính quyền, Nhà nước ta đã rất quan tâm đến việc xây dựng hệ thống pháp luật tố tụng hình sự. Nhưng do các điều kiện và bối cảnh lịch sử của đất nước ta lúc đó vừa được khai sinh, vừa phải chống thù trong giặc ngoài, trình độ phát triển kinh tế xã hội trong thời chiến thấp kém, lạc hậu do vừa thoát khỏi chính sách “ngu dân”. Vì vậy, trong các văn bản pháp luật của Nhà nước ta ở giai đoạn này, các chế định pháp lý của tố tụng hình sự chưa được quy định một cách đầy đủ và thống nhất. Việc đưa pháp luật vào cuộc sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn không những từ bản thân pháp luật mà ngay cả môi trường áp dụng nó cũng còn nhiều vướng mắc trong vấn đề nhận thức pháp luật.

Những văn bản pháp luật được ban hành trong thời gian đầu của chính quyền dân chủ nhân dân non trẻ đã xác định một số chế định cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam trên nguyên tắc dân chủ tiến bộ. Trong đó các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng, đặc biệt là quyền được tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình của bị can, bị cáo, về trình tự và thủ tục xét xử trong quá trình giải quyết vụ án hình sự… chính là các tiền đề tư tưởng pháp lý về tranh tụng trong tố tụng hình sự ở nước ta.

Sau khi giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược năm 1954, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng nước ta bước vào một giai đoạn cách mạng mới cùng một lúc phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam tiến tới thống nhất đất nước. Để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh trong các lĩnh vực đời sống xã hội của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và hợp tác hoá, Hiến pháp năm 1959 và các văn bản pháp luật khác của Nhà nước ta được ban hành.

Chức năng xét xử của Toà án nhân dân được ghi nhận tại Điều 97 Hiến pháp năm 1959 và Điều 1 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 của nước ta về cơ bản là "Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự là những cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà". Trong hai văn bản pháp luật này Nhà nước đã ghi nhận một loạt các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân các cấp, là cơ sở pháp lý để Toà án nhân dân tối cao cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Toà án nhân dân.

Toà án nhân dân Tối cao đã khẳng định, vị trí, vai trò và trách nhiệm của Toà án nhân dân trong tố tụng hình sự: "Việc xét xử tại phiên toà là giai đoạn quyết định vụ án, giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ thủ tục tố tụng hình sự… Khi xét xử các Thẩm phán phải chú ý đầy đủ cả hai mặt: Buộc tội và gỡ tội mà không được thiên về một mặt nào…" [15, tr.36,37]. Toà án phải có trách nhiệm bảo đảm cho các chủ thể tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, đặc biệt là phải bảo đảm cho bị cáo được thực hiện quyền bào chữa của mình trước Toà án. Đây là một bảo đảm để bị cáo được bảo vệ từ chính pháp luật để không bị xử oan, xử sai, và cũng là cơ chế giúp cho Toà án có thể xác định được sự thật khách quan của vụ án và tránh bỏ lọt tội phạm.

Trước đây chức năng buộc tội do Viện công tố của Toà án nhân dân thực hiện nay chuyển giao cho Viện kiểm sát nhân dân. Theo quy định tại Điều 105 Hiến pháp năm 1959 và Điều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 thì các Viện kiểm sát nhân dân tách khỏi hệ thống Toà án nhân dân để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các nhân viên Nhà nước và công dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Như vậy, trong tố tụng hình sự nước ta xuất hiện thêm một chức năng hoàn toàn mới đó là chức năng kiểm sát việc tuân

theo pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án nói chung, và các vụ án hình sự nói riêng.

Bên buộc tội gồm có các chủ thể: Là các cơ quan tiến hành tố tụng như Vịên kiểm sát nhân dân, Cơ quan cảnh sát nhân dân, Cơ quan công an và các cá nhân được giao quyền như điều tra viên, Kiểm sát viên, và các chủ thể khác như người bị hại, nguyên đơn dân sự và người đại diện của họ.

Chức năng buộc tội của cơ quan Công an vừa là thu thập chứng cứ và khởi tố bị can, hoàn thành việc điều tra lập hồ sơ vụ án hình sự. Việc điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của các Toà án quân sự do các cơ quan điều tra trong quân đội đảm nhiệm được thực hiện theo Pháp lệnh ngày 16.7.1962 về nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát nhân dân và Thông tư liên bộ số 427 quy định tạm thời một số nguyên tắc về quan hệ công tác giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Công an.

Theo quy định tại các Điều 3, 15 và Điều 17 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 thì Viện kiểm sát các cấp có nhiệm vụ điều tra những việc phạm pháp về hình sự và truy tố trước Toà án nhân dân những người phạm pháp về hình sự, tham gia việc điều tra hoặc khi cần thiết thì tự mình điều tra truy tố hoặc miễn tố can phạm; truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội ra trước Toà án nhân dân cùng cấp. Chức năng buộc tội của Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện thông qua các hoạt động tố tụng như khởi tố bị can, huỷ bỏ các quyết định đình chỉ điều tra không đúng pháp luật của cơ quan điều tra, áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với bị can, điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền, truy tố bị can ra trước Toà án, thực hành quyền công tố tại phiên toà, kháng nghị theo hướng tăng nặng đối với bị cáo theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm…

Ngoài ra, chức năng buộc tội còn do người bị hại, nguyên đơn dân sự, người đại diện hợp pháp của họ… thực hiện ở những hành vi như: đưa ra các

chứng cứ buộc tội, các yêu cầu bồi thường thiệt hại, tranh luận tại phiên toà…, kháng tố tăng hình phạt hoặc tăng mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo…

Chức năng gỡ tội trong tố tụng hình sự do bị can, bị cáo, Luật sư, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là vị thành niên, và Bào chữa viên nhân dân thực hiện. Quyền bào chữa của bị cáo được ghi nhận tại Điều 101 Hiến pháp năm 1959 và được cụ thể hoá trong Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 và các văn bản pháp luật khác của nước ta. Điều 7 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 quy định: "Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Ngoài việc tự bào chữa, bị cáo có thể nhờ Luật sư bào chữa cho mình. Bị cáo

Một phần của tài liệu Tố tụng tranh tụng và việc tiếp thu nó trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở Việt Nam (Trang 61)