1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại ”công ty cổ phần xây dựng dịch vụ và thương mại 68

89 211 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 333,23 KB

Nội dung

Quản trị vốn có hiệu quả là phải bảo toàn lượng vốn bỏ ra và làm cho đồng vốn không ngừng sinh sôi nảy nở nhưng vẫn dựa trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính tín dụng và quy định

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6

DANH MỤC CÁC BẢNG 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ 8

LỜI MỞ ĐẦU 9

CHƯƠNG 1 12

VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 12

1.1 Vốn kinh doanh 12

1.1.1.Khái niệm, đặc trưng, vai trò của vốn kinh doanh 12

1.1.2.Phân loại vốn kinh doanh trong doanh nghiệp 15

1.1.3.Nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp 20

1.2 Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp 22

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh 22

1.2.2 Nội dung quản trị vốn kinh doanh 22

1.2.2.1 Tổ chức đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 22

1.2.2.2 Phân bổ vốn kinh doanh 23

1.2.2.3 Mô hình tài trợ 23

1.2.2.4 Quản trị vốn bằng tiền và khả năng thanh toán 25

1.2.2.5 Quản trị hàng tồn kho 27

1.2.2.6 Quản trị nợ phải thu 28

1.2.2.7 Quản trị vốn cố định 29

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp .35 CHƯƠNG 2 39

THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI 39

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI 68 39

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần xây dựng dịch vụ và thương mại 68 39

2.1.1 Quá trình thành lập, phát triển 39

2.1.2 Nhiệm vụ, chức năng ,cơ cấu tổ chức 40

Trang 2

2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 45

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 2 năm gần đây 47

2.2 Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng dịch vụ và thương mại 68 trong thời gian qua 49

2.2.1 Thực trạng quy mô, kết cấu vốn kinh doanh 49

2.2.2 Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng dịch vụ và thương mại 68 50

2.2.2.1 Thực trạng về tổ chức vốn cho hoạt động kinh doanh 50

2.2.2.2 Thực trạng về bố trí cơ cấu tài sản 53

2.2.2.3.Thực trạng về mô hình tài trợ vốn của Công ty 54

2.2.2.4 Thực trạng quản trị vốn bằng tiền và khả năng thanh toán 59

2.2.2.5 Thực trạng quản trị hàng tồn kho 61

2.2.2.6 Thực trạng quản trị nợ phải thu 64

2.2.2.7 Thực trạng quản trị vốn cố định 68

2.2.2.8 Hiệu suất và hiệu quả quản trị vốn kinh doanh tại Công ty 74

2.3 Đánh giá chung về tình hình quản trị vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng dịch vụ và thương mại 68 77

2.3.1 Những kết quả đạt được 77

2.3.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 78

CHƯƠNG 3: 80

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI 68 80

3.1 Phương hướng nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới 80

3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội 80

3.1.2 Phương hướng nhiệm vụ hoạt động của Công ty trong thời gian tới .80 3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng dịch vụ và thương mại 68 81

3.2.1 Xác định cơ cấu nguồn vốn tối ưu phù hợp với từng giai đoạn 81

3.2.2 Tăng cường quản trị khoản phải thu của khách hàng 83

Trang 3

3.2.3 Thực hiện quản lí, phân loại nợ phải thu, trích lập dự phòng nợ phải

thu khó đòi 84

3.2.4 Tăng cường theo dõi, đánh giá lại giá trị hàng tồn kho vào cuối năm và thực hiện trích lập dự phòng khi cần thiết 85

3.2.5 Chú trọng đầu tư nâng cấp TSCĐ 85

3.2.6 Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD 86

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trang 4

10 SXKD: Sản xuất kinh doanh

11 BHXH: Bảo hiểm xã hội

12 CBCNV: Cán bộ công nhân viên

26 BQLDA: Ban quản lý dự án

27 CPSXKD: Chi phí sản xuất kinh doanh

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong nền kinh tế thị trường, vốn là yếu tố cơ bản cho các doanh nghiệpsản xuất kinh doanh Vốn vừa là cơ sở, vừa là phương tiện cho quá trình hoạtđộng sản xuất của doanh nghiệp Bằng việc sử dụng lượng vốn của mình,doanh nghiệp tiến hành thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, mở rộng quy

mô và đưa doanh nghiệp phát triển Tuy nhiên, lượng vốn của mỗi donhnghiệp là có hạn Vì thế, để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thịtrường cạnh tranh như hiện nay, doanh nghiệp cần quản trị vốn của mình saocho đạt hiệu quả cao Quản trị vốn có hiệu quả là phải bảo toàn lượng vốn bỏ

ra và làm cho đồng vốn không ngừng sinh sôi nảy nở nhưng vẫn dựa trên cơ

sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính tín dụng và quy định của luật pháp.Trong tình hình thực tế hiện nay, với nền kinh tế có nhiều những diễn biếnphức tạp, đã có không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề huy độngvốn và sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả thậm chí không bảotoàn được vốn ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp

Vấn đề hiệu quả quản trị vốn không phải chỉ riêng một đối tượng nào màtất cả các nhà kinh doanh, ngay từ khi thành lập doanh nghiệp đều phải tínhtoán kỹ lưỡng đến các phương hướng, biện pháp làm sao sử dụng vốn đầu tưmột cách có hiệu quả nhất, sinh được nhiều lợi nhuận nhất Thực tế cho thấy,

để thực hiện được điều đó không phải là đơn giản Nhất là trong xu thế hộinhập kinh tế như hiện nay, cạnh tranh giữa các công ty ngày một gay gắt Vìvậy, để có thể đứng vững trong nên kinh tế và phát triển ,các công ty phải cónhững giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, đặc biệt là phải nângcao hiệu quả quản trị vốn

Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường quản trị vốn kinh

Trang 8

doanh, qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần Xây dựng Dịch vụ vàThương mại 68, được sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS.NGUT Vũ Công

Ty và tập thể cán bộ công nhân viên của công ty, vận dụng những lý luận đãđược học vào thực tiễn em mạnh dạn đi sâu nghiên cứu vấn đề trên qua luậnvăn tốt nghiệp với đề tài: “Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị

vốn kinh doanh tại ”Công ty cổ phần Xây dựng Dịch vụ và Thương mại 68”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá tình hình biến động vốn của Công ty cổ ph ần xây dựng dịch

vụ và thương mại 68

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty;

Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh tại Công ty

Tìm ra những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn tại Công ty và đề ramột số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tổ chức sử dụng và quản lý vốn kinhdoanh ở Công ty cổ phần Xây dựng Dịch vụ và Thương mại 68

* Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ đề cập đến công tác tổ chức sử dụngvốn kinh doanh của Công ty cổ phần Xây dựng Dịch vụ và Thương mại 68trong vòng 2 năm 2013 và 2014 (có kết hợp với nghiên cứu trong một số nămtrước và một số doanh nghiệp trong ngành)

4 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu thông qua những hồ sơlưu trữ của công ty trong những năm gần đây bao gồm: báo cáo tài chính, báocáo tình hình kinh doanh của công ty… Bên cạnh đó, thu thập thông tin, sốliệu trên các trang web và tài liệu tham khảo có liên quan

* Phương pháp phân tích: dựa trên số liệu thu thập được em tiến hành xử

Trang 9

lý, phân tích theo mục đích, yêu cầu của đề tài để có số liệu phù hợp.

* Phương pháp so sánh: dựa trên số liệu đã xử lý tiến hành so sánh sốliệu thực tiễn giữa các năm từ đó đánh giá những gì đã đạt được và chưa đạt

5 Kết cấu đề tài:

Đề tài được kết cấu theo 3 chương như sau:

Chương 1: Vốn kinh doanh và quản trị vốn kinh doanh của doanh

nghiệp

Chương 2: Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây

dựng Dịch vụ và Thương mại 68 trong thời gian qua

Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh

doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng Dịch vụ và Thương mại 68

Do trình độ nhận thức còn hạn chế nên trong bài viết của em khó tránhkhỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của công ty và cácthầy, cô giáo trong khoa Tài chính doanh nghiệp để bài viết của em đượchoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn thầy sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáotrong khoa tài chính doanh nghiệp - Học viện Tài Chính, đặc biệt là sự hướngdẫn khoa học của PGS.TS Vũ Công Ty và sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo, các

cô bác phòng tài chính - kế toán và các bộ phận phòng ban liên quan của công

ty Công ty cổ phần Xây dựng Dịch vụ và Thương mại 68 đã tạo điều kiệngiúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này

Trang 10

CHƯƠNG 1 VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA

DOANH NGHIỆP

1.1 Vốn kinh doanh

1.1.1 Khái niệm, đặc trưng, vai trò của vốn kinh doanh

1.1.1.1 Khái niệm VKD

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phải

có các yếu tố cơ bản là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động.Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để có được các yếu tố đó, các doanhnghiệp phải bỏ ra một số vốn tiền tệ nhất định, phù hợp với quy mô và điềukiện kinh doanh của doanh nghiệp Số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư muasắm, hình thành tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp được gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Như vậy, có thể nói vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nói cách khác,

đó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đãđầu tư và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận.Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh của doanh nghiệpkhông ngừng vận động, chuyển đổi hình thái biểu hiện Từ hình thái vốn tiền

tệ ban đầu sang hình thái vốn vật tư, hàng hóa và cuối cùng trở về hình tháivốn tiền tệ Quá trình này được diễn ra liên tục, thường xuyên lặp lại sau mỗichu kỳ kinh doanh và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển vốn kinhdoanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, quá trình này diễn ra nhanh hay chậm lại

Trang 11

phụ thuộc rất lớn vào các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng ngành kinhdoanh, vào trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, VKD không chỉ là điều kiện tiênquyết đối với sự ra đời của doanh nghiệp mà còn được coi là một loại hànghóa đặc biệt

1.1.1.2 Đặc trưng của VKD

Với vai trò quan trọng như vậy, VKD cần được nhìn nhận một cách đúngđắn và đầy đủ những đặc trưng cơ bản sau:

Một là: VKD đại diện cho một lượng tài sản nhất định, nghĩa là vốn

được biểu hiện bằng giá trị thực tế của tài sản hữu hình (máy móc thiết bị, nhàxưởng…) và tài sản vô hình (bản quyền, bằng phát minh sáng chế, thươnghiệu, công nghệ…) tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh

Hai là: Vốn phải vận động sinh lời đạt mục tiêu kinh doanh Vốn được

biều hiện bằng tiền nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn, tiền chỉ là vốnkhi được đưa vào quá trình vận động và sinh lời Trong quá trình vận độngvốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện, nhưng điểm xuất phát và điểm cuốicùng của vòng tuần hoàn phải là đồng tiền Đồng tiền phải quay về nơi xuấtphát với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu để đảm bảo mục tiêu sinh lời của đồngvốn, đảm bảo cho quá trình tái đầu tư mở rộng và cũng là mục tiêu lớn nhấtcủa bất kỳ doanh nghiệp nào Phương thức vận động của vốn ở các loại hìnhdoanh nghiệp khác nhau là khác nhau, thật vậy:

- Phương thức vận động của vốn trong các ngân hàng, tổ chức tín dụng

và các hoạt động đầu tư tài chính là:

T – T’ (T’>T)

- Phương thức vận động của vốn trong doanh nghiệp thương mại, dịch

vụ là: T – H – T’ (T’>T)

Trang 12

T – H ….SX….H’ – T’ (T’>T)

Ba là: Vốn phải được tích tụ tập trung đến một lượng nhất định mới có

thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh Điều này đòi hỏidoanh nghiệp phải tính toán chính xác lượng vốn cần sử dụng, để từ đó tìmcách huy động vốn sao cho cơ cấu vốn tối ưu nhất, tạo tiền đề cho sự pháttriển bền vững của doanh nghiệp

Bốn là : Vốn có giá trị về mặt thời gian Trong nền kinh tế thị trường

hiện nay thì đặc trưng này được thể hiện rõ nét nhất Do ảnh hưởng của cácyếu tố như lạm phát, thiểu phát, giảm phát, khủng hoảng kinh tế, tiến bộ khoahọc kỹ thuật…vì vậy giá trị của vốn ở các thời điểm khác nhau là khác nhau,huy động vốn và sử dụng vốn đúng lúc đúng chỗ là điều hết sức quan trọng

Năm là : Vốn phải gắn liền với chủ sử hữu nhất định, phải được quản

lý chặt chẽ nhằm tránh hiện tượng lãng phí, thất thoát Khi gắn với một chủ

sở hữu nhất định thì vốn mới được sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả

Sáu là : Vốn được coi là một loại hàng hóa đặc biệt và cũng như mọi

hàng hóa khác nó có giá trị và giá trị sử dụng Khi sử dụng “hàng hóa” vốn sẽtạo ra một giá trị lớn hơn Sở dĩ vốn là hàng hóa đặc biệt là do quyền sử dụng

và quyền sở hữu vốn có thể tách rời nhau “Hàng hóa” được mua bán trên thịtrường dưới hình thức mua bán quyền sử dụng vốn Giá mua chính là lãi tiềnvay mà người vay vốn phải trả cho người cho vay vốn để có quyền sử dụnglượng vốn đó

Như vậy, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào VKDhay nói cách khác VKD quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp Do đóviệc hiểu rõ các tính chất, đặc điểm cũng như các vấn đề liên quan đến VKDgiúp doanh nghiệp chủ động và linh hoạt hơn trong việc quản lý, sử dụngnhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao và ổn định phát triển đi lên

Trang 13

Tùy vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà có mộtlượng vốn nhất định, khác nhau giữa các doanh nghiệp Để góp phần nângcao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty, ta cần phân loại vốn để có các biệnpháp quản lý tốt hơn.

1.1.1.3 Vai trò của vốn kinh doanh

Đối với một doanh nghiệp, vốn có vai trò quyết định đến sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp

- VKD là cơ sở để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng

là chỉ tiêu đánh giá kết quả các hoạt động sản xuất kinh doanh đó

- Là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng lực sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp và các lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường Điềunày càng thể hiện rõ khi thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanhnghiệp phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, hiện đại hóa công nghệ,

… tất cả những yếu tố này muốn đạt được đòi hỏi doanh nghiệp phải có mộtlượng vốn nhất định

Mặt khác, doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi hoạt động tiến hành táisản xuất mở rộng thì sau một chu kì kinh doanh vốn của doanh nghiệp phảisinh lời tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo vốn của doanhnghiệp có thể bảo toàn và phát triển

Điều đó cho thấy vốn là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mở rộngsản xuất, thâm nhập thị trường, nâng cao uy tín trên thương trường

Nhận thức được vai trò quan trọng như vậy doanh nghiệp cần hết sứcthận trọng trong quá trình quản lí, sử dụng vốn, từ khâu huy động đến khâu sửdụng vốn

Trang 14

1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

a) Phân loại theo đặc điểm luân chuyển của vốn kinh doanh trong quá trình sản xuất

Vốn cố định

Khái niệm vốn cố định:

Vốn cố định là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu

tư hình thành nên các TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

Nói cách khác, vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của các TSCĐ trongdoanh nghiệp

Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định

Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu cógiá trị lớn, có thời gian sử dụng lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Theo quy định thông tư 45, các tư liệu lao động được coi làTSCĐ phải có giá trị từ 30 triệu đồng và thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên

Là số tiền tệ ứng trước để xây dựng, mua sắm TSCĐ nên quy mô củavốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô, năng lực và trình độ kỹ thuậtcủa TSCĐ Ngược lại, các đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ lại chiphối đặc điểm luân chuyển của vốn cố định

- Một là, vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh

nghiệp và không thay đổi hình thái vật chất trong quá trình sản xuất kinhdoanh Điều này xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ là được sử dụng lâu dài, saunhiều năm mới cần thay thế, đổi mới

- Hai là, trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn cố định được luân

chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm Phần giá trị luân chuyển nàyđược phản ánh dưới hình thức chi phí khấu hao TSCĐ, tương ứng với phầngiá trị hao mòn TSCĐ

Trang 15

- Ba là, sau nhiều chu kỳ kinh doanh vốn cố định mới hoàn thành một

vòng luân chuyển

Những đặc điểm luân chuyển của vốn cố định không chỉ chi phối đến nộidung, biện pháp quản lý sử dụng VCĐ mà còn đòi hỏi việc quản lý, sử dụngVCĐ phải luôn gắn liền với việc quản lý, sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp.Vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong tổng vốn kinh doanh củadoanh nghiệp, tăng vốn cố định với mỗi doanh nghiệp nó có tác động rất lớn đếnviệc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật Do việc giữ vị trí then chốt và đặc điểmvận động của vốn cố định tuân theo quy luật riêng nên việc quản lý, sử dụng vốn

cố định ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Vốn lưu động

Khái niệm vốn lưu động

Vốn lưu động: là một bộ phận của vốn kinh doanh ứng ra để hình thành

nên tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục

VLĐ có những đặc trưng sau:

+ VLĐ trong quá trình lưu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện.+ VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn

bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh

+ VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.Các cách phân loại TSLĐ:

b) Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn:

Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:

Vốn bằng tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đangchuyển Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt và thanh khoản cao, doanhnghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác để trả nợ

Trang 16

Các khoản phải thu: chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng baogồm số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bánhàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau Ngoài ra, với một sốtrường hợp mua sắm vật tư khan hiếm, doanh nghiệp còn có thể phải ứngtrước tiền mua hàng cho người cung ứng, từ đó hình thành các khoản tạmứng.

Vốn về hàng tồn kho: là vốn vật tư hàng hoá, vốn thành phẩm dở dang,vốn thành phẩm, giá trị các loại hàng hoá dự trữ

Phân loại theo vai trò của VLĐ đối với quá trình SXKD:

 VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: (vốn nguyên vật liệu, vốn nhiênliệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn CCDC nhỏ…)

 VLĐ trong khâu trực tiếp sản xuất: vốn sản phẩm đang chế tạo, vốn

về chi phí trả trước…)

VLĐ trong khâu lưu thông: vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, Vốn trongthanh toán, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn…)

c) Phân loại theo quan hệ sở hữu vốn

Dựa vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành hailoại: Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể xác định bằng công thức sau:

Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả

Trang 17

Nợ phải trả

Là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệmphải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: nợ vay, các khoản phải trảcho người bán, cho Nhà nước, cho người lao động trong doanh nghiệp,…

Sự kết hợp giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả phụ thuộc vào đặc điểmcủa ngành mà doanh nghiệp hoạt động, tuỳ thuộc vào quyết định của ngườiquản lý trên cơ sở xem xét tình hình kinh doanh và tài chính của doanhnghiệp

d) Phân loại theo phạm vi huy động vốn

Căn cứ vào phạm vi huy động có thể chia thành vốn bên trong và vốnbên ngoài

Vốn bên trong doanh nghiệp: là vốn doanh nghiệp có thể huy động được

vào đầu tư từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra bao gồm: tiềnkhấu hao hàng năm, lợi nhuận để lại, các khoản dự phòng, có tính chất quyếtđịnh trong hoạt động của doanh nghiệp Vốn bên trong của doanh nghiệp giúpdoanh nghiệp phát huy được tính tự chủ trong việc sử dụng vốn đồng thời thểhiện khả năng tự tài trợ của mình

Vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là vốn có thể huy động từ bên ngoài

doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp, bao gồm: vốn góp liên doanh, liên kết, vốn vay từ ngânhàng và các tổ chức tín dụng, vốn do nợ nhà cung cập, vốn huy động từ pháthành trái phiếu, Sử dụng vốn bên ngoài, doanh nghiệp có thể khai thác ảnhhưởng tích cực của đòn bẩy tài chính để khuếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu.Tuy nhiên, hình thức huy động vốn từ bên ngoài doanh nghiệp cũng có nhượcđiểm là doanh nghiệp phải trả lãi tiền vay và hoàn trả gốc đúng hạn Khi tìnhhình kinh doanh không được thuận lợi, bối cảnh nền kinh tế có nhiều thay đổi

Trang 18

thành gánh nặng khiến doanh nghiệp chịu nhiêu rủi ro và có thể mất khả năngthanh toán.

Với cách phân loại này giúp doanh nghiệp có sự lựa chọn khi huy độngvốn sao cho cơ cấu vốn tối ưu hay cơ cấu vốn có chi phí thấp nhất và mang lạihiệu quả cao nhất Vốn bên trong là rất quan trọng nhưng thường không đápứng đủ nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp cần phảitìm kiếm vốn từ bên ngoài Tùy từng loại hình doanh nghiệp kinh doanh trongcác ngành nghề khác nhau mà có cách kết hợp các nguồn tài trợ khác nhau

e) Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn

Căn cứ vào tiêu thức này có thể chia vốn của doanh nghiệp ra làm hailoại: vốn thường xuyên và vốn tạm thời

Vốn thường xuyên (dài hạn): có tính chất ổn định, được doanh nghiệp

sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh, bao gồm: vốn chủ

sở hữu và nợ dài hạn (trừ vay – nợ dài hạn)

Vốn tạm thời (ngắn hạn): có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) mà

doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời,bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,bao gồm: các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản vay – nợ quá hạn(kể cả vay – nợ dài hạn), các khoản chiếm dụng của người bán, người mua,người lao động…

1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Vốn là một yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và phát triểnhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Để biến những ý tưởng và kế hoạchkinh doanh thành hiện thực, đòi hỏi phải có một lượng vốn nhằm hình thànhnên những tài sản cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp để đạt được mụctiêu đề ra Do vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt nguồn vốn Để làm

Trang 19

được điều đó, trước tiên cần phải có sự phân loại nguồn vốn Thông thườngtrong công tác quản lý thường sử dụng phương pháp chủ yếu sau:

Dựa vào quan hệ sở hữu vốn

Dựa vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành hailoại: Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể xác định bằng công thức sau:

Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả

Nợ phải trả

Là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệmphải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: nợ vay, các khoản phải trảcho người bán, cho Nhà nước, cho người lao động trong doanh nghiệp,…

Sự kết hợp giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả phụ thuộc vào đặc điểmcủa ngành mà doanh nghiệp hoạt động, tuỳ thuộc vào quyết định của ngườiquản lý trên cơ sở xem xét tình hình kinh doanh và tài chính của doanhnghiệp

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu nguồn vốndưới góc độ mức độ tài chính Tuy nhiên thì hoạt động của doanh nghiệpmuốn có được hiệu quả cao cần có sự kết hợp của cả hai nguồn Mặt khác, từcách phân loại này cũng giúp doanh nghiệp đảm bảo được cơ cấu nguồn vốntối ưu để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 20

1.2 Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh

1.2.1.1 Khái niệm quản trị vốn kinh doanh

Quản trị vốn kinh doanh là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo vàkiểm soát những hoạt động liên quan đến tạo lập, quản lý và sử dụng vốn kinhdoanh của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã

đề ra trong từng thời kì nhất định

1.2.1.2 Mục tiêu quản trị vốn kinh doanh

- Đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động ổn định, liên tục và đảm bảo antoàn tài chính cho doanh nghiệp

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, gia tăng lợi nhuận để đápứng được kì vọng từ các nhà đầu tư Từ đó nâng cao giá trị của doanh nghiệp

1.2.2 Nội dung quản trị vốn kinh doanh

1.2.2.1 Tổ chức đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Xem xét quy mô và cơ cấu nguồn vốn; phân tích biến động nguồn vốn (số chênh lệch, tỷ lệ)

Để xem xét sự biến động của vốn và nguồn vốn, ta so sánh số tuyệt đối và số tương đối giữa các thời điểm, thường là vào cuối năm kế toán.

Số tuyệt đối cho biết quy mô của vốn và nguồn vốn, từ đó phản ánh quy mô của công ty Đồng thời cũng cho biết mức tăng giảm tuyệt đối của các khoản mục.

Số tương đối cho biết tốc độ biến động của các chỉ tiêu khi so sánh với số liệu cùng

kì năm trước

Xem xét tới chênh lệch tỷ trọng của các chỉ tiêu trong nguồn vốn, để thấy được sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn.

Trang 21

Hình 1.1

Từ những so sánh trên, ta có thể nhìn thấy được quy luật, xu hướng biến động trong chính sách đầu tư của doanh nghiệp, hay là sự biến động về quy mô, cơ cấu của vốn và nguồn vốn nói chung cũng như từng chỉ tiêu nói riêng.

1.2.2.2 Phân bổ vốn kinh doanh

Xem xét cơ cấu nguồn vốn lưu động, vốn cố định

Dựa vào tỷ trọng của từng chỉ tiêu cụ thể trong cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định qua các thời điểm, ta sẽ nhận ra được sự thay đổi trong chính sách tài trợ của doanh nghiệp Sự tăng lên về tỷ trọng của chỉ tiêu nào sẽ cho biết doanh nghiệp đang tập trung nguồn vốn để tài trợ nhiều hơn cho chỉ tiêu đó, và ngược lại Từ đó tìm ra quy luật và đưa các đánh giá về hoạt động quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.2.3 Mô hình tài trợ

Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên đảm bảo

bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời Mô hình này được minh họa qua biểu đồ 1.1

Biểu đồ 1.1: Mô hình tài trợ thứ 1

Trang 22

Mô hình tại trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần

của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.

Mô hình này được minh họa qua biểu đồ 1.2

Biểu đồ 1.2: Mô hình tài trợ thứ 2

Ưu điểm:

 Khả năng thanh toán và độ an toàn tài chính cao

Nhược điểm:

Trang 23

Hình 1.3TSLĐ thường xuyên

 Chi phí sử dụng vốn cao hơn do sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn

Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên

được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên

và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.

Mô hình này được minh họa qua biểu đồ 1.3

Biểu đồ 1.3: Mô hình tài trợ thứ 3

Ưu điểm:

 Chi phí sử dụng vốn thấp do chủ yếu sử dụng nguồn vốn ngắn hạn.

 Tăng tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn.

Nhược điểm:

Rủi ro cao, không đảm bảo an toàn tài chính.

1.2.2.4 Quản trị vốn bằng tiền và khả năng thanh toán

Trang 24

Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) làmột bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Đây là loại tài sản

có tính thanh khoản nhanh của doanh nghiệp nên vốn bằng tiền dễ bị thấtthoát, gian lận, lợi dụng

Quản trị vốn bằng tiền có yêu cầu cơ bản là vừa phải đảm bảo sự an toàntuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng cũng phải đáp ứng kịp thời cácnhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp

Quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu:

- Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng cácnhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ;

- Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt;

- Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm

Một số chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán

Tài sản ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =

Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn - HTK

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn Tiền và các khoản tương đương tiền

Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Nợ ngắn hạn Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =

Lãi tiền vay phải trả trong kì

Trang 25

Việc hình thành lượng tồn kho dự đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiềnnhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rấtquan trọng, không phải vì nó thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số vốn lưuđộng của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp được doanh nghiệp tránhđược tình trạng vật tư hàng hoá ứ đọng, chậm lưu chuyển, đảm cảo cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phầnđẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn tồn kho dự trữ

Quy mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dựtrữ của doanh nghiệp

Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu: thường chịu ảnh hưởng bởi yếu

tố quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư của thị trường, giá cảvật tư hàng hoá, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp

Đối với các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm: thường chịu ảnhhưởng bởi yếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuấtm thời gian chế tạo sản phẩm,trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp

Đối với mức tồn kho sản phẩm: thường ảnh hưởng bởi số lượng sảnphẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ,sức mua của thị trường,…

Trang 26

Nhận thức rõ các nhân tốc ảnh hưởng sẽ giúp cho doanh nghiệp có biệnpháp quản lý phù hợp nhằm duy trì lượng tồn kho dự trữ hợp lý nhất.

 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị HTK

 Số ngày một vòng quay HTK =

Số vòng quay HTK

1.2.2.6 Quản trị nợ phải thu

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hànghoá hoặc dịch vụ Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của doanhnghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm soát nỏi sẽ ảnh hưởng xấu đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy quản trị khoản phảithu là một nội dung quan trọng trong quản trị tài chính của doanh nghiệp

Để quản trị các khoản phải thu, doanh nghiệp cần chú trọng thực hiệncác biện pháp sau:

- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng;

Trang 27

- Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu;

- Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ

 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị nợ phải thu

Doanh thu bán hàng

 Số vòng quay nợ phải thu =

Nợ phải thu bình quân trong kì

360

 Kì thu tiền trung bình =

Số vòng quay nợ phải thu

1.2.2.7 Quản trị vốn cố định

* Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định

Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng nhu cầu đầu tư vàoTSCĐ là khâu đầu tiên trong quá trình quản trị vốn cố định của doanh nghiệp

Để xác định các nguồn đầu tư vào TSCĐ các doanh nghiệp có thể dựavào những căn cứ sau:

- Quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khấu hao

để đầu tư mua sắm TSCĐ trong năm hiện tại và các năm tiếp theo;

- Khả năng huy động vốn dài hạn;

- Khả năng ký kết các hợp đồng liên doanh với các doanh nghiệp khác.Doanh nghiệp có thể khai thác nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ từ nhiềunguồn khác nhau: lợi nhuận để lại tái đầu tư, nguồn vốn liên doanh liên kết,nguồn vốn vay ngân hàng… Trong quá trình khai thác, tạo lập nguồn vốn cốđịnh, doanh nghiệp cần chú ý đa dạng hoá các nguồn tài trợ, cân nhắc kỹ các

ưu, nhược điểm từng nguồn vốn để có thể lựa chọn cơ cấu các nguồn tài trợhợp lý và có lợi nhất

Trang 28

* Lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ hợp lý

Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thuhồi của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụnghữu ích của TSCĐ

Mục đích của khấu hao là nhằm bù đắp các hao mòn TSCĐ và thu hồi sốvốn cố định đã đầu tư ban đầu để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ

Về nguyên tắc, việc khấu hao phải đảm bảo phù hợp với mức độ haomòn của TSCĐ và thu hồi đẩy đủ số vốn cố định đầu tư ban đầu vào TSCĐ.Khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp có thể thực hiện theo nhiềuphương pháp khác nhau Việc lựa chọn đúng đắn phương pháp khấu haoTSCĐ là một nội dung chủ yếu, quan trọng trong quản lý vốn cố định củadoanh nghiệp

Phương pháp khấu hao đường thẳng

Theo phương pháp này, mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm đượcxác định bình quân trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ Côngthức xác định:

MKH: Mức khấu hao hàng năm

TKH: Tỷ lệ khấu hao hàng năm

NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao

T: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ (năm)

Trang 29

Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất, được sử dụng một cách phổbiến để tính khấu hao các loại TSCĐ trong doanh nghiệp.

Phương pháp khấu hao nhanh

Khấu hao nhanh có thể thực hiện theo 2 phương pháp là khấu hao theo

số dư giảm dần và khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần

Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm được xác định bằngcách lấy giá trị còn lại của TSCĐ phải tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu haonhanh Công thức như sau:

MKHt = GCt x TKHđ

Trong đó:

MKHt: Mức khấu hao năm t

GCt: Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm thứ t

TKHđ: Tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ

t: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ (t=1n)

Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng

Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm được xác định bằngnguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao của từng năm.Công thức tính như sau:

MKHt = NGKH x TKHt

Trong đó:

MKHt: Mức khấu hao năm t

NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao

TKHt: Tỷ lệ khấu hao của năm thứ t cần tính khấu hao

Tỷ lệ khấu hao có thể tính theo 2 cách:

Trang 30

- Cách 1: Lấy số năm sử dụng còn lại của TSCĐ cho đến khi hết thời hạn

sử dụng chia cho tổng số thứ tự năm sử dụng

t: Thời điểm (năm t) cần tính khấu hao

Phương pháp khấu hao theo sản lượng

Theo phương pháp này, mức khấu hao được xác định bằng cách lấy sảnlượng dự kiến sản xuất hàng năm nhân với mức trích khấu hao tính cho mộtđơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành

MKHt = QSPt x MKHsp

Trong đó:

MKHt: Mức khấu hao TSCĐ ở năm t

QSPt: Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm t

MKHsp: Mức khấu hao đơn vị sản phẩm

* Bảo toàn và phát triển vốn cố định

Do đặc điểm của vốn cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinhdoanh, trong quá trình SXKD vốn cố định được luân chuyển từng phần vàogiá trị sản phẩm Sau nhiều chu kỳ SXKD vốn cố định mới hoàn thành mộtvòng luân chuyển Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng TSCĐ luôn bị haomòn dưới hai hình thức là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình Do đó bảotoàn vốn cố định bao gồm bảo toàn về mặt hiện vật và bảo toàn về mặt giá trị

Trang 31

Bảo toàn về mặt hiện vật là bảo toàn về năng lực sản xuất của TSCĐ.Trong quá trình sử dụng TSCĐ vào SXKD, doanh nghiệp phải quản lý chặtchẽ không làm hư hỏng, mất mát TSCĐ, thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảodưỡng, sửa chữa nhằm làm cho TSCĐ không hư hỏng trước thời gian, duy trìnâng cao năng lực hoạt động của tài sản cố định Doanh nghiệp có quyền chủđộng thực hiện đổi mới, thay thế TSCĐ theo yêu cầu đổi mới công nghệ, pháttriển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Bảo toàn về mặt giá trị có nghĩa là trong điều kiện có biến động lớn vềgiá cả, các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhànước về điều chỉnh nguyên giá TSCĐ theo hệ số tính lại được cơ quan cóthẩm quyền công bố nhằm bảo toàn vốn cố định Đồng thời phải sử dụngđúng mục đích và có sự kiểm tra của Nhà nước đối với việc sử dụng vốn thuhồi về thanh lý nhượng bán TSCĐ

Một số biện pháp bảo toàn và phát triển vốn cố định:

- Phải đánh giá đúng giá trị của TSCĐ tạo điều kiện phản ánh chính xáctình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn;

- Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp;

- Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất;

- Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng TSCĐ;

- Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi rotrong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân kháchquan như: mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước chiphí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính.

* Phân cấp quản lý vốn cố định

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước do có sự tách biệt giữa quyền sởhữu và quyền quản lý kinh doanh nên cần phải có sự phân cấp quản lý để tạo

Trang 32

- Chủ động trong sử dụng vốn, quỹ để phục vụ kinh doanh theo nguyêntắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nếu sử dụng vốn, quỹ khác với mụcđích sử dụng đã quy định cho các loại vốn, quỹ đó thì phải theo nguyên tắc cóhoàn trả.

- Thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn phục vụ cho việc phát triển vốnkinh doanh có hiệu quả hơn

- Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức và cá nhân trong nước thuêhoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để nâng caohiệu suất sử dụng, tăng thu nhập song phải theo dõi, thu hồi tài sản cho thuêkhi hết hạn Các tài sản cho thuê hoạt động doanh nghiệp vẫn phải trích khấuhao theo chế độ quy định

- Doanh nghiệp được quyền đem tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụngcủa mình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụngtheo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật

- Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu về

kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp có hiệu quả hơn Được quyền thanh lý những tài sản cố định đãlạc hậu mà không thể nhượng bán được hoặc đã hư hỏng không có khả năngphục hồi

Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định

* Hiệu suất sử dụng TSCĐ: phản ánh một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ

tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần

Doanh thu thuầnHiệu suất sử dụng TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ bình quân

Trang 33

* Hiệu suất sử dụng vốn cố định: phản ánh một đồng vốn cố định sử

dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần

Doanh thu thuầnHiệu suất sử dụng VCĐ =

Vốn cố định bình quân

* Hệ số hao mòn TSCĐ: phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ, qua đó

cũng gián tiếp phản ánh năng lực còn lại của TSCĐ và số vốn cố định cònphải tiếp tục thu hồi ở tại thời điểm đánh giá

Số khấu hao luỹ kế của TSCĐ

Hệ số hao mòn TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ

* Hàm lượng vốn cố định: phản ánh để thực hiện được một đồng doanh

thu thuần doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu đồng vốn cố định

Vốn cố định bình quânHàm lượng vốn cố định =

Doanh thu thuần

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp

* Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: phản ánh mức độ luân chuyển vốn

lưu động nhanh hay chậm và thường được phản ánh qua các chỉ tiêu: số vòngquay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động

Số lần luân chuyển VLĐ (số vòng quay VLĐ)

Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ

Trang 34

Số VLĐ bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ

nhất định, thường là một năm Tổng mức luân chuyển vốn lưu động thườngđược xác định bằng doanh thu thuần trong kỳ

Kỳ luân chuyển vốn lưu động

Số ngày trong kỳ (360 ngày)

Kỳ luân chuyển VLĐ =

Số lần luân chuyển VLĐChỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay vốn lưu động cần baonhiêu ngày Kỳ luân chuyển càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển càngnhanh và ngược lại

* Mức tiết liệm vốn lưu động: phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được

do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Mức tiết kiệm

Mức luân chuyển vốn bìnhquân 1 ngày kỳ kế hoạch x

Số ngày rút ngắn kỳluân chuyển VLĐ

* Hàm lượng vốn lưu động: phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu

thuần cần bao nhiêu đồng vốn lưu động Hàm lượng vốn lưu động càng thấpthì vốn lưu động càng sử dụng hiệu quả và ngược lại

Vốn lưu động bình quânHàm lượng vốn lưu động =

Doanh thu thuần trong kỳ

* Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: phản ánh một đồng vốn lưu động

bình quân tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế ở trong kỳ

Lợi nhuận trước (sau) thuế

Trang 35

Vốn lưu động bình quân

* Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: phản ánh một đồng vốn cố định bình

quân sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế

Lợi nhuận trước (sau) thuế

Vốn cố định bình quân

* Vòng quay tài sản: phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng toàn bộ số

vốn hiện có của doanh nghiệp

Doanh thu thuần trong kỳVòng quay tài sản =

Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ

* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS): phản ánh khi thực

hiện một đồng doanh thu trong kỳ thì doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêulợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế trong kỳ

=trên doanh thu (ROS) Doanh thu thuần trong kỳ

* Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP): phản ánh khả năng sinh lời

của tài sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc củavốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp

Tỷ suất sinh lời kinh tế Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

=của tài sản (BEP) Tổng tài sản (hay VKD bình quân)

Trang 36

* Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh: thể hiện mỗi đồng

vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận saukhi đã trang trả lãi tiền vay

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước thuế trong kỳ

=trên vốn kinh doanh VKD bình quân sử dụng trong kỳ

* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA): phản ánh

mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế

=trên vốn kinh doanh (ROA) VKD bình quân trong kỳ

* Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE): phản ánh mức lợi nhuận

sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế

=vốn chủ sở hữu (ROE) VCSH bình quân sử dụng trong kỳ

Trang 37

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI 68

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần xây dựng dịch vụ và thương mại 68 2.1.1 Quá trình thành lập, phát triển

2.1.1.1 Giới thiệu về Công ty

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần xây dựng dịch vụ

và thương mại 68

 Tên viết tắt : 68 TCS ,JSC

Tên tiếng anh 68 TRADING CONSTRUCTION

AND SERVICE JOINT STOCK COMPANY

 Kỳ kế toán năm từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch

 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam(VNĐ)

 Chế độ kế toán áp dụng tài công ty: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanhnghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 vàThông tư số 138/2011/TT-BTC ngày 04/01//2011 của Bộ Tài chính

 Hình thức kế toán áp dụng: Ghi sổ trên máy tính và sử dụng phầnmềm kế toán Misa

Trang 38

Công ty cổ phần xây dựng dịch vụ và thương mại 68 (ban đầu là Công

ty TNHH Xây dựng Thương mại và Dịch vụ Khánh Tân) được thành lập theogiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103001470 do sở kế hoạch và đầu

tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 16 tháng 10 năm 2002, đăng ký thayđổi lần thứ 7 ngày 12 tháng 08 năm 2013

Trải qua 13 năm hoạt động, công ty đã có những bước phát triển nhấtđịnh về quy mô và phạm vi hoạt động Đến nay, phạm vi hoạt động của công

ty không chỉ giới hạn ở phạm vi trong nước mà còn mở rộng sang Lào vàCam-pu-chia

2.1.2 Nhiệm vụ, chức năng ,cơ cấu tổ chức

Phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm vàgiảm chi phí

Mở rộng thị trường, tự chủ thiết lập mối quan hệ liên doanh liên kết vớicác đối tác kinh tế nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh

Cải tiến đổi mới hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 cho phùhợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thỏamãn sự hài lòng của khách hàng

Đổi mới công tác quản lý, công tác lãnh đạo, kiện toàn công tác tổ chứcđảm bảo hợp lý

Trang 39

Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề chocán bộ, công nhân trong công ty.

Đầu tư nâng cấp hệ thống trang thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đạiphù hợp đáp ứng yêu cầu sản xuất và chất lượng sản phẩm

Xây dựng mục tiêu chiến lược sản xuất kinh doanh trước mắt cũng nhưtrong dài hạn nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu đã đề ra

Cơ cấu tổ chức:

Mô hình tổ chức của công ty

Do đặc điểm sản xuất thường nhận thầu các công trình xây dựng giaothông, thủy lợi… ở nhiều địa phương khác nhau nên các đội xây dựng côngtrình phải di chuyển, không cố định Công tác quản lý được phân chia rõràng, các đội xây dựng chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan đến việcthi công , thống kê, quản lý nguyên vật liệu,đội trưởng chịu trách nhiệm quản

lý nhân sự, công nhân của phân đội mình và lập báo cáo cho Ban điều hành

dự án Còn văn phòng đại diện chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu, kế toándoanh thu và giữ quỹ tiền mặt Tất cả đều nằm dưới sự quản lý thống nhất củaban Giám đốc Giám đốc công ty hiện nay là ông Bùi Nam Giang và kế toántrưởng là ông Trần Văn Thành

Trang 40

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty

Chức năng của từng bộ phận

Hội đồng quản trị : Chỉ đạo thực hiện toàn bộ các hoạt động sản xuất

của công ty, quyết định các chiến lược phát triển trung và dài hạn của công ty

Đội XD công trình 3

Ban điều hành dự án

Phòng tài

chính-kế toán

Phòng vật thiết bị

tư-Đội XD

công trình 1

Đội XD công trình 5

Đội XD công trình 2

Đội XD công trình 4

Hội đồng quản trị

Ban giám đốc

Ban Kiểm soát

Phòng tổchức-hànhchính

Phòng kế

hoạch-kĩ thuật

Ngày đăng: 03/10/2018, 20:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w