Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của đất nước và sự sống còn của các doanh nghiệp. Việc thực hiện phát triển lực lượng lao động chất lượng cao co vai trò vô cùng quan trọng bởi vì đây là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm. Chất lượng tăng, giá thành hạ sẽ tạo ra sức mạnh vững chắc để các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh trên thị trường trong và ngoài nước. Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải thực hiện đồng thời nhiều công việc và một trong số đó là công tác đào tạo nguồn nhân lực. Đào tạo nhân lực giúp doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong công ty, đồng thời tạo điều kiện để có thể duy trì nguồn lao động giỏi cống hiến tại công ty lâu dài.
LỜI NÓI ĐẦU Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của đất nước và sự sống còn của các doanh nghiệp. Việc thực hiện phát triển lực lượng lao động chất lượng cao co vai trò vô cùng quan trọng bởi vì đây là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm. Chất lượng tăng, giá thành hạ sẽ tạo ra sức mạnh vững chắc để các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh trên thị trường trong và ngoài nước. Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải thực hiện đồng thời nhiều công việc và một trong số đó là công tác đào tạo nguồn nhân lực. Đào tạo nhân lực giúp doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong công ty, đồng thời tạo điều kiện để có thể duy trì nguồn lao động giỏi cống hiến tại công ty lâu dài. Công ty TNHH Thiết bị trường học Nam Anh là một doanh nghiệp mới thành lập chưa lâu, do đó đội ngũ lao động của công ty vẫn còn có những sự xáo trộn và trình độ kiến thức của người lao động vần còn hạn chế để có thể đáp ứng được nhu cầu đặt ra của công ty trong quá trình phát triển. Do vậy, vấn đề trước mắt của công ty luôn đặt ra những đòi hỏi với công tác đào tạo nguồn nhân lực nhằm hình thành một đội ngũ nhân sự năng động, chuyên nghiệp. Chính về vậy, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực tại công ty TNHH TBTH NAM ANH” nhằm làm rõ thực trạng nguồn nhân lực tại công ty, chỉ ra những mặt hạn chế và tích cực để từ có đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty trong thời gian tới. Để đạt được các mục tiêu trên, ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục khác, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH TBTH Nam Anh Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo nhân lực của công ty TNHH TBTH Nam Anh Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực của công ty TNHH TBTH Nam Anh trong thời gian tới 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TBTH NAM ANH 2 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH TBTH Nam Anh 1.1.1. Khái quát chung Tên công ty: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC NAM ANH Tân giao dịch: NAM ANH SCHOOL EQUIMENT COMPANY LIMITED Giấy phép kinh doanh số: 0102009867 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hà Nội cấp ngày 08 tháng 9 năm 2003 Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế: 0101403439 do Cục thuế thành phố Hà Nội cấp ngày 15/03/2004 Địa chỉ của Công ty: Số 21 Giang Văn Minh - P.Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội Tel: 04 39721863 Fax: 04 3789 2961 Vốn điều lệ: 3.000.000.000 (Ba tỷ đồng) 1.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển Tiền thân của Công ty TNHH Thiết bị trường hoc Nam Anh là Trung tâm thiết bị nội thất văn phòng N&T được thành lập tháng 03 năm 2002. Do yêu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường nên đến tháng 9 năm 2003, Công ty TNHH thiết bị trường học Nam Anh được thành lập. Trong suốt quá trình phát triển từ khi thành lập cho đến nay, Công ty thiết bị trường học Nam Anh đã không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất, đầu tư các dây chuyền sản xuất tiên tiến, các trang thiết bị máy móc hiện đại của Đài Loan, Trung Quốc; quá trình sản xuất tuân thủ chặt chẽ theo đúng quy trình công nghệ. Cùng với khả năng và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thiết bị trường học, thiết bị nội thất phục vụ cho văn phòng công sở, bệnh viện. Công ty đã đạt được nhiều kết quả to lớn, hiện đã trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường Việt Nam. Hiện nay, công ty TNHH TBTH Nam Anh là nhà phân phối các sản phẩm về thiết bị máy văn phòng và viễn thông, thiết bị giảng dạy, thuyết trình, hội họp thông qua các nhà 3 phân phối ủy quyền chính thức tại Việt Nam như: Boxlight - USA, Taxan - Nhật, Easy Free - Korea, Sanyo, Panasonic, Shap ; là đại lý ủy quyền của Công ty máy tính Sing PC, Công ty TNHH Thương mại Kỹ thuật tin học Anh Ngọc. Công ty cũng là đại lý về thiết bị văn phòng của tập đoàn Hòa Phát, Công ty TNHH Xuân Hòa. 1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH TBTH Nam Anh Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH TBTH Nam Anh GIÁM ĐỐC Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật Phòng hành chính nhân sự Phòng kế toán tài chính Phòng kế hoạch kinh doanh Phân xưởng sản xuất Phân xưởng thiết kế Nguồn: Phòng hành chính Chức năng của các phòng ban: Giám đốc: Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành sản xuất kinh doanh của Nhà máy đảm bảo có hiệu quả, là người đại diện cao nhất của công ty trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh; đề ra chiến lược phát triển công ty và chính sách chung của công ty; phối hợp các phòng ban đơn vị thực hiện và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lương; quan tâm giải quyết mọi yêu cầu thích hợp của cán bộ công nhân viên và chính sách xã hội theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Phó Giám đốc kỹ thuật: Giúp việc cho giám đốc về kỹ thuật, chịu trách nhiệm về vấn đề máy móc thiết bị sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất của từng bộ phận tới công nhân đảm bảo yếu tố kỹ thuật cho máy móc vận hành liên tục, thực hiện việc bảo dưỡng 4 máy móc thường xuyên. Đồng thời thực hiên các chức năng sau điều hành những công việc được giám đốc phân công về kỹ thuật, công nghệ, sản xuất; lập kế hoạch, triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch, kiểm tra quản lý sản xuất, kiểm tra chất lượng thép cán; Chịu trách nhiệm quản lý: Cán bộ công nhân viên, cơ sở vật chất, trật tự an ninh, an toàn lao động, trong Nhà máy; đôn đốc theo dõi việc thực hiện kế hoạch sản xuất của từng phân xưởng, theo dõi tiến độ sản xuất từ đó đánh giá kết quả sản xuất của từng phân xưởng, điều chỉnh lại các biện pháp tổ chức sản xuất khi cần thiết; Thực hiện công tác chất lượng sản phẩm, công tác sáng kiến tiết kiệm, công tác an toàn và bảo hộ lao động. Phó Giám đốc kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề về kinh doanh và phụ trách phòng hành chính, kế toán, kinh doanh…Thực hiện các công tác sau: Công tác tìm kiếm đối tác; công tác điều độ sản xuất, thu hồi công nợ, giao khoán nội bộ; công tác duyệt khối lượng thanh toán lương cho các bộ phận. Phòng Kế toán – Tài chính: Phòng Kế toán – Tài chính là phòng chức năng thuộc hệ thống quản lý điều hành của công ty có chức năng hạch toán kế toán, quản lý tài sản của công ty, đảm bảo tài chính và vốn cho sản xuất kinh doanh. Thực hiện chức năng giám sát và chịu trách nhiệm về công tác tài chính trước giám đốc công ty và cơ quan quản lý cấp trên; Tham mưu đề xuất với giám đốc ban hành các quy chế về tài chính phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị, xây dựng các định mực kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, xác định giá thành đảm bảo kinh doanh có hiệu quả; Thường xuyên đánh giá hiệu Phòng Hành chính nhân sự: Giúp giám đốc công ty theo dõi tổng hợp tình hình hoạt động chung, hoạt động hành chính kinh tế, công tác quả trị nhân sự của toàn công ty theo đúng pháp luật và thủ tục hành chính Nhà nước; Quản lý tất cả các cán bộ nhân viên trong phòng, giao việc và phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng của từng người, kiểm tra tình hình thực hiện các phần việc của từng chức danh trong phòng; Kết hợp các phòng ban khác xây dựng chế độ tiền lương, thưởng, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh từng thời kỳ: công tác tổ chức cán bộ, quản lý lao động và tiền lương, quản lý thực 5 hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động; Quản lý và lưu trữ hồ sơ cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ. Thanh tra kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị, ngăn chặn và kiểm tra tài liệu trước khi lưu trữ. Phòng Kế hoạch - Kinh doanh: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh có chức năng tổ chức đôn đốc các bộ phận chức năng và các phân xưởng thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu thụ hàng hoá và các công tác khác; Là bộ phận giúp việc cho giám đốc kiểm soát việc thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty; Cung ứng, quản lý vật tư trong toàn công ty, quản lý toan bộ hệ thống kho bãi, vận chuyển vật tư đến các vị trí cần thiết; Tổ chức công tác bán hàng, mua nguyên nhiên vật liệu, vật tư, thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các phân xưởng sản xuất: Các phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm và chịu sự quản lý trực tiếp của phòng Kỹ thuật công nghệ. Tại mỗi phân xưởng đều có quản đốc để theo dõi tình hình sản xuất. - Bộ phận chế bản: Đây là phân xưởng được đầu tư máy móc thiết bị khá hiện đại như: máy vi tính, máy tráng ly tâm, máy phơi. Tại đây các bản thải, mẫu mã của khách do bộ phận kế hoạch chuyển xuống được đưa vào in bản mẫu, các bản in mẫu được sắp xếp theo một trình tự nhất định sau đó chuyển xuống bộ phận sửa, chụp phim bình bản để tạo ra các tờ in theo từng tiêu chuẩn kỹ thuật và chuyển xuống bộ phận phơi bản để hiệu chỉnh. - Phân xưởng in: Là phân xuổng có vai trò trọng yếu trong toàn bộ quy trình sản xuất do tổ máy offset đảm nhận. Khi nhận được chế bản khuôn do phân xưởng chế bản gửi qua, phân xưởng in sẽ sử dụng kết hợp bản in, giấy và mực để tạo ra các trang in theo yêu cầu. - Phân xưởng hoàn thiện: Là phân xưởng cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất. Bao gồm: tổ máy xén, keo, cán màng, tổ gia công sau in, tổ kiểm hóa. Sau khi phân xưởng in cho ra sản phẩm là các tờ rời, bộ phận hoàn thiện có nhiệm vụ hoàn thiện sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng. Tổ kiểm hóa tiến hành kiểm tra lại các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật.Tổ chức đảm nhiệm các công đoạn: gấp, bắt, khâu, keo, đóng gói, sau đó nhập kho thành phẩm. 6 1.3. Ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH TBTH Nam Anh Ngành nghề sản xuất chính của công ty là: - Sản xuất kinh doanh trang thiết bị dùng cho văn phòng và trường học chủ yếu là hệ thống bảng viết cao cấp, bàn ghế học sinh, đồ nội thất, hệ thống thông tin thư viện (Sách, báo, tạp chí…); - Tem, nhãn, hộp, bao gói, túi đựng hàng hóa, túi đựng quà, phong bì các loại - Sổ, biểu mẫu quản lý, phiếu thu, phiếu chi, chứng từ kế toán, hóa đơn đặc thù - Tờ tơi, tờ gấp, catalogue, kẹp files - Lịch treo tường, lịch bàn, lịch block Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành in, Công ty đã đồng hành và mang lại thành công cho rất nhiều khách hàng là các doanh nghiệp, cơ quan, ban, ngành, các công ty liên doanh, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên lành nghề về các lĩnh vực: thiết kế, chế bản, hoàn thiện sản phẩm sau hoàn hảo Công ty đã làm hài lòng nhiều đối tác khách hàng. Công ty có trách nhiệm sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp; Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý quá trình thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước; Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người lao động, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng cũng như những quy định có liên quan tới hoạt động của công ty. 1.4. Đặc điểm các nguồn lực tại doanh nghiệp 1.4.1. Vốn Vốn là nhân tố quan trọng, là cơ sở vật chất cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy Công ty TNHH thiết bị trường học Nam Anh đã huy 7 động mọi nguồn vốn đầu tư để đảm bao mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty bao gồm nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay. Bảng 1.1. Cơ cấu vốn của công ty giai đoạn năm 2011 – 2013 Đơn vị: Triệu đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 +/- 2012/2011 +/- 2013/2012 Số lượn g Tỷ trọng (%) Số lượn g Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Tổng vốn 8.131 100 7.550 100 8.416 100 -581 -7,15 866 11,47 Chia theo sở hữu - Vốn CSH 4.048 49,78 4.240 56,16 4.877 57,95 192 4,74 637 15,02 - Vốn vay 4.083 50,22 3.310 43,84 3.539 42,05 -773 - 18,93 229 6,92 Chia theo tính chất -Vốn cố định 887 10,91 817 10,82 776 9,22 -70 -7,89 -41 -5,02 -Vốn lưu động 7.244 89,09 6.733 89,18 7.640 90,78 -511 1,08 907 13,47 Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán Về vốn CSH: Năm 2012 tăng 192 triệu so với năm 2011, tương đương tăng 4,74%. Năm 2013 tăng 637 triệu so với năm 2012, tương đương tăng 15,02%. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng đều qua 3 năm cho thấy công ty đã chủ động vào nguồn vốn của mình, giảm bớt phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài. Vốn vay: Vốn vay có sự biến động trong 3 năm, cụ thể là năm 2012 giảm 773 triệu đồng so với năm 2011 tương đương với giảm 18,93%. Năm 2013 tăng so với năm 2012 là 229 triệu đồng tương đương với tăng 6,92%. Nhìn chung tỷ trọng vốn vay của công ty 8 càng cao thì rủi ro tài chính phát sinh càng cao do công ty phải đạt mức doanh thu cao mới đủ trả khoản lãi vay cố định. Vốn cố định: Năm 2012 giảm 70 triệu đồng so với năm 2011, tương đương giảm 7,89%. Năm 2013 giảm 41 triệu đồng so với năm 2012 tương đương với tăng 5,02% . Vốn cố định giảm do công ty có mua thêm máy móc mới, trang thiết bị mới. Vốn lưu động: Năm 2012 giảm 511 triệu đồng so với năm 2011 tương đương với giảm 1,08%. Năm 2013 tăng so với năm 2012 là 907 triệu đồng tương đương với tăng 13,47%. Nhìn chung, trong cơ cấu nguồn vốn, vốn CSH vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn vay, cho thấy tiềm lực tài chính công ty tương đối tốt. Tuy nhiên, công ty cũng nên cân nhắc để có thể phát huy tiềm lực của các đòn bẩy tài chính. 1.4.2. Trang thiết bị Về dây chuyền công nghệ, công ty sản xuất cơ khí, mộc bằng công nghệ tự động hoá kết hợp bán tự đồng (Gia công khung sắt - hàn - uốn, xử lý và sơn phủ, pha cắt gỗ - gia công và sản xuất mặt gỗ - mài đánh mặt - sơn và dán mặt…). Tính trung bình công suất sử dụng máy móc thiết bị khoảng 80-90% công suất thiết kế. Vào thời điểm hàng nhiều, công ty huy động làm tăng ca, ngày chủ nhật, ngày lễ và có chế độ trả lương thích đáng để khuyến khích người lao động. Bảng 1.2. Bảng kê tài sản cố định năm 2013 tại công ty Nam Anh STT Tên tài sản Năm SD Giá trị tài sản (Đơn vị: Đồng) I Máy móc thiết bị 15.436.320.474 1 Máy bôi phết keo giấy JS- 1200 2012 50.704.134 2 Máy cắt giấy CNC( hiệu ITO) khổ 1m 2009 120.613.907 3 Máy in AKIYAMA BETECH800 2011 3.668.935.488 9 4 Máy bế hộp ML- 750 2009 150.456.864 5 Máy bế hộp ML- 1100 2010 195.234.863 6 Máy in Shinohara 75 V 5-color Sheetfed Press 2013 11.086.963.964 7 Máy xén giấy đề can GQ 600 2013 163.411.254 II Phương tiện vận tải 541.318.035 1 Xe ô tô tải Huyndai 0,5T 2011 100.413.635 2 Xe ô tô tải Huyndai 1,25T 2012 208.904.400 3 Xe nâng hiệu Nissan 2010 232.000.000 III Thiết bị dụng cụ quản lý 52.311.509 1 Máy ipad 2012 8.383.610 2 MTXT SONY SVE 14132CVB I3- 14” 2013 8.477.776 3 MTXT SONY SVE 14132 2013 14.890.123 4 Sopa đệm mút 2009 20.560.000 Cộng - 16.029.950.018 Nguồn: Sổ theo dõi tài sản cố định Công ty đã đầu tư quy trình công nghệ sản xuất chính, hiện đại – công nghệ máy móc theo kiểu bán tự động, khép kín có thể tiết kiệm thời gian chế nguyên vật liệu, thành phẩm, từ đó giảm được chi phí sản xuất trong các khâu. Công ty có 2 phân xưởng là phân xưởng in offset và phân xưởng chế bản. Các phân xưởng có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ cho nhau tạo thành một quy trình khép kín. Trong đó phân xưởng in offset là phân xưởng sản xuất chính, phân xưởng chế bản là phân xưởng sản xuất phụ trợ, cung cấp bán thành phẩm là các bản kẽm cho phân xưởng in. 10 [...]... được nhu cầu đào tạo của họ Khi xác định được đối tượng đào tạo, nội dung đào tạo, hình thức đào tạo trong kế hoạch đào tạo cũng phải chỉ ra được: Thời gian, địa điểm tiến hành đào tạo; Các trang thiết bị cần thiết cho quá trình đào tạo; Dự trù kinh phí đào tạo 2.2.2 Quy trình đào tạo nhân lực của công ty \ Sơ đồ 2.1 Sơ đồ quy trình đào tạo tại công ty Nam Anh 23 Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Bước... khóa học đào tạo nâng tay nghề Các công nhân này sẽ được gửi đi học vào các trung tâm đào tạo nghề Bảng 2.7 Số người được đào tạo theo các phương pháp đào tạo khác nhau tại công ty Nam Anh 2011 Các phương pháp Tổng số lao động được đào tạo 2012 2013 Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) 6 100 12 100 17 100 26 Đào tạo theo chỉ dẫn công việc 2 33,3 5 41,67 6 35,3 Đào tạo tại các... rõ tác dụng của công tác đào tạo đối với kết quả sản xuất kinh doanh, đây là điều mà mỗi doanh nghiệp đều quan tâm Đặc biệt khi thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty mình Để thực hiện việc đánh giá kết quả đào tạo công ty sử dụng những phương pháp đánh giá khác nhau cho những phương pháp đào tạo khác nhau Đối với phương pháp đào tạo trong công ty như các lớp cạnh doanh... sáng tạo, khả năng thích ứng khả năng hợp tác Công ty sẽ tổng hợp tất cả các yếu tố trên để đánh giá công tác đào tạo của mình, từ đó công ty sẽ tìm ra ưu điểm và hạn chế của công tác đào tạo sau đó phục vụ cho việc xác định nhu cầu đào tạo, phương pháp đào tạo vào kế hoạch năm sau 2.2.5 Chi phí cho hoạt động đào tạo Nguồn kinh phí dành cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty Nam Anh. .. Kết quả đào tạo của công ty trong những năm gần đây Sau mỗi khóa học công ty đều thực hiện việc đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình, việc này giúp cho công ty có thể nhận biết được chỗ hiệu quả và chưa hiệu quả trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty mình Việc đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty còn giúp công ty có thể... này chứng tỏ công ty đã có sự quan tâm và nhận thấy tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty mình 2.2.6 Đánh giá hiệu quả đào tạo Kết quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH Phương Đông được thể hiện ở rất nhiều tiêu thức Kết quả sản xuất kinh doanh là một trong những mục tiêu hàng đầu của công ty khi tổ chức thực hiện công tác đào tạo và phát... hiện khá rõ kết quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty 2.3 Đánh giá chung về công tác đào tạo nhân lực tại công ty 2.3.1 Ưu điểm - Việc xác định nhu cầu đào tạo đã dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và có sự phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban để xây dựng nhu cầu nhân lực - Việc xây dựng các tiêu chí lựa chọn đối tượng đào tạo rõ ràng giúp cho công ty thuận lợi trong việc... 5,9 Đào tạo theo kèm cặp chỉ bảo 1 16,7 3 25 4 23,5 Tổ chức lớp đào tạo an toàn lao động tại công ty 3 50 3 25 6 35,3 Nguồn: Phòng HCNS Nhìn chung công ty đã thực hiện các phương pháp đào tạo khá phù hợp với mục tiêu đào tạo phát triển và các chương trình đào tạo của công ty Nhìn vào bảng trên ta thấy, công ty chủ yếu áp dụng phương pháp kèm cặp chỉ dãn và tổ chức các lớp an toàn lao động tại công ty. .. hoạch đào tạo cụ thể hàng năm của công ty Phòng hành chính nhân sự tập hợp kế hoạch đào tạo hàng năm của các bộ phận cơ sở sau đó dự tính số người học, hình thức đào tạo như thế nào để xác định kế hoạch kinh phí đào tạo Với những khóa đào tạo được tổ chức 28 tại doanh nghiệp thì công ty có thể xác định số khóa học, số học viên, giảng viên trong hay ngoài công ty để từ đó xác định được chi phí đào tạo. .. là công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý Đối với lao động là công nhân kỹ thuật tham gia chương trình đào tạo nghề nghiệp - của công ty, thì áp dụng cả hai phương pháp đào tạo ngoài công việc và trong công việc Phương pháp đào tạo trong công việc áp dụng cho các đối tượng là công nhân kỹ thuật – sản xuất tham gia chương trình đào tạo nghề Họ là những công nhân mới, chưa có kinh 25 nghiệm hoặc những công . về công ty TNHH TBTH Nam Anh Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo nhân lực của công ty TNHH TBTH Nam Anh Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực của công ty TNHH. Chính về vậy, em đã chọn đề tài Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực tại công ty TNHH TBTH NAM ANH nhằm làm rõ thực trạng nguồn nhân lực tại công ty, chỉ ra những mặt hạn chế. đứng bền vững, Nam Anh càng phải chú ý tới chất lượng nguồn nhân lực của mình. 15 2.2. Thực trạng công tác đào tạo nhân lực tại công ty TNHH TBTH Nam Anh 2.2.1. Lập kế hoạch đào tạo 2.2.1.1.