1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần dược – vật tư y tế nghệ an

147 2,2K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 789,11 KB

Nội dung

 Giai đoạn 3 H’ – T’: Giai đoạn lưu thông, bán thành phẩm và thu tiền hàng: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình tuần hoàn VLĐ, doanh nghiệptiến hành tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra v

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn/đồ án tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Tác giả luận văn/đồ án tốt nghiệp

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Quỳnh Lê

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp

DN : Doanh nghiệp

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii

MỤC LỤC iii

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 4

1.1 VLĐ và nguồn hình thành VLĐ của DN 4

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm VLĐ của DN 4

1.1.1.1 Khái niệm 4

1.1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động 6

1.1.1.3 Vai trò của vốn lưu động 6

1.1.2 Phân loại VLĐ của DN 7

1.1.2.2 Phân loại theo vai trò của VLĐ: 8

1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của DN 8

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị VLĐ của DN 9

1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 11

1.2.2.1 Tổ chức đảm bảo vốn lưu động 11

1.2.2.2 Quản trị vốn bằng tiền 16

1.2.2.3 Quản trị hàng tồn kho 20

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của DN 23

1.2.3.1 Tình hình tổ chức đảm bảo vốn lưu động 23

1.2.3.2 Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng 24

1.2.3.3 Tình hình quản lý vốn bằng tiền 25

1.2.3.4 Tình hình quản lý vốn tồn kho dự trữ 27

1.2.3.5 Tình hình quản lý nợ phải thu 28

1.2.3.6 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ 28

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của DN 31

Trang 4

1.2.4.1 Nhóm nhân tố khách quan 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN QUA 33

2.1 Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An 33

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển Công ty CP Dược – VTYT Nghệ An .33

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An 34

2.1.2.1 Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu 34

2.1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An.35 2.1.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính – kế toán của công ty 38

2.1.2.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 40

2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty CP Dược – VTYT Nghệ An

45

2.1.3.1 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty 45

2.1.3.2 Khái quát tình hình tài chính Công ty Cổ phần Dược-VTYT Nghệ An 47

2.2 Thực trạng quản trị VLĐ tại Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An trong thời gian qua 55

2.2.1 VLĐ và nguồn hình thành VLĐ tại Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An 55

2.2.2 Thực trạng quản trị vốn lưu động của công ty 60

2.2.2.1 Về công tác tổ chức, đảm bảo nguồn vốn lưu động 60

62

2.2.2.2 Về cơ cấu vốn lưu động của công ty 63

2.2.2.3 Về quản lý vốn bằng tiền 66

Trang 5

2.2.2.4 Về quản lý các khoản phải thu 75

2.2.2.5 Về hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ 85

2.2.3 Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của công ty 87

2.2.3.1 Những kết quả đạt được 87

2.2.3.2 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân 88

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VTYT NGHỆ AN 92

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 92

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 92

3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty 94

3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An 96

3.2.1 Chủ động xác định nhu cầu và lập kế hoạch, tổ chức sử dụng VLĐ 96

3.2.1.1 Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch 96

3.2.1.2 Lập kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn hợp lý 98

3.2.2 Xác định mức dự trữ tiền hợp lý, cân đối thu chi tiền, đảm bảo khả năng thanh toán 101

3.2.2.1.Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ 101

3.2.2.2.Cân đối thu- chi tiền, thực hiện lập kế hoạch dòng tiền hàng tháng 102 3.2.3 Xây dựng chính sách tín dụng thương mại hợp lý, nâng cao trình độ quản trị nợ phải thu và đa dạng hóa các phương pháp xử lý nợ 105

3.2.3.1 Chính sách (xây dựng chính sách tín dụng thương mại hợp lý) 105

3.2.3.2 Quy trình (xây dựng quy trình bán chịu hợp lý) 107

3.2.3.3 Con người (sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp, tăng cường đào tạo nghiệp vụ quản lý nợ) 108

Trang 6

3.2.3.4 Công cụ (sử dụng phần mềm quản lý nợ phải thu, đa dạng hóa các

phương pháp xử lý nợ) 111

3.2.3.5 Áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán 112

3.2.4 Xác định nhu cầu dự trữ HTK hợp lý và tăng cường quản trị HTK 114

3.2.4.1 Xác định đúng đắn nhu cầu dự trữ HTK 114

3.2.4.2 Tăng cường quản lý hàng tồn kho 117

3.2.5 Chú trọng đầu tư tài sản cố định, nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm từ đó đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động 118

3.2.6 Tăng cường công tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm 120

3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp 121

KẾT LUẬN 125

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 126

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Vốn luôn được coi là yếu tố hàng đầu của mọi quá trình sản xuất kinhdoanh và là điều kiện tiên quyết cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của

doanh nghiệp Châm ngôn có câu “Buôn tài không bằng dài vốn” cho thấy

vốn có vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh Nâng cao hiệu quả sửdụng vốn được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tácquản lý tài chính doanh nghiệp

Doanh nghiệp được xem như một thực thể sống, nếu vốn cố định được vínhư bộ khung, bộ xương của doanh nghiệp thì vốn lưu động lại được ví như làhuyết mạch của cơ thể đó Vốn cố định hình thành nên tài sản cố định, tạo ranăng lực sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, còn vốn lưu động hình thànhnên tài sản lưu động, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiếnhành một cách thuận lợi, thường xuyên và liên tục.Thực tế hiện nay cho thấy,bên cạnh những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, kết quả kinh doanh tănglên rõ rệt, vẫn còn tồn tại không ít các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả,kết quả kinh doanh liên tục giảm sút Có nhiều nguyên nhân giải thích chothực trạng trên, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đó là docông tác tổ chức, trình độ quản lý và sử dụng vốn nói chung, vốn lưu động nóiriêng còn nhiều hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả sử dụngđồng vốn còn quá thấp

Do đó, để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thịtrường với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, tăng cường quản trị vốn lưuđộng được xem là vấn đề vô cùng quan trọng và mang tính chất sống còn đốivới bất kỳ doanh nghiệp nào

Trang 10

Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An

em nhận thấy công ty có lượng vốn lưu động khá cao, chiếm tỷ trọng lớn trongtổng vốn kinh doanh và công ty cũng đang có kế hoạch mở rộng thêm hoạt

động kinh doanh Do đó, Quản trị vốn lưu động đang được coi là một vấn đề

nóng bỏng, mang tính chất thời sự đặt ra đối với các nhà quản trị công ty

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, bằng sự kết hợp giữa kiến thứccủa bản thân, thực tế thu được trong quá trình thực tập tại Công ty cùng với sựgiúp đỡ tận tình của các thầy, cô trong bộ môn TCDN, em quyết định lựa chọn

nghiên cứu và hoàn thành đề tài: “Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản

trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An”

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tổ chức sử dụng và quản lý vốn lưu

động tại Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An

- Mục đích nghiên cứu: Nhìn nhận, đánh giá thực trạng của việc sử

dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An thấy đượcnhững thành tựu cũng như hạn chế còn tồn tại; qua đó đưa ra được các giảipháp thiết thực và hướng đi phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, của nềnkinh tế để khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốnlưu động, góp phần tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phầnDược – VTYT Nghệ An trong giai đoạn 2014-2015

3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Luận văn đề cập đến công tác tổ chức

sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An tronggiai đoạn 2011-2013 (có kết hợp với nghiên cứu trong một số năm trước vàmột số doanh nghiệp trong ngành)

Trang 11

4 Phương pháp nghiên cứu

Vận dụng các kiến thức đã học trong trường kết hợp với quan sát thựctiễn tại công ty kết hợp với các phương pháp sau:

- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu thông qua những hồ sơ

lưu trữ của công ty trong những năm gần đây bao gồm: báo cáo tài chính, báocáo tình hình kinh doanh của công ty… Bên cạnh đó em còn thu thập thôngtin, số liệu trên các trang web và tài liệu tham khảo có liên quan

- Phương pháp phân tích: dựa trên số liệu thu thập được em tiến hành xử

lý, phân tích theo mục đích, yêu cầu của đề tài để có số liệu phù hợp

- Phương pháp so sánh: dựa trên số liệu đã xử lý em tiến hành so sánh số

liệu thực tiễn giữa các năm từ đó đánh giá những gì đạt và chưa đạt

5 Kết cấu của Luận văn tốt nghiệp

Kết cấu luận văn bao gồm 03 chương, trong đó:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng quản lý vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An trong thời gian qua.

Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An

Tăng cường quản trị vốn lưu động là một vấn đề phức tạp mà giải quyết

nó không những phải có kiến thức mà còn phải có kinh nghiệm thực tế.Nhưng do những hạn chế nhất định về trình độ và thời gian nghiên cứu nênchắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong được sự góp

ý của các thầy cô trong bộ môn TCDN cùng bạn đọc để đề tài được hoànthiện hơn

Trang 12

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ

VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

xã hội các sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ nhằm mục tiêu tối đa hóa lợinhuận, nâng cao giá trị của doanh nghiệp trên thị trường

Để tiến hành SXKD, ngoài TSCĐ các DN còn cần có các TSLĐ Căn cứ vàophạm vi sử dụng TSLĐ của DN thường được chia thành 2 bộ phận: TSLĐ sảnxuất và TSLĐ lưu thông Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất vàTSLĐ lưu thông luôn vận động, chuyển hóa, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảmbảo cho quá trình SXKD được diễn ra nhịp nhàng, liên tục

- TSLĐ sản xuất: bao gồm các loại như nguyên liệu chính, vật liệu

phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và cácloại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất

- TSLĐ lưu thông: bao gồm các loại tài sản đang nằm trong quá

trình lưu thông như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu,vốn bằng tiền

Để đảm bảo cho quá trình SXKD được tiến hành thường xuyên, liên tụcđòi hỏi DN phải có một lượng TSLĐ nhất định Do đó, để hình thành nên cácTSLĐ, DN phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định để đầu tư vào các tài sản

Trang 13

đó Số vốn này được gọi là VLĐ của DN.Như vậy ta có khái niệm về vốn lưu

động như sau:Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp

bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động SXKD của DN Nói cách khác, VLĐ là biểu hiện bằng tiền của các TSLĐ trong DN.

Đối với doanh nghiệp sản xuất, VLĐ từ hình thái ban đầu là tiền được chuyển

hóa sang hình thái vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa,khi kết thúc quá trình tiêu thụ lại trở về hình thái ban đầu là tiền VLĐ vậnđộng và chuyển hóa qua 3 giai đoạn

T – H….SX….H’ – T’

Giai đoạn 1 (T – H ): Giai đoạn dự trữ vật tư: Khởi đầu vòng tuần

hoàn, VLĐ tồn tại dưới hình thái tiền tệ được dùng để mua sắm vật tư dự trữcho sản xuất Ở giai đoạn này, VLĐ đã chuyển từ hình thái vốn bằng tiền sanghình thái vốn vật tư hàng hóa

Giai đoạn 2 (H…SX…H’): Giai đoạn sản xuất: Ở giai đoạn này, VLĐ

được chuyển hóa từ vốn dự trữ vật tư hàng hóa thành sản phẩm dở dang, bánthành phẩm và kết thúc quá trình sản xuất chuyển thành phẩm

Giai đoạn 3 (H’ – T’): Giai đoạn lưu thông, bán thành phẩm và thu tiền

hàng: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình tuần hoàn VLĐ, doanh nghiệptiến hành tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra và VLĐ được chuyển hóa từ hình tháivốn thành phẩm sang hình thái vốn bằng tiền, kết thúc một vòng tuần hoàn, tiềnthu về là T’, cùng hình thái biểu hiện là tiền nhưng có sự thay đổi về giá trị

T’ = T + Δt, Δt>0t, Δt, Δt>0t>0

Đối với doanh nghiệp thương mại, sự vận động của VLĐ nhanh hơn từ

hình thái vốn bằng tiền chuyển hóa sang hình thái hàng hóa và cuối cùngchuyển về hình thái tiền Quá trình vận động của VLĐ theo trình tự sau:

Trang 14

T – H - T’

Giai đoạn 1 (T – H): Giai đoạn mua hàng: VLĐ được chuyển hóa từ

Vốn bằng tiền sang hàng hóa dự trữ chờ bán

Giai đoạn 2 (H – T’): Giai đoạn bán hàng: VLĐ chuyển từ hàng hóa

dự trữ trở về vốn bằng tiền và kết thúc vòng chu chuyển

Quá trình hoạt động kinh doanh của DN diễn ra liên tục không ngừng,nên sự tuần hoàn của VLĐ cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu

kỳ tạo thành sự chu chuyển của VLĐ Vì sự chu chuyển của vốn lưu độngdiễn ra không ngừng nên trong cùng một lúc thường xuyên tồn tại các bộphận vốn lưu động khác trên các giai đoạn khác nhau của quá trình tái sảnxuất

1.1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động

Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bởi

các đặc điểm của TSLĐ nên VLĐ của DN có các đặc điểm sau:

- VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện: từhình thái vốn tiền tệ ban đầu trở thành vật tư, hàng hóa dự trữ sản xuất, tiếpđến trở thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và cuối cùnglại trở về hình thái vốn bằng tiền

- Kết thúc mỗi chu kỳ kinh doanh, giá trị của VLĐ được chuyển dịchtoàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và được

bù đắp lại khi DN thu được tiền bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ

- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh

1.1.1.3 Vai trò của vốn lưu động

Trong quá trình SXKD, VLĐ trong cùng một lúc được phân bổ trên khắpcác giai đoạn và tồn tại dưới những hình thức khác nhau, làm cho quá trìnhSXKD được diễn ra một cách liên tục Do đó có thể nói rằng: VLĐ là điều

Trang 15

kiện cần và đủ cho hoạt động SXKD của DN, do vai trò vô cùng to lớn nàynên việc sử dụng VLĐ là một công việc đòi hỏi sự tính toán chính xác và hợp

lý giữa các khâu, các giai đoạn trong quá trình SXKD thì mới có thể phát huyhết tác dụng và mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp

Mặc khác trong doanh nghiệp, sự vận động của vốn phản ánh sựvận động của vật tư mà chủ yếu là VLĐ, do đó VLĐ còn là công cụ phản ánh

và kiểm tra qui trình vận động của vật tư Nghĩa là , VLĐ nhiều hay ít thểhiện số lượng vật tư hay hàng hoá dự trữ ở các khâu nhiều hay ít, hoặc làVLĐ luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh vật tư được sử dụng có tiết kiệmhay không, thời gian nằm ở các khâu trong sản xuất và lưu thông có hợp lýhay không Vì vậy qua tình hình luân chuyển VLĐ, chúng ta có thể kiểm tramột cách toàn diện việc cung ứng, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp.Tóm lại: VLĐ có vai của trò vô cùng quan trọng quyết định đến sự sốngcòn của doanh nghiệp, việc khai thác sử dụng nguồn vốn này ảnh hưởng trựctiếp đến hiệu quả kinh doanh, nếu khai thác hợp lý thì hiệu quả kinh doanh sẽđược nâng cao và ngược lại Điều này đòi hỏi các DN trong quá trình kinhdoanh của mình cần phải định hướng đúng đắn qui mô, cơ cấu của lượng vốnnày, đồng thời phân bổ hợp lý tránh thiếu hụt hay dư thừa vốn dẫn đến lãngphí Có như vậy, sẽ phát huy hết các tác dụng của VLĐ trong cơ cấu nguồnvốn kinh doanh

1.1.2 Phân loại VLĐ của DN

Để quản lý, sử dụng hiệu quả VLĐ cần phải tiến hành phân loại VLĐtheo những tiêu thức nhất định Thông thường có những cách phân loại chủyếu sau:

1.1.2.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện của VLĐ

Theo tiêu thức này, VLĐ được chia thành:

Trang 16

- Vốn vật tư, hàng hóa: bao gồm vốn tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm

dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm…

- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi

ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu của khách hàng, khoản ứngtrước cho người bán…

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được mức độ dự trữtồn kho, khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong DN

1.1.2.2.Phân loại theo vai trò của VLĐ:

Theo tiêu thức này VLĐ được chia thành:

- VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm vốn nguyên nhiên vật liệu,phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất

- VLĐ trong khâu sản xuất: gồm vốn bán thành phẩm, sản phẩm dởdang, vốn chi phí trả trước

- VLĐ trong khâu lưu thông: gồm vốn thành phẩm, vốn trong thanh toán,vốn đầu tư ngắn hạn, vốn bằng tiền

Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại VLĐ trong quá trìnhSXKD, từ đó lựa chọn bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, đảm bảo sự cân đối vềnăng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trình SXKD của DN

1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của DN.

Căn cứ vào tiêu thức thời gian huy động và sử dụng vốn có thể chia nguồnVLĐ của DN ra làm hai loại: nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời

- Nguồn VLĐ thường xuyên: là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để

hình thành hay tài trợ cho TSLĐ thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của DN Nguồn VLĐ thường xuyên của DN tại một thời điểm có thể xác định theo công thức sau:

Trang 17

Hoặc có thể xác định bằng công thức sau:

- Nguồn VLĐ tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm),

chủ yếu để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời về VLĐ phát sinh trong quátrình SXKD của DN (như trường hợp nhận được đơn đặt hàng ngoài kế hoạchlàm nhu cầu VLĐ tăng lên đột biến; dự kiến giá cả vật tư, nguyên liệu tăng

đột biến…) Nguồn vốn này thường bao gồm: các khoản vay ngắn hạn, các

khoản phải trả người bán, phải trả người lao động…

Như vậy:

Việc phân loại này giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình KD

1.2 Quản trị VLĐ của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị VLĐ của DN

 Khái niệm quản trị VLĐ

Quản trị vốn lưu động là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, điềuchỉnh và kiểm soát quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn lưu động củadoanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra trongtừng thời kỳ nhất định

-Tổng nguồn vốn thường xuyên

của doanh nghiệp

Nguồn vốn lưu động thường xuyên

Trang 18

 Mục tiêu quản trị VLĐ của DN

Thứ nhất, đảm bảo cho hoạt động SXKD diễn ra thường xuyên, liên tục:

trong quá trình SXKD luôn đòi hỏi DN phải có một lượng VLĐ cần thiết đểđáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phảithu, phải trả giữa DN và khách hàng Bên cạnh đó, VLĐ trong cùng một lúcđược phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và biểu hiện dưới nhiềuhình thái khác nhau Muốn cho quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục,

DN phải có đủ VLĐ đầu tư vào nhiều hình thái khác nhau đó, khiến cho cáchình thái đó có được mức tồn tại hợp lý, tối ưu, đồng bộ với nhau, làm choviệc chuyển hóa hình thái vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi.Quản trị VLĐ sẽ xác định nhu cầu VLĐ cần thiết, đảm bảo cho quá trìnhSXKD được diễn ra thường xuyên liên tục

Thứ hai, tăng tốc độ luân chuyển vốn, đẩy nhanh vòng quay để tiết kiệm vốn: Quản trị VLĐ là nhằm mục đích làm sao cho vốn được sử dụng

hiệu quả và mang lại lợi ích cao nhất Mà hiệu quả sử dụng vốn được phảnánh thông qua chỉ tiêu số vòng quay VLĐ Do vậy mục tiêu quản trị VLĐ làđẩy nhanh được vòng quay VLĐ, qua đó tiết kiệm vốn cho công ty Doanhnghiệp càng tiết kiệm được nhiều chi phí thì sẽ càng có thêm nhiều vốn để mởrộng kinh doanh, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất Khi mà số ngày luânchuyển vốn được rút ngắn, sẽ làm cho quá trình tiêu thụ diễn ra nhanh hơn,góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho DN

Thứ ba, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp: Quản trị VLĐ, suy cho cùng

cũng là nhằm đến mục tiêu của quản trị TCDN đó là tối đa hóa giá trị cho chủ

sở hữu DN Quản trị VLĐ, qua đó, góp phần gia tăng lợi ích cho các cổ đông,gia tăng thị giá cổ phiếu của công ty trên thị trường bằng cách quản trị vốntiết kiệm, hiệu quả, tăng lợi nhuận, tăng khả năng sinh lời

Trang 19

1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.2.1 Tổ chức đảm bảo vốn lưu động

1.2.2.1.1 Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiếtdoanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồnkho và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhàcung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kỳ

Để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liêntục, doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiếttối thiểu Trong công tác quản lý vốn lưu động, một vấn đề quan trọng là phảixác định được nhu cầu VLĐ cần thiết tương ứng với quy mô và điều kiênkinh doanh nhất định Trên cơ sở xác định đúng đắn và hợp lý nhu cầu VLĐthường xuyên, sẽ góp phần:

 Đáp ứng kịp thời VLĐ cho quá trình SXKD, đảm bảo cho hoạt độngcủa DN được diễn ra thường xuyên, liên tục và không bị gián đoạn

 Giúp doanh nghiệp chủ động tổ chức tốt các nguồn tài trợ cho nhu cầuVLĐ của mình

 Tránh được tình trạng thừa – thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinhdoanh, gia tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.2.2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp

Nhu cầu vốn lưu động là một đại lượng không cố định và phụ thuộcvào nhiều yếu tố Trong đó có một số yếu tố chủ yếu sau:

- Những nhân tố về đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh như:Chu kì kinh doanh, quy mô kinh doanh, tính chất thời vụ trong công việc kinh

(1.4)

Khoản nợ phải trả từ chiếm dụng

=

Nhu cầu vốn

lưu động

Trang 20

doanh, những thay đổi về kĩ thuật công nghệ sản xuất vv…Các nhân tố này cóảnh hưởng trực tiếp đến số VLĐ mà DN phải ứng ra và thời gian ứng vốn.

- Những nhân tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: Khoảngcách giữa DN với các nhà cung cấp vật tư hàng hóa, sự biến động về giá cảcủa các loại vật tư, hàng hóa mà DN sử dụng trong hoạt động SXKD, khoảngcách giữa DN với thị trường đầu ra, điều kiện phương tiện vận tải,.vv

- Chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng và tổchức thanh toán: Chính sách về tiêu thụ sản phẩm và tín dụng của doanhnghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ hạn thanh toán và quy mô các khoản phảithu Việc tổ chức tiêu thụ và thực hiện các thủ tục thanh toán và tổ chức thanhtoán thu tiền bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu VLĐ của DN

1.2.2.1.3 Phương pháp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp

Việc xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp là mộtvấn đề phức tạp Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm kinh doanh và điều kiện khácnhau, trong mỗi thời kỳ khác nhau sẽ có phương pháp xác định nhu cầu VLĐkhác nhau, nhưng chủ yếu theo hai phương pháp chính: trực tiếp và gián tiếp

 Phương pháp trực tiếp

Nội dung cơ bản của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tố ảnhhưởng trực tiếp đến lượng VLĐ doanh nghiệp phải ứng ra để xác định nhucầu VLĐ thường xuyên Cách tính chung của phương pháp này là đi xác địnhvốn tồn kho dự trữ, nợ phải thu và nợ phải trả

Công thức tổng quát:

Nhu cầu vốn

lưu động =

Vốn tồn kho dự trữ + Nợ phải thu - Nợ phải trả (1.5)

Trang 21

 Nhu cầu vốn hàng tồn kho

- Vhtk: Nhu cầu vốn hàng tồn kho

- Mij: Chi phí sử dụng bình quân một ngày của hàng tồn kho i

- Nij: Số ngày dự trữ của hàng tồn kho i

- n: Số loại hàng tồn kho cần dự trữ

- m: Số khâu (giai đoạn) cần dự trữ hàng tồn kho

 Nhu cầu vốn nợ phải thu:

Vpt =Dtn× Npt

- Vpt: Vốn nợ phải thu

- Dtn: Doanh thu bán hàng bình quân một ngày

- Npt: Kỳ thu tiền trung bình (ngày)

 Nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp:

Vpt =Dmc × Nmc

- Vpt: Nợ phải trả kỳ kế hoạch

- Dmc: Doanh số mua chịu bình quân ngày kỳ kế hoạch

- Mmc: Kỳ trả tiền trung bình cho nhà cung cấp

Phương pháp trực tiếp có ưu điểm là phản ánh rõ nhu cầu VLĐ chotừng loại vật tư, hàng hóa và trong từng khâu kinh doanh, do vậy, tương đốisát với nhu cầu vốn của doanh nghiệp Tuy nhiên, phương pháp này tính toánphức tạp, mất nhiều thời gian trong xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp

 Phương pháp gián tiếp

Phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng VLĐcủa DN năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độ luânchuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ theo doanh thuthực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của DN năm kế hoạch

+ Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báo cáo

(1.6)

(1.7)

(1.8)

Trang 22

Thực chất của phương pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo cáo

và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐnăm kế hoạch

Công thức tính toán như sau:

Vkh=Vbc × Mkh

Mbc ×(1+t % )

Trong đó: - Vkh: Vốn lưu động năm kế hoạch

- Mkh: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch

- Mbc: Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo

- t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch

+ Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch

Theo phương pháp này, nhu cầu VLĐ được xác định căn cứ vào tổngmức luân chuyển VLĐ và tốc độ luân chuyển VLĐ dự tính của năm kế hoạch.Công thức tính như sau:

Vkh= Mkh

Lkh

Trong đó: - Mkh: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch (doanh thu thuần)

- Lkh: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch

+ Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu

Nội dung của phương pháp này dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố cấu thành VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ theo doanh thu năm kế hoạch

Phương pháp này được tiến hành qua các bước sau:

 Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối

kế toán kỳ thực hiện

(1.9)

(1.10)

Trang 23

 Bước 2: Chọn các khoản mục chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệchặt chẽ với doanh thu và tính tỷ lệ phần trăm của các khoản đó so vớidoanh thu thực hiện trong kỳ.

 Bước 3: Dùng tỷ lệ phần trăm đó để ước tính nhu cầu vốn lưu độngcho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu dự kiến năm kế hoạch

 Bước 4: Định hướng nguồn trang trải nhu cầu tăng vốn lưu động trên

cơ sở kết quả kinh doanh kỳ kế hoạch

1.2.2.1.4 Mô hình tài trợ vốn lưu động

Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSLĐ thường xuyên được đảm

bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảobằng nguồn vốn tạm thời

- Lợi ích: việc áp dụng mô hình này giúp hạn chế được rủi ro trong thanhtoán, mức độ an toàn cao hơn, giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn

- Hạn chế: việc sử dụng mô hình này chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc

tổ chức, sử dụng vốn, thường vốn nào nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảohơn song kém linh hoạt hơn

Mô hình tài trợ thứ hai: toàn bộ TSLĐ thường xuyên và một phần

TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phầnTSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

- Lợi ích : khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao

- Hạn chế: doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn vàtrung hạn nên phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn

Mô hình tài trợ thứ ba: toàn bộ TSLĐ tạm thời và một phần TSLĐ

thường xuyên được bảo đảm bằng nguồn vốn tạm thời, và một phần TSLĐthường xuyên còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên

Trang 24

- Lợi ích: sử dụng mô hình này, chi phí sử dụng vốn sẽ được hạ thấphơn vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽđược linh hoạt hơn

- Hạn chế: khi sử dụng mô hình này, DN cần phải linh hoạt trong việc

tổ chức nguồn vốn, vì áp dụng mô hình này khả năng gặp rủi ro sẽ cao hơn

1.2.2.2 Quản trị vốn bằng tiền

 Tầm quan trọng của quản trị vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) làmột bộ phận cấu thành TSNH của DN Trong các DN, nhu cầu lưu giữ vốn bằngtiền thường do 3 lý do chính: Nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toánhằng ngày như trả tiền mua hàng, trả tiền lương, tiền công, thanh toán cổ tức haynộp thuế của DN; giúp DN nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanhnhằm tối đa hóa lợi nhuận; từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi ro bấtngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến họat động SXKD của DN

Vốn bằng tiền là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, quyết địnhkhả năng thanh toán nhanh của DN đồng thời cũng dễ là đối tượng của các hành

vi tham ô, gian lận, lợi dụng Quản trị vốn bằng tiền của DN có yêu cầu cơ bản

là vừa phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưngcũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của DN

Nội dung quản trị vốn bằng tiền

- Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng

các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của DN trong kỳ Đây là vấn đề có ý nghĩa

quan trọng giúp DN đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiếttrong kỳ, tránh được rủi ro mất khả năng thanh toán Giữ được uy tín với các

Trang 25

nhà cung cấp và tạo điều kiện cho DN chớp được cơ hội kinh doanh tốt, tạokhả năng thu được lợi nhuận cao.

Để xác định mức tồn trữ tiền mặt hợp lý có nhiều cách như có thể dựavào kinh nghiệm thực tế hoặc có thể vận dụng mô hình Tổng chi phí tối thiểuEOQ (mô hình Baumol) dựa trên cơ sở xem xét sự đánh đổi giữa chi phí cơhội của việc giữ quá nhiều tiền với chi phí giao dịch do giữ quá ít tiền mặt.Trong đó, chi phí cơ hội là khoản chi phí DN mất đi do giữ tiền mặt, khiếncho tiền không được sử dụng để đầu tư vào các mục đích sinh lời khác Cònchi phí giao dịch là các khoản chi phí liên quan đến việc chuyển đổi các tàisản đầu tư có tính thanh khoản thấp hơn thành tiền mặt để sẵn sàng chi tiêu.Như vậy, tổng chi phí lưu giữ tiền mặt chính là tổng chi phí cơ hội và chi phígiao dịch và tổng chi phí này phải được giữ ở mức nhỏ nhất

Chi phí lưu giữ tiền mặt

Tổng chi phí Chi phí cơ hội

Chi phí giao dịch

0 C* Số lượng tiền mặt

HÌNH 1.1: MÔ HÌNH BIỂU DIỄN MỨC TỒN TRỮ TIỀN MẶT TỐI ƯU

Nếu gọi:

Trang 26

F: Chi phí cố định phát sinh khi vay ngắn hạn

T: Tổng số tiền mặt cần bù đắp cho giao dịch trong năm

K: Chi phí cơ hội do giữ tiền mặt (%/năm)

C: Tồn quỹ tiền mặt đầu kỳ

Do đó, TC = Chi phí cơ hội +Chi phí giao dịch =

- Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt: DN cần quản lý chặt chẽ

các khoản thu chi tiền mặt để tránh bị mất mát, lợi dụng Thực hiện nguyêntắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ, không được thu chi ngoàiquỹ Việc xuất nhập quỹ tiền mặt hàng ngày phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ

sở chứng từ hợp thức và hợp pháp Phải thực hiện đối chiếu, kiểm tra tồn quỹtiền mặt với sổ quỹ hằng ngày Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạmứng, tiền đang chuyển

- Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có

biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quảnguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi Thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quảcác dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứngyêu cầu thanh toán nợ của DN khi đáo hạn

Trang 27

1.2.2.2 Quản trị các khoản phải thu.

Tầm quan trọng của quản trị khoản phải thu

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ DN do mua chịu hàng hóahoặc dịch vụ Khoản phải thu từ khách hàng thường chiếm tỷ trọng lớn trongtổng VLĐ của các DN

Việc quản lý khoản phải thu từ khách hàng liên quan chặt chẽ với tiêuthụ sản phẩm Khi DN mở rộng việc bán chịu hàng hóa cho khách hàng sẽlàm cho nợ phải thu tăng Tuy vậy DN có thể tăng được thị phần từ đó giatăng được DT bán hàng và LN Mặt khác, quản lý khoản phải thu liên quanchặt chẽ đến việc tổ chức và bảo toàn VLĐ của DN Việc tăng khoản phải thu

từ khách hàng kéo theo việc gia tăng các khoản chi phí quản lý nợ, chi phí thuhồi nợ, chi phí trả lãi tiền vay để đáp ứng nhu cầu VLĐ thiếu do vốn của DN

bị khách hàng chiếm dụng Tăng khoản phải thu làm tăng rủi ro đối với DNdẫn đến tình trạng nợ quá hạn khó đòi hoặc không thu hồi được do kháchhàng vỡ nợ, gây mất vốn của DN Chính vì vậy, quản trị khoản phải thu từkhách hàng là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp trong công tác quản lýtài chính DN

 Các biện pháp chủ yếu quản trị khoản phải thu

- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng:

Nội dung chính sách bán chịu trước hết là xác định đúng đắn các tiêuchuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để DN có thể chấpnhận bán chịu Ngoài ra cũng cần xác định đúng đắn các điều khoản bán chịuhàng hóa, dịch vụ, bao gồm việc xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiếtkhấu thanh toán Về nguyên tắc, DN chỉ có thể nới lỏng thời hạn bán chịu khilợi nhuận tăng thêm nhờ tăng doanh thu tiêu thụ lớn hơn chi phí tăng thêmcho quản trị khoản phải thu của DN

Trang 28

- Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu

Nội dung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứngyêu cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán Việcđánh giá uy tín tài chính của khách hàng mua chịu thường phải thực hiện quacác bước: thu thập thông tin về khách hàng (báo cáo tài chính của DN kháchhàng, kết quả xếp hạng tín nhiệm, xếp hạng tín dụng ); đánh giá uy tín kháchhàng theo thông tin thu thập được; lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặtbán chịu, thậm chí từ chối bán chịu

- Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ

Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp: có bộ phận kế toán theo dõikhách hàng nợ; kiểm soát chặt chẽ nợ phải thu đối với từng khách hàng; xácđịnh hệ số nợ phải thu trên doanh thu hàng bán tối đa cho phép phù hợp vớitừng khách hàng mua chịu

Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chínhsách thu hồi nợ thích hợp: thực hiện các biện pháp thích hợp để thu hồi nợ đếnhạn, nợ quá hạn như gia hạn nợ, thỏa ước xử lý nợ, bán lại nợ, yêu cầu sự canthiệp của Tòa án kinh tế nếu khách hàng nợ chây ỳ hoặc mất khả năng thanhtoán nợ

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dựphòng nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính

1.2.2.3 Quản trị hàng tồn kho

Tầm quan trọng của quản trị hàng tồn kho

- Vốn về HTK chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản củadoanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VLĐ của doanh nghiệp

- Việc duy trì một lượng vốn về HTK thích hợp sẽ mang lại sự thuậnlợi cho DN trong hoạt động kinh doanh: tránh được việc phải trả giá cao hơn

Trang 29

cho việc đặt hàng nhiều lần với số lượng nhỏ và những rủi ro trong việc chậmtrễ hoặc ngừng trệ sản xuất do thiếu vật tư hay những thiệt hại do không đápứng được các đơn hàng của khách hàng.

- Việc đầu tư vốn vào dự trữ HTK hợp lý giúp DN tránh được tìnhtrạng ứ đọng vật tư hàng hóa Từ đó góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyểnVLĐ, giúp doanh nghiệp thực hiện tốt nguyên tắc tiết kiệm, sử dụng có hiệuquả các phượng tiện sản xuất và nhân lực

 Mô hình quản lý hàng tồn kho

Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí, do đó cần quản lý chúng sao cho tiếtkiệm, hiệu quả Chi phí tồn kho dự trữ thường được chia thành 2 loại là chiphí lưu giữ, bảo quản HTK và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng

- Chi phí lưu giữ, bảo quản HTK thường bao gồm các chi phí như: bảo

quản hàng hóa, chi phí bảo hiểm, chi phí tổn thất do hàng hóa bị hư hỏng,biến chất, giảm giá và các chi phí cơ hội do vốn bị lưu giữ ở HTK

- Chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng bao gồm chi phí giao dịch, ký

kết hợp đồng, chi phí vận chuyển, giao nhận hàng hóa theo hợp đồng giao hàng.Các chi phí này có liên quan, tác động qua lại lẫn nhau Nếu DN dự trữnhiều vật tư, hàng hóa thì chi phí lưu giữ, bảo quản sẽ tăng lên, ngược lại chi phíthực hiện các hợp đồng cung ứng sẽ giảm đi tương đối do giảm được số lần cungứng Vì thế trong quản lý HTK cần phải xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và chiphí của việc duy trì lượng HTK cao hay thấp, thực hiện tối thiểu hóa tổng chi phíHTK dự trữ bằng việc xác định mức đặt hàng kinh tế, hiệu quả nhất

Mô hình quản lý HTK dự trữ trên cơ sở tối thiểu hóa tổng chi phí tồnkho dự trữ được gọi là mô hình tổng chi phí tối thiểu Nội dung cơ bản của

mô hình này là xác định được mức đặt hàng kinh tế ( Economic Order

Trang 30

Quantity – EOQ) để với mức đặt hàng thì này tổng chi phí tồn kho dự trữ lànhỏ nhất.

c1: Chi phí lưu giữ, bảo quản HTK

c2: Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng

Qn: Số lượng vật tư, hàng hóa cần cung ứng trong năm

Trang 31

 Các biện pháp chủ yếu quản lý vốn tồn kho dự trữ

- Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu, hàng hóa cần mua trong kỳ

và lượng tồn kho dự trữ hợp lý

- Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng, người cung ứng thích hợp đểđạt các mục tiêu: giá cả mua vào thấp, các điều khoản thương lượng có lợi

cho doanh nghiệp và tất cả gắn liền với chất lượng vật tư, hàng hóa phải đảm

bảo Lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp để tối thiểu hóa chi phí vận

chuyển, xếp dỡ

- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư hàng hóa

Dự đoán xu thế biến động trong kỳ tới để có quyết định điều chỉnh kịp thời

việc mua sắm, dự trữ vật tư hàng hóa có lợi cho DN trước sự biến động của

số vật tư đó, thu hồi vốn Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm đối với vật tư hàng

hóa, lập dự phòng giảm giá HTK Biện pháp này giúp cho DN chủ động thực

hiện bảo toàn VLĐ

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của DN

Trang 32

1.2.3.2 Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng

Kết cấu vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của từng khoản mụcvốn (vốn bằng tiền, nợ phải thu, hàng tồn kho, TSLĐ khác) trong tổng TSLĐcủa DN tại các thời điểm nhất định Công thức chung xác định kết cấu VLĐnhư sau:

 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ của doanh nghiệp

Do VLĐ được phân bổ ở cả 3 khâu của quá trình SXKD nên nhìn chung có 3nhóm nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ:

- Nhóm nhân tố về cung ứng, mua sắm vật tư

+ Khoảng cách giữa DN với đơn vị cung cấp vật tư ảnh hưởng đến việc

dự trữ nguyên liệu, vật liệu, vật tư của DN Khoảng cách này càng lớn thì việc

dự trữ nguyên liệu vật liệu, vật tư của DN càng lớn nhằm giảm chi phí vậnchuyển

+ Khả năng cung cấp của thị trường: nếu là loại vật tư khan hiếm thìcần phải dự trữ nhiều và ngược lại

+ Kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư mỗi lần cung cấp: kỳ hạn dài,khối lượng vật tư nhiều thì DN phải dự trữ nhiều và ngược lại

+ Tính thời vụ và khả năng khan hiếm của vật tư: đối với nguyên liệu,vật liệu theo mùa (ví dụ như thảo dược) thì lượng HTK sẽ lớn vào thời điểmthu hoạch và ít vào thời điểm cuối vụ

Trang 33

+ Đặc điểm quy trình công nghệ của DN ảnh hưởng đến sản phẩm dởdang, công nghệ càng phức tạp thì lượng vốn ứng ra càng cao.

+ Chu kỳ sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ trọng vốn sản phẩm dởdang, nếu chu kỳ sản phẩm càng dài thì lượng vốn ứng ra cho sản phẩm dởdang lớn và ngược lại

+ Đặc điểm tổ chức sản xuất có ảnh hưởng đến sự khác nhau về tỷtrọng VLĐ bỏ vào khâu sản xuất và khâu dự trữ Nếu DN có tổ chức sản xuấtđồng bộ, phối hợp được khâu cung cấp và khâu sản xuất một cách hợp lý sẽgiảm bớt được một lượng dự trữ vật tư sản phẩm dở dang

- Nhóm nhân tố về mặt thanh toán

+ Phương thức thanh toán hợp lý, giải quyết nhanh kịp thời thì sẽ làmgiảm tỷ trọng vốn phải thu

+ Tình hình quản lý khoản phải thu của DN và việc chấp hành kỷ luậtthanh toán của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến vốn phải thu Nếu vốn phải thulớn thì lượng vốn bị ứ đọng ở khâu thanh toán lớn, làm cho vốn chậm luânchuyển, tăng khả năng thất thoát, mất vốn nếu quản lý không tốt đồng thời việctái sản xuất của DN sẽ gặp khó khăn, dẫn đến khả năng trả nợ của DN sẽ kém

1.2.3.3 Tình hình quản lý vốn bằng tiền

- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trảicác khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanhtoán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp:

Trang 34

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

mà không cần phải thực hiện thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho:

(1.16)

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Hệ số này phản ánh sát thực hơn khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương đương tiền:

- Thời gian chuyển hóa thành tiền: là khoảng thời gian kể từ lúc sản phẩm,

hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp chuyển thành tiền mặt

Tiền + Các khoản tương đương tiền

Tổng nợ ngắn hạn

Số vòng quay của vốn bằng tiền

Tổng tiền thu về trong kỳ (IF)

Số dư tiền bình quân (S t )

Dòng tiền vào

từ hoạt động tài chính

Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh

++

quân

Kỳ thu tiền trung

Trang 35

Kỳ thu tiền trung bình: là số ngày được tính bình quân từ lúc cho khách

hàng nợ đến khi thu hồi số nợ phải thu từ khách hàng

(1.21)

 Kỳ trả tiền trung bình: là số ngày được tính bình quân từ lúc mua NVL,

hàng hóa cho đến khi DN phải thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp

(1.22)

 Kỳ luân chuyển HTK bình quân: là số ngày bình quân từ lúc nguyên vật

liệu, hàng hóa được nhập kho cho đến lúc xuất kho và bán được cho

khách hàng

(1.23)

1.2.3.4 Tình hình quản lý vốn tồn kho dự trữ

Số vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng hàng tồn

kho tạo ra bao nhiêu đồng giá vốn (doanh thu thuần) trong kỳ Chỉ tiêu nàycao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinh doanh, mức độđầu tư vào HTK, tình hình thực hiện kế hoạch hàng tồn kho…

Nợ phải thu bình quân

Kỳ thu tiền trung bình =

Doanh thu bán chịu bình quân 1 ngày

Nợ phải thu bình quân

Kỳ trả tiền trung bình =

Tổng giá trị hàng hóa mua chịu bình quân 1 ngày

Kỳ tồn kho bình quân =

Hàng tồn kho bình quân Giá vốn hàng bán bình quân 1 ngày

Số ngày trong kỳ

(1.25)

Số ngày 1 vòng quay

Trang 36

1.2.3.5 Tình hình quản lý nợ phải thu

Hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của DN được phản ánh thông qua các chỉ tiêu:

Số vòng quay các khoản phải thu: chỉ tiêu này phản ánh tình hình quản

lý và thu hồi vốn trong thanh toán Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó cho biếtvốn càng quay được nhiều vòng hơn, nó phụ thuộc lớn vào chính sách bánchịu, việc tổ chức thanh toán của DN,…

Kỳ thu tiền trung bình: Chỉ tiêu này phản ánh thời gian từ lúc bán hàng

đến lúc thu tiền hết bao nhiêu ngày, chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, tức là thờigian bị khách hàng chiếm dụng vốn càng giảm

Kỳ thu tiền trung bình = Số dư bình quân các khoản phải thu (1.27)

Doanh thu bình quân 1 ngày trong kỳ

1.2.3.6 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển VLĐ phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ của doanhnghiệp, tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụngVLĐ của doanh nghiệp cao hay thấp Tốc độ luân chuyển VLĐ được biểuhiện bằng 2 chỉ tiêu: Số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển VLĐ

 Số lần luân chuyển VLĐ (Số vòng quay VLĐ)

Số vòng quay các khoản phải thu Doanh thu trong kỳ

Số dư bình quân các khoản phải thu

Trang 37

M : Tổng mức luân chuyển thuần của VLĐ trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ, VLĐ quay được bao nhiêu vòng

 Kỳ luân chuyển của VLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiệnmột lần chu chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay VLĐ trong kỳ

N : Số ngày trong kỳ (360, 90… ngày)

 Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn

Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luânchuyển VLĐ ở kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo

Trang 38

Llđ1, Llđ0 : Số lần luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch, kỳ báo cáo

Hàm lượng vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho biết để đạt được 1 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩmtrong kỳ, doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng VLĐ

Hàm lượng VLĐ = VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ (1.32)

Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ bỏ ra trong kỳ có thể tạo ra baonhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế

Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng tốt và ngược lại

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế

Trang 39

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của DN

1.2.4.1 Nhóm nhân tố khách quan

- Lạm phát: Khi nền kinh tế trong tình trạng có nguy cơ lạm phát cao, sức

mua của đồng tiền bị giảm sút làm VLĐ trong doanh nghiệp bị giảm dần theotốc độ trượt giá của tiền tệ, nếu DN không có biện pháp điều chỉnh kịp thời,VLĐ của doanh nghiệp sẽ bị bào mòn, dẫn đến thất thoát vốn Khi nền kinh tếlâm vào tình trạng thiểu phát, nguồn cung ứng vật tư, nguyên liệu đầu vào trởnên khan hiếm, dễ gây gián đoạn cho quá trình SX, giảm hiệu quả sử dụng VLĐ

- Rủi ro: Bất kỳ một DN nào tham gia vào thị trường đều không tránh

khỏi những rủi ro như: sự biến động bất thường của thị trường đầu vào và đầu

ra tiêu thụ sản phẩm, rủi ro về giá trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, sựbiến động của tỷ giá, lãi suất,…… các rủi ro thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt ….màdoanh nghiệp không lường trước được, từ đó gây thiệt hại về vốn cho DN

- Khoa học – kỹ thuật: Sự tiến bộ, phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật

ngày nay là một động lực tất yếu, đòi hỏi các DN trong nền kinh tế thị trườngphải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nếu không nắm bắt kịp thời cơ hội, nguy

cơ tụt hậu và khó đứng vững trên thị trường là tất yếu đối với các DN

- Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: Những thay đổi về chính

sách pháp luật, thuế… tất yếu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và việc sử dụngvốn của doanh nghiệp

1.2.4.2 Nhóm nhân tố chủ quan

- Xác định nhu cầu vốn lưu động: Xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ sẽ

đảm bảo cho hoạt động SXKD được liên tục, DN chủ động hơn, nắm bắt kịpthời các cơ hội kinh doanh, qua đó hiệu quả sử dụng VLĐ được nâng cao.Xác định nhu cầu VLĐ không hợp lý, quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởngkhông tốt tới quá trình sản xuất cũng như hiệu quả sử dụng VLĐ của DN

Trang 40

- Chính sách bán hàng: Chính sách bán hàng tác động tới lượng hàng

hóa tiêu thụ, có chính sách bán hàng hợp lý sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất,giảm lượng thành phẩm tồn kho, giải phóng VLĐ bị ghim trong thành phẩm

- Trình độ quản lý các khoản phải thu: DN thực hiện chính sách bán chịu

nhằm gia tăng lượng hàng hóa tiêu thụ, mở rộng thị phần,… nhưng phải đảmbảo thu hồi vốn đầy đủ, kịp thời tránh tình trạng khách hàng chiếm dụng vốnquá lâu mà ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ, chủ động lên kế hoạch thuhồi nợ, phân loại nợ phải thu, đôn đốc khách hàng trả nợ

- Chính sách hàng tồn kho: mức dự trữ HTK quá ít hay quá nhiều đều

không tốt, quá ít sẽ không đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục,

DN không có khả năng chớp các đơn đặt hàng, quá nhiều thì vốn bị ghim chặttrong HTK mà không vận động, sinh lời được

- Trình độ người lao động: Trình độ người lao động ảnh hưởng tới chất

lượng sản phẩm, tỷ lệ sản phẩm hỏng, trình độ càng cao thì chất lượng sảnphẩm càng cao, khả năng cạnh tranh của sản phẩm càng lớn

- Lựa chọn phương án đầu tư: Phương án đầu tư hợp lý, sản phẩm tạo ra

đáp ứng nhu cầu của thị trường thì khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanhnghiệp cao, giải phóng VLĐ, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, qua đónâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ và ngược lại

Ngày đăng: 14/04/2016, 10:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w