Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
20,87 KB
Nội dung
1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, bên cạnh việc cải cách và sử đối các quy định pháp luật, Chính phủ cũng đã triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo…Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đang ngày càng hội nhập sâu rộng, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội nhưng cũng bước vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn trước. Một doanh nghiệp muốn sản xuất – kinh doanh hiệu quả phải hội tụ nhiều yếu tố. Ngoài việc có đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, uy tín, thương hiệu thì yếu tố tài chính, mà cụ thể là nguồn vốn đóng vai trò đặc biệt quan trọng, giúp doanh nghiệp có sức bật từ khi thành lập, phát triển cũng như vượt qua các giai đoạn khủng hoảng. Một doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ có thể phá sản, nhưng hoạt động có lãi một thời gian dài vẫn có thể đối mặt với nguy cơ này nếu mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Do vậy, bên cạnh việc tập trung mở rộng sản xuất kinh doanh, thì quản trị việc sử dụng vốn lưu động để đảm bảo đạt hiệu quả tối ưu cũng là một nhân tố quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp. Công ty CP Máy tính – Truyền thông – Điều khiển 3C với hơn 25 năm hoạt động chuyên cung cấp các thiết bị tự động hóa, viễn thông xây lắp, công nghệ thông tin và thiết bị đo lường. Tuy nhiên, trong xu thế khó khăn chung của nền kinh tế, gần như tất cả các mảng kinh doanh của công ty đều đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định. Hiện nay, hệ thống hạ tầng viễn thông và bưu điện đã cơ bản được xác lập đồng bộ trên cả nước, do đó, nhu cầu đầu tư mới khá hạn chế, mà chủ yếu là đầu tư thay thế hoặc bảo trì thiết bị. Do vậy, việc tồn kho hàng hóa, thanh toán các khoản nợ đến hạn trong khi hàng hóa chưa kịp tiêu thụ và nhu cầu tiền mặt để tái sản xuất kinh doanh trong thời gian tới đang là những vấn đề cấp bách đòi hỏi công ty cần có những giải pháp kịp thời để xử lý cũng như hạn chế sự bị động trong quá trình hoạt động. Là một thành viên trong Công ty CP Máy tính – Truyền thông - Điều khiển 3C, tôi muốn mang những kiến thức và thông tin đã nghiên cứu được, góp phần nhỏ bé vào việc củng cố phát triển công ty. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Hoàn thiện quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần máy tính truyền thông điều khiển 3C” 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu nhằm làm rõ mấy vấn đề sau: Thứ nhất, đề tài tập trung nghiên cứu những lý thuyết cơ bản về quản trị vốn lưu động tại doanh nghiệp Thứ hai, phân tích thực trạng của Công ty CP Máy tính – Truyền thông - Điều khiển 3C, tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu chủ yếu của công ty trong công tác quản trị vốn lưu động, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động và tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác quản trị vốn lưu động tại công ty Công ty CP Máy tính – Truyền thông - Điều khiển 3C. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu công tác quản trị vốn lưu động của Công ty CP Máy tính – Truyền thông - Điều khiển 3C giai đoạn 2011 – 2014 - Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty CP Máy tính – Truyền thông - Điều khiển 3C 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1.Phương pháp thu thập số liệu Đề tài nghiên cứu dựa trên việc thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Các số liệu thứ cấp được nghiên cứu tại bàn, tác giả tổng hợp từ các nguồn báo cáo tài chính, tham khảo các tài liệu liên quan trên Internet, sách báo, tạp chí, cục thống kê….và tham khảo một số luận văn, nghiên cứu khoa học của các tác giả trước. 4.2. Phương pháp xử lý số liệu Đề tài nghiên cứu sử dụng một số phương pháp xử lý sô liệu sau: Phương pháp so sánh, tổng hợp: Các số liệu từ các bảng báo cáo tài chính, kế toán được so sánh qua các năm, qua đó phân tích tình hình kinh doanh, sử dụng vốn lưu động hiện tại của công ty và tổng hợp để đưa ra nhận xét. Phương pháp thống kê: Thống kê các bảng biểu, số liệu từ đó rút ra các kết luận, các xu hướng để đánh giá tình hình hoạt động của công ty: cơ cấu nguồn vốn, tính hiệu quả của các giải pháp quản trị vốn lưu động hiện tại, các khó khăn hay vấn đề nảy sinh từ quá trình thực thi… Phương pháp phân tích: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và quản trị vốn lưu động, phân tích và xử lý kết quả nghiên cứu bằng cách kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, tìm ra nguyên nhân, từ đó đề ra các giải pháp một cách khoa học. 5. Tổng quan các công trình nghiên cứu cho đến nay Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu một số tài liên quan đến vấn đề quản trị vốn lưu động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, điển hình gồm có một số đề tài sau: Hoàng Lê Cẩm Phương, Phạm Ngọc Thúy (2007) với bài báo “Quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp nhựa TP. Hồ Chí Minh”, ĐH QG Hồ Chí Minh. Bài báo tìm hiểu thực trạng quản lý vốn lưu động và một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đầu tư tài sản lưu động của các doanh nghiệp nhựa tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu dựa trên 96 mẫu doanh nghiệp cho kết quả có 75% doanh nghiệp nhựa có xây dựng chính sách vốn lưu động. Mức đầu tư tài sản lưu động của những doanh nghiệp được khảo sát chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như quan điểm nhà quản lý, mục tiêu kinh doanh, tình hình sử dụng vốn, tín dụng khách hàng và chính sách tín dụng của đối thủ cạnh tranh. Phạm Viết Cương (2011) với đề tài “Hoàn thiện quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần sản xuất xuất nhập khẩu dệt may”, luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Trong đề tài này, tác giả đã làm rõ những vấn đề liên quan đến tình hình sử dụng vốn lưu động và hoạt động quản trị vốn lưu động đang thực hiện của công ty. Điểm mới của đề tài là tác giả có đề cập tới những giải pháp đang được thực hiện tại công ty và đưa ra các đánh giá khái quát dựa trên các số liệu và dữ liệu định tính. Tuy nhiên, các số liệu trong đề tài chưa thực sự đánh giá được tình hình sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp, tác giả chưa đề cập tới các chỉ tiêu đánh giá vốn lưu động như vốn lưu động ròng, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay vốn lưu động… Trần Văn Nhã (2012) với đề tài “Quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần lương thực Đà Nẵng”, luận văn thạc sỹ, ĐH Đà Nẵng. Trong đề tài này tác giả nhấn mạnh đến vấn đề quản lý vốn lưu động bao gồm quản trị khoản phải thu và tiền mặt tại một doanh nghiệp cụ thể. Tác giả có sử dụng các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý vốn lưu động như vốn lưu động ròng, ngân quỹ ròng, nhu cầu vốn lưu động ròng, chiết khấu theo sản lượng mua hàng và một số tỷ giá đánh giá tình hình hoạt động doanh nghiệp khác. Ngoài ra, tác giả có đề cập tới phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động thông qua phương pháp trực tiếp và chính sách bán chịu. Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu này, tác giả chưa làm rõ những giải pháp quản trị vốn lưu động đang được thực hiện tại công ty mà chỉ đưa ra những đánh giá khái quát dựa trên các số liệu phân tích. Ngoài ra, tác giả cũng tìm hiểu một số đề tài nghiên cứu tại công ty CP Máy tính – Truyền thông – Điều khiên 3C. Tuy nhiên, hầu hết các đề tài mới chỉ tập trung vào các mảng kế toán bán hàng (Đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán lưu thông hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty CP Máy tính – Truyền thông – Điều khiển 3C”, Ths. Bùi Đức Anh, 2011); công tác dự thầu (Đề tài “Hoàn thiện công tác dự thầu cung cấp thiết bị công nghệ thông tin tại công ty CP Máy tính – Truyền thông – Điều khiển 3C”, Ths. Đinh Chí Thiện, 2010) mà chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu về hoạt động quản trị vốn lưu động. Trong khi đó, nếu xét về tình hình hoạt động của doanh nghiệp hiện tại cũng như vai trò của tài chính – nguồn vốn thì vấn đề quản trị vốn lưu động lại rất cấp thiết, tác động trực tiếp tới việc tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc tác giả nghiên cứu mảng đề tài quản trị vốn lưu động không bị trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục khác, luận văn được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị vốn lưu động tại doanh nghiệp Chương 2: Tổng quan về công ty CP Máy tính – Truyền thông - Điều khiển 3C Chương 3: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty CP Máy tính – Truyền thông - Điều khiển 3C Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản trị vốn lưu động tại công ty CP Máy tính – Truyền thông - Điều khiển 3C 7. Đề cương sơ bộ Dựa vào kết cấu luận văn đã trình bày ở trên, với đề tài nghiên cứu này tác giả xây dựng đề cương sơ bộ bao gồm các nội dung chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị vốn lưu động tại doanh nghiệp 1.1. Khái quát về vốn lưu động tại doanh nghiệp 1.2. Quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp 1.3. Yêu cầu đối với quản trị vốn lưu động 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 2: Tổng quan về công ty CP Máy tính – Truyền thông - Điều khiển 3C 2.1. Tổng quan về công ty CP Máy tính – Truyền thông – Điều khiển 3C 2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP Máy tính – Truyền thông – Điều khiển 3C giai đoạn 2011-2014 2.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến huy động và sử dụng vốn lưu động của công ty CP Máy tính – Truyền thông – Điều khiển 3C giai đoạn 2011-2014 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 3: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty CP Máy tính – Truyền thông - Điều khiển 3C 3.1. Thực trạng quản trị vốn lưu động của công ty CP Máy tính – Truyền thông - Điều khiển 3C 3.2. Đánh giá về thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty CP Máy tính – Truyền thông - Điều khiển 3C KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản trị vốn lưu động tại công ty CP Máy tính – Truyền thông - Điều khiển 3C 4.2. Các giải pháp hoàn thiện quản trị vốn lưu động tại công ty CP Máy tính – Truyền thông - Điều khiển 3C 4.3. Kiến nghị KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 8. Đề cương chi tiết LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒM BẢNG BIỂU MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị vốn lưu động tại doanh nghiệp 1.1. Khái quát về vốn lưu động tại doanh nghiệp 1.1.1. Tài sản lưu động và vốn lưu động trong doanh nghiệp 1.1.2. Phân loại vốn lưu động 1.1.3. Kết cấu vốn lưu động 1.1.4. Vai trò của vốn lưu động đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp 1.2. Quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm quản trị vốn lưu động 1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động 1.2.2.1. Quản trị các khoản công nợ 1.2.2.2. Quản trị vốn tồn kho dự trữ 1.3. Yêu cầu đối với quản trị vốn lưu động 1.3.1. Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận 1.3.2. Cơ cấu tài sản 1.3.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành 1.3.4. Doanh lợi và lãi suất vốn huy động 1.3.5. Mức độ chấp nhận rủi ro của người lãnh đạo 1.3.6. Thái độ của người cho vay 1.3.7. Sự phát triển kinh tế và sự phát triển của thị trường vốn 1.3.8. Sức cạnh tranh trên thị trường 1.3.9. Chính sách kinh tế của nhà nước 1.3.10. Trình độ của nhà quản trị và quy mô của doanh nghiệp 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 2: Tổng quan về công ty CP Máy tính – Truyền thông - Điều khiển 3C 2.1. Tổng quan về công ty CP Máy tính – Truyền thông – Điều khiển 3C 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 2.1.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh 2.1.3. Cơ cấu tổ chức 2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP Máy tính – Truyền thông – Điều khiển 3C giai đoạn 2011-2014 2.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến huy động và sử dụng vốn lưu động của công ty CP Máy tính – Truyền thông – Điều khiển 3C giai đoạn 2011-2014 2.3.1. Đặc điểm về cơ chế, chính sách 2.3.2. Đặc điểm về thị trường vốn 2.3.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 3: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty CP Máy tính – Truyền thông - Điều khiển 3C 3.1. Thực trạng quản trị vốn lưu động của công ty CP Máy tính – Truyền thông - Điều khiển 3C 3.1.1. Tình hình huy động và sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh 3.1.1.1. Kết quả huy động và sử dụng vốn lưu động 3.1.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 3.1.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động 3.1.2.1. Quản trị vốn bằng tiền 3.1.2.2. Quản trị các khoản công nợ 3.1.2.3. Quản trị vốn tồn kho dự trữ 3.1.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động mà công ty CP Máy tính – Truyền thông - Điều khiển 3C đã áp dụng 3.2. Đánh giá về thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty CP Máy tính – Truyền thông - Điều khiển 3C 3.2.1. Những thành tựu đạt được 3.2.2. Nhược điểm và nguyên nhân KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản trị vốn lưu động tại công ty CP Máy tính – Truyền thông - Điều khiển 3C 4.1. Phương hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh của công ty CP Máy tính – Truyền thông - Điều khiển 3C trong thời gian tới 4.1.1. Mục tiêu hoạt động [...]...4.1.2 Phương hướng hoạt động 4.2 Các giải pháp hoàn thiện quản trị vốn lưu động tại công ty CP Máy tính – Truyền thông - Điều khiển 3C 4.2.1 Giải pháp về quản trị doanh thu và tiêu thụ sản phẩm 4.2.2 Giải pháp về quản trị chi phí 4.2.3 Giải pháp về quản trị công nợ 4.2.3 Giải pháp quản trị ngân quỹ 4.2.5 Giải pháp về huy động vốn 4.2.6 Hoàn thiện công tác phân tích tài chính . Máy tính – Truyền thông - Điều khiển 3C 7. Đề cương sơ bộ Dựa vào kết cấu luận văn đã trình bày ở trên, với đề tài nghiên cứu này tác giả xây dựng đề cương sơ bộ bao gồm các nội dung chính như. chọn đề tài “Hoàn thiện quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần máy tính truyền thông điều khiển 3C” 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu nhằm làm rõ mấy vấn đề sau: Thứ nhất, đề tài. giả đã làm rõ những vấn đề liên quan đến tình hình sử dụng vốn lưu động và hoạt động quản trị vốn lưu động đang thực hiện của công ty. Điểm mới của đề tài là tác giả có đề cập tới những giải