Xây dựng và triển khai,các dự án y tế, NXB y học
Trang 1Nh÷ng ng−êi biªn so¹n:
TS Phan Thôc Anh
TS Ph¹m Quèc B¶o
KS Hµ §¾c Biªn PGS.TS.Tr−¬ng ViÖt Dòng
T hs PhÝ V¨n Th©m
TS §ç Xu©n Th«ng
Trang 2Lời nói đầu
Chương trình, dự án là một bộ phận quan trọng trong
kế hoạch nhà nước diễn ra trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã
hội Ngành y tế đang triển khai thực hiện nhiều dự án
trong nước và hợp tác quốc tế, là hình thức đầu tư được
coi là có hiệu quả Tuy nhiên khi xây dựng và triển khai
các dự án, chúng ta còn gặp nhiều khó khăn do những
cán bộ làm việc trong lĩnh vực này còn thiếu những kiến
thức và kỹ năng cần thiết Trong các trường đại học và
trung học y dược đều xây dựng những chương trình
giảng dạy về quản lý dự án ở các môn thuộc lĩnh vực y tế
công cộng, tổ chức và quản lý y tế, song trong quá trình
triển khai còn gặp những lúng túng do thiếu kinh
nghiệm và khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu dạy-học
Để đáp ứng được nhu cầu thực tế đó, Vụ Khoa học và đào
tạo cho xuất bản tài liệu :" Xây dựng và triển khai các dự
án y tế" Tài liệu này nhằm phục vụ cho sinh viên đại
học và học viên sau đại học các chuyên ngành Y tế công
cộng; học sinh các trường y dược khi nghiên cứu về tổ
chức và quản lý y tế Tài liệu này còn có thể làm tài liệu
tham khảo cho các giảng viên, các cán bộ y tế phục vụ
cho công tác giảng dạy cũng như đang xây dựng và triển
khai dự án y tế
Tài liệu được biên soạn trên quan điểm: khoa học,
hiện đại, phù hợp thực tiễn y tế Việt Nam Trong quá
trình biên soạn các tác giả có tham khảo về khoá đào
tạo cán bộ quản lý dự án được tổ chức SIDA - Thuỵ Điển giúp đỡ Bộ Y tế, các tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và của Trường đại học New South Wale, Đại học Queensland (Australia), Đại học Boston (Hoa Kỳ) Tài liệu được thiết kế gồm 6 chương:
Chương 1: Chuẩn bị xây dựng dự án
Chương 2: Thiết kế và lập kế hoạch dự án
Chương 3: Phê duyệt dự án
Chương 4: Triển khai thực hiện dự án
Chương 5: Kiểm tra, giám sát và đánh giá các dự án
Chương 6: Bài tập tình huống (scenario) Ban biên soạn đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Bộ Y tế, của chương trình hợp tác y tế Việt Nam-Thuỵ Điển, của giáo sư Arie-Rotem từ trường Đại học New South Wale và sự nhiệt tình tham gia của các tác giả trong quá trình biên soạn tập tài liệu này
Lần đầu xuất bản nên không tránh khỏi sai sót, chúng tôi mong muốn nhận được các góp ý của các bạn
để lần tái bản sau cuốn sách được hoàn chỉnh hơn.
Hà Nội, tháng 8 năm 2004
Vụ Khoa học và Đào tạo
Bộ Y tế
Trang 3Những chữ viết tắt
ODA Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính
thức)
ADB Asian Development Bank (Ngân hàng phát triển châu á)
WB World Bank (Ngân hàng thế giới )
WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
UNDP United Nations Development Program (Chương trình phát
triển Liên hiệp quốc)
SIDA Swedish International Development Authority (Tổ chức
phát triển quốc tế của Thuỵ Điển)
JICA Japanese International Cooperation Agency (Tổ chức Hợp
tác quốc tế của Nhật Bản)
CIDA Canadian International Development Agency (Tổ chức Hỗ
trợ phát triển quốc tế của Canada)
NGOs Non Govermental Organizations (Tổ chức phi chính phủ)
UNICEF United Nations International Children's Funds (Quỹ nhi
đồng liên hiệp quốc)
EC European Commission (Cộng đồng châu Âu)
IMF International Moneytary Fund ( Quỹ tiền tệ quốc tế)
CARE Tên riêng của các tổ chức phi chính phủ
SCF Save the Children Fund (Quỹ cứu trợ nhi đồng)
HVO Health Voluntary Oversea (Quỹ hỗ trợ tình nguyện hải
ngoại của Mỹ)
BOT Build, Operation, Transfer (Xây dựng, vận hành, chuyển giao)
FDI Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp của nước ngoài)
PMU Project Management Unit (Đơn vị quản lý dự án)
PPMU Provincial Project Management Unit (Đơn vị quản lý dự
án tỉnh) EPI Expanded Program ò Immunization (Ch trình tiêm chủng
mở rộng) ARI Acute Respiratory Infection (Nhiễm khuẩn hô hấp cấp) CDD Control Diarheal Diseases (Khống chế bệnh tiêu chảy) FGD Focus Group Discusion (Thảo luận nhóm trọng tâm) PRA Paticipatory Rapid Apraisal (Tiếp cận nhanh cộng đồng) RRA Rapid Rural Apraisal (quy trình đánh giá nhanh)
RAP Rapid Apraisal Procedure (đánh giá nhanh vùng nông thôn) TOR Term Of Reference (Bản tham chiếu)
TSSA Training system support Area (Lĩnh vực hỗ trợ hệ thống
đào tạo) UBND ủy ban nhân dân TTGDSK Trung tâm giáo dục sức khoẻ CSSK Chăm sóc sức khoẻ
KLG Khung Logic TCQL Tổ chức quản lý GDSK Giáo dục sức khoẻ SDD Suy dinh dưỡng
Trang 4Mục lục
Trang
Chương 1 : Chuẩn bị xây dựng dự án
1 Định hướng công tác dự án phục vụ mục tiêu
chiến lược y tế (TS Phạm Quốc Bảo) 15
- Chiến lược y tế 2010 và định hướng đến 2020 17
- Thực hiện các nhiệm vụ y tế thông qua các dự án, đề án 20
- Đôi nét về quản lý và thực hiện dự án hiện nay 24
- Tầm quan trọng của thông tin trong xây dựng dự án 40
- Các nguồn thông tin cho dự án y tế 41
- Điều tra thu thập thông tin để xây dựng dự án 43
4 Các bên liên quan dự án (ThS Phí Văn Thâm) 51
- Khái niệm về các bên liên quan đến dự án 51
- Mối quan tâm của các bên liên quan 52
6 Xây dựng mục tiêu dự án (ThS Phí Văn Thâm) 81
- Khái niệm về mục tiêu dự án 81
- Vị trí của mục tiêu trong dự án 84
- Cách viết mục tiêu dự án 86
- Cây mục tiêu, phân tích mục tiêu 90
- Một số ví dụ về mục tiêu chương trình dự án
Trang 5- Vị trí và tầm quan trọng của hoạt động dự án 108
- Cách xây dựng các hoạt động của dự án 109
- Các loại hoạt động của dự án 112
- Bảng tiến độ thời gian của các hoạt động dự án 116
9 Lập kế hoạch dự án theo khung logic
- Khung logic là gì và vận hành thế nào 124
- Cấu trúc của khung logic 126
- Tính Logic của khung logic 128
- Những nội dung quan trọng khác 134
- Kiểm tra lại khung logic 134
- Ban hành các văn bản hướng dẫn, bảng kiểm cần thiết 191
- Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ dự án 196
15 Triển khai các hoạt động của dự án
Trang 6- Mở đầu 215
- Những nội dung cần quan tâm trong quá trình
tổ chức đấu thầu mua sắm hàng hoá 221
- Quản lý hàng hoá chưa sử dụng 227
17 Quản lý tài chính dự án
(PGS.TS Trương Việt Dũng, CN Chử Văn Loan) 230
- Lập kế hoạch tài chính cho dự án 231
- Các bước trong quản lý tài chính dự án viện trợ 238
Chương 5: Kiểm tra, giám sát và đánh giá dự án
18 Giám sát hoạt động dự án (PGS.TS Phạm Văn Thân) 243
- Khái niệm về giám sát, hỗ trợ 244
- Vai trò của giám sát trong hoạt động dự án 246
- Lồng ghép giám sát dự án với các hoạt động, dịch vụ y tế 254
- Kinh phí cho hoạt động giám sát 255
- Những điều cần chú ý trong giám sát hoạt động dự án 255
- Xây dựng, chuẩn bị công cụ để giám sát 257
- Một vài mẫu bảng kiểm để giám sát 262
- Các bước trong quá trình xây dựng bộ câu hỏi 280
- Nguyên tắc phân tích chi phí - hiệu quả 281
- Phương pháp nghiên cứu đánh giá định tính 290
20 Viết báo cáo hoạt động dự án - Kết thúc dự án
(TS.Nguyễn văn Hiến) 304
- Viết báo cáo hoạt động dự án 307
Chương 6: Bài tập tình huống (scenario)
21 Tình huống dùng cho đào tạo và thảo luận nhóm
(ThS.Phí Văn Thâm, BS Hà Thanh Huyền
TS.Phan Thục Anh,PGS.TS Trương Việt Dũng, ThS.Phạm Văn Tác) 323
- Tình huống y tế huyện Mê-Lĩnh 324
- Học tập theo tình huống (scenario) 331
- Đi thực tế để thu thập số liệu và thông tin cho dự án
- Làm việc theo nhóm chuyên gia để xây dựng dự án 336
Trang 7Ch−¬ng 1
cHUÈN BÞ X¢Y DùNG Dù ¸N
Trang 81 Định hướng công tác dự án phục vụ mục tiêu
chiến lược y tế
TS Phạm Quốc Bảo
Mục tiêu
1 Hiểu được các nhiệm vụ chiến lược của ngành y
tế trong giai đoạn hiện nay
2 Lực chọn được các nhiệm vụ ưu tiên để định
hướng các dự án phục vụ chiến lược y tế
I Đặt vấn đề
Sức khoẻ cho mọi người là mối quan tâm hàng đầu
của các Chính phủ Nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo các
quốc gia đều phải quan tâm cải thiện đời sống cho hàng
tỷ người đang còn trong nghèo đói và bệnh tật, thực
hiện quyền cơ bản của con người có sức khoẻ tốt nhất
Chất lượng cuộc sống phụ thuộc trực tiếp vào tình trạng
sức khoẻ và ngược lại, sự phát triển về sức khỏe dẫn tới
phát triển kinh tế xã hội Mục đích xã hội cao nhất của
các Chính phủ, các tổ chức quốc tế và thế giới là không
ngừng phấn đấu nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng, theo
tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới là đạt tới tình
trạng hoàn toàn thoải mái về vật chất, tinh thần và xã hội.Vì vậy, tăng cường sức khoẻ là một chỉ số quan trọng đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia trong việc cải thiện cuộc sống của con người
Mục tiêu sức khoẻ là mục tiêu động do nhu cầu nâng cao sức khoẻ không ngừng tăng theo sự phát triển về kinh tế, xã hội Thực hiện mục tiêu sức khoẻ là công việc khó khăn lâu dài và rất tốn kém; đòi hỏi phải huy
động các nguồn lực của đất nước và sử dụng các nguồn
hỗ trợ từ bên ngoài một cách hợp lý
ở các nước phát triển, nhiệm vụ nói trên vẫn còn là một thách thức, thì ở những nước đang phát triển như nước ta, nhiệm vụ này còn nặng nề gấp bội Chúng ta vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh lâu dài và khốc liệt giành độc lập Đồng bào các dân tộc Việt Nam chịu nhiều tổn thất, đau thương, đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều thiếu thốn Quá trình đổi mới, tuy đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng nhìn chung tình trạng kinh thế xã hội còn kém phát triển Ngân sách dành cho y tế còn khá khiêm tốn, khoảng 5 USD/ người / năm, trong khi con số này ở các nước trong khu vực từ vài chục đến hàng trăm và ở các nước phát triển tới hàng nghìn Sức ép về kinh tế luôn đè nặng lên công tác y tế nước ta trong nhiều năm qua Trong hoàn cảnh hiện nay cũng như trong một vài thập niên nữa, không
có phương án tài chính nào có thể đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ đầy đủ và toàn diện cho nhân dân Tuy nhiên việc phối hợp, liên kết, sử dụng hợp lý các
Trang 9nguồn lực, tranh thủ các nguồn viện trợ, chắc chắn có
thể góp phần đáng kể cải thiện được tình hình Vấn đề
quan trọng hàng đầu của các nhà quản lý, lãnh đạo
ngành y tế từ trung ương đến địa phương là cần định
hướng các nguồn lực, các dự án vào các nhiệm vụ chiến
lược về y tế trong phạm vi quyền hạn của mình
II Chiến lược y tế đến 2010 và định hướng
đến 2020
Chiến lược chăm sóc và bảo vệ súc khoẻ nhân dân
đến 2010 đã được Chính phủ phê duyệt với mục tiêu:
Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử
dụng các dịch vụ y tế có chất lượng Mọi người đều được
sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất
và tinh thần Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực,
tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi
Các chỉ tiêu sức khoẻ cần đạt được vào năm 2010 là:
Về chiến lược đầu tư, cần ưu tiên cho vùng nghèo, vùng núi, vùng sâu, vùng xa; trong đó đầu tư Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; đồng thời tăng cường huy động và
điều phối các nguồn viện trợ, đặc biệt là các khoản viện trợ không hoàn lại, hỗ trợ kỹ thuật và các khoản vay
ưu đãi
Trong số những vấn đề sức khoẻ ưu tiên, sức khoẻ cho người nghèo đang là vấn đề nổi lên hàng đầu trong công tác y tế hiện nay Cùng với quá trình đổi mới đất nước, sự phân biệt giàu nghèo đang diễn ra ngày càng gay gắt, Một tỷ lệ lớn dân cư ở miền núi, vùng sâu, vùng
xa, biên gíới hải đảo đang phải chịu nhiều thiệt thòi trong việc sử dụng các dịch vụ y tế Chăm lo sức khoẻ cho người nghèo vừa là vấn đề đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam; vừa góp phần chăm lo nguồn lực quý giá nhất của quốc gia - nguồn nhân lực, yếu tố quyết
định sự thành bại của công cuộc đổi mới đất nước
Phương châm chỉ đạo nhất quán của Đảng đối với công tác y tế nước ta là phòng bệnh hơn chữa bệnh Những năm qua ngành y tế Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực y học dự
Trang 10phòng Nhiều bệnh dịch nguy hiểm được đẩy lùi, đặc
biệt đã khống chế thành công dịch SARS, một dịch lạ
cực kỳ nguy hiểm đã từng khiến cả thế giới lo lắng.Tuy
nhiên, công tác y học dự phòng vẫn còn nhiều bất cập:
bệnh dịch vẫn còn bùng phát ở nhiều nơi như sốt xuất
huyết, viêm màng não, viêm gan, sốt rét môi trường
ngày càng ô nhiễm nặng nề, nhiều dịch bệnh mới xuất
hiện, điển hình như bệnh cúm gia cầm không những
gây thiệt hại to lớn về kinh tế mà còn đe doạ lây lan
sang người, gây hậu quả khôn lường Vì vậy công tác
phòng ngừa luôn được Chính phủ và Bộ Y tế Việt Nam
dành sự quan tâm thích đáng Những năm tới, ngành y
học dự phòng nước ta sẽ được đổi mới toàn diện và được
tăng cường năng lực đáng kể
Lĩnh vực sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ trẻ em cũng
thường xuyên nhận được sự quan tâm và đầu tư lớn của
Chính phủ và Bộ Y tế Việt Nam Có những thời điểm,
lĩnh vực này thu hút tới 39% tổng viện trợ nước ngoài
cho ngành y tế
Cùng với những tiến bộ về khoa học công nghệ, các
kỹ thuật mới được ứng dụng vào công tác y tế ngày càng
nhiều Việc tiếp cận công nghệ hiện đại đòi hỏi nguồn
lực hết sức to lớn mà ngay cả các nước giàu cũng gặp
nhiều khó khăn Tuy nhiên bằng sự năng động sáng
tạo, phát huy nội lực và tranh thủ các nguồn lực sự hỗ
trợ quôc tế, nhiều kỹ thuật hiện đại, nhiều trang thiết
bị đắt tiền đã được ngành y tế đưa vào sử dụng có hiệu
quả Trong 10 năm qua, bộ mặt các bệnh viện từ Trung
ương tới tuyến tỉnh đã thay đổi hẳn Trình độ kỹ thuật
của các tuyến này đã được nâng cao rất nhiều Hiện tại Chính phủ đang cho phép xây dựng đề án tăng cường trang thiết bị và cơ sở vật chất cho các bệnh viện tuyến huyện Đề án này nhằm giúp người dân tiếp cận dễ hơn với các dịch vụ y tế kỹ thuật cao; mặt khác góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến Trung ương Bộ Y tế
đang trình các giải pháp huy động vốn, trong đó có giảp pháp phát hành công trái, và kêu gọi hỗ trợ quốc tế nhằm huy động nguồn lực cho đề án
Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân, yếu tố quyết định nhất là phải có đủ nhân lực với trình độ phù hợp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
ở các tuyến y tế Hiện nay Bộ Y tế đang rất thiếu nguồn lực cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bao gồm nhân lực y tế ở vùng sâu, vùng cao và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên khoa sâu Tình trạng thiếu chuyên gia giỏi cho các chuyên ngành kỹ thuật hiện
đang gây nên sự lo ngại lớn cho các nhà lãnh đạo và các nhà chuyên môn hàng đầu của ngành Y tế
Nhiều giải pháp đang được thảo luận nhằm huy
động nguồn lưc Các dự án lớn cần được định hướng tập trung giải quyết các vấn đề chiến lược nói trên
III Thực hiện các nhiệm vụ y tế thông qua các dự án, đề án
1 Đầu tư phát triển trong lĩnh vực y tế
Trước hết cần tìm hiểu việc chi ngân sách cho các hoạt động y tế theo cơ chế hiện hành
Trang 11Ngân sách hàng năm cấp cho ngành y tế hiện chỉ
chiếm khoảng 5% tổng chi ngân sách Nhà nước Khoản
chi như vậy là quá hạn hẹp đối với một nền kinh tế còn
kém phát triển; vì số lượng tuyệt đối quá thấp, lại phải
dành khoảng hơn 60% để trả lương và các khoản chi phí
hành chính sự nghiệp Phần dành cho đầu tư phát triển
không đáng kể và phải thực hiện thông qua các chương
trình dự án với những cơ chế quản lý hết sức phức tạp
Hàng năm Bộ Y tế trình Chính phủ hàng chục các đề án
hỗ trợ phát triển từng lĩnh vực công tác và phải tốn khá
nhiều thời gian, công sức để thông qua các dự án này
Việc chi ngân sách y tế ở các địa phương còn gặp khó
khăn hơn do các khoản chi có tính chất lương chiếm tỷ
trọng khoảng 70%; một số tỉnh như Thanh Hoá chiếm
88%, Tây Ninh 81%, Ninh Bình 77% Kinh phí ít ỏi còn
lại được giành một phần chi cho đầu tư phát triển thông
qua các dự án do UBND các tỉnh duyệt cho ngành Y tế
địa phương
Nhìn chung, đầu tư phát triển trong lĩnh vực y tế
còn rất hạn chế Những thập kỷ tới, ngành y tế cần
nguồn tài chính để hình thành các dự án lớn, tạo những
bứt phá trong việc phát triển sự nghiệp y tế nước nhà
2 Phân loại các dự án y tế
Có thể phân loại các dự án theo nhiều cách:
Phân theo quy mô đầu tư, có thể chia thành 3 loại:
ư Dự án lớn do Chính phủ phê duyệt, giao cho các
Bộ quản lý có quy mô triển khai ở nhiều tỉnh,
thành phố (dự án nhóm A)
ư Dự án vừa và nhỏ quy mô vài triệu USD do các Bộ
phê duyệt và quản lý hoặc giao cho tỉnh quản lý (dự án nhóm B &C)
Phân theo nguồn vốn, có thể chia thành 2 loại:
ư Dự án nguồn vốn trong nước
ư Dự án ODA gồm vốn vay và viện trợ không hoàn lại
Phân theo mục tiêu, có thể chia thành 2 nhóm:
ư Các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia:
nhóm này gồm các chương trình y tế quốc gia do
Bộ Y tế thực hiện: dự án tiêm chủng mở rộng, dự
án phòng chống sốt rét, dự án phòng chống sốt xuất huyết, dự án phòng chống HIV/ AIDS Một
số chương trình dự án do các bộ ngành khác chủ trì: chương trình nước sạch vệ sinh môi trường, chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình
ư Các dự án đầu tư phát triển: dự án đầu tư các
trung tâm y tế chuyên sâu; Dự án xây dựng các công trình trọng điểm Trường ĐH Y-Dược Cần Thơ, dự án nâng cấp một số bệnh viện, dự án đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế tuyến huyện
3 Một số dự án lớn đang thực hiện
ư Dự án Hỗ trợ y tế quốc gia: hỗ trợ y tế cho16 tỉnh thành, thực hiện bằng vốn vay ngân hàng thế giới (WB) và vốn đối ứng trong nước Dự án đang trong giai đoạn kết thúc
ư Chương trình Hợp tác y tế Việt Nam Thuỵ Điển, gồm 16 dự án và tiểu dự án thành phần Chương
Trang 12trình được triển khai trên nhiều lĩnh vực như
chính sách y tế, hỗ trợ y tế vùng khó khăn, hỗ trợ
công tác dược và quản lý thuốc, phòng chống tai
nạn thương tích, phòng chống thuốc lá
ư Dự án Y tế nông thôn: hỗ trợ công tác y tế và
nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ y tế cho 13
tỉnh với tổng kinh phí gần 100 triệu USD, bao
gồm cả vốn vay của ngân hàng châu á và vốn đối
ứng của phía Việt Nam Dự án kết thúc vào 2006
ư Dự án Chăm sóc sức khoẻ đồng bào Tây Nguyên:
được triển khai bằng nhiều nguồn hỗ trợ, trong đó
có vốn vay từ ngân hàng châu á, viện trợ của tổ
chức SIDA Thuỵ Điển và vốn đối ứng của Chính
phủ Việt Nam
ư Dự án An toàn truyền máu khu vực, xây dựng 3
trung tâm lưu trữ và truyền máu ở Hà Nội, Huế
và Tp Hồ Chí Minh, do WHO và Chính phủ
Luychxămbua tài trợ
ư Dự án Khám chữa bệnh cho người nghèo do vốn
vay của WB và vốn ngân sách
ư Dự án Tăng cường y tế đồng bằng sông Cửu Long
ư Dự án Phòng chống sốt rét với nguồn tài trợ của
Quản lý dự án là quá trình tổ chức thực hiện dự án,
kể từ khi dự án được bắt đầu hình thành cho đến khi kết thúc và là quá trình quản lý theo mục tiêu
Dự án là một bộ phận trong kế hoạch Nhà nước, nhưng tổ chức quản lý dự án là một tổ chức mang tính tạm thời Khâu tổ chức dự án thường bị kéo dài, thời gian từ khi dự án được phê duyệt đến khi hoạt động
được thường kéo dài cả năm, có khi tới hàng năm
Hoạt động quản lý dự án bao gồm các giai đoạn hết sức quan trọng:
ư Lập kế hoạch
ư Tổ chức hoạt động
ư Lãnh đạo quản lý
ư Giám sát đánh giá
Song song với việc hình thành bộ máy quản lý dự
án, việc lựa chọn giám đốc dự án là hết sức quan trọng Những phẩm chất cơ bản mà giám đốc dự án cần phải
Trang 13ư Có khả năng phối hợp các hoạt động và gải quyết
các mâu thuẫn
Tình trạng phổ biến hiện nay là việc triển khai và
điều hành các dự án còn lúng túng, chậm trễ Các dự án
thường phải kéo dài, thậm chí phải cắt bớt mục tiêu do
hết thời gian Việc giải ngân, mua sắm đấu thầu còn
nhiều phức tạp, thiếu nhất quán gây nhiều khó khăn
cho quá trình thực hiện
v Kết luận
Dự án là một bộ phận trong kế hoạch nhà nước, diễn
ra ở mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, trong đó có lĩnh vực y tế
Công tác dự án đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ nắm
vững nhiệm vụ chiến lược của ngành và giỏi về nghiệp
vụ điều hành quản lý dự án để thực hiện công tác dự án
phục vụ các nhiệm vụ chiến lược của ngành
Trong ngành y tế, qua các số liệu điều tra và báo
cáo, số cán bộ dự án đạt được các phẩm chất nói trên
chưa nhiều; công tác dự án lại hết sức phức tạp và mới
mẻ với nhiều người Vì vậy cần có những lớp đào tạo cán
bộ dự án một cách bài bản để dần dần hình thành đội
ngũ cán bộ dự án đủ sức lập kế hoạch, triển khai và
điều hành các dự án lớn trước mắt cũng như trong
tương lai một cách có hiệu quả nhất
2 Tổng quan về xây dựng và triển khai dự án y tế
3 Phân tích được mối quan hệ trong việc thiết kế
và triển khai dự án
I Mở đầu
Hiện nay chúng ta đang chuyển đổi từ các hoạt động thương xuyên sang các hoạt động dự án, coi đó là phương thức hiệu quả để đạt được những điều chúng ta mong muốn Dự án thành công khi nó đạt được điều chúng ta mong mỏi Một dự án quốc tế được coi là thành công khi đáp ứng được những đòi hỏi của cả hai phía: cơ quan tài trợ và bên được tài trợ (quốc gia, ngành, địa phương ) Một trong những mối quan tâm hàng đầu của cơ quan tài trợ và những người quản lý dự án là vấn
đề "chi phí - hiệu quả" của dự án, cụ thể là sử dụng
Trang 14ngân sách sao cho có hiệu quả cao nhất Có nhiều cách
để giải quyết vấn đề này, trước hết những bên liên quan
chủ yếu đến dự án cần biết rõ kế hoạch dự án Những
người này (hoặc tổ chức) cần trả lời rõ những câu hỏi
sau: Mục tiêu dự án là gì? Làm thế nào để đạt được các
mục tiêu? Làm gì và khi nào làm việc đó? Những điều
kiện nào là cần và đủ để hoàn thành các mục tiêu ở
những cấp độ khác nhau?
Trong việc xây dựng và triển khai dự án, những
người thiết kế dự án cần hiểu rất rõ họ phải gì để đưa
những nội dung quan trọng này vào văn bản dự án để
giải quyết được vấn đề y tế đang nổi cộm và đáp ứng sự
mong muốn của các bên liên quan Trong tài liệu này sẽ
cung cấp những hướng dẫn chung nhất các bước chủ
yếu trong việc thiết kế xây dựng dự án, đồng thời cũng
nêu nên một số nội dung chủ yếu trong việc triển khai
hoạt động dự án nhằm hiện thực hoá những điều chúng
ta mong muốn trong kế hoạch dự án Tài liệu cũng cung
cấp một số nội dung về giám sát và đánh giá dự án để
phục vụ cho việc quản lý và triển khai các dự án y tế
II Thế nào là chương trình, Dự án
Thông thường chúng ta hoạt động theo kế hoạch
hàng năm hay nhiều năm, quy trình này thường lặp đi,
lặp lại và không có những thay đổi đột biến Để có
những thay đổi lớn chúng ta lập ra các chương trình, dự
án để tạo ra các thay đổi không thường xuyên Thay đổi
này có thể là thay đổi về cơ cấu tổ chức, về nguồn lực
hoặc văn hoá xã hội Cũng có thể là thay đổi về số
lượng, chất lượng sản phẩm hay thay đổi hành vi, mối quan hệ, ứng xử Hoạt động dự án là theo mô hình mới
đây là quá trình thay đổi đi lên của xã hội hiện đại Chương trình, dự án thường gắn với một sự thay đổi đột phá, như sơ đồ sau:
Dự ánHiện tại
Thay đổi
Tương lai
Chương trình là tập hợp nhiều dự án nhằm đạt được
mục tiêu chung đã được xác định Như vậy chương trình
là tập hợp các hoạt động có mục tiêu, hoặc tập hợp các
dự án để hướng đến mục tiêu định trước Chương trình
đôi khi còn gọi là đề án
Dự án là một chuỗi các hoạt động liên kết được tạo
ra nhằm đạt được một số kết quả nhất định trong phạm
vi ngân sách và thời gian xác định (dự án độc lập) Dự
án còn là một chuỗi các hoạt động được liên kết mật thiết với nhau đạt được mục tiêu nhất định để cùng hướng đạt tới mục tiêu chung trong một chương trình (các dự án trong chương trình)
Trong thực tế các khái niệm về chương trình, đề án
và dự án không phải lúc nào cũng phân biệt rạch ròi, nhiều khi người ta dùng từ dự án để chỉ chung cho cả ba khái niệm chương trình, đề án và dự án; như vậy sẽ những dự án rất lớn và cũng có dự án nhỏ
Trang 15khó khăn, dự án tăng cường năng lực quản lý thuốc
Trong tập tài liệu này chúng tôi dùng từ chương
trình, dự án được hiểu thống nhất theo khái niệm đã
nêu ở trên, để tiện sử dụng nhiều khi chỉ nói đến dự án
mà không nói tới chương trình hay đề án
III Đặc trưng của Dự án
Dự án khác các hoạt động thường xuyên ở chỗ nó có
mục tiêu cụ thể rõ ràng, có thời gian nhất định (có điểm
bắt đầu và kết thúc) Nguồn lực bị ràng buộc và đặc biệt
ngân sách được xác định trước Có địa điểm triển khai
thực hiện Sau khi dự án kết thúc các hoạt động dự án
được gắn vào hoạt động thường xuyên của tổ chức Tổ
chức của dự án chỉ là tạm thời và không tồn tại sau khi
dự án kết thúc Dự án chỉ là cơ hội để phát triển
IV Phân loại Dự án
Hiện nay trong ngành y tế thường có 2 loại: dự án
đầu tư xây dựng cơ bản và dự án hỗ trợ kỹ thuật
1999/ NĐ-CP) Trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản,
ngân sách chủ yếu dành cho việc xây dựng nhà, xưởng,
vỏ bao che, mua sắm, lắp đặt các trang thiết bị kỹ thuật
và đào tạo vận hành công nghệ được trang bị
Dự án hỗ trợ kỹ thuật: là dự án mà ngân sách chủ
yếu dành cho việc chuyển giao công nghệ, kiến thức, kinh nghiệm, phát triển nguồn nhân lực, thể chế , cung cấp yếu tố đầu vào về kỹ thuật để chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản Các dự án trong ngành y tế chủ yếu là hỗ trợ kỹ thuật Trong một số trường hợp một dự án y tế có lẫn cả việc đầu tư, xây dựng và hỗ trợ kỹ thuật
Ngoài ra tuỳ theo nguồn số vốn mà người ta còn phân loại các dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C, hiện nay ở Bộ Y tế đang áp dụng quy định là:
ư Dự án nhóm A là dự án có số vốn trên 200 tỷ đồng
ư Dự án nhóm B có số vốn dưới 200 tỷ đồng
ư Dự án nhóm C có số vốn dưới 7 tỷ đồng
Trang 16V thế nào là Quản lý dự án
Quản lý dự án là công việc còn tương đối mới đối với
chúng ta, việc quản lý bao gồm từ khâu tổ chức thiết kế
xây dựng kế hoạch dự án đến tổ chức triển khai thực
hiện và đánh giá kết thúc Chu trình quản lý dự án y tế
Song song với các hoạt động thường xuyên, hiện nay
ở ngành y tế còn có hoạt động theo các dự án Có dự án có
sự hỗ trợ quốc tế và có dự án không có sự hỗ trợ quốc tế Các dự án có sự hỗ trợ quốc tế như: dự án vốn vay của các tổ chức quốc tế ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển châu á (ADB) Các dự án viện trợ phát triển và viện trợ không hoàn lại của các nước và tổ chức phi chính phủ như WHO, UNICF, JICA, Hà Lan, HVO, Các dự án này thường là hỗ trợ kỹ thuật, vốn chủ yếu của quốc tế, tuy nhiên nước ta vẫn phải bỏ một
số vốn nhất định (vốn đối ứng)
Xác định dự án
Chưa xong Xong
Các chương trình, dự án sử dụng nguồn kinh phí trong nước như: chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình, chương trình giáo dục và đào tạo gồm có dự án tăng cường cơ sở vật chất các trường đại học, dự án tăng cường cơ sở vật chất các trường trung học chuyên nghiệp,
Thiết kế và lập kế hoạch dự án
Các chương trình, dự án dù kinh phí của quốc tế hay
sử dụng ngân sách trong nước, về cơ bản các bước trong xây dựng, triển khai thực hiện, đánh giá, cũng tương
tự như nhau Tuy nhiên quy trình xây dựng và thực hiện dự án có thể có những thay đổi tuỳ theo từng trường hợp cụ thể do yêu cầu của nhà tài trợ cho chương
trình, dự án
Kết thúc
Triển khai thực hiện
dự án
Trang 17Vi Những Nội dung chính trong việc xây
dựng và triển khai dự án
Xây dựng dự án, nhìn chung là công việc quan
trọng, khởi đầu cho một sự phát triển sau này Sau khi
xây dựng dự án là cả quá trình về thẩm định, bố trí
ngân sách và triển khai thực hiện Việc bắt đầu dự án
thường cần xem xét các bước trình bày dưới đây
1 Chuẩn bị xây dựng dự án
Công tác chuẩn bị bao gồm hàng loạt các công việc,
trong đó thu thập, phân tích thông tin là quan trọng với
1.2 Phân tích tình huống và xác định các vấn đề ưu tiên
Trước hết cần biết ta đang ở đâu, ta cần gì? Những
vấn đề y tế nào là đang nổi cộm mà chúng ta mong
muốn giải quyết Dựa trên việc phân tích tình huống
mà chúng ta cần xây dựng một cây vấn đề trên cơ sở những mối quan hệ nhân quả và xác định các vấn đề ưu tiên Vấn đề sức khoẻ ở đây được hiểu là sự tồn tại của tình trạng yếu kém trong một lĩnh vực nào đó Xác định những nguyên nhân chính gây ra vấn đề y tế bao gồm cả những yếu tố ngoài ngành y tế trên cơ sở những bằng chứng rút ra từ số liệu thu thập được Sau đó liên kết các vấn đề với nhau theo các mối quan hệ nhân quả để xây dựng "cây vấn đề"
1.3 Phân tích các bên liên quan dự án
Các bên liên quan là bất cứ nhóm hoặc cá nhân, tổ chức nào quan tâm đến kết quả của dự án Chúng ta cần xác định những lợi ích dự án mang lại cho các bên liên quan, mối quan hệ giữa các nhóm chủ yếu có thể gây ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa họ và cũng như việc thực hiện
dự án Phân tích mối quan tâm của các bên liên quan Việc phân tích cần tập trung cần vào những nhóm được hưởng nhiều lợi ích và các cơ quan thực hiện dự án
2 Thiết kế dự án: gồm các bước chính sau đây:
2.1 Xác định mục tiêu
Sau khi phân tích vấn đề chúng ta có thể xây dựng một cây mục tiêu bằng cách chuyển các vấn đề thành mục tiêu và xếp đặt chúng theo thứ tự phù hợp với mối quan hệ nhân quả
Cây mục tiêu cho thấy các mục tiêu ở mức độ khác nhau đối với các bên liên quan trong dự án Các nhánh
Trang 18của cây thể hiện những nhóm mục tiêu liên quan đến
nhau Chúng ta có thể lựa chọn xem dự án sẽ tập trung
vào nhóm nào và nhóm nào nằm ngoài tầm kiểm soát
của dự án Mục tiêu có nhiều cấp mục tiêu: mục tiêu
tổng quát và các mục tiêu cụ thể của từng nội dung Khi
xây dựng mục tiêu cần chú ý để tránh lẫn lộn giữa các
mục tiêu cụ thể và các mục tiêu có tính chất phát triển
2.2 Xác định đầu ra và hoạt động của dự án
Để đạt được các mục tiêu cụ thể của dự án người ta
phải cung ứng một số dịch vụ, trong đó có những dịch
vụ do dự án cung cấp, những dịch vụ này được gọi là
"đầu ra" Đầu ra là những sản phẩm do dự án tạo ra và
có thể xác định được từ cây mục tiêu
Để đạt được một mục tiêu cần hoàn thành một số
đầu ra Chúng ta có thể xác định đầu ra trên cơ sở
những mục tiêu ở cấp độ trực tiếp dẫn đến mục tiêu của
dự án
Để tạo ra được một đầu ra phải thực hiện một hay
một số hoạt động Các hoạt động này được xác định trên
cơ sở các đầu ra Những đầu ra mà chúng ta không kiểm
soát được thì không đưa vào kế hoạch Xây dựng các
hoạt động của dự án cần chú ý đến điều kiện nguồn lực
để thực hiện được hoạt động đó và chỉ rõ hoạt động được
thực hiện vào lúc nào Bảng tiến độ hoạt động của dự án
và tiến độ giải ngân của dự án được xem như đặc trưng
của dự án Một số dự án hỗ trợ quốc tế, những kế hoạch
về nhu cầu chuyên gia luôn có vai trò quan trọng cho dự
được gì (để thực hiện mục tiêu một cấp nào đó) Xây dựng chỉ số đánh giá người ta phải sử dụng các số liệu
điều tra có thể được thu thập vào các giai đoạn khác nhau: Trước khi thực hiện dự án, trong quá trình thực hiện hoặc sau khi kết thúc dự án, tuỳ thuộc vào mục tiêu cụ thể Khi nêu chỉ số cần có bằng chứng cho thấy chỉ số đó được xác định theo căn cứ nào Việc đánh giá cần được đưa vào kế hoạch ngay từ khi thiết kế, có thể
đánh giá vào giữa kỳ hoặc đánh giá khi kết thúc dự án Chúng ta phải phải xác định chỉ số và kế hoạch đánh giá ngay khi thiết kế dự án
2.4 Xác định các giả định và rủi ro
Giả định là những yếu tố hoặc điều kiện quan trọng
để đạt được các mục tiêu của dự án nhưng lại nằm ngoài
sự kiểm soát của dự án Rủi ro là các thông điệp, tài liệu
về giáo dục sức khoẻ không phù hợp với phong tục, tập quán của nhân dân địa phương Khi thiết kế dự án chúng
ta phải tính đến tất cả các giả định và rủi ro cũng như tầm quan trọng của chúng đối với dự án để có thể quản lý chúng sao cho giả định xảy ra và rủi ro bị hạn chế
Trang 193 Thẩm định và phê duyệt dự án
Mục đích của thẩm định dự án là để quản lý tốt việc
chuẩn bị đầu tư cho dự án và ra quyết định hoặc cấp
giấy phép đầu tư
Không thẩm định và phê duyệt dự án không thể bắt
đầu hoạt động được Tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều
người ít chú ý đến việc này, do đó không thực hiện được
các yêu cầu thẩm định, làm cho quá trình này kéo dài
Thẩm định dự án là một quá trình đòi hỏi thời gian
Các tài liệu dự án phải được chuẩn bị đầy đủ, người lập
kế hoạch hoặc quản lý có thể phải bàn bạc hoặc đàm
phán, thoả thuận với nhiều người liên quan ở các cấp
khác nhau, do đó đòi hỏi có những kỹ năng nhất định
Dự án sau khi thẩm định cần được thông báo công khai,
trong khu vực triển khai dự án để tìm kiếm sự đồng
tình ủng hộ trong việc triển khai sau này
4 Triển khai thực hiện dự án
Đây là khâu then chốt để cải tạo và thay đổi nhằm
đạt được điều ta mong muốn Việc triển khai các hoạt
động dự án bao gồm tổ chức và bố trí nhân lực cho dự
án, triển khai các hoạt động dự án theo kế hoạch đã
vạch ra Việc triển khai dự án đòi hỏi cán bộ dự án phải
nhiệt tình, có trách nhiệm, biết tổ chức và thực hiện
từng hoạt động sao cho đúng các quy định và có hiệu
quả nhất Cán bộ dự án cần có những năng lực nhất
định (năng lực dự án) như năng lực làm việc nhóm, làm
việc với chuyên gia, khả năng ngoại ngữ, vi tính, giao
tiếp, viết báo cáo, tổ chức hội thảo
Trong quá trình triển khai dự án, việc quản lý tài chính, hàng hoá, trang thiết bị là những công việc quan trọng, quyết định sự thành bại dự án của chúng ta Cần lưu ý rằng khi triển khai những dự án có hỗ trợ quốc tế, những hoạt động có chuyên gia luôn luôn là những ưu tiên cao của nhà tài trợ
5 Kiểm tra, giám sát đánh giá và kết thúc dự án
Kiểm tra giám sát các hoạt động dự án nhằm đưa dự
án đi đúng và đạt được mục tiêu mong muốn quá trình kiểm tra, giám sát giúp đẩy nhanh tiến độ giải ngân của
dự án, tiến độ thực hiện các hoạt động dự án kịp thời uốn nắn để dự án đi đúng mục tiêu mà chúng ta đã thiết kế, xây dựng Việc đánh giá dự án giúp cho các nhà quản lý lãnh đạo nhìn nhận được điểm mạnh và yếu của hệ thống và kịp thời phát hiện, điều chỉnh dự
án nhằm làm cho có hiệu quả cao nhất với nguồn lực đã
có Đánh giá giữa kỳ tập trung vào việc xém xét dự án
đã làm được gì, có khó khăn hoặc có cần điều chỉnh gì không Nếu cần thiết có thể đề xuất xin điều chỉnh hoạt
động, điều chỉnh kinh phí của dự án, thậm chí có thể
điều chỉnh cả một phần mục tiêu dự án
Đánh giá kết thúc tập trung vào các lĩnh vực sau: sự phù hợp, hiệu quả, tác động, tính bền vững của dự án, việc đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu dự án đã đặt ra
từ ban đầu Khi đánh giá dự án người quản lý hoặc các chuyên gia đánh giá cần giải thích các nguyên nhân hoặc yếu tố dẫn đến thành công hoặc thất bại của dự
án, đồng thời nêu các kinh nghiệm hoặc bài học rút ra
Trang 20từ dự án Đánh giá kết thúc dự án cần xem xét toàn
diện các vấn đề y tế mà dự án đã giải quyết, tìm ra
những tồn tại yếu kém để kịp thời có phương án mới, có
thể sẽ đưa ra các dự án mới nhằm khắc phục yếu kém
để đưa ngành y tế phát triển phục vụ tốt hơn bảo vệ sức
khoẻ nhân dân
Bài tập Tình huống (Scenario)
Trong tập tài liệu này còn đưa ra một phương pháp
nghiên cứu và học tập mới Học tập theo tình huống
(Scenario) Đây là một phương pháp học tập hiện đại
trên thế giới Mô hình về y tế huyện Mê Lĩnh được đưa
ra như là một ví dụ cụ thể về tình hình y tế của một
huyện cùng những định hướng của cơ quan quản lý và
nhà tài trợ Trên cơ sở đó, khi nghiên cứu và học tập
việc xây dựng và triển khai dự án y tế các giảng viên và
học viên có thể sử dụng nó như một kịch bản để thảo
luận, hay làm việc theo nhóm trong quá trình học tập
và thực hành xây dựng dự án
Trong phần này còn có hướng dẫn cách xây dựng dự
án, có đưa ra các mẫu về dự án của Bộ Y tế, của một số
tổ chức quốc tế Học viên có thể tự xây dựng được dự án
y tế trong bối cảnh cụ thể của huyện Mê Lĩnh, đồng thời
cũng có một số gợi ý về kế hoạch cho việc điều tra thu
thập số liệu ở huyện và phương pháp làm việc nhóm
I Tầm quan trọng của thông tin trong xây dựng dự án
Khi xây dựng các dự án y tế, việc quan trọng chúng
ta phải có đủ thông tin trong phạm vị chúng ta đang quan tâm, thông tin ở các lĩnh vực chuyên môn y tế và những thông tin chung khác Ví dụ như trong phạm vi y
tế một huyện chúng ta cần những thông tin về bệnh tật, thông tin về tuổi thọ, thông tin về dân số, các thông tin thuộc trong lĩnh vực dịch vụ y tế, về khám chữa bệnh, khả năng tài chính nói chung và khả năng chi trả cho
Trang 21việc khám chữa bệnh của dân nói riêng Những vấn đề
khác như địa lý, thời tiết, văn hoá, tập tục , các chủ
trương, định hướng phát triển của chính quyền địa
phương và ngành, các nhà tài trợ, đều liên quan trực tiếp
hoặc gián tiếp đến việc xây dựng dự án của chúng ta
Khi tìm được đầy đủ thông tin, chúng ta sẽ yên tâm
xây dựng dự án một cách khoa học và đi trúng vào
những vấn đề y tế bức xúc nhất mà nhiều người quan
tâm, dự án chúng ta xây dựng sẽ khả thi hơn và thuận
lợi hơn cho việc triển khai thực hiện sau này
II.Các nguồn thông tin cho dự án y tế
chăm sóc sức khoẻ nhân dân và chính sách quốc gia về
thuốc Nghị định 35/2001-QĐ-TTg về phê duyệt chiến
lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn
đến 2010, Các thông tư chỉ thị các văn bản chỉ đạo, các
kế hoạch, quy hoạch ngành của Bộ y tế,
2 Thông tin về định hướng phát triển ở địa phương
Khi xây dựng các dự án y tế ở các địa phương chúng
ta cần tìm kiếm và thu thập các thông tin có tính chất
định hướng phát triển của địa phương về kinh tế xã hội nói chung và trong lĩnh vực y tế nói riêng Đó là các
định hướng phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn sắp tới Đó là các báo cáo đánh giá, các nhận xét của tỉnh, thành phố trong các lĩnh vực y tế, dân số, giáo dục để làm cơ sở cho việc xây dựng các dự án y tế
3 Quan điểm và tiêu chí của nhà tài trợ
Dự án y tế chúng ta sẽ xây dựng có thể thành hiện thực không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó vấn đề tài chính luôn là vấn đề hàng đầu, để có kinh phí cho dự án chúng ta cần quan tâm đến quan điểm
và tiêu chí của các nhà tài trợ Khi mục tiêu của dự án
y tế mà ta xây dựng theo đúng tiêu chí của các nhà tài trợ khi đó chúng ta dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm ngân sách để triển khai dự án Các nhà tài trợ mà mà chúng ta quan tâm cho dự án ở trong nước và quốc tế bao gồm các tổ chức quốc tế, Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và cá nhân (xem thêm bài các bên liên quan trong cuốn sách này)
4 Tìm kiếm,thu thập thông tin cho dự án y tế
Để bắt tay vào xây dựng dự án chúng ta cần có các thông tin như:
ư Số liệu thống kê chính thức của ngành y tế và Quốc gia: thông qua niên giám thống kê y tế hàng năm của Bộ Y tế, niên giám thống kê quốc gia của Tổng cục thống kê
ư Số liệu trong Điều tra y tế quốc gia của Bộ Y tế
Trang 22ư Số liệu y tế của các tổ chức quốc tế: như Ngân
hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu á
(ADB), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), và báo cáo
của các tổ chức quốc tế khác đang hoạt động tại
Việt Nam
ư Các số liệu thống kê nhà nước đã công bố trên các
báo cáo, chính thức của ngành, địa phương
ư Các báo cáo của các địa phương, của các cơ sở
trong ngành y tế như sở y tế, trung tâm y tế, các
bệnh viện, trạm y tế
ư Các báo cáo đánh giá của các chương trình dự án
y tế đã và đang triển khai thực hiện
ư ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực
chuyên môn thông qua các báo cáo điều tra, đánh
giá, khảo sát đã của hoạt động quản lý nhà nước,
hoạt động quản lý các chương trình, dự án
ư Ngoài ra các thông tin của dự án còn thu thập
được qua các cuộc điều tra theo mục tiêu chuyên
biệt để xây dựng dự án
III Điều tra thu thập thông tin để xây
dựng dự án
Khi xây dựng những dự án y tế đặc biệt là những dự
án lớn hay dự án có viện trợ quốc tế, thông thường
những số liệu có sẵn chưa đủ để xây dựng một dự án
để lấy thông tin, có thể thông qua các cuộc đi thực tế, cũng có thể kết hợp trong các cuộc khảo sát để phỏng vấn để lấy số liệu, có thể dùng hình thức lấy ý kiến chuyên gia, ý kiến của các nhà quản lý, các thông tin thu
được qua các cuộc đi thực tế, khảo sát chủ yếu là định tính tuy nhiên rất hữu ích cho ta khi xây dựng dự án Khi muốn xây dựng dự án có tính chất bài bản hơn, chúng ta phải có cuộc điều tra để có đủ số liệu với độ tin cậy cao Điều tra y tế là một lĩnh vực chuyên môn sâu (cần tìm đọc thêm ở các tài liệu khác), ở đây chỉ nêu sơ lược những nét chính của một cuộc điều tra để thu thập thông tin mà những người làm công tác quản lý dự án cần biết
1 Những vấn đề cơ bản của cuộc điều tra
1.1 Mục tiêu của cuộc điều tra: vấn đề quan trọng đầu
tiên của cuộc điều tra là xác định mục tiêu Mục tiêu
điều tra là quy định rõ điều tra nhằm tìm hiểu vấn đề gì, phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu nào, vì bất kỳ hiện tượng kinh tế, xã hội nào cũng có thể quan sát tư nhiều khía cạnh khác nhau mà ta không thể và cũng không cần điều tra tất cả các mặt của nó Mục tiêu điều tra rõ
Trang 23ràng sẽ tạo điều kiện cho việc thu thập số liệu đầy đủ,
hợp lý tránh lãng phí và đáp ứng được nhu cầu để xây
dựng dự án
1.2 Xác định đối tượng và phạm vi điều tra, đơn vị điều tra
ư Xác định đối tượng điều tra là quy định rõ phạm
vi của nghiên cứu Cần phải căn cứ vào mục tiêu
điều tra để xác định đúng đối tượng điều tra Cần
đưa ra một số tiêu chí để phân biệt hiện tượng ta
đang nghiên cứu và hiện tượng có liên quan Ví
dụ trong cuộc điều tra về "Bác sĩ xã "để xây dựng
dự án cung cấp các bác sĩ cho trạm y tế xã, đối
tượng điều tra được xác định là bác sĩ đang công
tác tại trạm y tế xã Tuy nhiên cần phân biệt rõ
"bác sĩ xã" với bác sĩ đang công tác tại trạm y tế
tránh tình trạng trùng lặp hoặc bỏ sót vì bác sỹ
đang công tác tại xã có thể là bác sĩ tư nhân hay
bác sỹ được biệt phái từ trung tâm y tế huyện
xuống làm việc
ư Đơn vị được điều tra là đơn vị thuộc đối tượng
điều tra Đơn vị điều tra là nơi phát sinh ra các số
liệu ban đầu cần thu thập trong một cuộc điều
tra Đơn vị điều tra có thể thay đổi tuỳ theo mục
tiêu của cuộc điều tra, chẳng hạn khi điều tra về
sự bố trí cán bộ trong các khoa phòng thì đơn vị
điều tra là từng khoa phòng nhưng nếu khi
nghiên cứu chất lượng cán bộ thì đơn vị điều tra
là từng người cán bộ
1.3 Nội dung điều tra: Phải chỉ rõ cuộc điều tra cần thu
thập những thông tin nào, phải xác định rõ được nội dung của điều tra Nội dung điều tra là mục lục các tiêu thức cần thu thập trên các đơn vị điều tra Các tiêu thức này cần được diễn đạt thành những câu hỏi ngắn gọn,
rõ ràng Nội dung điều tra phải căn cứ vào mục tiêu cuộc điều tra Mục tiêu điều tra càng lớn thì nội dung
điều tra càng nhiều Mặt khác phải xem xét giữa nhu cầu và khả năng làm sao vừa đáp ứng được nhu cầu chủ yếu vừa phù hợp với chi phí về tài chính và thời gian Nội dung điều tra còn bao gồm những tiêu thức có liên quan để tạo cho việc kiểm tra dễ dàng tính chất chính xác của câu trả lời Ví dụ: năm tốt nghiệp đại học có liên quan với thâm niên công tác, tuổi đời có liên quan đến học vấn v.v
1.4 Thời điểm điều tra: thường chúng ta làm cuộc điều
tra cắt ngang (cross sectional) vì vậy mốc thời gian phải
được quy định thống nhất Ví dụ trong cuộc điều tra về
sự bố trí cán bộ trong các bệnh viện tuyến huyện đã hợp
lý chưa, quy định thời gian điều tra vào 31/6/2004 thì tất cả các bệnh viện huyện được điều tra và số liệu là tính
đến ngày 31/6/2004 Thời điểm điều tra phải được xác
định thích hợp và thuận tiện cho cuộc điều tra Thường chọn vào thời điểm mà hiện tượng ít biến động nhất
1.5 Biểu mẫu điều tra: bảng lập theo một mẫu quy định
thống nhất để ghi số liệu ban đầu thu thập từ các đơn vị
được điều tra Biểu mẫu điều tra có thể là biểu thu thập
số liệu chung nhiều đơn vị, cũng có thể là phiếu câu hỏi
Trang 24để thu thập số liệu của từng đơn vị điều tra Người ta
thường dùng chương trình máy tính Epi-info để xây
dựng biểu mẫu điều tra
2 Phương pháp điều tra
Có hai loại điều tra là điều tra toàn bộ và điều tra
không toàn bộ Điều tra toàn bộ là tiến hành thu thập
toàn bộ các thông tin của cuộc điều tra ở tất cả các đơn
vị không bỏ sót một đơn vị nào Điều tra không toàn bộ
gồm: điều tra chọn mẫu, điều tra điển hình, điều tra
trọng điểm và điều tra cá biệt Điều tra không toàn bộ
là tiến hành thu thập thông tin ở một số đơn vị của tổng
thể nghiên cứu, những đơn vị này phải thoả mãn một
trong những nhu cầu nhất định Mục tiêu của điều tra
không toàn bộ là để có tài liệu làm căn cứ nhất định
hoặc tính toán suy rộng ra các đặc điểm của tổng thể
nghiên cứu Khi cần điều tra để xây dựng các dự án y tế,
thông thường người ta hay tiền hành điều tra chọn mẫu
vì nó có nhiều thuận lợi như: cỡ mẫu điều tra ít, tiến
hành sẽ nhanh hơn và thu thập được nhiều thông tin
chi tiết hơn, thậm chí còn hạn chế được nhiều sai sót do
ghi chép và tiết kiệm được nhiều nhân tài vật lực
Đối với việc thu thập thông tin của ngành y tế
thường là điều tra chọn mẫu Điều tra chọn mẫu bao
gồm các phương pháp sau:
2.1 Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn thuần (Simple
random): được tiến hành theo phương pháp bằng cách
rút thăm hay quay sổ số Ví dụ: điều tra nhân lực của
các bệnh viện Ta sắp xếp tất cả các bệnh viện trong cả
nước sau đó rút thăm 5% bệnh viện sẽ tiến hành điều tra (hạn chế là nếu như kết quả rút thăm phần đông là bệnh viện tỉnh và trung ương, sẽ không đại diện cho các
bệnh viện trong cả nước) 2.2 Chọn mẫu kiểu máy móc: phương pháp này tương
đối đơn giản vì các đơn vị tổng thể được liệt kê theo thứ
tự nào đó chẳng hạn theo chữ cái đầu tiên của đơn vị
điều tra, thứ tự địa chỉ hay quy mô từ nhỏ đến lớn v.v sau đó cứ một khoảng cách nhất định chọn ra một đơn
vị điều tra, ta có thể chọn khoảng cách 5,10,15 tuỳ theo số mẫu ta cần chọn
2.3 Chọn phân loại, còn gọi là chọn phân tầng (stratefy):
trước hết chia tổng thể chung thành các nhóm có tính chất khác nhau theo một tiêu thức nào đó có liên quan
đến tiêu thức điều tra Sau đó từ mỗi nhóm rút ra theo cách chọn ngẫu nhiên đơn thuần hoặc máy móc, số đơn
vị mẫu thường tỷ lệ thuận với tỷ trọng của nhóm trong tổng thể chung
2.4 Chọn cả khối, còn gọi là chọn cả chùm (Clutter):
mỗi lần không chỉ chọn một mà chọn cả khối (nhóm) nhiều đơn vị để có thể tiến hành điều tra toàn bộ khối đó
3 Xử lý kết quả điều tra
Sau khi kết thúc một cuộc điều tra, việc xử lý kết quả điều tra là rất quan trọng vì điều tra và lấy được số liệu đúng chính xác còn cần phải xử lý số liệu đúng thì
số liệu đó mới có gía trị sử dụng cho việc thiết kế, xây dựng kế hoạch dự án y tế Các công việc cần làm là:
Trang 253.1 Kiểm kê toàn bộ các mẫu điều tra: cần kiểm kê
ngay các mẫu điều tra đã thu thập được sau điều tra:
phải xem đã thu thập được bao nhiêu mẫu số 1, bao
nhiêu mẫu số 2, mẫu số 3, đối chiếu với kế hoạch điều
tra để xem các mẫu đó có đầy đủ và đúng theo dự kiến
đã đặt ra hay không
3.2 Phân loại các loại phiếu đã thu thập được: việc
phân loại phiếu là do yêu cầu của từng cuộc điều tra
Phân loại phiếu có thể là dựa trên số thứ tự của mẫu đã
thu thập được để xem các số liệu có đủ, đúng như dự
kiến không ? Cần xem thêm và kiểm tra xem số liệu dã
thu thập có hợp lý không, nếu không thì cần chính xác
lại các số liệu trước khi đưa vào xử lý bằng cách hỏi lại
các bộ đi điều tra thậm chí gọi điện hỏi lại cơ sở
3.3 Xử lý số liệu điều tra: sau khi kiểm kê, phân loại
các phiếu đã thu thập, ta tiến hành xử lý kết quả điều
tra, việc xử lý kết quả có thể dùng tính toán đơn giản
bằng các phép tính thông thường Trên máy tính thường
dùng các chương trình như: Epi-info, SPSS, Excel v.v
Xử lý bằng mày tính trước hết phải lập chương trình
cho máy tính, sau đó nhập số liệu điều tra và cuối cùng
là rút kết quả sau khi máy tính đã xử lý
4 Viết báo cáo và sử dụng kết quả điều tra cho dự án
Báo cáo tổng kết cuộc điều tra nên chuẩn bị dàn bài
trước theo mục tiêu của cuộc điều tra Không nên xử lý
số liệu điều tra xong rồi mới đưa ra dàn bài cho báo cáo
điều tra, vì như vậy sẽ bị động Báo cáo cần hướng vào
mục tiêu chính của cuộc điều tra, phải khách quan dựa trên cơ sở của kết quả điều tra sau xử lý số liệu Báo cáo cần đưa ra được các nhận xét sau khi xử lý số liệu
điều tra và đưa ra các khuyến nghị Những khuyến nghị sau điều tra đặc biệt là những tồn tại, khó khăn
là cơ sở để phân tích vấn đề, lập cây vấn đề sẽ phục vụ
cho việc xác định, thiết kế và xây dựng các dự án y tế khoa học, khả thi
Bài tập tình huống ở Huyện Mê Lĩnh
Trong phần cuối của tập tài liệu này, có đưa ra kịch bản về tình huống: “huyện Mê Lĩnh”, trong tình huống
đó đã đưa ra một số thông tin về tình hình y tế của huyện, một số định hướng của ngành và địa phương, tuy nhiên những thông tin đó có thể chưa đủ để xây dựng
dự án nên có gợi ý về việc đi thực tế để thu thập số liệu Khi nghiên cứu, thảo luận để xây dựng dự án, các bạn
có thể đưa ra một cuộc khảo sát, điều tra nhanh để có thêm thông tin phục vụ cho việc xây dựng dự án
Trang 262 Phân tích được về những bên liên quan và quan
tâm của họ để áp dụng vào triển khai dự án
3 Hiểu được một số khái niệm về nhà tài trợ và
dự án hỗ trợ quốc tế
4 Hiểu được một số vấn đề giao tiếp và xây dựng
năng lực để làm việc tốt ở một dự án
I khái niệm Các bên liên quan dự án
Các bên liên quan dự án là tất cả những nhóm người
quan tâm đến kết quả đầu ra của dự án Có nhiều nhóm
người quan tâm đến dự án như:
a Cơ quan quản lý ở Trung ương: thủ tướng, các bộ
và cơ quan ngang bộ như: Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch Đầu tư,
Bộ Tài chính
b Các cơ quan quản lý địa phương: Chủ tịch UBND,
Hội đồng nhân dân các cấp: Tỉnh/Thành phố, Huyện,
Xã, hay các sở y tế, sở Tài chính, sở Kế hoạch, Các Phòng y tế huyện, quận
c Nhóm người quan tâm nhất và được hưởng lợi của
dự án: khi xây dựng dự án chúng ta cần xem xét đối tượng chính (nhóm đích) mà chúng ta mong muốn ở kết
quả của dự án mà chúng ta đang xây dựng Ví dụ trong
dự án cung cấp nước sạch cho vùng đồng bằng sông Hồng, thì đối tượng chính là những bà con nông dân, những người nghèo khó ở vùng đồng bằng sông Hồng
được sử dụng nước sạch, đó là đối tượng mà dự án cần quan tâm nhất và chính họ là nhóm người được thụ hưởng những lợi ích mà dự án mang lại
d Những nhà tài trợ cho dự án: là các tổ chức quốc tế,
các nước, các cá nhân nước ngoài và cả các tổ chức, cá nhân trong nước
e Những người trung gian: là những nhóm người
trung gian, ở giữa những nhà tài trợ và những người nhận viện trợ Họ giúp làm dự án, Họ thuyết phục xin viện trợ cho dự án, có thể làm cả việc triển khai dự án,
họ được hưởng lợi qua công việc của dự án Những người trung gian có thể là các trường đại học, viện nghiên cứu, các công ty, hay các cá nhân
II mối quan tâm của các bên liên quan dự án
1 Những người làm ra chính sách
ư Bộ Y tế: vì trách nhiệm phải chăm lo đến sự nghiệp y tế nên Bộ Y tế là người quan tâm nhất
đến các dự án y tế vì trực tiếp mang lại kết quả của ngành
Trang 27ư Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành chú ý đến
mối quan tâm chung cho tình hình phát triển đất
nước Do khả năng tài chính có hạn nên sẽ hỗ trợ
nhiều cho công tác điều hành chung quốc gia
giảm nhẹ tỷ lệ chi ngân sách (tỷ lệ chi ngân sách
hiện chưa đáp ứng nhu cầu của công tác chăm sóc
sức khoẻ nhân dân, Các dự án do hỗ trợ quốc tế
đã đóng góp khoản lớn ngân sách cho y tế (khoảng
gần 20% tổng chi ngân sách y tế - số liệu năm
1998) Bên cạch các dự án có sự hỗ trợ quốc tế, các
dự án dùng kinh phí trong nước thường sử dụng
nguồn lực có hiệu quả và luôn tạo ra những đột
phá phát triển
ư ở địa phương: các sở y tế và phòng y tế là các đơn
vị trực tiếp chịu trách nhiệm về vấn đề sức khoẻ
cho nhân dân trong tỉnh, thành phố và huyện,
quận nên cũng đặc biệt quan tâm, UBND các
tỉnh, các sở ban ngành vì trách nhiệm chung nên
hết sức ủng hộ các dự án y tế cho tỉnh mình Các
tổ chức quần chúng xã hội, đoàn thể cũng quan
tâm đến các dự án y tế vì nó mang lại quyền lợi
sát thực cho địa phương của họ
2 Nhóm đích (Target group)
Là những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi vấn đề y
tế mà ta mong muốn giải quyết Những người này ở bản
địa và có thể được lợi khi dự án triển khai Trong bất cứ
khu vực hay "cộng đồng" nào cũng rất cần quan tâm
đến các nhóm người được tiếp cận khác nhau đến nguồn
lực và cơ hội phát triển Một số người hay nhóm người
được hưởng lợi nhiều hơn do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội đã tồn tại và số khác thì không được như vậy Vì vậy khi chọn dự án cụ thể để can thiệp, chúng ta cần tính đến một nhóm sẽ có cơ hội tốt và nhóm khác có nguy cơ bị hại Các chính sách thông qua dự án cần phát huy được sự ủng hộ cao nhất Các cặp nhóm người cần đặc biệt quan tâm khi xây dựng dự án y tế là: nam-nữ, giàu-nghèo, trẻ-già, thành thị-nông thôn, nông dân-thương gia… Để dự án thành công cần chú ý đến làm sao cho nhóm người như nữ, nghèo, nông thôn được hưởng quyền lợi và có cơ hội tốt hơn Kinh nghiệm cho thấy với những dự án có hỗ trợ quốc tế song phương, thì thông thường Chính phủ của nước viện trợ và nước nhận viện trợ là các bên liên quan đầu tiên cần xem xét Việc phân tích vai trò, sự quan tâm và khả năng tham gia là rất quan trọng trong việc xây dựng và triển khai dự án
3 Nhà tài trợ
ư Có thể là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước như: tổ chức quốc tế đa phương, tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ, các cá nhân, các nhà hảo tâm,
ư Tại sao họ lại tài trợ:
+ Những nhà tài trợ cho các dự án y tế có thể họ có
động cơ nhân đạo, mong muốn mọi người được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn Cũng có những người vì rất giàu có nên họ muốn làm công tác nhân
đạo, vì lòng yêu thương đồng loại nên tìm kiếm các dự án có tính chất nhân đạo để viện trợ
Trang 28+ Đối với một số tổ chức cá nhân, theo luật pháp,
chính sách của các nước họ đang sống họ sẵn sàng
tài trợ cho nước nghèo, cho những dự án y tế, giáo
dục vì ngoài việc mang lại ý nghĩa nhân đạo họ
còn được giảm thuế thu nhập ở chính quốc đồng
thời tạo ra cho mình những hình ảnh đẹp, hình
ảnh những người tử tế phục vụ cho các mục tiêu
chính trị khác
+ Một số quốc gia giàu, nhà nước còn có chính sách
viện trợ phát triển với tỷ lệ nhất định vì để xác
định vai trò của nước mình trên trường quốc tế,
tuy nhiên nhiều nước gắn viện trợ với một số điều
kiện nhất định như: để tạo công ăn việc làm cho
dân nước mình, muốn tạo việc làm cho người
chính quốc, đôi khi có nước còn gắn với điều kiện
chính trị
+ Cũng còn một nguyên nhân sâu xa khác khi một
tổ chức chi tiền viện trợ có thể chỉ vì muốn chuyển
tiền đi, rửa tiền
4.Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và trung gian
ư Các tổ chức NGOs quốc tế: Họ quan tâm chủ yếu
vì nhân đạo, bên cạnh đó cũng có thể vì việc làm
ư Các tổ chức Hội trong nước: như Tổng hội Y dược
học, Hội chữ thập đỏ, Hội điều dưỡng, Hội Tim
Mạch, Các tổ chức này quan tâm vì vấn đề nhân
đạo và vì vấn đề phát triển riêng của ngành hay
ta đề nghị giải pháp can thiệp cần thiết cho dự án được
đầu tư và triển khai Có nhiều kiểu phân tích các bên liên quan, ví dụ sau là hai kiểu phân tích các bên liên quan, ta
Khả năng/ vận
động để giải quyết vấn đề
dự án
Quan hệ với những người liên quan khác
Tác động dương tính (hữu ích)
Tác động
âm tính (chi phí)
Tổng hợp tác động
1
2
Trang 29Khi phân tích đặc biệt quan tâm đến nhóm đích,
nhóm người được hưởng lợi khi dự án được triển khai
thực hiện và nhóm người có khả năng tài trợ hoặc tìm
được nguồn tài trợ cho dự án
2 Làm cho các mối quan tâm của các bên liên quan
gặp nhau
Chúng ta đã biết mỗi bên liên quan dự án có mối
quan tâm riêng của họ và đôi khi rất khác nhau, vì vậy
người cán bộ y tế phải biết làm sao để cho các mối quan
tâm của họ gần nhau và có thể gặp nhau ở dự án của
chúng ta
ư Trước hết phải biết ta muốn gì ? Ta cần giải quyết
vấn đề gì về y tế của địa phương, chúng ta cũng có
rất nhiều việc muốn giải quyết ngay nhưng không
có đủ nguồn lực, vì vậy trong giai đoạn này chọn
ra một số lĩnh vực ưu tiên cho y tế địa phương
mình để tìm nguồn lực giải quyết
ư Sau đó xem đến các nhà quản lý quản lý muốn gì?
chúng ta cũng có thể lập lên danh mục một số
lĩnh vực hay vấn đề y tế nổi cộm nào mà các nhà
quản lý đang quan tâm và mong muốn giải quyết:
Chính quyền các cấp thường mong muốn nhân
dân khu vực mình phụ trách được chăm sóc y tế
tốt hơn, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết giảm giải
quyết được các trường hợp phức tạp đòi hỏi kỹ
thuật cao (như mổ tim, ghép phủ tạng) hay tỷ lệ
cán bộ y tế cao so với khu vực khác Bên cạnh đó
cũng còn nhiều việc quan tâm như xoá đói giảm
nghèo, mở trường dạy học, phát triển kinh tế, Tuy nhiên vì ngân sách hạn chế nên phải lựa chọn ưu tiên Lĩnh vực y tế có phải là ưu tiên hàng đầu của địa phương tại thời điểm này không? hay các nhà quản lý đang lựa chọn ưu tiên cho các lĩnh vực khác?,
ư Tìm hiểu và kêu gọi đầu tư, viện trợ từ phía các
nhà tài trợ: thông thường mỗi nhà tài trợ có mối quan tâm riêng, chúng ta cần tìm hiểu kỹ xem họ quan tâm đến những vấn đề gì, không phải mọi lĩnh vực y tế họ đều quan tâm và việc quan tâm của họ cũng tuỳ thuộc và thời điểm thời gian nhất
định Vì vậy lúc nào thích hợp nhất để chúng ta
đặt vấn đề về đầu tư hay viện trợ cho y tế?
Các nhà tài trợ thông thường muốn một khoản ngân sách nhất định sẽ có tác dụng rộng, ảnh hưởng lâu dài
và có thể trực tiếp đến vùng họ cho là khó khăn nhất Vì vậy những chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, thường có nhiều nhà tài trợ muốn được viện trợ Những chương trình thuộc kỹ thuật cao hay xây dựng những bệnh viện
đắt tiền thường có ít người muốn tài trợ Việc lựa chọn vấn đề y tế nào xin viện trợ, vấn đề nào kêu gọi hợp tác
đầu tư để cùng hưởng lợi là tuỳ thuộc vào tài năng, nghệ thuật của các nhà quản lý y tế
ư Tìm hiểu mối quan tâm nhất của nhân dân khu vực mà dự án định triển khai, xem họ có thật sự mong muốn điều chúng ta đưa đến không? Mối quan tâm hàng đầu của họ là gì? vì họ là những
Trang 30người trực tiếp hưởng thụ thành quả của dự án
Ví dụ nhân dân ở một thành phố có thật sự quan
tâm đến dự án màn tẩm thuốc chống muỗi sốt rét
hay họ mong muốn dự án y tế gì khác v.v
3 Các nguồn tài chính cho dự án
ư Chính phủ trong nước (Trung ương hay tỉnh,
huyện, xã): hiện nay ở các dự án trong nước
nguồn ngân sách chủ yếu là của Chính phủ có thể
là vốn của nhà nước thông qua các Bộ, Ngành,
Địa phương Khi chính phủ ở trung ương hay địa
phương thấy các dự án này thực sự quan trọng với
tình hình cụ thể và mối quan tâm của mình họ thì
họ sẵn sàng hỗ trợ ngân sách triển khai dự án
(dựa vào điều này hầu hết các viện trợ quốc tế đều
yêu cầu vốn đối ứng là nhân lực, phòng làm việc,
và cả một phần tài chính cho dự án, )
ư Các tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài là
những tổ chức như Liên hiệp quốc, Liên chính phủ
như WB, UNDP, WHO , của các nước phát triển
như SIDA, JICA, CIDA, hay các tổ chức phi
chính phủ và từ thiện khác (thậm chí cả cá nhân)
mà dự án của chúng ta đưa ra đúng với mối quan
tâm của họ Ví dụ như chương trình xoá đói giảm
nghèo có thể do WB cung cấp, WHO sẽ sẵn sàng
hỗ trợ cho chương trình chống hút thuốc lá,
ư Các tổ chức cá nhân trong nước và cộng đồng dân
cư thuộc khu vực dự án: Thường những dự án liên
quan trực tiếp đến quyền lợi của họ Ví dụ như ở
dự án cung cấp nước sạch: đã có nhiều gia đình bỏ tiền khoan giếng hay các gia đình ở thành phố góp tiền làm đường ống nước
ư Các đóng góp khác: ngoài vấn đề kinh phí thì nhiều
dự án đã được triển khai bằng sự đóng góp công sức, thời gian, vật liệu của những tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã giải quyết thành công những vấn đề y tế nhất định và rất có hiệu quả
IV Một số khái niệm về dự án quốc tế và
sử dụng:
1 Hỗ trợ và hỗ trợ phát triển
Từ hỗ trợ dùng để mô tả nguồn lực được chuyển từ nước này sang nước khác trong điều kiện ưu đãi Nước
đi hỗ trợ thường gọi là nhà tài trợ (Donnors), còn nước kia là nước nhận viện trợ (Recippients) Hỗ trợ đưa đến
có nhiều mục tiêu khác nhau Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) dùng cho mục tiêu phát triển theo kênh chính thức của Chính phủ khác với hỗ trợ phi chính phủ (NGO)
Trang 312 ý nghĩa của " Ưu đ∙i"
Là sự hỗ trợ trong điều kiện ưu đãi (khác với chi phí
ở thị trường) Có loại là viện trợ không đòi hoàn lại (viện
trợ cho không - "grant") Còn trong trường hợp khác là
cho vay (vay ưu đãi) với lãi suất thấp và dài hạn Vay
ưu đãi được đo bằng viện trợ cho không tương ứng
thường đi kèm ít nhất 25% ODA với viện trợ không
hoàn lại tương ứng trên 25% là "soft loan" tạm gọi là
vay mềm, ngược với khái niệm ”hard loan" vay cứng
Hầu hết ODA từ các nước giàu cho các nước phát triển
có viện trợ từ 30-90% Riêng vay của các ngân hàng như
ADB và WB thường là bán thương mại (<25%)
3 ý nghĩa của " Phát triển"
Phát triển tham gia trong quy trình cải thiện cuộc
sống bằng nhiều cách như:
ư Thông qua kinh tế phát triển, thu nhập cao hơn
ư Thông qua chuẩn hoá giáo dục, chuẩn hoá chăm
Nhiều hỗ trợ quốc tế không vì mục tiêu phát triển -
ngoài ODA (như viện trợ vũ khí, cấp cứu thảm hoạ )
4 Các loại ODA
Có thể phân loại theo:
a Nguồn hỗ trợ: Song phương và đa phương
b Loại hỗ trợ: Vốn vay và tài trợ (viện trợ cho không)
c Kiểu hỗ trợ: Tài chính, hàng hoá, kỹ thuật
d Điều kiện hỗ trợ: Chặt chẽ và không chặt chẽ
e Cách thức hỗ trợ: Chương trình, dự án
5 Giới thiệu một số nhà tài trợ đang có mặt ở Việt Nam
5.1 Hiện nay có thể chia các nhà tài trợ thành 4 nhóm chính là:
a Các nhà tài trợ đa phương (Multilateral): các tổ
chức Liên hiệp quốc: UNDP, WHO, UNICEF, UNFPA v.v Các tổ chức khác như: Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu á (ADB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Cộng đồng châu Âu (EC)
b Các nhà tài trợ song phương (Bilateral): SIDA
(Thuỵ Điển), AusAID (úc), USAID (Mỹ), CIDA (Canađa), Hà lan, JICA (Nhật Bản) v.v
c Các tổ chức phi chính phủ (NGOs): CARE, SCF
(Anh, Thuỵ điển) v.v
d Các tổ chức từ thiện (Philanthopic organization) và cá nhân:
Ford foundation, Rockefeller Foundation v.v
Trang 32triển châu á (ADB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
Hiện nay các Tổ chức WB và ADB đang đầu tư
vào lĩnh vực y tế
V Làm việc với các chuyên gia quốc tế
1 Chuyên gia quốc tế (Họ là ai?)
Các dự án y tế hiện nay thường do hỗ trợ quốc tế và
ở đấy có chuyên gia quốc tế làm việc tại dự án Có dự án
có chuyên gia dài hạn và có dự án là chuyên gia ngắn
hạn Làm việc với người nước ngoài hoàn toàn không dễ
dàng vì điều kiện sống, nền văn hoá của các nước rất
khác nhau Chúng ta lại phải làm việc với rất nhiều
chuyên gia từ rất nhiều nước khác nhau như: Mỹ, Nhật
Bản, châu Âu, châu úc, châu Phi, Mỗi chuyên gia
mang đến chúng ta những suy nghĩ, bản sắc văn hoá
riêng của họ Họ đến với chúng ta với vai trò sau:
ư Họ là người đại diện của nhà tài trợ đến để xem
xét, đánh giá và cung cấp viện trợ cho chúng ta
ư Họ có thể là đại diện của công ty thắng thầu triển
khai dự án đến để xem xét, hoặc định việc triển
khai dự án, hoặc xem xét tiến độ triển khai dự án
2 Những xung đột hay gặp khi làm việc với chuyên gia quốc tế
Khi làm việc với chuyên gia quốc tế, nhiều khi ta thấy rất thuận lợi, tuy nhiên đôi khi cũng có mâu thuẫn, xung đột, những xung đột thường thấy là:
ư Xung đột trong đường lối chính sách (thường ở khâu thiết kế dự án)
ư Xung đột trong những công việc rất bình thường hàng ngày hoặc trong khi tiến hành thực hiện hoạt động dự án (thường gặp ở bước triển khai dự
án) Việc xung đột này thường do thiếu thông tin hoặc cùng một sự việc nhưng mỗi người lại có sự hiểu biết khác nhau do đặc điểm văn hoá khác nhau, do mang những kinh nghiệm từ các nước khác nhau đến điều kiện cụ thể của dự án Ví dụ
có chuyên gia mang kinh nghiệm thực tiễn của châu Phi áp dụng cho hoàn cảnh ở Việt Nam Ngược lại cán bộ dự án người Việt Nam mang kinh nghiệm có được do làm việc với chuyên gia
úc trước đó, để áp dụng cứng nhắc khi làm việc với chuyên gia ở các nước châu Âu
Trang 33Để công việc có hiệu quả ta cần lưu ý có phương
pháp thích hợp, chúng ta nên cố gắng hiểu chuyên gia
và cả nền văn hoá mà chuyên gia đó có cũng như tạo
điều kiện để chuyên gia quốc tế hiểu mình
Một nguyên nhân khác để không hiểu và thống nhất
được là rào cản ngôn ngữ Hiện nay trong các dự án
thông thường chưa phải mọi người làm việc trực tiếp với
nhau mà thường qua phiên dịch Phiên dịch đôi khi
không có thực tế cụ thể của dự án hay kiến thức y tế
nhất định nên dễ dẫn đến không hiểu nhau hoặc hiểu
nhầm vì vậy tốt nhất là làm việc trực tiếp, còn làm khi
phải làm việc qua phiên dịch thì cần lường trước các khó
khăn và chủ động làm cho vấn đề trở thành đơn giản, rõ
nhiều công sức để có dự án từ lúc kêu gọi đầu tư, vận
động đầu tư, xây dựng, trình duyệt v.v
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ triển khai dự án, mỗi
cán bộ của dự án cần quan tâm là xây dựng cho mình
các năng lực cá nhân sau:
1 Năng lực máy tính
Đây là công cụ chính để làm việc trong giai đoạn
hiện nay Các cán bộ làm dự án cần thông thạo ít nhất
một số chương trình máy tính như: soạn thảo văn bản, bảng tính Excel, Chương trình để trình bày báo cáo Powerpoint, gửi thư điện tử E-mail và tra cứu thông tin trên Internet
2 Năng lực tìm hiểu các thông tin
Thu thập,tìm hiểu các thông tin có liên quan đến dự
án mà ta đang triển khai như: mục tiêu, vai trò của dự
án, ngân sách và ai là nhà tài trợ chính cho dự án, hình thức tổ chức triển khai dự án, để có cái nhìn tổng thể qiúp triển khai được thuận lợi
Trang 34việc với các chuyên gia nước ngoài bằng tiếng Anh, bên
cạnh đó một số dự án có thể làm việc bằng ngôn ngữ của
nước tài trợ Cán bộ dự án quốc tế cần có đủ năng lực,
hiểu biết văn hoá của bạn và làm cho bạn hiểu mình
Tác phong làm việc với chuyên gia nước ngoài đàng
hoàng, đúng mực và có bản lĩnh nhằm hướng tới mục
tiêu thực hiện dự án thành công vì lợi ích của đất nước
Với phương châm đó chắc chắn chúng ta sẽ thành công
trong triển khai dự án
Liệt kê các bên tham gia dự án y tế
TT
Các bên
tham gia
Bản chất, mối quan tâm thực
sự (chủ chốt, chính, phụ, hoặc kết hợp)
Sức mạnh của mối quan tâm (tích cực, tiêu cực - đánh số + hoặc - từ 1 - 3)
ảnh hưởng của các bên tham gia (đánh số + hoặc -
từ 1 đến 3)
Bài tập tình huống dự án y tế huyện mê lĩnh
Trong bài tập tình huống tại Huyện Mê Lĩnh hãy xác định tổ chức, cá nhân có thể là các bên liên quan của dự án y tế mà chúng ta định xây dựng, các bên tham gia bị tác động bởi vấn đề gì, bản chất mối quan tâm của họ, rồi điền vào bảng dưới đây:
Trang 35Ch−¬ng 2
ThiÕt kÕ vµ lËp kÕ ho¹ch
dù ¸n y tÕ
Trang 362 Xây dựng được một cây vấn đề từ tình huống trên
3 Lựa chọn được những ưu tiên cần được giải
quyết trong tình huống trên
I Mở đầu
Phân tích tình huống là một bước quan trọng trong
việc thiết kế dự án, bước này sẽ quyết định phương
hướng và hiệu quả của dự án Mỗi tình huống một khác,
có những đặc điểm riêng có thể ảnh hưởng tích cực hoặc
hạn chế kết quả mong muốn của dự án
Phân tích tình huống là một quá trình làm rõ các
nhu cầu, cơ hội, những thuận lợi, khó khăn và tính khả
thi của việc giải quyết vấn đề được nêu Do đó việc phân
tích tình huống (PTTH) sẽ lôi cuốn các bên liên quan ở
các tuyến khác nhau, từ trung ương đến địa phương
(tỉnh, huyện ) ở các tuyến trên việc phân tích tập
trung vào các chính sách của Quốc gia và những năng lực, yếu tố có thể góp phần đạt được các mục tiêu chung của dự án (đó là các mục tiêu phát triển) Việc phân tích ở các tuyến dưới tập trung vào các yêu cầu và tình hình của
tế, xã hội của địa phương có dự án như đặc điểm
địa hình, khí hậu, dân số, dân tộc, tôn giáo, các
đơn vị hành chính, tình hình phát triển kinh tế (các nguồn thu nhập chủ yếu, thu nhập bình quân, tiềm năng phát triển ), lao động và việc làm, cơ sở hạ tầng v.v
ư Phân tích các yếu tố kinh tế, xã hội có ảnh hưởng
đến sức khoẻ của nhân dân địa phương, ví dụ như trình độ văn hoá chung của các nhóm hưởng lợi ích (tỷ lệ biết chữ chẳng hạn), tình trạng nhà ở,
đường giao thông (tốt hay xấu, có thuận tiện để
đến các cơ sở y tế không?), tình trạng nghèo đói, các tập quán liên quan đến sức khoẻ, tình hình vệ sinh môi trường v.v
ư Phân tích các nhóm hưởng lợi ích của dự án, ví dụ: trong dự án phòng chống lao nhóm đó là những người mắc bệnh lao, nhóm người có nguy cơ cao, cũng có thể là người cung ứng (qua dự án kiến thức, kỹ năng của họ được nâng cao hơn)
Trang 37ư Tình hình chăm sóc sức khoẻ chung của địa
phương Trước hết cần mô tả tình trạng sức khoẻ
chung của nhân dân, khả năng đáp ứng nhu cầu
chăm sóc sức khoẻ của y tế địa phương (mô tả
những nét chính về mạng lưới khám chữa bệnh,
tình hình cơ sở, trang thiết bị y tế, các loại hình
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, khả năng tiếp cận các
dịch vụ này, ngân sách y tế, nhân lực y tế ),
những vấn đề sức khoẻ lớn tại địa phương.Tiếp
theo, nêu vấn đề được chọn, lý do chọn vấn đề đó
Cần lưu ý những khía cạnh liên quan đặc biệt đến
vấn đề Ví dụ: cũng với dự án phòng chống lao nói
trên, có những khía cạnh không nên bỏ qua như
tình hình phòng chống HIV/AIDS, tình hình cung
ứng thuốc
Việc phân tích tình huống của địa phương phải nằm
trong bối cảnh chung của khu vực, của cả nước, ví dụ:
Hưng Yên nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng,
Gia Lai thuộc khu vực Tây Nguyên
Phân tích tình huống đòi hỏi một lượng thông tin lớn
và nhiều loại thông tin khác nhau Vì vậy, cần liệt kê
các thông tin cần có, có thể phân loại thông tin theo
nhóm như nội dung của phân tích tình huống để tránh
bỏ sót những điều quan trọng Những người thiết kế dự
án cần quyết định phải thu thập những thông tin gì và
khi nào thu thập Trước khi thu thập số liệu họ cần nêu
các câu hỏi sau:
ư Chúng ta đã biết những gì?
ư Có cần thêm thông tin không, cần rõ ràng đến mức nào?
ư Những dữ liệu cơ bản cần cụ thể đến mức nào để cung cấp cho việc đánh giá dự án trong tương lai? Ngoài các dữ liệu cơ bản về tình hình sức khoẻ (tỷ lệ bệnh tật, tử vong, dịch vụ y tế, trang thiết bị, các vấn đề sức khoẻ lớn ), cần thu thập thông tin về các nguồn cần thiết để thực hiện dự án (nhân lực, tài chính, thời gian, khả năng đóng góp của các bên tham gia )
Các nguồn cung cấp thông tin bao gồm:
ư Số liệu đã có từ các báo cáo sổ sách, số liệu thống
kê, từ các điều tra, nghiên cứu trước
ư Phỏng vấn những người có khả năng cung cấp thông tin
ư Quan sát một mẫu đại diện cho các cơ sở y tế và các cơ quan liên quan
Thông tin về các vấn đề sức khoẻ còn được thu thập
Trang 38III Giới thiệu cách học theo tình huống
(scenario) (*)
Vì sao chúng ta sử dụng một tình huống cụ thể để
học tập? có nhiều lý do:
ư Học viên là những người có nhiều kinh nghiệm,
do đó có thể đóng góp nhiều ý kiến - việc nêu ra
tình huống là một cơ hội để học viên vận dụng
kiến thức và kinh nghiệm Trong một khoá học
việc học tập của học viên tập trung vào thực
hành, không đi sâu vào lý thuyết Cuối khoá học,
học viên sẽ xây dựng được một dự án giả định
trên cơ sở một tình huống cho trước
ư Học viên và giáo viên cùng học với nhau, mỗi
người đều là nguồn thông tin; vì vậy mọi người có
thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau Do cùng nhau
trao đổi kinh nghiệm nên việc học sẽ sinh động
hơn, cuốn hút người học vào các hoạt động một
hình địa lý, kinh tế, xã hội và đặc biệt là y tế của huyện,
học viên sẽ thảo luận tình huống của huyện này và nêu
lên những vấn đề sức khoẻ lớn, nguyên nhân của các
vấn đề, chọn vấn đề ưu tiên để lập dự án
Chúng ta đều biết, nói đến "vấn đề sức khoẻ" có nghĩa là nói về tình trạng yếu kém ở một lĩnh vực nào
đó so với mức độ chung của khu vực, đất nước hoặc so với mong đợi Để xác định là có "vấn đề" phải có căn cứ,
đó là những thông tin/ số liệu về lĩnh vực đó Vấn đề
được thể hiện ở một kết quả cụ thể (như tỷ lệ ốm, tỷ lệ
tử vong ) ví dụ: khi nói đến sức khoẻ của trẻ em Việt Nam thì một trong những vấn đề nổi lên là suy dinh dưỡng Vì sao đó là vấn đề? Căn cứ chủ yếu là tỷ lệ trẻ
em dưới 5 tuổi có tỷ lệ cân nặng so với tuổi là thấp (tương tự đối với chiều cao/ tuổi) Số trẻ em này chiếm tỷ
lệ cao trong số trẻ em cùng lứa tuổi được quan sát Theo thống kê y tế, số trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng/ tuổi của cả nước năm 2000 là 33,8%, tức là cứ 3 cháu thì có 1 cháu SDD, đó là một tỷ lệ cao; tỷ lệ này ở vùng Bắc Trung bộ và Tây Nguyên là trên 40% Như vậy suy dinh dưỡng trẻ em ở hai khu vực này còn nghiêm trọng hơn Tiếp theo việc xác định các vấn đề sức khoẻ là phân tích Mục đích của việc phân tích này là xác định tất cả các yếu tố, nguyên nhân góp phần gây ra các vấn đề đã
được nêu Mối quan hệ giữa các vấn đề và các nguyên nhân cũng cần được xác định
Trang 39nguyên nhân quan trọng và đảm bảo tính chặt chẽ của
mối quan hệ nhân quả như hình dưới đây:
Hình 1: Mối quan hệ giữa vấn đề và các nguyên nhân
Mũi tên một chiều cho thấy các mối quan hệ nhân
quả, mũi tên hai chiều chỉ ra các mối quan hệ lẫn nhau
giữa các nguyên nhân Học viên sẽ thảo luận để nhất trí
về các nguyên nhân này (về mức độ, bản chất) Trong
các vấn đề được xác định trong tình huống của huyện
Mê Lĩnh
Bước 3: tiếp tục phân tích sâu hơn qua việc xác định
các yếu tố nguyên nhân khác góp phần tạo ra vấn đề sức
khoẻ - quá trình này cho phép phát hiện các nguyên nhân
ở một mức độ xa hơn
Tuy nhiên bạn không cần đi quá xa để phát hiện mọi yếu tố, nguyên nhân ở nhiều mức độ Thông thường ba mức độ là đủ để phân tích (và sau đó để xác định mục tiêu
ở các cấp độ khác nhau)
Bước 4: Sắp xếp các yếu tố liên quan thành các cụm
lớn hơn trên cơ sở các mối quan hệ nhân quả Kết quả
của bước này là một "cây vấn đề" như ví dụ được trình
bày ở sơ đồ dưới đây
Hình 2: Ví dụ về một phần của cây vấn đề
em < 5 tuổi cao
Các nguyên nhân khác
Hiểu biết của cha mẹ
về việc chữa bệnh còn nhiều hạn chế
Nhân viên y tế không được huấn luyện đầy đủ
Trang 40Bạn có thể thấy "cây vấn đề" được xây dựng như thế
nào? Thực tế cây này còn phức tạp hơn nhiều; đây chỉ là
một phần nhỏ của cây để minh hoạ cách phân tích vấn
đề, giúp bạn tự xây dựng cây vấn đề của mình Ví dụ này
cũng chưa nêu lên mối quan hệ giữa các nguyên nhân,
chúng ta có thể tự làm việc này trong phần thực hành
Trong phần thực hành học viên làm việc theo nhóm:
xây dựng "cây vấn đề" của vấn đề sức khoẻ mà mỗi nhóm
thể làm được như vậy vì nhiều lý do Trước hết các vấn
đề không nghiêm trọng như nhau; tiếp theo khả năng
giải quyết đồng loạt các vấn đề là không thực tế (do hạn
chế về thời gian, nhân lực và các nguồn khác) Vì vậy
những người thiết kế phải chọn xem vấn đề nào là ưu
tiên để giải quyết trước trên cơ sở những tiêu chí chọn
ưu tiên Các tiêu chí chọn ưu tiên luôn có chung các
khía cạnh sau đây:
ư Tác động hoặc tính khẩn cấp của vấn đề (tức là
vấn đề phổ biến đến đâu, nghiêm trọng như thế
nào, ai bị ảnh hưởng )
ư Tính khả thi (về nhân lực, thời gian, ngân sách,
trang thiết bị )
ư Chấp nhận được về mặt chính sách (của chính
phủ, của cơ quan tài trợ ), có nghĩa là phù hợp
với chính sách của địa phương, nhà nước, cơ quan
tài trợ
ư Mong đợi của cộng đồng
ư Chấp nhận về mặt đạo lý (có ai bị thiệt hại do việc thực hiện dự án không?)
Có thể dùng thang điểm để đánh giá mức độ ưu tiên, dưới đây là một ví dụ bảng kiểm để đánh giá
Tiêu chí để lựa chọn ưu tiên Vấn đề Tác động,
Tính khẩn cấp
Tính Khả
thi
Chấp nhận
về chính sách
Mong đợi của cộng
đồng
Chấp nhận về
đạo lý
Khác (nếu có)
1 Suy dinh
dưỡng
2 Sốt rét
3 Ô nhiễm
nguồn nước 4
Điểm: 1 = ít/thấp; 2= trung bình; 3= cao
ư Theo bảng kiểm này, các vấn đề có điểm cao hơn
sẽ là vấn đề ưu tiên hơn
ư Thực hành: Hãy chọn một vấn đề ưu tiên từ tình huống huyện Mê lĩnh và giải thích tại sao vấn đề