1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng

142 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 356,7 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài : Bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế muốn tồn tại và pháttriển thì đều cần phải có vốn.Vốn là tiền đề, là điều kiện cho hoạt động sảnxuất kinh doanh

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Những số liệu, kết quả tính toán trong luận văn hoàn toàn xuất phát từ tình hình thực tế của công ty Cổ phần Xây dựng – Du lịch Hà Hải.

Tác giả luận văn :

Nguyễn Hữu Ninh

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

CHỈ SỐ TRUNG BÌNH NGÀNH vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 5

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5

1.1 Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp 5

1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh 5

1.1.2 Thành phần của vốn kinh doanh 7

1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh 11

1.2 Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp 14

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh 14

1.2.2 Nội dung quản trị vốn kinh doanh 16

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp… 23

1.2.4 Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp :28 CHƯƠNG 2 31

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG - DU LỊCH HÀ HẢI TRONG THỜI GIAN QUA 31

2.1 Khái quat quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Xây dựng – Du lịch Hà Hải 31

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của công ty ty Cổ phần Xây dựng – Du lịch Hà Hải : 31

Trang 3

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty ty Cổ phần Xây dựng –

Du lịch Hà Hải 332.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty ty Cổ phần Xây dựng – Du lịch Hà Hải 402.2 Thực trạng quản trị vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của công

ty Cổ phần Xây dựng – Du lịch Hà Hải trong thời gian qua 412.2.1 Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của công ty Cổ phần Xây dựng – Du lịch Hà Hải 412.2.2 Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần Xây dựng –

Du lịch Hà Hải 542.2.3 Đánh giá chung về tình hình quản trị vốn kinh doanh của công ty

Cổ phần Xây dựng – Du lịch Hà Hải 69CHƯƠNG 3 71CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯƠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG – DU LỊCH HÀ HẢI 713.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty CP Xây dựng – Du lịch

Hà Hải 713.1.1 Bối cảnh về tình hình kinh tế-xã hội 713.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty 723.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh ở công

ty Cổ phần Xây dựng – Du lịch Hà Hải 733.2.1 Đối với lượng hàng tồn kho 743.2.2 Đối với khoản vốn trong thanh toán 743.2.3 Chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn và điều chỉnh cơ cấu vốn kinh doanh 76

Trang 4

3.2.5 Tổ chức tốt công tác thanh toán tiền bán hàng, thu hồi công nợ, quản

lý hàng tồn kho 78

3.2.6 Tăng cường đầu tư mở rộng thị trường, đẩy mạnh công tác giao bán công trình 81

3.2.7 Chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 82

3.2.8 Một số kiến nghị nhà nước 83

3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp : 84

KẾT LUẬN 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHỤ LỤC 88

Trang 6

Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác 1,4

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 : Lực lượng kĩ thuật của công ty Cổ phần Xây dựng – Du lịch Hà Hải năm 2013 39Bảng 2 : bảng phân tích tình hình tài chính chủ yếu của công ty Cổ phần Xây dựng – Du lịch Hà Hải năm 2013 : 40Bảng 3 :Bảnh phân tích khái quát KQKD của công ty Cổ phần Xây dựng –

Du lịch Hà Hải năm 2013 41Bảng 4: Bảng phân tích tình hình nguồn vốn của công ty Cổ phần Xây dựng-

Du lịch Hà Hải năm 2013 45Bảng 5 : Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty Cổ phần Xây dựng – Du lịch Hà Hải năm 2013 47Bảng 6: Cơ cấu đầu tư và tài sản của công ty Cổ phần Xây dựng – Du lịch Hà Hải năm 2013 49Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn của công ty Cổ phần Xây dựng – Du lịch Hà Hải 50Bảng số 8: Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động của công ty Cổ phần Xây dựng – Du lịch Hà Hải 52Bảng 9: Cơ cấu VLĐ của công ty Cổ phần Xây dựng – Du lịch Hà Hải 54Bảng 10: Bảng phân tích tốc độ luân chuyển vốn của công ty Cổ phần Xây dựng – Du lịch Hà Hải 55Bảng 11: Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty Cổ phần Xây dựng – Du lịch Hà Hải 59Bảng 12: Tình hình biến động các khoản phải thu năm 2013 61Bảng 13: Cơ cấu Tài sản cố định của công ty trong năm 2013 63Bảng 14: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty Cổ phần Xây dựng – Du lịch Hà Hải 64

Trang 8

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài :

Bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế muốn tồn tại và pháttriển thì đều cần phải có vốn.Vốn là tiền đề, là điều kiện cho hoạt động sảnxuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.Vốn là một phạm trù kinh tế hàng hoá,

là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới sản xuất và lưu thônghàng hoá Nhưng khi huy động được vốn rồi thì vấn đề đặt ra không những làbảo toàn vốn mà còn phải phát triển đựơc vốn

Bên cạnh đó việc tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh có tác động rất lớnđến chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành tăng hay giảm, vì thế nó ảnhhưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Do đóviệc tăng cường quản trị vốn kinh doanh là vấn đề đang được tất cả các doanhnghiệp quan tâm

Ngày nay, với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật và côngnghệ cộng với sự cạnh tranh trong nền kinh tế ngày càng gay gắt Hơn nữanền kinh tế đang trong thời kỳ khó khăn,các doanh nghiệp gặp rất nhiều trởngại trong việc huy động và sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chosản xuất kinh doanh chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau như: Chínhsách, chế độ quản lý của nhà nước, việc bố trí cơ cấu vốn đầu tư và không thểkhông kể đến tài năng trí tuệ của người lãnh đạo doanh nghiệp… Vì thế côngtác tổ chức, quản lý bảo toàn và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả có ý nghĩa

vô cùng quan trọng nó quyết định trước tiên đến sự tồn tại tiếp đó là tới sựtăng trưởng phát triển của doanh nghiệp, là điều kiện tiên quyết giúp doanhnghiệp khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế thị trường Điều đócàng khẳng định hơn nữa tầm quan trọng của việc tạo lập, phân bổ và sử dụngvốn sao cho có hiệu quả đối với các doanh nghiệp hiện nay Đây cũng là vấn

đề bức xúc được các doanh nghiệp hiện nay đang chú trọng quan tâm

Trang 9

Nhận thức đựơc tầm quan trọng của việc tăng cường quản trị vốn kinhdoanh, qua thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Xây dựng – Du lịch Hà Hảiđược sự hướng dẫn tận tình của giảng viên GS Đoàn Hương Quỳnh và tậpthể cán bộ CNV của công ty, vận dụng lý luận vào thực tiễn công ty đồng thời

từ thực tiễn làm sáng tỏ lý luận, với ý nghĩa và tầm quan trọng của vốn kinhdoanh em xin đi sâu nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp với

đề tài:” Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần Xây Dựng – Du lịch Hà Hải”

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là trên cơ sở thực tế tình hình tổchức sử dụng vốn kinh doanh của công ty hiện nay để thấy được những mặt

đã đạt được cần phát huy đồng thời cũng thấy đựơc những tồn tại cần khắcphục, từ đó đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức

sử dụng vốn kinh doanh của công ty

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Như lý do đã nêu ở trên và qua việc tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty Cổ phần Xây Dựng – Du lịch Hà Hải, với việc chọn đề tài nghiên cứu này là nhằm chỉ ra các mục tiêu cụ thể như sau:

- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về vốn kinh doanh và quản trị vốnkinh doanh

- Đánh giá tình hình biến động vốn của công ty

- Đánh giá tìn hình quản trị vốn kinh doanh tại công ty

- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng vốn tại công ty

- Đề xuất phương án và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trịvốn kinh doanh tại công ty Cổ phần Xây Dựng – Du lịch Hà Hải

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

- Đối tượng nghiên cứu: tình hình sử dụng vốn và các giải pháp nâng cao hiệu

Trang 10

-Phạm vi nghiên cứu: dựa trên việc sử dụng vốn tại Công ty trong năm

2012 – 2013, từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanhtại công ty Cổ phần Xây Dựng – Du lịch Hà Hải

- Đề tài tập trung nghiên cứu vào vấn đề vốn của công ty như: tình hìnhvốn, vấn đề phân bổ, tài trờ, huy động vốn, khả năng thanh toán và hiệu quả

sử dụng vốn

- Số liệu được thu thập trong 2 năm 2012 và 2013

4 Phương pháp nghiên cứu:

Vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp: phương pháp thống kê, phân tíchtổng hợp, so sánh, phân tích; phương pháp dữ liệu; phương pháp xử lý số liệu;đánh giá dựa trên các tài liệu thu thập được kết hợp với suy luận biện chứng

để làm sáng tỏ vấn đề đang nghiên cứu

5 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 3 chương :

CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn kinh doanh và quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2: Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần Xây

dựng – Du lịch Hà Hải trong thời gian qua

CHƯƠNG 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh

doanh tại công ty Cổ phần Xây dựng – Du lịch Hà Hải

Do trình độ nhận thức và lý luận còn hạn chế nên đề tài luận văn nàykhông tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự cảm thông và góp ýcủa thầy cô giáo trong bộ môn Tài chính doanh nghiệp, của quý công ty để đềtài của em được hoàn thiện hơn

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Đoàn Hương Quỳnh, giảngviên khoa Tài chính doanh nghiệp, đã chỉ bảo hướng dẫn tận tình cho em, cùng

Trang 11

phòng tài chính kế toán và các phòng liên quan ở công ty Cổ phần Xây dựng –

Du lịch Hà Hải đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hữu Ninh

Trang 12

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH

VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP1.1 Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh

1.1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh

Bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế, khi tiến hành hoạt động sảnxuất kinh doanh cũng cần phải có các yếu tố cơ bản sau: sức lao động, đốitượng lao động và tư liệu lao động Để có được các yếu tố này đòi hỏi doanhnghiệp phải ứng ra một số vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiệnkinh doanh của doanh nghiệp Không thể nói rằng một doanh nghiệp mới hìnhthành mà không cần một lượng vốn tiền tệ nhất định để thực hiện nhữngkhoản đầu tư cho việc xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị, mua sắmnguyên vật liệu, trả lương cho công nhân, trả lãi các khoản vay… Như vậyvốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới mọi khâu của quy trìnhsản xuất kinh doanh

Vậy vốn là gì?

“Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.”

Vốn là tiền nhưng tiền chưa hẳn đã là vốn Tiền chỉ trở thành vốn khi

nó thỏa mãn các điều kiện sau:

- Một là: Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hóa nhất định Haytiền phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực

- Hai là: Tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định đủ

để tiến hành sản xuất kinh doanh

Trang 13

- Ba là: Khi đã có đủ về lượng, tiền phải được vận động nhằm mục đíchsinh lời.

Trong 3 điều kiện trên thì điều kiện 1, 2 được coi là điều kiện cần để tiềntrở thành vốn, còn điều kiện 3 được coi là đặc trưng cơ bản của vốn Tiềnkhông thể là vốn nếu tiền không vận động nhằm mục đích sinh lời Sự vậnđộng của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh có thể được hình dung qua

1.1.1.2 Đặc trưng vốn kinh doanh

Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp luôn sử dụng đồng vốn một cáchlinh hoạt nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sản xuất kinh doanh Vì vậy, đểquản lý tốt và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nhà quản lý cầnnhận thức rõ những đặc trưng cơ bản của vốn:

- Thứ nhất: Vốn phải được biểu hiện bằng một lượng giá trị tài sản Đó

có thể là những tài sản hữu hình (vật tư, máy móc, thiết bị, đất đai…) hoặc tàisản vô hình của doanh nghiệp (thương hiệu, bí quyết công nghệ, bằng phát

Trang 14

- Thứ hai: Vốn phải được vận động để sinh lời Vốn được biểu hiệnbằng tiền nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn Để trở thành vốn thì tiềnphải vận động sinh lời Điều này đòi hỏi trong quá trình kinh doanh,doanhnghiệp không được để vốn ứ đọng.

- Thứ ba: Trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi là một loại hànghóa đặc biệt Sở dĩ ta nói vốn là một loại hàng hóa vì nó có giá trị và giá trị sửdụng như mọi hàng hóa khác Giá trị sử dụng của vốn là để sinh lời Tuynhiên nó có điểm khác so với hàng hóa thông thường là quyền sở hữu vốn vàquyền sử dụng vốn có thể gắn với nhau nhưng cũng có thể tách dời nhau

- Thứ tư: Vốn phải được tích tụ, tập trung tới một lượng nhất định mới

có thể phát huy tác dụng Đặc trưng này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải lập kếhoạch để huy động lượng vốn cần thiết cũng như chính sách phân phối lợinhuận hợp lý để tái đầu tư lợi nhuận mở rộng hoạt động kinh doanh

- Thứ năm: Vốn có giá trị về mặt thời gian, có nghĩa là khi tiến hành đầu tưvào một dự án kinh doanh nào thì đều phải xét đến yếu tố thời gian của vốn vìtrong nền kinh tế thị trường do ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: giá cả, lạmphát…nên sức mua của đồng tiền tại những thời điểm khác nhau thì khác nhau

- Thứ sáu: Vốn phải gắn với chủ sở hữu xác định và phải được quản trịchặt chẽ Trong nền kinh tế thị trường không có những đồng vốn vô chủ, mànếu có tồn tại những đồng vốn vô chủ thì cũng đồng nghĩa với việc sử dụnglãng phí và kém hiệu quả vốn Khi đồng vốn gắn liền với chủ sở hữu nhấtđịnh thì nó mới là động lực để vốn được chi tiêu hợp lý, hiệu quả

1.1.2 Thành phần của vốn kinh doanh

1.1.2.1 Căn cứ vào kết quả hoạt động đầu tư

Theo tiêu thức này vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thànhvốn kinh doanh đầu tư vào tài sản lưu động, tài sản cố định và tài sản tàichính của doanh nghiệp

Trang 15

- Vốn kinh doanh đầu tư vào TSLĐ: là số vốn đầu tư để hình thành cáctài sản lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, bao gồm các loại vốn bằng tiền, vốn vật tư hàng hóa, các khoản phảithu, các loại TSLĐ khác của doanh nghiệp.

- Vốn kinh doanh đầu tư vào TSCĐ: là số vốn đầu tư để hình thành cáctài sản cố định hữu hình và vô hình như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phươngtiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị, dụng cụ quản lý, các khoản chi phímua bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu sản phẩm độc quyền, giá trị lợi thế

về vị trí địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

- Vốn kinh doanh đầu tư vào TSTC: là số vốn doanh nghiệp đầu tư vàocác TSTC như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu Chính phủ, kỳphiếu ngân hàng, chứng chỉ quỹ đầu tư và các giấy tờ có giá khác

- Đối với mỗi doanh nghiệp, cơ cấu vốn đầu tư vào các loại tài sản kinhdoanh thường không giống nhau do có sự khác nhau về đặc điểm ngành nghềkinh doanh, về sự lựa chọn quyết định đầu tư của từng doanh nghiệp Muốnđạt được hiệu quả kinh doanh cao, các doanh nghiệp cần phải chú trọng đảmbảo sự đồng bộ, cân đối về năng lực sản xuất giữa các tài sản đầu tư, bên cạnh

đó phải đảm bảo tính thanh khoản, khả năng phân tán rủi ro của tài sản đầu tưtrong doanh nghiệp

1.1.2.2 Căn cứ vào vai trò đặc điểm chu chuyển vốn khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh

Theo tiêu thức này vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm 2 loạivốn là VCĐ và VLĐ Tỷ trọng của 2 bộ phận này trong sản xuất kinh doanhphụ thuộc vào độ dài của chu kỳ sản xuất, trình độ trang thiết bị, trình độ quản

lý của doanh nghiệp Để mỗi doanh nghiệp sử dụng vốn kinh doanh có hiệuquả thì đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được tỷ trọng hợp lý giữa 2 loại

Trang 16

Vốn cố định của doanh nghiệp.

 Khái niệm VCĐ

Trong mỗi doanh nghiệp, để có được các TSCĐ cần thiết cho hoạt độngkinh doanh đòi hỏi DN phải ứng trước một lượng vốn tiền tệ nhất định, lượngvốn tiền tệ này được gọi là VCĐ của DN

“Vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước để hình thành nên TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ kinh doanh và hoàn thành một vòng luân chuyển khi tái sản xuất được TSCĐ về mặt giá trị.”

 Đặc điểm chu chuyển của VCĐ

Vốn cố định là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các tàisản cố định do đó quy mô VCĐ là lớn hay nhỏ sẽ quyết định quy mô TSCĐcủa doanh nghiệp cũng như trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và nănglực sản xuất của doanh nghiệp Ngược lại, những đặc điểm kinh tế kỹ thuậtcủa TSCĐ trong quá trình sử dụng lại chi phối đến đặc điểm tuần hoàn và chuchuyển của VCĐ

VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn thành một vòngchu chuyển

Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, chu chuyểngiá trị dần dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu kỳ kinhdoanh Trong mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh chỉ có một bộ phận VCĐ đượcchu chuyển và cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh dưới hình thức khấu haoTSCĐ tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ Bộ phận còn lại chưa chuchuyển tồn tại dưới hình thức giá trị còn lại của TSCĐ

VCĐ chỉ hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tái sản xuất được tài sản

cố định về mặt giá trị - tức là khi thu hồi hết tiền khấu hao TSCĐ

Trang 17

Vốn lưu động của doanh nghiệp.

TSLĐ lưu thông: là những TSLĐ trong quá trình lưu thông của doanhnghiệp như: thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền v.v…

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyênliên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng TSLĐ nhất định Như vậydoanh nghiệp phải ứng ra một số tiền tệ nhất định đầu tư cho các tài sản đó

Số vốn này gọi là VLĐ của doanh nghiệp

“Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh.”

Khác với TSCĐ, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn luôn vậnđộng chuyển hóa lẫn nhau VLĐ của doanh nghiệp cũng thường xuyên vậnđộng, luôn thay đổi hình thái biểu hiện và sự vận động của chúng trải qua 3giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1 (T – H): doanh nghiệp dùng tiền để mua hàng hóa, nhiênnguyên vật liệu dự trữ cho quá trình sản xuất Như vậy VLĐ chuyển hóa từhình thái tiền tệ sang hình thái vật tư, hàng hóa

Trang 18

- Giai đoạn 2 (H – SX – H’): vật tư, hàng hóa đã mua sắm được doanhnghiệp đưa vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm Trong quá trình này,vốn chuyển hóa từ hình thái vật tư, hàng hóa dự trữ sang hình thái sản phẩm

dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm

- Giai đoạn 3 (H’ – T’): doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm vàthu tiền về Vốn được chuyển từ hình thái thành phẩm sang hình thái tiền tệtức là trở về hình thái ban đầu

 Đặc điểm chu chuyển của VLĐ

- VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện

- VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn

bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh

- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh

- VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu đảm bảo cho quá trình tái sảnxuất của doanh nghiệp diễn ra liên tục Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xácđịnh được VLĐ cần thiết cho chu kỳ SXKD, tránh tình trạng ứ đọng, lãng phívốn hoặc thiếu vốn làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn

1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh

VKD của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau tùythuộc vào loại hình, điều kiện và mục đích kinh doanh của từng doanhnghiệp.Để đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì doanh nghiệp cần nắm

rõ nguồn hình thành VKD ấy,từ đó có phương án huy động,có biện phá quản

lý và sử dụng thích hợp đem lại hiệu quả cao.Tuỳ theo từng tiêu thức phânloại mà nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành nhiều loại khác nhau:

1.1.3.1 Theo quan hệ sở hữu

Dựa vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành 2loại: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

Tài sản Nợ phải trảVốn chủ sở hữu

 Vốn chủ sở hữu:

Trang 19

Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao gồm số vốnchủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh Với mỗi loại hìnhdoanh nghiệp khác nhau thì nguồn vốn đầu tư ban đầu thuộc về các đối tượngkhác nhau Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể được xác định bằng côngthức sau:

Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả

Nguồn vốn chủ sở hữu có ý nghĩa rất quan trọng với bất kỳ doanhnghiệp nào Đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng lâu dài mà khôngcần phải cam kết thanh toán Quy mô, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổngnguồn vốn càng lớn chứng tỏ khả năng tự chủ của doanh nghiệp càng cao vàmức độ rủi ro trong thanh toán thấp Tuy nhiên đòi hỏi doanh nghiệp phải cónhững quan tâm đúng mức đến việc sử dụng nguồn vốn này sao cho có hiệuquả, tránh lãng phí, đảm bảo an toàn và phát triển vốn lâu dài

 Nợ phải trả:

Là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệmphải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: nợ vay, các khoản phải trảcho người bán, cho Nhà nước, cho người lao động trong doanh nghiệp

Nợ phải trả có đặc điểm là loại vốn thuộc quyền sở hữu của ngườikhác, doanh nghiệp được sử dụng trong một thời gian nhất định, tiền lãi cốđịnh hoặc không phải trả lãi Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn càngcao thì khả năng tự chủ càng thấp, rủi ro trong thanh toán các khoản nợ khi tớihạn càng cao nhưng đây là nguồn huy động lớn đáp ứng nhu cầu về vốn trongdoanh nghiệp

Việc sử dụng vốn vay như con dao hai lưỡi, nếu sử dụng hợp lý có hiệuquả sẽ giúp doanh nghiệp phát huy được tác động của đòn bảy tài chính, tăngsức cạnh tranh của doanh nghiệp, tận dụng được các cơ hội đầu tư Ngược lại,

Trang 20

nếu doanh nghiệp không có chính sách vay nợ hợp lý sẽ gặp những rủi rotrong việc thanh toán, có khả năng dẫn đến vỡ nợ, phá sản.

1.1.3.2 Theo thời gian huy động và sử dụng vốn

Căn cứ theo tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệpthành 2 loại: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời

Tài sản cố định Nợ dài hạn

nguồn vốn thường

xuyênVốn chủ sở hữu

 Nguồn vốn tạm thời

Đây là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm), DN có thể sửdụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt độngkinh doanh của DN Nguồn vốn tạm thời thường bao gồm vay ngắn hạn ngânhàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác

 Nguồn vốn thường xuyên:

Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà DN có thể sửdụng vào hoạt động kinh doanh gồm: nguồn VCSH và các khoản nợ dài hạn.Nguồn vốn thường xuyên của DN tại một thời điểm có thể xác định bằngcông thức:

Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn

Trang 21

 Nguồn vốn bên trong

Đây là nguồn vốn có thể huy động được từ bản thân DN, chính là lợinhuận giữ lại tái đầu tư Hàng năm các doanh nghiệp có thể sử dụng một phầnlợi nhuận sau thuế để bổ sung tăng vốn, tự đáp ứng nhu cầu đầu tư tăngtrưởng của doanh nghiệp Nguồn này nhiều hay ít phụ thuộc vào kết quả kinhdoanh, chính sách trả cổ tức, chiến lược kinh doanh và cơ hội đầu tư củadoanh nghiệp Tuy nhiên, nguồn vốn bên trong không đủ đáp ứng nhu cầuvốn cho đầu tư, nhất là đối với những DN đang trong quá trình tăng trưởng.Điều đó đòi hỏi các DN phải tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài DN

 Nguồn vốn bên ngoài

Đây là nguồn vốn DN huy động từ bên ngoài DN bao gồm: vay ngườithân (đối với DN tư nhân), vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chínhkhác, gọi góp vốn liên doanh liên kết, tín dụng thương mại nhà cung cấp, thuêtài sản, huy động vốn bằng phát hành chứng khoán

Như vậy: qua việc nghiên cứu nguồn hình thành vốn kinh doanh cho tathấy: các DN hiện nay phải tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả đồngvốn hiện có Bên cạnh đó cần kết hợp linh hoạt các nguồn vốn để đạt hiệu quảkinh doanh cao nhất với chi phí sử dụng vốn thấp nhất

1.2 Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh

Trang 22

Quản trị vốn kinh doanh là quá trình tác động thường xuyên, liên tục và

có tổ chức của các nhà quản trị đến vốn kinh doanh cảu doanh nghiệp nhằm phối hợp giữa các bộ phận các cá nhân và các nguồn lực về vốn kinh doanh của doanh nghiệp lại với nhau một cách nhịp nhàng ăn khớp để đạt được mục tiêu của tổ chức là sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất từ đó nâng cao được giá trị của doanh nghiệp.

Mục tiêu: Việc quản trị tốt vốn kinh doanh giúp doanh nghiệp sử dụngvốn kinh doanh một cách hiệu quả hơn, tránh sử dụngvốn kinh doanh lãng phíkhông đúng mục đích từ đó giúp cho doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận hơnnhưng mục tiêu quan trọng nhất vẫn là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp

1.2.1.2 Mục tiêu quản trị vốn kinh doanh

VKD không chỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời của DN mà nócòn là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong quá trình hoạtđộng và phát triển của DN VKD là một điều kiện và là một nguồn khả năng

để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh Tuy nhiên nó chỉ phát huy tác dụng tíchcực khi biết quản lí và sử dụng một cách đúng hướng, hợp lí, tiết kiệm và cóhiệu quả Do đó quản trị vốn kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng đối vớiquá trình hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp

Mục tiêu của quản trị vốn kinh doanh được thể hiện rõ như sau:

- Thứ nhất, bất kì doanh nghiệp nào khi hoạt động kinh doanh đềuhướng tới mục tiêu lợi nhuận Lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa chi phí

mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp đưa lại Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuậnđòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức sử dụng vốn một cách có hiệu quả, phảiquản lý đồng vốn một cách chặt chẽ nhưng vẫn đảm bảo đầu tư phát triển sảnxuất kinh doanh Do đó doanh nghiệp cần phải tăng cường quản trị vốn kinhdoanh để tổ chức và sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả đồng thời có sự giám sát,

Trang 23

kiểm tra để có điều chỉnh kịp thời khi cần thiết Tất cả đều vì mục tiêu tốithiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp

- Thứ hai, như đã đề cập ở trên về tầm quan trọng của vốn kinh doanhđối với sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp, VKD chi phối xuyênsuốt toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Vấn đề huy động vốnlàm sao với chi phí nhỏ nhất nhưng vẫn đầy đủ, kịp thời là bài toán không dễ

mà bất kì nhà quản trị nào cũng phải đầu tư suy nghĩ Nhất là hiện nay khikhoa học công nghệ ngày càng phát triển, muốn tăng năng lực cạnh tranh, mởrộng sản xuất DN cần phải đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất.Nhu cầu vốn càng tăng thì càng cần nguồn tài trợ Do đó tăng cường quản trịvốn kinh doanh giúp nhà quản trị xây dựng được kế hoạch về vốn tốt, có giảipháp huy động nguồn tài trợ đầy đủ, kịp thời để quá trình sản xuất kinh doanhdiễn ra liên tục, hạn chế trì trệ, lãng phí, góp phần giảm chi phí, tăng lợinhuận và còn giúp doanh nghiệp chớp được thời cơ, tăng năng lực cạnh tranh

- Thứ ba, từ khi Nhà nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trungbao cấp sang nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tếcạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt thịtrường, mở rộng sản xuất kinh doanh, có kế hoạch xây dựng các chiến lượckinh doanh hiệu quả đáp ứng nhu cầu của thị trường Do đó việc tăng cườngquản trị vốn kinh doanh giúp doanh nghiệp ngày càng chủ động và có nhữngquyết định chính xác hơn trong kinh doanh, từ khâu kế hoạch đến huy độngvốn, tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm, hiệu quả đồng thời quátrình giám sát, kiểm tra giúp nhà quản trị có những điều chỉnh hợp lí kịp thời,

từ đó thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển

1.2.2 Nội dung quản trị vốn kinh doanh

1.2.2.1 Tổ chức đảm bảo nguồn VKD

Các doanh nghiệp cần phải có biện pháp tổ chức đảm bảo nguồn vốn

Trang 24

doanh và không để xảy ra tình trạng vốn thừa thãi và ứ đọng về vốn , lãng phínhân lực Thực tế,trong nền kinh tế hiện tại thì đa số các doanh nghiệp ViệtNam rơi vào tình trạng thiếu vốn để hoạt động Vậy để tránh tình trạng kiệtquệ về vốn,các doanh nghiệp cần phải có biện pháp huy động vốn kịpthời,hiệu quả và chi phí huy động thấp nhất có thể.

Doanh nghiệp có thể sử dụng các nguồn vốn như : lợi nhuận để lại,quỹđầu tư phát triển,quỹ sự phòng tài chính,phát hành chứng khoán hoặc sử dụngvốn vay

Khi sử dụng lợi nhuận để lại để tăng vốn thì ưu điểm cơ bản của nguồnvốn này là chi phí huy động thấp,vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên chủđầu tư toàn quyền quyết định,mặt khác chi phí cơ hội thấp nên an toàn chochủ đầu tư trong quá trình đầu tư.Nhưng nếu gia tăng tỷ lệ nguồn vốn này quálớn sẽ làm suy giảm khả năng tài chính hiện tại của công ty,làm giảm tỷ suấtsinh lợi vốn có của doanh nghiệp,điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lợinhuận trên cổ phần của cổ đông

Khi khả năng huy động từ nguồn vốn tích lũy bị hạn chế, chủ doanhnghiệp thương tìm đến nguồn tài trợ mới bằng cách tăng vốn cổ phần Đặcđiểm cơ bản của việc tài trợ bằng vốn cổ phần là :

- Vốn được tài trợ bởi chủ sở hữu của doanh nghiệp cụ thể ở đây là của chủdoanh nghiệp

- Không phải trả lãi cho vốn cổ phần đã huy động được mà sẽ chia lợi tức cổphần cho các chủ sở hữu nếu doanh nghiệp làm ra được lợi nhuận

- Lợi tức cổ phần chia cho các cổ đông tùy thuộc vào quyết định của hội đồngquản trị và nó thay đổi théo mức lợi nhuận mà công ty đạt được

- Doanh nghiệp không phải thế chấp tài sản hay nhờ bảo lãnh bởi vốn huyđộng là của các chủ sở hữu

Trang 25

Nếu cốn tự có và vốn cổ phần chiếm tỷ lệ quá cao trong tổng kinh phíđầu tư có thể đẫn đến lợi nhuận trên vốn tự có giảm tuy răng lúc đó mức độđộc lập của doanh nghiệp cao hơn và doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinhdoanh mạo hiểm hơn.

Nhưng nếu vốn tự ít, dự án thường phải tìm kiếm các khoản tài trợ tàichính là thông qua các khế ước vay nợ từ ngân hàng, điều này dẫn tới sự bấtlợi của doanh nghiệp vì phải chịu áp lực lớn của gánh nặng nợ dẫn đến việcphải hy sinh nhiều lợi ích để thanh toán các khoản lãi vay đồng thời dễ mất tựchủ trong kinh doanh,khó khăn trong việc ra quyết định kinh doanh

1.2.2.2 Phân bổ vốn kinh doanh

Trên thực tế quyết định phân bổ vốn là quyết định có tính chất sống cònđối với hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai và cũng là một trongnhững nhiệm vụ trọng yếu của nhà quản trị doanh nghiệp bởi đây là mộtnguồn lực hữu hạn

Khi nền kinh tế thị trường xảy ra biến động, doanh nghiệp có thể cónhìn thấy cơ hội đầu tư và sẽ phải quyết định phân bổ vốn thế nào,có nên mởrộng sản xuất kinh doanh hay không, tăng cường vốn đầu tư vào ngành kinhdoanh chủ đạo hay mở rộng kinh doanh sản phẩm khác để đáp ứng nhu cầucủa thị trường

Việc phân bổ vốn ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách chi trả cổ tức củadoanh nghiệp, khi doanh nghiệp trả cổ tức hay tăng cổ tức sẽ làm lượng vốndùng để tái đầu tư của doanh nghiệp giảm và ngược lại

1.2.2.3 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

 Xác định nhu cầu VLĐ của DN

Để hoạt động sản xuất kinh doanh của DN diễn ra thường xuyên, liêntục đòi hỏi DN phải có một lượng VLĐ cần thiết để đấp ứng các yêu cầu mua

Trang 26

sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa DN vớikhách hàng Đó chính là nhu cầu VLĐ thường xuyên:

“Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là số VLĐ tối thiểu cần thiết phải

có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN được tiến hành bình thường, liên tục.”

Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp

Nhu cầu VLĐ của DN chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: quy môkinh doanh của DN, đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh, sự biếnđộng của giá cả vật tư, hàng hóa trên thị trường, trình độ quản lý sử dụngVLĐ…Việc xác định đúng đắn các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp DN xác địnhđúng nhu cầu VLĐ cần thiết, tránh tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng lãng phívốn, kém hiệu quả

 Quản trị vốn tồn kho dự trữ

- Tồn kho dự trữ là những sản phẩm của DN dự trữ để đưa vào sản xuấthoặc bán ra sau này Bao gồm: tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dởdang, bán thành phẩm, tồn kho thành phẩm

- Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượngtiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ Việc quản lý vốn tồn kho là rất quantrọng, không phải vì nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số VLĐ của DN

mà quan trọng hơn là nó giúp DN tránh được tình trạng vật tư hàng hóa ứđọng, chậm luân chuyển

 Quản trị vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết địnhkhả năng thanh toán nhanh của DN Tuy nhiên vốn bằng tiền bản thân nókhông tự sinh lời, nó chỉ sinh lời khi được đầu tư sử dụng vào một mục đíchnhất định Quản trị vốn bằng tiền của DN có yêu cầu cơ bản là phải đảm bảo

sự an toàn toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng

Trang 27

phải đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của DN Quản trị vốnbằng tiền trong DN bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứngcác nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của DN trong kỳ

- Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt

DN cần quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh bị mấtmát, lợi dụng Thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải quaquỹ, không được thu chi ngoài quỹ Phân định trách nhiệm rõ ràng giữ kế toán

và thủ quỹ Việc xuất, nhập quỹ tiền mặt hàng ngày phải do thủ quỹ thực hiệntrên cơ sở chứng từ hợp thức và hợp pháp Phải thực hiện đối chiếu, kiểm tratồn quỹ tiền mặt và sổ quỹ hàng ngày Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoảntiền tạm ứng, tiền đang trong quá trình thanh toán

Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, cóbiện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quảnguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi Thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quảcác dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứngyêu cầu thanh toán nợ của DN khi đáo hạn

 Quản trị các khoản phải thu

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ DN do mua chịu hàng hóa haydịch vụ Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của DN bị chiếm dụngcao, hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của DN Do đó quản trị các khoản phải thu là nội dung quan trọng màcác nhà quản trị DN đặc biệt quan tâm

Để quản trị các khoản phải thu, các DN cần chú trọng thực hiện cácbiện pháp:

- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng Cần

Trang 28

khác hàng để DN chấp nhận bán chịu Xác định đúng đắn các điều khoản bánchịu hàng hóa, dịch vụ, bao gồm việc xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiếtkhấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm hơn thời hạn bán chịu theohợp đồng.

- Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu Để tránh tổn thấy

do các khoản nợ không có khả năng thu hồi DN cần chú ý đến phân tích uytín tài chính của khách hàng mua chịu Nội dung chủ yếu là đánh giá khả năngtài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợđến hạn thanh toán

- Áp dụng các biệp pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ Tùy

điều kiện cụ thể có thể áp dụng các biện pháp phù hợp như: sử dụng kế toánthu hồi nợ chuyên nghiệp, xác định trọng tâm và quản lý thu hồi nợ trongtừng thời kỳ để có chính sách thu hồi nợ thích hợp, thực hiện các biện phápphòng ngừa rủi ro bán chịu

1.2.2.4 Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp

VCĐ là toàn bộ số tiền ứng trước mà DN bỏ ra để đầu tư hình thànhnên các TSCD dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Việc quản trịVLĐ chính là quản trị các TSCĐ

Doanh nghiệp phải lựa chọn phương án đầu tư vốn, mua sắm trang thiết

bị TSCĐ hợp lý Tùy theo từng ngành nghề mà doanh nghiệp đang theo đuổithì doanh nghiệp cần phải có phương án đầu tư TSCĐ hợp lý Doanh nghiệpluôn phải cập nhật thông tin khoa học - kĩ thuật để theo kịp sự phát triểnnhanh chóng của xã hội,để máy móc thiết bị của doanh nghiệp không bị lỗithời và tăng sức cạnh tranh với các đốithủ

Phân công , phân cấp trách nhiệm quản lý chặt chẽ TSCĐ hiện có Quản

lý chặt chẽ TSCĐ là một cách để doanh nghiệp tối thiểu chi phí,khai thác tối đađược giá trị mà TSCĐ đem lại Doanh nghiệp cần phải xây dựng quy chế để mỗi

Trang 29

thành viên, mỗi công nhân trong công ty phải có trách nhiệm với tài sản củacông ty, và có những hình thức khen thưởng, kỉ luật xứng đáng.

Xây dựng nội quy, quy chế vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa

TSCĐ của DN là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn, có thờigian sử dụng lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh Theo quy định hiệnhành ở nước ta, các tư liệu lao động được coi là TSCĐ phải có giá trị từ 30triệu đồng và thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên Trong quá trình sử dụng, donhiều nguyên nhân khác nhau TSCĐ luôn bị hao mòn dưới hai hình thức làhao mòn hữu hình và hao mòn vô hình, do vậy doanh nghiệp cần quản lý và

sử dụng quỹ khấu hao

Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn về mặt vật chất, về giá trị sử dụng vàgiá trị của TSCĐ trong quas trình sử dụng Nguyên nhân của hao mòn hữuhình là do: thời gian và cường độ sử dụng TSCĐ, việc chấp hành các quytrình, quy phạm kỹ thuật trong sử dụng và bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ, cácyếu tố về môi trường tự nhiên như thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, tác động của hóachất v.v

Hao mòn vô hình: là sự giảm sút thuần túy về giá trị của TSCĐ.Nguyên nhân là do sự phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học – kỹ thuật

và công nghệ sản xuất

Về mặt kinh tế, hao mòn TSCĐ dù xảy ra dưới hình thức nào cũng là

sự tổn thất giá trị TSCĐ của DN Vì vậy để bù đắp các hao mòn TSCĐ và thuhồi số VCĐ đã đầu tư ban đầu, các DN tiến hành khấu hao TSCĐ Có cácphương pháp khấu hao như:

- Phương pháp khấu hao đường thẳng

- Phương pháp khấu hao nhanh

- Phương pháp khấu hao theo sản lượng

Trang 30

- Doanh nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch sửa chữa lớn, thanh lý,nhượng bán.

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động :

Trang 31

 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

H ệ s ố k h ả n ă ng t h an h¿ á n hi ệ n t h ờ i= T à i s ả n ng ắ n h ạ n

N ợ ng ắ n h ạ n

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trảicác khoản nợ ngắn hạn, vì thế, hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanhtoán các khoản nợ ngắn hạn của DN

 Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Trang 32

 Kỳ thu tiền trung bình (ngày) = 360 ngày/ Vòng quay nợ phải thuChỉ tiêu này phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng củadoanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng.

1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:

Trang 33

 Tỷ suất lợi nhuận VCĐ:

T ỷ su ấ t l ợ i n hu ậ n VC Đ= L ợ in h u ậ n tr ư ớ c (sau ) t h u ế

VC Đ b ìn h qu â n ×100 %

Chỉ tiêu này phản ánh, một đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong

kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế

1.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh gía hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

 Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)

ROS= LNST

DTT

Hệ số này thể hiện, khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ, DN cóthể thu được bao nhiêu lợi nhuận Đây cũng là chỉ tiêu phản ánh khả năngquản lý, tiết kiệm chi phí của một DN

Trang 34

 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)

Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năngsinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay

 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)

 Thu nhập một cổ phần thường (EPS)

EPS= LNST −C ổ t ứ c tr ả c h o c ổ đô ng ư u đã i

T ổ ng s ố c ổ p h ầ n t h ư ờ ng đ ang lư u h à n h

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi cổ phần thường trong năm thu được baonhiêu LNST

Trang 35

1.2.4 Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp :

1.2.4.1 Nhân tố chủ quan :

Ngành nghề kinh doanh :Nhân tố này tạo ra điểm xuất phát cho doanhnghiệp cũng như định hướng cho nó suốt quá trình tồn tại Với nghành nghềkinh doanh đã chọn , doanh nghiệp phảI giảI quyết những vấn đề đầu tiên vềtàI chính bao gồm:

- Cơ cấu vốn hợp lí

- Chi phí vốn của công ty bao nhiêu là hợp lý để giữ không làm thayđổi số lợi nhuận dành cho chủ sở hữu của công ty

- Cơ cấu tài sản thế nào là hợp lí, mức độ hiện đại so với đối thủ cạnh tranh

- Nguồn tài trợ được huy động từ đâu, có đảm bảo lâu dài và an toàn không.Trình độ quản lý của lãnh đạo :Vai trò của người lãnh đạo trong sảnxuất kinh doanh là rất quan trọng, thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ưu và hàihoà giũa các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm giảm những chiphí không cần thiết, đồng thời nắm bắt những cơ hội kinh doanh, đem lại chodoanh nghiệp sự tăng trởng và phát triển.Việc doanh nghiệp hoạt động khôngtốt thể hiện ở những mặt sau :

- Do trình độ, năng lực quản lý của doanh nghiệp yếu kém, hoạt độngkinh doanh thua lỗ kéo dài làm cho đồng vốn bị thâm hụt…

- Do lựa chọn phương án đầu tư không đúng đắn, không phù hợp vớiđặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Do quản lý vốn không chặt chẽ dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phívốn đặc biệt là VLĐ trong khâu mua sắm dự trữ Việc mua sắm các vật tưkhông phù hợp với quá trình sản xuất, không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và chấtlượng quy định, trong quá trình sử dụng lại không tận dụng hết phế phẩm…cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng VKD

Trang 36

- Do việc bố trí cơ cấu vốn bất hợp lý cũng ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sửdụng VKD của doanh nghiệp Nếu vốn lại đầu tư vào những tài sản không cầndùng lớn thì nó không phát huy được tác dụng trong quá tình sản xuất kinhdoanh mà nó còn bị hao hụt dần dần, làm cho hiệu quả sử dụgn VKD bị giảm sút

- Do xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác dẫn đến hiện tượng thừahoặc thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh từ đó ảnh hưởng xấu tớihiệu quả sử dụng vốn

Trình độ tay nghề của người lao động :Thể hiện ở trình độ tay nghềtốt,khả năng tìm tòi sáng tạo trong công việc, yêu nghề,làm việc có kỉ luật,tôntrọng quyết định của lãnh đạo,có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp

Bán hàng hay tiêu thụ sản phẩm :Là khâu quyết định đến hiệu quả sử dụngvốn của doanh nghiệp trong đó việc xác định giá bán tối u hết sức phức tạp,thể hiện rất rõ trình độ và năng lực tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.4.2 Nhân tố khách quan :

Môi trường tự nhiên :Là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đếndoanh nghiệp như khí hậu, thời tiết, môI truờng Khoa học càng phát triểncon người càng nhận thức được rằng họ là một bộ phận không thể tách rời của

tự nhiên Các điều kiện làm việc trong môI trường tự nhiên thích hợp tăngnăng suất lao động và tăng hiệu quả công việc Tính thời vụ, thiên tai, lũlụt, gây khó khăn rất lớn cho nhiều doanh nghiệp.

Môi trường kinh tế :Là tác động của các yếu tố như tăng trưởng kinh tế,thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp, lãi xuất, tỷ giá hối đoái,… đến cáchoạt động kinhd oanh của doanh nghiệp Chẳng hạn do nền kinh tế có lạmphát, sức mua của đồng tiền giảm sút dẫn tới sự tăng giá các loại vật tư hànghoá,… Vì vậy, nếu doanh nghiệp không kịp thời điều chỉnh giá trị của cácloại tài sản đó thì sẽ làm cho vốn của doanh nghiệp bị mất dần theo tốc độtrượt giá của tiền tệ

Trang 37

Môi trường pháp lý :Là hệ thống các chủ truơng, chính sách, hệ thốngpháp luật tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Trên cơ sởpháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, nhà nước tạo môI trường điều hànhcho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động

đó theo kế hoạch vĩ mô Với bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ chính sáchhiện hành đều chi phối các mảng hoạt động của doanh nghiệp.Các văn bảnpháp luật về tàI chính, về tỷ lệ trích lập các quỹ, các văn bản về thuế … đềuảnh hưởng lớn tới hoạt động của doanh nghiệp

Môi trường chính trị văn hóa :Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệpđều hớng tới khách hàng ,do đó các phong tục tập quán của khách hàng sẽ ảnhhưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Vì vậy doanhnghiệp cần có môi trường văn hoálành mạnh , chính trị ổn định thì hiệu quảsản xuất kinh doanh mới cao

Môi trường khoa học công nghệ : Là tác động của các yếu tố nh trình

độ tiến bộ của KHKT , công nghệ Doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệuquả cần phải nắm bắt được công nghệ hiện đại vì nó giúp doanh nghiệp tăngnăng suất , giảm chi phí nâng cao chất lượng sản phẩm…

Môi trường cạnh tranh : Cơ chế thị trường là cơ chế có sự cạnh tranhgay gắt, để tồn tại được thì doanh nghiệp phảI sản xuất ra mặt hàng phảI căn

cứ vào hiện tại và tương lai.Sản phẩn để cạnh tranh phảI có chất lương tốt giáthành hạ…

Nhân tố giá cả : Đây là nhân tố do doanh nghiệp quyết định nhưng lạiphụ thuộc vào mức chung của thị trường Khi giá tăng tức là kết quả kinhdoanh tăng dẫn đến hiệu quả sửdụng vốn tăng , và ngược lại sẽ gây ảnh hưởngđến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Trang 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG - DU LỊCH HÀ HẢI TRONG

THỜI GIAN QUA2.1 Khái quat quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Xây dựng – Du lịch Hà Hải

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của công ty ty Cổ phần Xây dựng –

Du lịch Hà Hải :

2.1.1.1 Thông tin sơ lược về công ty

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu người dân về chỗ ở và khuvui chơi giải trí ngày càng cao.Nắm bắt được điều này Công ty Cổ phần Xâydựng - Du lịch Hà Hải được thành lập.Dưới đây là sơ lược về quá trình hìnhthành và một số thành tựu đạt được của Công ty kể từ khi đi vào hoạt động

Công ty được sở KHĐT thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng

ký hoạt động kinh doanh ngày 31/12/2002

Tên công ty: Công ty Cổ phần Xây dựng – Du lịch Hà Hải (tên cũ:

Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch và Xây lắp – Tư vấn Hà Hải)

Tên giao dịch: Ha Hai Tourist – Construction joint Stock Company.Tên viết tắt: Ha Hai Toseco.,JSC

Địa chỉ trụ sở chính: Số 11, lô N12 khu Đô Thị Mới Dịch Vọng,phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 04 222 135 44, Fax: 04 222 135 34

Email: Ctyxdhahai@yahoo.com.vn

Website: hahaigroup.com.vn@gmail.com

Chi nhánh công ty tại Hải Dương: Khu Du lịch Sinh thái Hà Hải Đường Thanh Niên kéo dài, phường Hải Tân, Thành Phố Hải Dương

Trang 39

-Điện thoại: 0320 368 3689, Fax: 0320 368 3689,

Tỉ lệ góp vốn của cổ đông sáng lập Công ty là:

Ông Nguyễn Thế Đệ: 42 tỷ đồng, tương ứng với 210.000 CP, chiếm 40%tổng vốn điều lệ

Bà Nguyễn Thị Nga: 36,75 tỷ, tương ứng 183.750 CP, chiếm 35% tổngvốn điều lệ

Ông Bùi Khắc Lan: 26,25 tỷ, tương ứng 131.250 CP, chiếm 25% vốnđiều lệ

2.1.1.2 Những thành tựu cơ bản của công ty

- Trường PTTH Cổ Loa: BTCT 565 m3, GC thép 175 tấn, lợp tôn 1250

m2 Tổng giá trị hợp đồng: 5075,500 triệu đồng

- Thi công Nhà văng sấy – Kho thành phẩm: Bê tông 2.930 m3, GC thép

350 tấn Tổng gía trị Hợp đồng: 21.729,244 triệu đồng

Trang 40

- Thi công phần thân và hoàn thiện toà nhà Hồng Ngọc: Bê tông thươngphẩm 1383 m3, GC thép 473 tấn Tổng giá trị Hợp đồng: 19.949,716 triệu đồng.

Công ty mới thành lập tám năm nhưng đơn vị đã từng bước chiếm lĩnhthị trường xây dựng Công ty đã trúng thầu nhiều công trình lớn như: Nhàđiều hành Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Trung học phổ thông Cổ Loa,Nhà hàng khu du lịch sinh thái Hải Dương, ký túc xá Lộ Cương - HảiDương Chất lượng của các công trình đã giúp Công ty nâng cao uy tín, tạodựng vị thế và khẳng định chỗ đứng của mình trong lĩnh vực xây dựng

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty ty Cổ phần Xây dựng –

Du lịch Hà Hải

2.1.2.1 Chức năng,nhiệm vụ của công ty CP Xây dựng - Du lịch Hà Hải

 Chức năng của công ty CP Xây dựng - Du lịch Hà Hải

Công ty Cổ phần Xây dựng – Du lịch Hà Hải thuộc loại hình công ty

Cổ phần, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, có tư cách phápnhân, hoạt động theo luật doanh nghiệp

Các ngành nghề kinh doanh theo giấy phép đăng kí kinh doanh là: Kinhdoanh bất động sản (môi giới, tư vấn), đầu tư kinh doanh nhà ở, khu đô thị,khu công nghiệp ; Khảo sát địa hình, địa chất các công trình dân dụng, hạtầng cơ sở và các công trình ứng dụng công nghệ; Thiết kế quy hoạch xâydựng, thiết kế kiến trúc công trình, thiết kế các công trình giao thông thuỷ lợi;

Tư vấn xây dựng, tư vấn tác động môi trường; Thi công, lắp đặt, sửa chữa cáccông trình cấp thoát nước; Kinh doanh dịch vụ du lịch

Hiện nay lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp là đầu tư xâudựng với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: Xây lắp các công trình dândụng, công nghiệp, hạ tầng cơ sở, cầu đường giao thông, các công trình ứngdụng công nghệmới

Ngày đăng: 14/04/2016, 10:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w