Đây là nhân tố quantrọng đánh giá hiệu quả sử dụng của đồng VLĐ của doanh nghiệp.Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bởicác đặc điểm của tài sản lưu động nê
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn
Trần Thị Uyên
Trang 25 NWC: Nguồn vốn lưu động thường xuyên
6 SXKD: Sản xuất kinh doanh
7 TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng, biểu Tên bảng, biểu
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ về quá trình sản xuất thuốc nước
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ về quá trình sản xuất thuốc viên
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ về mô hình bộ máy quản lý ở công ty
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ về trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Sơ đồ 2.5 Sơ đồ về về mô hình tài trợ vốn
Bảng 2.1 Tình hình biến động tài sản của công ty năm 2014
Bảng 2.2 Tình hình biến động nguồn vốn của công ty năm 2014
Bảng 2.3 Tình hình biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty
năm 2014Bảng 2.4 Khái quát về một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
Bảng 2.5 Nguồn VLĐ và nguồn VLĐTX của công ty
Bảng 2.6 Cơ cấu và biến động nguồn VLĐ
Bảng 2.7 Tình hình nợ ngắn hạn của công ty năm 2014
Bảng 2.8 Cơ cấu và biến động VLĐ
Bảng 2.9 Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty
Bảng 2.10 Cơ cấu các khoản phải thu của công ty
Bảng 2.11 Các chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý nợ phải thu
Bảng 2.12 So sánh vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng
Bảng 2.13 Tình hình biến động và cơ cấu hàng tồn kho
Bảng 2.14 Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển HTK
Bảng 2.15 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất, hiệu quả sử dụng VLĐ
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2015
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang từng bước vận động theo cơ chế thịtrường dưới sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật Không giống như nềnkinh tết tập trung trước đây, trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều doanhnghiệp cùng tồn tại và hoạt động dưới những hình thức và có những đặc trưng
Trang 4khác nhau, xuất phát từ quan hệ sở hữu và mục đích kinh doanh của mỗidoanh nghiệp.
Gia nhập WTO là một bước ngoặt lớn đối với cả nền kinh tế Nó manglại cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều cơ hội, nhưng cũng đi kèm nhiềuthách thức Các doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệptrong nước mà còn phải cạnh tranh với các tập đoàn kinh tế lớn mạnh trênkhắp thế giới
Vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp nhấtthiết phải quan tâm sát sao đến tình hình tài chính, đặc biệt là công tác quản lý
và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp mình Việc thường xuyên tiếnhành phân tích và đánh giá nguồn vốn sẽ giúp cho các doanh nghiệp thấy rõthực trạng tài chính hiện tại, xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân, mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố tới nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Từ đó có những giải pháp cụ thể để ổn định và tăng cường quản lý, nâng caohiệu quả sử dụng vốn
Nhận thức được tầm quan trọng của vốn lưu động và ý nghĩa của việc tổchức quản lý, sử dụng vốn hiệu quả đối với các doanh nghiệp nên trong thờigian thực tập tại Công ty cổ phần Dược – TBYT Hà Giang, với kiến thức họctập tại nhà trường kết hợp với thực tế thực tập tại Công ty, em đã lựa chọn và
nghiên cứu đề tài: “Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu
động tại Công ty cổ phần Dược – Thiết bị y tế Hà Giang”.
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vốn lưu động và các hoạt động quản trị vốn
lưu động tại Công ty cổ phần Dược – TBYT Hà Giang
Mục đích nghiên cứu: Quản trị vốn lưu động là nội dung rất quan
trọng và có ý nghĩa riêng đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và Công
ty cổ phần Dược – TBYT Hà Giang nói riêng Qua công tác phân tích tình
Trang 5hình quản trị vốn lưu động, có thể thấy được chất lượng của công tác quản lý,khả năng khai thác các tiềm lực sẵn có, giai đoạn phát triển cũng như năng lựccạnh tranh của công ty Từ đó, giúp công ty tìm ra được biện pháp nâng caohiệu quả sử dụng vốn lưu động và khai thác một cách hợp lý các nguồn lựctrên cơ sở phân tích số liệu của công ty.
3 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Thực tập tại Công ty cổ phần Dược – TBYT Hà
Giang
Về mặt thời gian: Các số liệu về tình hình sử dụng vốn trong Báo cáo
tài chính của Công ty cổ phần Dược – TBYT Hà Giang trong 2 năm 2013 và2014
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Đây là phương pháp rất quan trọng và không thể thiếu
Phương pháp thu thập dữ liệu chủ yếu của đề tài là: Phương pháp điềutra khảo sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thu thập dữ liệu từ trongdoanh nghiệp, phương pháp thu thập dữ liệu từ nguồn tài liệu khác
Phương pháp phân tích dữ liệu:
Các số liệu, thông tin thu thập được tập hợp chọn lọc để thực hiện phântích một cách logic, khoa học phù hợp với đề tài nghiên cứu Phương pháp sửdụng để phân tích dữ liệu là: phương pháp so sánh, phương pháp số chênhlệch, phương pháp bảng biểu, biểu mẫu,…
5 Kết cấu của Luận văn.
Nội dung của luận văn tốt nghiệp được chia thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.
Trang 6Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Dược – TBYT Hà Giang trong thời gian qua.
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty ty cổ phần Dược – TBYT Hà Giang.
Trong quá trình thực hiện luận văn này, em đã nhận được sự chỉ dẫn tậntình của Th.S Nguyễn Trường Giang và các cán bộ nhân viên của Công ty cổphần Dược – TBYT Hà Giang Do thời gian thực tập còn hạn chế nên luậnvăn không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong được sự đóng góp
ý kiến của các thầy cô để luận văn của em được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 7CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN
TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.Vốn lưu động và nguồn hành thành vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm
Như chúng ta đã biết, trong nền kinh tế thị trường, để tiền hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh ngoài tài sản cố định doanh nghiệp cần phải có tàisản lưu động, Tài sản lưu động của doanh nghiệp bao gồm 02 bộ phận: Tàisản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông Trong quá trình sản xuấtkinh doanh tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn thaythế chỗ cho nhau, vận động không ngừng nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuấtđược tiến hành liên tục và thuận lợi
- TSLĐ sản xuất : Gồm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, công cụ dụng
cụ, phụ tùng thay thế, chi phí chờ kết chuyển, sản phầm dở dang, bán thànhphẩm, thành phẩm
- TSLĐ lưu thông: Bao gồm các loại tiền (tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng,tiền đang chuyển), các loại đầu tư chứng khoán ngắn hạn, các khoản vốntrong thanh toán (khoản phải thu, khoản tạm ứng)
Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thườngxuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có lượng tài sản lưu động nhất định
Do đó, để hình thành nên tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một sốvốn tiền tệ nhất định đầu tư vào tài sản đó Số vốn này được gọi là vốn lưuđộng của doanh nghiệp
Như vậy, ta có khái niệm vốn lưu động như sau: “Vốn lưu động của
doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động
Trang 8sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nói cách khác, vốn lưu động là biểu
hiện bằng tiền của các tài sản lưu động trong doanh nghiệp” (Trích ở Trang
465 – Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Học viện tài chính )
1.1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục,VLĐcủa doanh nghiệp chuyển hoá từ hình thái này qua hình thái khác Sự vậnđộng của VLĐ qua các giai đoạn có thể được mô tả bằng sơ đồ sau:
- Giai đoạn 1 (T - H): Khởi đầu vòng tuần hoàn, VLĐ dưới hình thái tiền
tệ được dùng mua sắm các đối tượng lao động dự trữ cho sản xuất Như vậy ởgiai đoạn này VLĐ đã từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vốn vật tưhàng hoá
- Giai đoạn 2 (H…sản xuất….H’): Giai đoạn này doanh nghiệp tiến hànhsản xuất ra sản phẩm, các vật tư dự trữ được đưa vào sản xuất Trải qua quátrình sản xuất sản phẩm hàng hoá được hình thành Như vậy ở giai đoạn nàyVLĐ đã chuyển từ hình thái vốn vật tư hàng hoá chuyển sang hình thái vốnthành phẩm
- Giai đoạn 3 (H’ - T’): Doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thuđược tiền về và VLĐ đã từ hình thái vốn thành phẩm chuyển sang hình tháivốn tiền tệ trở về điểm xuất phát của vòng tuần hoàn vốn Vòng tuần hoàn kết
Trang 9thúc So sánh giữa T và T’ nếu T’ > T có nghĩa doanh nghiệp kinh doanhthành công vì đồng VLĐ đưa vào sản xuất đã sinh sôi nảy nở, doanh nghiệpđược bảo toàn và phát triển được VLĐ và ngược lại Đây là nhân tố quantrọng đánh giá hiệu quả sử dụng của đồng VLĐ của doanh nghiệp.
Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bởicác đặc điểm của tài sản lưu động nên vốn lưu động của doanh nghiệp có cácđặc điểm sau:
- Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểuhiện: Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục khôngngừng nên vốn lưu động cũng vận động theo từng chu kỳ một Trong mỗi mộtchu kỳ vốn lưu động từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vật chất là vật
tư, hàng hóa dự trữ cho hoạt động sản xuất, qua giai đoạn sản xuất vật tư đượcđưa vào sản xuất tạo nên thành phẩm và đưa vào tiêu thụ Kết thúc chu kỳ,khi doanh nghiệp thu được tiền từ việc bán sản phẩm ra thị trường, vốn lưuđộng lại trở về hình thái tiền tệ ban đầu Trên thực tế chu trình trên khôngdiễn ra một cách tuần tự mà đan xen vào nhau, trong khi một bộ phận vốn lưuđộng được chuyển hóa thành vật tư, hàng hóa dự trữ thì một bộ phận khác củavốn lưu động đang kết tinh trong thành phẩm lại được chuyển hóa trở lạithành vốn bằng tiền, cứ như vậy các chu kỳ sản xuất kinh doanh được lặp đilặp lại, vốn lưu động được tuần hoàn và luân chuyển liên tục Tốc độ luânchuyển của vốn lưu động càng lớn thì hiệu quả sử dụng của vốn lưu độngcàng cao Muốn quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục thì doanh nghiệp cần có
đủ vốn và phân bổ hợp lý trong từng giai đoạn, từng thời kỳ của quá trình sảnxuất
- Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoànlại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh: Đặc điểm này cũng khác với vốn cố
Trang 10định, giá trị của vốn cố định được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩmdưới hình thức khấu hao.
- Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinhdoanh
Từ đặc điểm trên đặt ra cho công ty thực hiện công tác quản lý cần phảichú ý như:
- Phân bổ vốn lưu động ở các khâu kinh doanh hợp lý, trong mỗi khâukinh doanh lại được chia ra nhiều thành phần nên công tác quản lý phải chặtchẽ đến từng khâu từng thành phần
- Phải đảm bảo hiệu quả sử dụng và khả năng thu hồi vốn cao
- Vốn lưu động được luân chuyển theo từng vòng tuần hoàn liên tiếpnên mục tiêu của doanh nghiệp là phải tăng được vòng quay của vốn Để tănghiệu quả sử dụng vốn lưu động thì sản phẩm làm ra phải tiêu thụ được trongthời gian ngắn nhất để đảm bảo thu hồi được vốn và thanh toán các khoản nợ,các chi phí bán hàng cần thiết, đạt được chu kỳ kinh doanh như mong muốn
1.1.2 Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp.
Để quản lý và sử dụng có hiệu quả VLĐ cần phân loại VLĐ của doanhnghiệp theo các tiêu thức nhất định Thông thường có các tiêu thức phân loại sau:
1.1.2.1 Căn cứ vào vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh
Theo cách phân loại này, vốn lưu động được chia làm 3 loại:
Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm các giá trị các
khoản nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế,CCDC
Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm các khoản giá trị sản
phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển
Trang 11Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm các khoản giá trị thành
phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý,…) các khoản đầu tư ngắn hạn cáckhoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán.Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bổ của vốn lưu độngtrong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.Từ đó có biện pháp thíchhợp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý, đạt được hiệu quả sử dụng vốncao nhất
1.1.2.2 Căn cứ vào hình thái biểu hiện
Vốn lưu động được chia làm 2 loại:
Vốn vật tư, hàng hóa: Bao gồm các khoản vốn lưu động có hình thái
biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên, vật liệu, công cụ dụng cụ, phụ
tùng thay thế, sản phẩm dở dang, chi phí trả trước, thành phẩm, hàng hóa
Vốn tiền tệ: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền
gửi ngân hàng, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, các khoản vốn trongthanh toán (Phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ)…
Trên đây là hai cách phân loại VLĐ chủ yếu Mỗi cách phân loại đápứng những yêu cầu nhất định của công tác quản lý
Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu động của doanh nghiệp
Kết cấu vốn lưu động
Kết cấu vốn lưu động phản ánh thành phần vốn lưu động và mối quan hệ
tỷ lệ giữa các thành phần trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp
Tại các doanh nghiệp khác nhau thì thì kết cấu vốn lưu động cũngkhông giống nhau Việc phân tích kết cấu vốn lưu động của DN theo cáctiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc
Trang 12điểm riêng về số VLĐ mà doanh nghiệp đang sử dụng và quản lý Từ đó xácđịnh đúng các trọng điểm và biện pháp quản lý VLĐ có hiệu quả hơn, phùhợp với với điều kiện cụ thể của DN.
Các nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu vốn lưu động của DN, gồm 3 nhóm chính:
- Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: Khoảng cách giữa cácdoanh nghiệp với nơi cung cấp của thị trường: kỳ hạn giao hàng của thịtrường và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời
vụ của chủng loại vật tư cung cấp
- Các nhân tố ảnh hưởng về mặt sản xuất như: Đặc điểm kỹ thuật,công nghệ sản xuất của DN, mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo, độ dàicủa chu kỳ sản xuất kinh doanh, trình độ tổ chức sản xuất
- Các nhân tố về mặt thanh toán như: Phương thức thanh toán đượclựa chọn theo các hợp đồng bán hàng, thủ tục thanh toán, việc chấp hành thủtục thanh toán giữa các DN
1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp là nguồn vốn hình thành tài sảnlưu động của doanh nghiệp Có thể phân chia nguồn vốn của một doanhnghiệp theo nhiều tiêu thức khác nhau:
Theo quan hệ sở hữu về vốn
Theo quan hệ sở hữu về vốn, VLĐ được chia thành: Vốn chủ sở hữu và
nợ phải trả
Trang 13 Vốn chủ sở hữu: Là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của chủdoanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng,quyền chi phối, quyền định đoạt Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà VCSH
có nội dung cụ thể riêng, bao gồm: VLĐ được ngân sách nhà nước cấp, VLĐđóng góp ban đầu, VLĐ tăng thêm từ lợi nhuận bỏ ra
Nợ phải trả: Là số vốn lưu động được hình thành từ vốn vay cácngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng khác thông qua phát hànhtrái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán Đây là số vốn lưu động
mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả trong thời gian nhất định
Theo cách phân loại này cho thấy được nguồn hình thành nên vốn lưuđộng, từ đó đưa ra quyết định huy động vốn từ nguồn nào cho hợp lý, hiệuquả nhất đảm bảo tính tự chủ của doanh nghiệp
Theo thời gian huy động và sử dụng vốn
Theo tiêu thức này, VLĐ của doanh nghiệp được chia làm hai nguồn:Nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguốn vốn lưu động tạm thời
Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NVLĐTX) là nguồn vốn ổnđịnh có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho TSLĐ thường xuyêncần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn này có thểhuy động từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành trái phiếu dài hạn hoặc có thểvay dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng
NVLĐTX của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể xác định theocông thức sau:
Hoặc có thể xác định bằng công thức sau:
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn lưu động tạm thời (NVLĐTT) là nguồn vốn có tính chấtngắn hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính
Nguồn vốn lưu động
thường xuyên = Tổng nguồn vốn thường xuyên - Tài sản dài hạn
Trang 14chất tạm thời, bất thường phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Nguồn vốn này bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chứctín dụng và các khoản vay ngắn hạn khác.
Việc phân loại này giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồnvốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình kinhdoanh đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn và góp phần nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp
Thông qua việc phân loại nguồn hình thành VLĐ giúp nhà quản lý DNnắm được cơ cấu vốn trong DN, từ đó lựa chọn nguồn bổ sung vốn thíchhợp, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh sát với thực tế tạo điều kiện chodoanh nghiệp sử dụng tối đa nguồn vốn huy động được với hiệu quả caonhất, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của được diễn ra thườngxuyên, liên tục
* Vai trò của vốn lưu động trong Doanh nghiệp
Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình táisản xuất Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có
đủ tiền vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của vốn lưu động, khiến chocác hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau Như vậy sẽ tạođiều kiện cho chuyển hóa hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển đượcthuận lợi, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tăng hiệu suất sửdụng vốn lưu động và ngược lại
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài tài sản cố định như máy móc, thiết
bị, nhà xưởng doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắmhàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất Như vậy vốn lưuđộng là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khácvốn lưu động là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh
Trang 15Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật
tư Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tư
Số vốn lưu động nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư, hàng hóa dự trữ sửdụng ở các khâu nhiều hay ít Vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm cònphản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không Thời gian nằm ở khâusản xuất và lưu thông có hợp lý hay không hợp lý Bởi vậy, thông qua tình hìnhluân chuyển vốn lưu động có thể kiểm tra, đánh giá một cách kịp thời đối với cácmặt mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp
1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm quản trị vốn lưu động
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhànước, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần có sự linh hoạt để thíchứng với môi trường cạnh tranh ngày càng khó khăn, khốc liệt Muốn tồn tại
và phát triển doanh nghiệp cần có lợi nhuận, do đó nhà quản trị doanh nghiệpcần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từngnhân tố đến kết quả kinh doanh Điều này đòi hỏi nhà quản trị cần có năng lực
và trình độ chuyên môn để phân tích, đưa ra các quyết định sử dụng nguồnlực trong doanh nghiệp sao cho có lợi nhất Do đó việc quản trị vốn lưu độngcủa doanh nghiệp là vô cùng quan trọng
Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định để khia thác, tạo lập, phân bổ
và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất, nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường, liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả.
Quản trị vốn lưu động là một bộ phận, là nội dung quan trọng hàngđầu của quản trị vốn kinh doanh trong doanh nghiệp nói riêng và quản trị
Trang 16tài chính doanh nghiệp nói chung, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinhdoanh của DN.
1.2.1.2 Mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường để có thể tồn tại và phát triển các doanhnghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý các hoạt động kinh doanhcủa mình Một trong những vấn đề phải quan tâm là tăng cường quản trị vốnlưu động nói riêng tại doanh nghiệp Đây có thể nói là bộ phận rất quan trọng
và có ý nghĩa quyết định đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làyếu tố để doanh nghiệp đạt được kết quả sản xuất kinh doanh tốt nhất Mỗidoanh nghiệp có công tác quản trị vốn lưu động khác nhau, tùy thuộc vào loạihình sản xuất kinh doanh cũng như lĩnh vực, ngành nghề, tuy nhiên công tácquản trị vốn lưu động nhìn chung là đều phải đạt những mục tiêu chung như:
- Quản trị vốn bằng tiền: vừa phải sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năngsinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanhtoán bằng tiền mặt của doanh nghiệp, trách rủi ro trong thanh toán
- Quản trị hàng tồn kho: Vốn tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốnlưu động của doanh nghiệp Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí, do đó cầnquản lý sao cho tiết kiệm, hiệu quả tránh được tình trạng ứ đọng hàng hóahoặc căng thẳng do thiếu vật tư, phải tính toán, dự trù lượng hàng tồn kho hợp
lý, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục
- Quản trị khoản phải thu: Quản trị các khoản phải thu liên quan đến sựđánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hoá, dịch vụ, nên nhàquản trị cần nghiêu cứu, xem xét đưa ra những quyết định hợp lý dựa trên tìnhhình thực tế của thị trường cũng như doanh nghiệp
Hướng đến mục tiêu: Khả năng sinh lời cao nhất, rủi ro thấp nhất, giatăng giá trị doanh nghiệp
1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Trang 171.2.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thườngxuyên, liên tục Trong quá trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có mộtlượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng các nhu cầu mua sắm vật tư dự trữ,
bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với kháchhàng, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiếnhành bình thường và liên tục Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thườngxuyên, cần thiết của doanh nghiệp
Hay nói một cách khác: “Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp là số vốn tối
thiểu cần thiết để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh được thường xuyên, liên tục”
Có thể xác định theo công thức sau:
Nhu cầu
Vốn hàng tồn kho +
Các khoản nợ phải thu từ khách hàng -
Các khoản nợ phải trả nhà cung
cấp
Có thể phân chia nhu cầu VLĐ thành 2 loại dựa vào thời gian sử dụng
Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết: Đảm bảo cho quá trình tái sản
xuất được tiến hành liên tục Nghĩa là ứng với mỗi quy mô kinh doanh vớinhững điều kiện về mua sắm vật tư, dự trữ hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm
đã được xác định đòi hỏi doanh nghiệp thường xuyên có một lượng VLĐnhất định
Nhu cầu VLĐ tạm thời: Dùng để ứng phó với những nhu cầu về tăng
thêm dự trữ vật tư hàng hóa hoặc sản phẩm do tính chất thời vụ, do nhậnthêm đơn đặt hàng
Việc xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ có ý nghĩa quan trọng: Giúpdoanh nghiệp tránh được tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng hợp lý và tiết kiệm,nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ Đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của
Trang 18doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục và giảm rủi ro của doanhnghiệp trong thanh toán, nâng cao uy tín với bạn hàng Ngoài ra nó giúpdoanh nghiệp không bị căng thẳng giả tạo về nhu cầu VLĐ và là căn cứ quantrọng cho việc xác định các nguồn tài trợ nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp.Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố.Trong đó có một số yếu tố chủ yếu bao gồm:
Những yếu tố về đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh như: Chu kì kinh doanh, quy mô kinh doanh, tính chất thời vụ trong công việc
kinh doanh, những thay đổi về kỹ thuật công nghệ sản xuất Các yếu tố này
có ảnh hưởng trực tiếp đến số VLĐ mà doanh nghiệp phải ứng ra và thời gianứng vốn
Những yếu tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm:
Khoảng cách giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng hàng vật tưhàng hóa
Sự biến động về giá cả của các loại vật tư, hàng hóa mà doanh nghiệp sửdụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Khoảng cách giữa doanh nghiệp với thị trường bán hàng
Điều kiện và phương tiện vận tải
Chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng và tổ
chức thanh toán: Chính sách về tiêu thụ sản phẩm và tín dụng của doanh nghiệp
ảnh hưởng trực tiếp đến kì hạn thanh toán quy mô các khoản phải thu Việc tổchức tiêu thụ và thực hiện các thủ tục thanh toán và tổ chức thanh toán thu tiềnbán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp
Việc xác định đúng đắn các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệp xácđịnh đúng nhu cầu vốn lưu động và có biện pháp quản lý, sử dụng vốn lưuđộng một cách tiết kiệm, có hiệu quả
* Hai phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động :
Trang 19a) Phương pháp trực tiếp
Nội dung của phương pháp này là xác định trực tiếp nhu cầu vốn chohàng tồn kho, các khoản phải thu, khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lạithành tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
+ Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho :
Bao gồm vốn hàng tồn kho trong các khâu dự trữ sản xuất, khâu sản xuất
và khâu lưu thông
- Công thức tổng quát :
VHTK = (Mij Nij)
Trong đó:
VHTK: Nhu cầu vốn hàng tồn kho
Mij: Chi phí sử dụng bình quân một ngày của hàng tồn kho i
Nij : Số ngày dự trữ của hàng tồn kho i
n: Số loại hàng tồn kho cần dự trữ
n: Số khâu (giai đoạn) cần dự trữ hàng tồn kho
Đối với từng loại vật tư, hàng hóa tồn kho cần căn cứ vào tình hình sửdụng thực tế và thời gian cần thiết dự trữ để xác định mức chi phí sử dụngbình quân một ngày và số ngày dự trữ hợp lý
+ Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu: Nợ phải thu là khoản vốn bị kháchhàng chiếm dụng hoặc do doanh nghiệp chủ động bán chịu hàng hóa chokhách hàng Do vốn đã bị khách hàng chiếm dụng nên để hoạt động sản xuấtkinh doanh được bình thường doanh nghiệp phải bỏ thêm vốn lưu động vàosản xuất Công thức tính khoản phải thu như sau:
Trang 20Npt: Kỳ thu tiền trung bình (ngày)
+ Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp: Nợ phải trả là khoảnvốn doanh nghiệp mua chịu hàng hóa hay chiếm dụng của khách hàng Cáckhoản nợ phải trả được coi như khoản tín dụng bổ sung từ khách hàng nêndoanh nghiệp có thể rút bớt ra khỏi kinh doanh một phần vốn lưu động củamình để dùng vào việc khác Doanh nghiệp có thể xác định khoản nợ phải trảtheo công thức:
Vpt = Dmc Nmc
Trong đó:
Vpt: Nợ phải trả kỳ kế hoạch
Dmc: Doanh số mua chịu bình quân ngày kỳ kế hoạch
Nmc: Kỳ trả tiền trung bình cho nhà cung cấp
Sau khi xác định xong nhu cầu vốn tổng hợp lại thành nhu cầu vốn lưuđộng theo công thức:
Nhu cầu VLĐ = Hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả
Phương pháp trực tiếp có ưu điểm là phản ánh rõ nhu cầu vốn lưu động chotừng loại vật tư hàng hóa và trong từng khâu kinh doanh, do vậy tương đối sátvới nhu cầu vốn của doanh nghiệp Tuy nhiên phương pháp này tính toán phứctạp, mất nhiều thời gian trong xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
b) Phương pháp gián tiếp
Phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng VLĐcủa doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độluân chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ theo doanhthu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp năm
kế hoạch
Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ phần trăm nhu cầu vốn lưu động
so với năm báo cáo
Trang 21Nội dung: dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo cáo và điều chỉnh nhu
cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
Công thức:
VKH = V´BC × Mkh Mbc× (1 - t%)
Trong đó
VKH: Vốn lưu động năm kế hoạch
Mkh: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
Mbc: Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo
t %: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
Vốn lưu động bình quân năm báo cáo được tính theo phương pháp bìnhquân số học VLĐ bình quân trong các quý của năm báo cáo Mức luânchuyển VLĐ phản ánh tổng mức luân chuyển vốn và được tính bằng doanhthu thuần của năm kế hoạch và năm báo cáo Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển(%) phản ánh việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động của năm kế hoạch sovới năm báo cáo và được xác định theo công thức:
t % = Kkh−Kbc Kbc × 100%
Trong đó:
t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển
Kkh: Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
Kbc: Kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo
Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch
Nội dung: Nhu cầu VLĐ được xác định căn cứ vào tổng mức luân
chuyển VLĐ (hay doanh thu thuần) và tốc độ luân chuyển VLĐ dự tính củanăm kế hoạch
Công thức:
Trang 22VKH = Mkh Lkh
Trong đó:
Mkh: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch (doanh thu thuần)
Lkh: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch
Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu:
Nội dung: dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố
cấu thành VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ theodoanh thu năm kế hoạch
Phương pháp này ngầm giả định tất cả các khoản mục TSNH (tức làVLĐ) và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán đều biến động cùng tỷ lệ với sựbiến động của doanh thu
Phương pháp này được tiến hành qua 4 bước sau đây:
Bước 1: Tính số dư bình quân các khoản mục trên bảng cân đối kế toán
kỳ thực hiện.
Bước 2: Lựa chọn các khoản mục TSNH và nguồn vốn chiếm dụng trong
bảng cân đối kế toán chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu và tính tỷ lệ phần trăm của các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ.
Bước 3: Sử dụng tỷ lệ phần trăm các khoản mục trên doanh thu để ước
tính nhu cầu VLĐ tăng thêm năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu dự kiến năm
kế hoạch.
Nhu cầu VLĐ tăng thêm = Doanh thu tăng thêm ×Tỷ lệ % nhu cầuVLĐ so với doanh thu
Doanh thu tăng thêm = Doanh thu kỳ kế hoạch – Doanh thu kỳ báo cáo
Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ so với doanh thu = Tỷ lệ % các khoản mụcTSNH so với doanh thu – Tỷ lệ % nguồn vốn chiếm dụng so với doanh thu
Trang 23Bước 4: Dự báo nguồn tài trợ cho nhu cầu VLĐ tăng thêm của công ty
và thực hiện điều chỉnh kỳ kế hoạch tài chính nhằm đạt được mục tiêu của công ty.
1.2.2.2 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động
Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanhnghiệp trong kinh doanh, về cơ bản, nguồn vốn lưu động thường xuyên đảmbảo cho vốn lưu động thường xuyên còn nguồn vốn tạm thời đảm bảo chonhu cầu VLĐ tạm thời, song không nhất thiết phải hoàn toàn như vậy để tạođiều kiện cho việc sử dụng linh hoạt nguồn tài chính, chúng ta đi xem xét một
số mô hình tài trợ vốn
Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn thường xuyên
Nguồn vốn thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổnđịnh mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh như mua sắmđầu tư hình thành TSCĐ và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên cầnthiết cho hoạt động kinh doanh diễn ra thường xuyên
Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thểđược xác định bằng công thức:
Nguồn vốn thường xuyên của DN = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Trang 24Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp, ta còn
có thể xác định nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp Nguồn VLĐthường xuyên là nguồn vốn ổn định và có tính chất dài hạn để hình thành haytài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp (có thể là một phần hay toàn bộ tài sản lưu độngthường xuyên tùy thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp)
Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm được xácđịnh theo công thức:
Nguồn VLĐ thường xuyên= Tổng nguồn vốn thường xuyên -TS dài hạnHoặc:
Nguồn VLĐ thường xuyên= Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạnNguồn vốn tạm thời là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới mộtnăm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng được để đáp ứng các nhu cầu phát sinhtạm thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh Nguồn vốn này thường baogồm các khoản vay ngắn hạn, các khoản chiếm dụng của người lao động vàcủa nhà cung cấp…
* Sau đây là 3 mô hình tài trợ vốn của DN
Mô hình 1: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng
nguồ vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồnvốn tạm thời Lợi ích của mô hình này là giúp doanh nghiệp hạn chế trong rủi
ro thanh toán, mức độ an toàn cao hơn, giảm bớt được chi phí trong việc sửdụng vốn Tuy nhiên hạn chế của mô hình này là chưa tạo ra sự linh hoạttrong việc tổ chức sử dụng vốn
Mô hình 2: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần của
TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên và một phầnTSLĐ tạm thời còn lại được đảm bằng nguồn vốn tạm thời Sử dụng mô hìnhnày khả năng thanh toán và độ an toàn cao, tuy nhiên doanh nghiệp phải sử
Trang 25nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn nên doanh nghiệp phải trả chi phí nhiềuhơn cho việc huy động vốn.
Mô hình 3: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm
bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên vàtoàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời Về lợi thế
mô hình này chi phí sử dụng vốn sẽ được hạ thấp hơn, việc sử dụng vốn linhhoạt hơn.Trong thực tế mô hình này được các doanh nghiệp lựa chọn.Khi sửdụng mô hình này doanh nghiệp cần sự năng động trong việc tổ chức nguồnvốn vì áp dụng mô hình này rủi ro sẽ cao hơn
1.2.2.3 Phân bổ vốn lưu động
Kết cấu VLĐ phản ánh các thành phần VLĐ và tỷ lệ của từng thànhphần vốn trong tổng số VLĐ của doanh nghiệp
Ở các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu VLĐ cũng không giốngnhau Việc phân tích kết cấu VLĐ của doanh nghiệp theo các tiêu thức phânloại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những đặc điểm riêng về
số VLĐ mà mình đang quản lý và sử dụng Việc nghiên cứu vốn lưu độnggiúp ta thấy được tình hình phân bổ vốn và tỷ trọng của mỗi loại vốn chiếmtrong mỗi giai đoạn luân chuyển, từ đó sác định trọng điểm quản lí vốn lưuđộng, đồng thời tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ của doanh nghiệp có nhiềuloại, có thể chia thành ba nhóm chính:
- Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư: Biểu hiện của sự ảnh hưởng nàynhư sau; Khoảng cách giữa doanh nghiệp với đơn vị cung cấp vật tư, khoảngcách giữa doanh nghiệp với người mua hàng, uy tín doanh nghiệp, khả năngcung cấp của thị trường, đặc điểm của sản phẩm
- Các nhân tố về mặt sản xuất: Quy trình công nghệ, quy mô sản xuất;
độ dài của chu kỳ sản xuất, trình độ tổ chức quá trình sản xuất, khả năng
Trang 26nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất; tay nghề, trình độ cán bộ côngnhân viên, tính phức tạp của sản phẩm.
- Các nhân tố về mặt thanh toán: Đây là nhân tố ảnh hương trực tiếp đếnkết cấu VLĐ, việc thực hiện thủ tục thanh toán được tổ chức tốt và nhanh thì
sẽ giảm bớt tỷ trọng vốn phải thu Tình hình quản lý khoản phải thu củadoanh nghiệp và việc chấp hành luật thanh toán của khách hàng sẽ ảnh hưởngđến vốn phải thu Nếu vốn phải thu lớn thì khả năng tái sản xuất của doanhnghiệp sẽ gặp khó khăn dẫn đến tình trạng khả năng trả nợ của doanh nghiệp
sẽ kém, và điều này thì rất nguy hiểm cho doanh nghiệp nhất là trong điềukiện kinh tế thị trường hiện nay Phương thức bán hàng cũng ảnh hưởng lớnđến vốn phải thu, có nhiều phương thức bán hàng: thanh toán bằng tiền mặt,thanh toán bằng chuyển khoản
- Tiền đang chuyển
Sự cần thiết của quản trị tiền mặt
Vốn bằng tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao và cũng dễ là đốitượng của hành vi gian lận, tham ô, lợi dụng Một trong những yêu cầu ủacông tác quản trị tài chính là phải làm cho đông vốn không ngừng vận động
và sinh lời
Trang 27Chính vì thế việc quản trị vốn bằng tiền là vấn đề hết sức quan trọngtrong công tác quản lý doanh nghiệp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tiền mặt
Hoạt động thu chi tiền mặt của doanh nghiệp diễn ra hàng ngày, hànggiờ Hơn nữa vốn bằng tiền mặt là một loại tài sản đặc biệt có khả năng thanhtoán cao, dễ dàng chuyển đổi thành các hình thức khác, vì vậy doanh nghiệpphải có biện pháp quản lý, sử dụng vốn tiền mặt một cách chặt chẽ tránh bịthất thoát, lãng phí Có thể nhận thấy quản trị tiền mặt chịu ảnh hưởng bởi cácnhận tố như:
- Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt: nguyên tắc này cho phép công ty duy trìmức chi tiêu tiên mặt trong nhiều giao dịch kinh doanh ở mức thấp hơn, do đó
có nhiều tiền hơn cho hoạt động đầu tư bằng các phương pháp
Nội dung chủ yếu quản trị vốn bằng tiền
- Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý Việc xác định mứctồn dự trữ tiền mặt hợp lý có y nghĩa quan trọng giúp doanh nghiệp đảm bảokhả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết trong kỳ, tránh được rủi ro không
có khả năng thanh toán Giữ uy tín với nhà cung cấp và tọa điều kiện chodoanh nghiệp chớp cơ hội kinh doanh tốt, tạo khả năng thu được lợi nhuậncao Để xác định mức tồn trữ tiền mặt hợp lý có thể dự vào kinh nghiệm thực
tế, sử dụng mô hình quản lý EOQ, mô hình quản lý tiền mặt Millerorr
- Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu chi bằng tiền doanh nghiệp phảixây dựng các nội quy, quy chế về quản lý các khoản thu chi, đặc biệt thu chibằng tiền mặt để tránh sự mất mát, lạm dụng tiền của doanh nghiệp mưu lợicho cá nhân
- Tất cả các khoản thu chi bằng tiền mặt phải thông qua quỹ không đượcchi tiêu ngoài quỹ
Trang 28- Phải có sự phân định rõ ràng trong quản lý tiền mặt giữa nhân viên kếtoán với nhân viên thủ quỹ Việc xuất nhập quãy tiền mặt hàng ngày do thủquỹ tiến hành trên cơ sở các phiếu thu chi tiền mặt hợp thức, hợp pháp Cuốingày, thủ quỹ phải kiểm kê quỹ đối chiếu tồn quỹ với số liệu của sổ quỹ kếtoán tiền mặt Nếu có chênh lệch thủ quỹ và kế toán phải phải kiểm tra lại đểxác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý kịp thời.
- Tăng tốc quá trình thu tiền và làm chậm đi quá trình chi tiền Dự toánđược thời gian chi trả, doanh nghiệp có thể tận dụng lượng tiền mặt trôi nổitrên một số dư tiền mặt nhỏ hơn
- Cần quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt Xác định rõ đối tượngtạm ứng, các trường hợp tạm ứng, mức độ tạm ứng và thời hạn tạm ứng
- Thường xuyên đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn chodoanh nghiệp tránh tình trạng mất khả năng thanh toán
1.2.2.5 Quản trị khoản phải thu
Nội dung của các khoản phải thu của doanh nghiệp gồm: Phải thu kháchhàng, phải thu tạm ứng và phải thu khác
Quản trị khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận
và rủi ro trong bán chịu hàng hòa, dịch vụ
- Nếu không bán chịu hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hộitiêu thụ sản phẩm, do đó cũng mất đi cơ hội thu lợi nhuận
- Nếu bán chịu hay bán chịu quá mức sẽ dẫn đến làm tăng chi phí quảntrị khoản phải thu, làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro khôngthu hồi được nợ
Biện pháp quản trị nợ phải thu
- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng:
- Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu:
- Xác định điều kiện thanh toán:
Trang 29- Thường xuyên kiểm soát nợ phải thu:
1.2.2.6 Quản trị hàng tồn kho
- Các doanh nghiệp sản xuất thường tồn tại ba loại hàng tồn kho ứng với
ba giai đoạn khác nhau của một quá trình sản xuất:
+ Tồn kho nguyên vật liệu
+ Tồn kho sản phẩm dở dang
+ Tồn kho thành phẩm
- Đối với doanh nghiệp thương mại, hàng tông kho chủ yếu là dự trữhàng hóa để bán Vốn lưu động đầu tư vào dự trữ hàng tồn kho gọi là vốn vềhàng tồn kho
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức dự trữ hàng tồn kho:
+ Mức tồn kho nguyên vật liệu, công cụ phụ thuộc vào: quy mô sản xuất;khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường; giá cả các loại vật tư được cungứng; khoảng cách giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng; hình thái xuất khẩu….+ Đối với mức tồn kho sản phẩm dở dang, các yếu tố ảnh hưởng gồm:đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm;thời gian hoàn thành sản phẩm; trình độ tổ chức quá trình sản xuất; sự lâu bềnhay dễ hư hao của sản phẩm
+ Đối với mức tồn kho thành phẩm, hàng hóa thường chịu ảnh hưởngcủa các yếu tố: khối lượng sản phẩm tiêu thụ; sự phối hợp giữa khâu sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm; khả năng xâm nhập hay mở rộng thị trường tiêu thụ sảnphẩm của doanh nghiệp…
Để quản lý tốt vốn về hàng tồn kho phải có sự phối hợp chặt chẽ giữacác bộ phận trong doanh nghiệp như: bộ phận cung ứng vật tư, bộ phận sảnxuất; bộ phận marketing, bộ phận quản lý tài chính…
Nội dung quản trị vốn tồn kho
Trang 30- Tổ chức khoa học, hợp lý việc dự trũ đảm bảo cho quá trình kinh doanhdiễn ra liên tục, tránh mọi sự gián đoạn do việc dự trữ gây ra.
- Giảm tới mức thấp nhất có thể được số vốn cần thiết cho việc dự trữ
- Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí (chi phí lưu giữ, bảo quản; chi phíthực hiện các hợp động cung ứng), do đó cần quản lý chúng sao cho tiết kiệm,hiệu quả
Để đạt được mục tiêu quản lý trên, cần nắm vững đặc điểm của từngnghành kinh doanh ảnh hưởng đến mỗi loại hàng tồn kho và các yếu tố chủyếu ảnh hưởng đến mức dự trữ hàng tồn kho để đưa ra các cách thức quản lýthích hợp đối với từng loại dự trữ
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Do vốn lưu động tồn tại ở nhiều hình thái biểu hiện khác nhau và nằm ởtất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh nên để đánh giá được tìnhhình quản trị vốn vốn lưu động của doanh nghiệp, ta phải sử dụng nhiều nhómchỉ tiêu khác nhau để đánh giá
1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá về việc xác định nhu cầu và tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ
Để đánh giá việc xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp, tatiến hành so sánh giữa nhu cầu vốn lưu động thực tế của doanh nghiệp vớinhu cầu vốn lưu động dự tính của doanh nghiệp trong cùng 1 kỳ
ΔNCVLĐNCVLĐkỳ bc = NCVLĐthực tế – NCVLĐdự tính
Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp đượcthể hiện chủ yếu qua chỉ tiêu nguồn vốn lưu động thường xuyên Trong đó,nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn
để hình thành tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt
Trang 31động kinh doanh của doanh nghiệp (có thể là một phần hoặc toàn bộ TSLĐthường xuyên tùy thuộc vào chiến lược tài chính của doanh nghiệp).
Cách xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên (còn gọi là vốn lưuđộng thuần – NWC) được thực hiện như sau:
NWC = Tổng nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp – Tài sản dài hạnHay NWC = (VCSH + Nợ dài hạn ) – Tài sản dài hạn
Hoặc NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn
Chỉ tiêu này là để đánh giá cách thức tài trợ vốn lưu động của doanhnghiệp, để đánh giá mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt động củadoanh nghiệp Người ta thường kết hợp chỉ tiêu này với các chỉ tiêu phản ánhkhả năng thanh toán
* Mô hình tài trợ vốn
Sơ đồ 1.1: Xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên
Qua cách xác định trên, ta có thể đánh giá tình hình tài trợ vốn lưu độngcủa doanh nghiệp Có 3 trường hợp cơ thể xảy ra:
Trường hợp 1: Khi tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn.Nghĩa là nguồn vốn lưu động thường xuyên có giá trị dương Khi đó, sẽ có
Nguồn vốn thường xuyên+ Nợ dài hạn+ Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC)
B Tài sản DH
Trang 32một sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì có một bộphận nguồn vốn lưu động thường xuyên tài trợ cho TSLĐ để sử dụng chohoạt động kinh doanh.
Trường hợp 2: Khi tài sản lưu động nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn thìnguồn vốn lưu động thường xuyên sẽ có giá trị âm Đây là dấu hiệu đáng longại cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hay xây dựng.Trong trường hợp đặc biệt khi nguồn vốn lưu động thường xuyên <0 (nghĩa làdoanh nghiệp hình thành tài sản dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn) là dấuhiệu việc sử dụng vốn sai, cán cân thanh toán chắc chắn đã mất thăng bằng ,
hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn <1 Tuy nhiên, đối với ngành thươngmại thì cách tài trợ vốn này vẫn có thể xảy ra vì ngành này có tốc độ quayvòng vốn nhanh
Trường hợp 3: Nếu tài sản lưu động bằng nợ phải trả ngắn hạn, haynguồn vốn thường xuyên bằng giá trị tài sản cố định thì nguồn vốn lưu đôngthường xuyên sẽ có giá trị bằng 0 Cách tài trợ này cho thấy, chỉ có những tàisản cố định được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, còn tài sản lưu động đượctài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn Trường hợp này cũng không tạo được tính
ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt vớinhững doanh nghiệp có tốc độ quay vòng vốn chậm
1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động
Tỷ trọng Hàng tồn kho trong
Hàng tồn kho Tổng VLĐ
Tỷ trọng Nợ phải thu trong
Nợ phải thu Tổng VLĐ
Tỷ trọng Vốn bằng tiền trong
Vốn bằng tiền Tổng VLĐ
Trang 331.2.3.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn bằng tiền
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho + Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
mà không cần phải thực hiện thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho
Tiền + Các khoản tương đương tiền
+ Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn
Hệ số này đặc biệt hữu ích để đánh giá khả năng thanh toán của một củadoanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng khi hàng tồn khokhông tiêu thụ được và nhiều khoản nợ phải thu gặp nhiều khó khăn khó thu hồi
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =
Số lãi tiền vay phải trả trong kỳ
Hệ số này phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ.
Chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu được ngân hàng rất quan tâm khithẩm định vay vốn của khách hàng
Trang 341.2.3.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị nợ phải thu
+ Số vòng quay nợ
Doanh thu bán hàng
Số nợ phải thu bình quân trong kỳ
Đây là chỉ tiêu phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyểnđược boa nhiêu vòng Nó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệpnhư thế nào
Kỳ thu tiền trung bình
360 ngày Vòng quay nợ phải thu
1.2.3.5 Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán + Số vòng quay hàng tồn kho =
Giá trị hàng tồn kho bình quân trong kỳ Giá trị hàng tồn kho bình quân có thể tính bằng cách lấy số dư đầu
kỳ cộng với số dư cuối kỳ chia đôi Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấpphụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinh doanh và chính sách tồn khocủa doanh nghiệp
Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho cao hơn so với các doanhnghiệp trong ngành chỉ ra rằng: Việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanhnghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảmđược lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp,thường gợi lên doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng
bị ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm Từ đó có thể dẫn đến dòng tiềnvào của doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khókhăn về tài chính trong tương lai
360 + Số ngày một vòng quay hàng tồn kho=
Số vòng quay hàng tồn kho
1.2.3.6 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu suất, hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Trang 35Doanh thu thuần trong kỳ + Số vòng quay VLĐ =
Số VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhấtđịnh, thường là một năm Số vòng quay vốn lưu động càng lớn thể hiện hiệusuất sử dụng vốn lưu động càng cao
Số ngày trong kỳ (360 ngày) + Kỳ luân chuyển VLĐ =
Số lần luân chuyển VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay vốn lưu động cần baonhiêu ngày Kỳ luân chuyển càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển càngnhanh và ngược lại
+ Mức tiết kiệm VLĐ = Mức luân chuyển vốn Số ngày rút ngắn
Bình quân 1 ngày kỳ KH kỳ luân chuyển VLĐ
Mức tiết kiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động tiết kiệmđược do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐnên doanh nghiệp có thể rút ra khỏi một số VLĐ để dùng cho các hoạtđộng khác
x
Trang 36Vốn lưu động bình quân + Hàm lượng VLĐ =
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần cần baonhiêu đồng vốn lưu động Hàm lượng vốn lưu động càng thấp thì vốn luuwđộng sử dụng càng hiệu quả và ngược lại
Lợi nhuận trước (sau) thuế + Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = 100%
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được baonhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế ở trong kỳ Chỉ tiêu này là thước đođánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
- Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanhnghiệp như: quy mô kinh doanh, đặc điểm, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh,
sự biến động của giá cả vật tư, hàng hóa trên thị trường, trình độ tổ chức quản
lý sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, trình độ kĩ thuật, công nghệ sảnxuất, các chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa,dịch vụ…
Căn cứ theo tác nhân gây ảnh hưởng có thể phân loại như sau:
1.2.4.1 Nhóm nhân tố khách quan
Đây là nhóm nhân tố tác động đến toàn bộ nền kinh tế nên các DNkhông thể khắc phục một cách hoàn toàn mà phải thích ứng và phòng ngừamột cách hợp lý Bao gồm các nhân tố sau:
x
Trang 37- Trạng thái của nền kinh tế: Nếu nền kinh tế trong giai đoạn tăng
tưởng ổn định các doanh nghiệp có thể đưa ra các kế hoạch, phương án sửdụng VLĐ trong dài hạn Các nhân tố trong quá trình sản xuất ít bị biến độnglớn, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Ngược lại, nếunền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng Lạm phát cao có thể khiếncho doanh nghiệp bị mất vốn, hiệu quả sử dụng vốn bị giảm sút, VLĐ cũngluân chuyển chậm hơn và bị ứ đọng lại
- Rủi ro trong kinh doanh: do những rủi ro bất thường trong quá trình
sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong điều kiệnkinh doanh của cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia cùngcạnh tranh với nhau Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro dothiên tai gây ra như hoả hoạn, lũ lụt mà các doanh nghiệp khó có thể lườngtrước được
- Tiến bộ của khoa học công nghệ: Do tác động của cuộc cách mạng
khoa học công nghệ nên sẽ làm giảm giá trị tài sản, vật tư vì vậy, nếu doanhnghiệp không bắt kịp điều này để điều chỉnh kịp thời giá trị của sản phẩm thìhàng hoá bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nóichung và vốn lưu động nói riêng
- Chính sách vĩ mô của Nhà nước: Khi nhà nước có những thay đổi về
chính sách pháp luận, thuế, đầu tư…sẽ làm môi trường và điều kiện kinhdoanh của DN thay đổi từ đó tác động đến hiệu quả sử dụng VLĐ
1.2.4.2 Nhóm nhân tố chủ quan
- Công tác xác định nhu cầu VLĐ: Đây là một yếu tố rất quan trọng do
vì nếu không xác định chính xác nhu cầu VLĐ sẽ dẫn đến tình trạng thừahoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt
Trang 38đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốncủa doanh nghiệp.
- Việc lựa chọn phương án đầu tư: là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng
rất lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp đầu
tư sản xuất ra những sản phẩm lao vụ dịch vụ chất lượng cao, mẫu mã phùhợp với nhu cầu thị trường thì quá trình tiêu thụ diễn ra nhanh chóng tăngvòng quay VLĐ và ngược lại
- Do trình độ quản lý: Do đặc điểm tuần hoàn của VLĐ trong cùng
một lúc phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới nhiềuhình thức khác nhau Vì vậy nếu trình độ quản lý của DN yếu kém, lỏng lẻothì dễ xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí VLĐ từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng VLĐ
Trang 39CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN DƯỢC – THIẾT BỊ Y TẾ HÀ GIANG 2.1 Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Dược – Thiết bị y tế Hà Giang
2.1.1 Thông tin chung
Tên công ty: Công ty Cổ phần Dược thiết bị y tế Hà Giang
Địa chỉ: 344 Đường Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Trãi – Thị xã HàGiang – Tỉnh Hà Giang
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 5100102861
Fax: 02193 875823
Số điện thoại: 02193 864821
Vốn điều lệ: 3.042.000.000 đồng
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/ 01, kết thúc vào ngày 31/12
Đơn vị tiền tệ: Việt Nam Đồng (VNĐ)
2.1.2 Quá trình thành lập và phát triển công ty cổ phần Dược – Thiết bị y
tế Hà Giang
Công ty Dược thiết bị y tế Hà Giang được tái thành lập từ năm 1992,theo quyết định số 388/UB – QĐ của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, sau khitách ra từ xí nghiệp liên hợp Dược Hà Tuyên, với tổng số 90 cán bộ Côngnhân viên chức và được tiếp quản cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu gồm nhàvăn phòng và 10 hiệu thuốc Huyện thị, chủ yếu là nhà tranh vách đất đã đượcxây dựng từ trên 20 năm Với tổng số vốn là 130 triệu bằng thuốc và vật tư y
tế, công ty đã nhanh chóng ổn định tổ chức, ban giám đốc ra mắt theo quyếtđịnh của Ủy ban nhân dân tỉnh, kiện toàn các phòng chức năng như: Phòng tàichính kế toán, phòng tổ chức hành chính, tổng kho và các Hiệu thuốc trựcthuộc Đến tháng 9 năm 2005 thực hiện quyết định số 2055 về việc phê duyệt
Trang 40phương án và chuyển Công ty Dược thiết bị y tế Hà Giang thành Công ty Cổphần Dược thiết bị y tế Hà Giang với tên gọi mới đã ra đời với số vốn điều lệ
mỹ phẩm
Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật
Gia lẻ, đóng gói một số mặt hàng thuốc chữa bệnh
Sản xuất một số mặt hàng theo kế hoạch
-Đăng ký kinh doanh và kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đãđăng ký Chịu trách nhiệm trước pháp luật
-Nộp thuế và các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo quy định củapháp luật
-Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước.-Chịu sự kiểm tra, giám sát, tuân thủ các quy định về thanh tra, của cơquan tài chính và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định củapháp luật