1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị nhân lực tại sở công thương tỉnh xiêng khoảng nước CHDCND lào

96 516 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 557,5 KB

Nội dung

Tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản của quản trị nhân lực: Hoạch định nguồn nhân lực; Tuyển dụng, bố trí và sử dụng nguồn nhân lực; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Đãi ngộ nguồn nhân lực; Đánh giá thành tích và khen thưởng; Giải quyết quan hệ lao động tại Sở Công thương Tỉnh Xiêng Khoảng nước Lào.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân NDCM Nhân dân cách mạng DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 1 Bảng 2.1 Bảng số liệu lao động theo giới tính 2012-2014 Bảng 2.2: Bảng số liệu cán bộ theo độ tuổi tại Sở Công thương Xiêng Khoảng Bảng 2.3 Bảng số liệu cán bộ theo trình độ chuyên môn Bảng 2.4. Số lượng tuyển dụng công chức giai đoạn 2012 – 2014 Bảng 2.5. Các lớp đào tạo được mở tại Sở Công thương Xiêng Khoảng Bảng 2.6. Đào tạo ngoài nước tại Sở Công thương Xiêng Khoảng Bảng 2.7 Số liệu phát triển nguồn nhân lực tại sở công thương Xiêng Khoảng Bảng 2.8. Tổng mức lương hàng tháng trung bình theo vị trí tại sở Công thương Xiêng Khoảng LỜI MỞ ĐẦU 2 1.Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay xu hướng toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho các nước phát triển về mọi mặt như kinh tế, xã hội , văn hóa. Sự tồn tại, hay phát triển thịnh vượng của một nước phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, nguồn lực chủ chốt của nhà nước đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của đất nước. Họ đóng vai trò dẫn dắt, chèo lái con tàu đất nước theo định hướng phát triển riêng, mang lại lợi ích cho quốc gia và nhân dân. Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ Nhân dân, tạo tiền đề để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhà nước đã đưa ra các chủ trương, chính sách để phát triển kinh tế. Trong đó, con người là nguồn tài nguyên quý báu của quốc gia, tạo nên sức mạnh của quốc gia. Nhận biết được tầm quan trọng và then chốt của vấn đề con người, nhân lực, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đang từng ngày cải cách, đổi mới, nâng ca o hiệu quả nguồn nhân lực trong các Bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, và trong các ngành, các bộ. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào, trải qua hai kỳ Đại hội VIII, IX, bộ máy Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào đã từng bước được cải cách, hoàn thiện, từng bước đáp ứng yêu cầu của cách mạng và công cuộc đổi mới. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII của Đảng NDCM Lào (2006) đã xác định rõ: “Phải chú ý củng cố hệ thống bộ máy hành chính của Nhà nước theo hướng cơ quan hành chính cấp Trung ương phải gọn nhẹ và làm nhiệm vụ quản lý vĩ mô là chủ yếu, cơ quan hành chính cấp địa phương phải có khả năng và đủ sức tổ chức thực hiện”. Theo tinh thần của đường lối, chính sách cũng như yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, Sở Công Thương Tỉnh Xiêng Khoảng đã chú trọng vào quản lý nguồn nhân lực ngay tại cơ quan. Công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở đã có nhiều kết quả chuyển biến tốt đẹp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế chưa được khắc phục, còn nhiều bất cập trong công tác quản trị nguồn nhân lực của Sở. Xuất 3 phát từ lý luận, và thực tiễn, tôi xin chọn đề tài: “Quản trị nhân lực tại Sở Công thương Tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào.” làm đề tài nghiên cứu thực hiện luận văn chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Với mong muốn được nghiên cứu thật kỹ về công tác quản trị nhân lực của Sở Công thương Tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào, từ đó đánh giá những thành công, những hạn chế và mạnh dạn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực cho Sở Công thương Tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào. 2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã thu thập và nghiên cứu được các công trình nghiên cứu như: Sách và giáo trình, bao gồm: - Trần Thị Kinh Dung (2010), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. - Hoàng Văn Hải, Vũ Thùy Dương (2010), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Thống kê Hà Nội. - Vũ Thùy Dương – Hoàng Văn Thái (2009), Quản trị nhân lực, NXB Thống kê. - Nguyễn Văn Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2007), Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. - Nguyễn Hữu Thân (2008), Quản trị nhân lực, NXB Lao động – Xã hội. Các công trình nghiên cứu liên quan: - PARISATH KHANTHAVONG (2014)“Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản trị nhân lực của Công ty Liên doanh khai thác và chế biến khoáng sản SAKAI, CHDCND Lào” - Khoa sau Đại học, chuyên ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Mỏ- Địa chất. Luận văn xác định được những tồn tại trong chính sách quản lý nguồn nhân lực của Công ty SAKAI, nhằm có các để xuất, các giải pháp đúng đắn và kịp thời để khắc phục, đồng thời xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp với mục tiêu chiến lược và phát triển của công ty 4 trong giai đoạn tới. - Văn Phòng Chính phủ Lào, ĐH Quốc gia Lào, ĐH Kinh tế Quốc dân, Viện Khoa học Xã hội Lào ( 2011), Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế: “ Phát triển kinh tế xã hội Việt Nam- Lào giai đoạn 2011- 2020”. Văn kiện này nêu lên những vấn đề lớn như: Thu hút vốn đầu tư quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế; Phát triển nguồn nhân lực và đảm bảo an sinh xã hội. Đã cho thấy thực trạng nguồn nhân lực của Lào nói chung và nguồn lực của cơ quan nhà nước nói riêng. Và đề ra những mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo. - Đỗ Mai Thành, Phạm Mai Ngọc ( 2014) , Nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Nhà nước, Tạp chí Cộng Sản. Báo cáo chỉ ra thực trạng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, và đưa ra các giải pháp nâng cao công tác quản trị nhân lực. Nhìn chung, tất cả những công trình nghiên cứu trình bày ở trên đều đã chỉ rõ bản chất của quản trị nhân lực và vai trò của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp nói chung và cơ quan tổ chức nhà nước nói riêng. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về công tác quản trị nhân lực tại Sở Công thương Tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào. Do vậy đề tài luận văn được lựa chọn sẽ kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình trước. Đồng thời đưa ra các ý kiến sáng tạo, hợp lý góp phần nâng cao công tác quản trị nhân lực tại Sở Công thương Tỉnh Xiêng Khoảng nước Lào. 3.Mục đích nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Sở Công thương Tỉnh Xiêng Khoảng nước Lào, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Sở. Ngoài ra, với kỳ vọng với kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng cho công tác quản trị nhân lực tại tất cả Sở Công thương nước Lào. Để đạt được mục tiêu đã nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm: 5 - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản trị nhân lực trong cơ quan Nhà nước - Khảo sát, nghiên cứu và phân tích thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Sở Công thương Tỉnh Xiêng Khoảng nước Lào. Tổng hợp và rút ra những nhận xét các điểm mạnh, hạn chế từ kết quả đã thu thập được. - Trên cơ sở các kết luận sau quá trình phân tích thực trạng, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Sở Công thương Tỉnh Xiêng Khoảng nước Lào. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị nhân lực tại Sở Công thương Tỉnh Xiêng Khoảng nước Lào - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản của quản trị nhân lực: Hoạch định nguồn nhân lực; Tuyển dụng, bố trí và sử dụng nguồn nhân lực; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Đãi ngộ nguồn nhân lực; Đánh giá thành tích và khen thưởng; Giải quyết quan hệ lao động tại Sở Công thương Tỉnh Xiêng Khoảng nước Lào. Từ đó, phân tích được những thực trạng, và đánh giá các thành công đạt được và những mặt hạn chế, yếu kém còn tồn tại của Sở Công thương Tỉnh Xiêng Khoảng nước Lào, để đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nhân lực của Sở Công thương Tỉnh Xiêng Khoảng nước Lào +Về không gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản trị nhân lực của Sở Công thương Tỉnh Xiêng Khoảng nước Lào +Về thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản trị nhân lực của Sở Công thương Tỉnh Xiêng Khoảng nước Lào trong các năm 2012-2014, định hướng cho năm 2014-2019. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu: 6 + Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn, khảo sát các nhân viên của Sở Công Thương Tỉnh Xiêng Khoảng, Lào. + Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Báo cáo tổng kết nhân lực của Chính phủ Lào, của Sở Công thương tỉnh Xiêng Khoảng; Các tài liệu tham khảo trên internet, tạp chí, sách, báo. -Phương pháp xử lý số liệu: +Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh: Từ các dữ liệu thu thập được, tiến hành phân tích, so sánh để thấy được thực trạng quản lý nguồn nhân lực của Sở Công Thương tỉnh Xiêng Khoảng, Lào. + Phương pháp tổng hợp, đánh giá: Đánh giá, nhận xét các thành công đạt được, cũng như các hạn chế trong công tác quản trị nhân lực của Sở. Từ đó, đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân lực của Sở Công Thương tỉnh Xiêng Khoảng, Lào. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nhân lực của các Cơ quan Quản lý Nhà nước Chương 2: Thực trạng quản trị nhân lực tại Sở Công thương Tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện Quản trị nhân lực tại Sở Công thương Tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 1.1 Một số lý luận cơ bản về quản trị nhân lực trong cơ quan nhà nước 1.1.1 Khái niệm về quản trị nhân lực trong cơ quan nhà nước * Khái niệm liên quan: - Nhân lực là thể lực và trí lực của người lao động. Thể lực chỉ sức khỏe của thân thể và nó phụ thuộc vào sức vóc và tình trạng sức khỏe của từng người, mức 8 sống, y tế, chế độ nghỉ ngơi, Trí lực là chỉ sự suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách của từng con người. Sự khai thác tiềm tàng về trí lực ở con người. Sự khai thác tiềm năng về trí lực của con người còn ở mức mới mẻ, chưa bao giờ cạn kiệt vì đây là kho tàng còn nhiều bí ẩn của con người. Nhân lực còn bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp. - Nguồn nhân lực: + Theo góc độ vĩ mô thì nguồn nhân lực là dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Tổng cục thống kê khi tính toán nguồn nhân lực xã hội còn bao gồm những người ngoài tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. + Ở góc độ vi mô trong doanh nghiệp thì nguồn nhân lực là lực lượng lao động của từng doanh nghiệp, là số người có trong danh sách của doanh nghiệp do doanh nghiệp trả lương. “Nguồn nhân lực của doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở của các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định. Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác của doanh nghiệp do chính bản chất của con người. Nhân viên có các năng lực, đặc điểm cá nhân khác nhau, có tiềm năng phát triển, có khả năng hình thành các nhóm hội, các tổ chức công đoàn bảo vệ quyền lợi của họ, có thể đánh giá và đặt câu hỏi đối với hoạt động của các quản trị gia, hành vi của họ có thể thay đổi phụ thuộc vào chính bản than họ hoặc lực tác động của môi trường xung quanh” Mặc dù, nguồn nhân lực được xét đến với nhiều khái niệm khác nhau nhưng đều thống nhất với nhau đó là nguồn nhân lực thể hiện khả năng lao động của xã hội. Nguồn nhân lực là tài nguyên quan trọng và quý giá nhất để đánh giá tiềm lực phát triển của mỗi quốc gia, mỗi vùng, ngành, địa phương, mỗi doanh nghiệp. 9 Nguồn nhân lực là nguồn lực phong phú nhất và đa dạng nhất so với các loại tài nguyên khác. *Khái niệm quản trị nguồn nhân lực trong cơ quan nhà nước: Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển kinh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Nguồn nhân lực trong cơ quan nhà nước là hạt nhân để phát triển đất nước đi lên theo định hướng, chủ trương của Nhà nước. Vì vậy, quản lý nguồn nhân lực trong các cơ quan chủ ngành đóng một vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn vong của đất nước. Quản trị nhân lực ( Human Resource Managemet) liên quan đến hai vấn đề cơ bản là “ quản trị” và “ nhân lực”. Quản trị là quá trình làm cho những hoạt động được hoàn thành với hiệu quả cao và thông qua người khác. Quản trị nhân lực nghiên cứu các vấn đề quản trị con người trong các tổ chức ở tầm vi mô và có hai mục tiêu cơ bản sau: - Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức. - Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên được phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích, động viên nhiều nhất tại nơi làm việc, trung thành và tận tâm với doanh nghiệp. Quản trị nhân lực của một tổ chức nhằm thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng Quản trị nhân lực là tổng hợp những hoạt động quản trị liên quan đến việc tạo ra, duy trì, phát triển và sử dụng có hiệu quả yếu tố con người trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp 10 [...]... quản trị con người của một cơ quan, tổ chức nhà nước nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức và nhân viên Quản trị nhân lực trong các cơ quan nhà nước bao gồm các nội dung: thiết kế và hoạch định nhân lực; tuyển dụng, bố trí và sắp xếp nhân lực; đào tạo và phát triển nhân lực; đãi ngộ nhân lực; đánh giá thành tích và khen thưởng; giải quyết quan hệ lao động Quản trị nhân lực trong cơ quan nhà nước. .. biết được phương hướng trong công việc thực tế - Đào tạo nâng cao năng lực quản trị: Áp dụng đối với các cấp quản trị từ quản trị viên cấp cao đến quản trị viên cấp cơ sở Mục đích đào tạo để nâng cao năng lực quản trị bằng cách truyền đạt các kiến thức làm thay đổi quan điểm hay nâng cao năng lực thực hành của nhà quản trị Các quản trị giữ vai trò rất quan trọng đến sự thành công hay thất bại trong hoạt... hoạt động quản trị nhân lực Công tác quản trị nhân lực giúp Nhà nước có các nhân viên ưu tú, giảm độ cồng kềnh của bộ máy và nâng cao hiệu quả làm việc, giúp đưa ra các chính sách, ý kiến, chủ trương xuất sắc, thúc đẩy đất nước phát triển lên một tầm cao mới 1.1.3 Đặc điểm của nhân lực trong cơ quan nhà nước Hoạt động trong cơ quan nhà nước là hoạt động đặc thù, do đó nhân lực trong cơ quan nhà nước cùng... quản trị nhân lực trong cơ quan nhà nước Quản trị nhân lực có một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các cơ quan, tổ chức nhà nước Nó đóng vai trò tiên quyết cho sự tồn tại thịnh vượng của một quốc gia -Quản trị nhân lực nhằm củng cố và duy trì đầy đủ số lượng và chất lượng nhân viên cần thiết cho cơ quan nhà nước: Thông qua việc hoạch định, tuyển dụng, đào tạo nhân lực, các nhà quản trị dựa vào... quản trị nhân lực không giống nhau ở các quốc gia khác nhau Trong một nền kinh tế đang chuyển đổi như ở Lào, nơi trình độ công nghệ, kỹ thuật còn ở mức độ thấp, kinh tế chưa ổn định và nhà nước chủ trương quá trình phát triển phải thực hiện bằng con người và vì con người, thì khái niệm quản trị nhân lực trong các cơ quan nhà nước có thể được định nghĩa như sau: Quản trị nhân lực trong cơ quan nhà nước. .. năng lực làm việc của mình: Qua quá trình quản trị nhân lực, nhà quản trị sẽ đánh giá được những điểm nổi trội, điểm mạnh cũng như điểm yếu của nhân viên Qua đó giúp nhân viên phát huy sở trường, điểm mạnh, và học tập, khắc phục điểm yếu, khích lệ và động viên, tạo môi trường tốt nhất cho nhân viên làm việc để có được sự hòa đồng và môi trường làm việc tốt tại cơ quan của mình - Quản trị nhân lực giúp... vệ… Tóm lại nhân lực trong cơ quan nhà nước có những đặc điểm rất khác biệt so với những ngành lao động khác Chính vì vậy mà các nhà quản trị cần nắm bắt được những đặc điểm này để có những chính sách phù hợp nhằm sử dụng nguồn lực một cách hợp lý và hiệu quả 1.2 Các nội dung cơ bản về quản trị nhân lực trong các cơ quan quản lý Nhà nước 1.2.1 Hoạch định nguồn nhân lực Hoạch định nhân lực :là quá trình... quan hệ giữa lợi ích của nhân viên và cơ quan nhà nước, và giúp nhân viên thực hiện được mục tiêu của mình: Quản trị nhân lực tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa khả năng của mình, đồng thời tạo điều kiện cho nhân viên thực hiện được mục tiêu phát triển của mình Quản trị nhân lực cũng đánh giá được thành tích của nhân viên để khen 12 thưởng, động viên nhân viên Từ đó, nhân viên sẽ làm việc hăng... xác định nhu cầu nhân lực, yêu cầu về hình thức và chất lượng nhân lực để lên phương án tuyển dụng, đào tạo nhằm giúp cho cơ quan, tổ chức nhà nước hoạt động thuận lợi , phù hợp với chủ trương và định hướng đã đề ra Quản trị nhân lực giúp cho các cơ quan nhà nước tìm được đúng người, giao đúng việc, đúng thời điểm, tạo nên bộ máy hoạt động thông suốt, trơn tru - Quản trị nhân lực giúp nhân viên phát... thù Một số đặc điểm của nhân lực trong cơ quan nhà nước như: -Nhân lực trong cơ quan nhà nước là những người thực thi công vụ và được Nhà nước đảm bảo các điều kiện cần thiết, quyền lợi chính đáng để có khả năng và yên tâm thực thi công vụ Chúng ta biết rằng hoạt động quản lý hành chính nhà nước chủ yếu được vận dụng thông qua nền công vụ và đội ngũ công chức hành chính Đội ngũ công chức hành chính là . thiện Quản trị nhân lực tại Sở Công thương Tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 1.1 Một số lý luận cơ bản về quản trị. chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nhân lực của các Cơ quan Quản lý Nhà nước Chương 2: Thực trạng quản trị nhân lực tại Sở Công thương Tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào Chương 3: Một số. động quản trị nhân lực của Sở Công thương Tỉnh Xiêng Khoảng nước Lào +Về thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản trị nhân lực của Sở Công thương Tỉnh Xiêng Khoảng nước Lào trong các năm

Ngày đăng: 13/06/2015, 23:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS Trần Xuân Cầu (2002), Giáo trình Phân tích lao động xã hội, Nhà xuất bản Lao động và xã hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phân tích lao động xã hội
Tác giả: TS Trần Xuân Cầu
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động và xã hội Hà Nội
Năm: 2002
3. TS Bùi Văn Danh, MBA Nguyễn Văn Dung, ThS Lê Quang Khôi (2011), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực
Tác giả: TS Bùi Văn Danh, MBA Nguyễn Văn Dung, ThS Lê Quang Khôi
Nhà XB: Nhà xuất bản Phương Đông
Năm: 2011
4. TS. Đoàn Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2002), Giáo trình Khoa học quản lý II - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, NXB: Khoa học - Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Khoa học quản lý II - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Tác giả: TS. Đoàn Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Nhà XB: NXB: Khoa học - Kỹ thuật
Năm: 2002
5. TS. Nguyễn Hữu Huân (2006), Giáo trình Quản trị nhân sự, NXB: Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị nhân sự
Tác giả: TS. Nguyễn Hữu Huân
Nhà XB: NXB: Thống kê
Năm: 2006
6. TS Nguyễn Thanh Hội (2002), Giáo trình Quản trị nhân sự, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị nhân sự
Tác giả: TS Nguyễn Thanh Hội
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội
Năm: 2002
8. GS.TS Bùi Văn Nhơn (2006), Giáo trình Quản lý và phát triển nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý và phát triển nguồn nhân lực
Tác giả: GS.TS Bùi Văn Nhơn
Nhà XB: Nhà xuất bản Tư pháp
Năm: 2006
12. PGS.TS Đồng Thị Thanh Phương - ThS Nguyễn Thị Ngọc An, Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
13. PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân - ThS Nguyễn Tấn Thịnh (2009), Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân - ThS Nguyễn Tấn Thịnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
14. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, NXB: Lao động - xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân
Nhà XB: NXB: Lao động - xã hội
Năm: 2004
15. PGS.TS.Trần Thị Thu - PGS. TS. Vũ Hoàng Ngân (2011), Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công
Tác giả: PGS.TS.Trần Thị Thu - PGS. TS. Vũ Hoàng Ngân
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2011
16. Nguyễn Hữu Thân (2008), Giáo trình Quản trị nhân sự, Nhà xuất bản Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị nhân sự
Tác giả: Nguyễn Hữu Thân
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động xã hội
Năm: 2008
17. PGS.TS Lê Văn Tâm (2000), Giáo trình Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động và xã hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị kinh doanh
Tác giả: PGS.TS Lê Văn Tâm
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động và xã hội Hà Nội
Năm: 2000
19. TS Trần Bình Trọng, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lê nin tập I,II, Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lê nin tập I,II
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
20. Trần Văn Tùng - Lê Ái Lâm, Phát triền Nguồn nhân lực - Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triền Nguồn nhân lực
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội
2. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Các loại hình hoạt động quản lý Khác
7. Hướng dẫn số 2924/TC ngày 19/10/2012 về việc tính tăng lương cơ bản và tiền trợ cấp cho cán bộ công chức, quân đội, công an cán bộ nghỉ hưu Khác
9. Nghị định số 82/CP Viêng Chăn ngày 19/5/2003 nói về Cơ chế quản lý cán bộ công chức nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Khác
10. Nghị định số 221/CP Viêng Chăn ngày 30/5/2012 nói về Chế độ tiền lương, tiền thưởng với cán bộ công chức 2013 - 2015 Khác
11. Nghị định số 471/CP Viêng Chăn ngày 13/12/2011 nói về Việc phê duyệt và ban hành chiến lược quản lý cán bộ công chức của nước Cộng hòa dân chủ nhân Khác
18. Pháp lệnh số 221/CP ngày 30/5/2012 về việc thực hiện tiền lương và tiền trợ cấp cho cán bộ công chức năm 2013-2015 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w