Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản lưu động: là số vốn đầu tư hình thành tài sản lưu động, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, bao gồm các loại vốn bằng tiền, vốn
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Tống Thị Kim Oanh
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1 Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp 4
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh 4
1.1.2 Thành phần của vốn kinh doanh 6
1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh 10
1.2 Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp 15
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh 15
1.2.2 Nội dung quản trị vốn kinh doanh 15
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp .22
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp 30
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY NAM Á - (TNHH) TRONG THỜI GIAN QUA 35
2.1 Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Nam Á - (TNHH) 35
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển Công ty Nam Á 35
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Nam Á 40
2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty Nam Á 41
2.2 Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Nam Á trong thời gian qua 43
Trang 32.2.1 Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của Công ty
Nam Á 43
2.2.2 Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á 45
2.2.3 Đánh giá chung về tình hình quản trị vốn kinh doanh của công ty Nam Á 70
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY NAM Á – (TNHH) 74
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty Nam Á trong thời gian tới 74
3.1.1 Bối cảnh kinh tế- xã hội 74
3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty 76
3.2 Các giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị vốn kinh doanh ở Công ty Nam Á 77
3.2.1 Tổ chức tốt công tác thu hồi nợ, phối hợp nhiều biện pháp quản lý vốn trong thanh toán, cải thiện tình hình thanh toán công nợ của Công ty .77
3.2.2 Thực hiện tốt hơn công tác quản trị hàng tồn kho 80
3.2.3 Chủ động đẩy mạnh tăng đầu tư, đổi mới, nâng cấp và tận dụng triệt để năng lực sản xuất của TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suât sử dụng VCĐ 81
3.2.4 Thực hiện các biện pháp tăng lợi nhuận, tăng doanh thu, tạo đà nâng cao hiệu suất, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 82
3.2.5 Chuyên môn hóa hoạt động quản trị tài chính công ty, nâng cao trình độ quản lý của cán bộ tài chính 83
3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp 84
3.3.1 Với Nhà nước và các ngành liên quan 84
3.3.2 Nội tại doanh nghiệp 85
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần
đây: 41
Bảng 2.2 Các hệ số tài chính chủ yếu của công ty trong những năm gần đây… 42
Bảng 2.3 Cơ cấu và biến động VKD, nguồn VKD của công ty qua các năm gần đây 44
Bảng 2.4 Cơ cấu nợ phải trả của công ty qua các thời điểm 47
Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn VSCH của công ty qua các thời điểm 48
Bảng 2.6 Tình hình nguồn vốn theo thời gian huy động và sử dụng 50
Bảng 2.7 Tình hình kết cấu tài sản của công ty qua các thời điểm 54
Bảng 2.8 Kết cấu tài sản ngắn hạn của công ty qua các thời điểm 56
Bảng 2.9 Kết cấu vốn bằng tiền của công ty qua các thời điểm 58
Bảng 2.10 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán qua các thời điểm… 58
Bảng 2.11 Tình hình phải thu ngắn hạn của công ty 2011-2013 60
Bảng 2.12 Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị nợ phải thu 61
Bảng 2.13: Kết cấu hàng tồn kho của công ty tại các thời điểm 62
Bảng 2.14: Chỉ tiêu vòng quay và kỳ luân chuyển HTK của công ty qua các năm 64 Bảng 2.15 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ các năm gần đây 64
Bảng 2.16 Tình hình trang bị TSCĐ của công ty năm 2013… 67
Bảng 2.17 Tình trạng kỹ thuật TSCĐ của công ty năm 2013 67
Bảng 2.18 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty qua các năm .68
Bảng 2.19: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu suất, hiệu quả sử dụng VKD của DN 69
Bảng 2.20 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty, một số công ty cùng ngành và mức trung bình ngành năm 2013 70
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kế hoạch công ty năm 2014………77
Trang 6DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơđồ 2.1:Bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Nam Á – (TNHH) 37
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy của phòng Kế toán – Tài chính của công ty 39
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trải qua nhiều thời kỳ, vốn luôn là một vấn đề then chốt trong hoạt độngkinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào Những ý tưởng và kế hoạch kinhdoanh muốn trở thành hiện thực, doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhấtđịnh.Nếu không có vốn thì không thể nói tới bất kì hoạt động sản xuất kinhdoanh nào, và mục đích của sản xuất kinh doanh là nhằm thu được lợi nhuậncao Hơn nữa, hiện nay các doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện nền kinh
tế mở cùng với xu thế quốc tế hoá ngày càng cao và sự cạnh tranh trên thịtrường ngày càng mạnh mẽ Nhu cầu vốn luôn là rất lớn trong khi khả năngtạo lập, huy động vốn của các doanh nghiệp là có hạn đòi hỏi các doanhnghiệp phải quản trị VKD của mình thật hiệu quả để đạt được mục tiêu hoạtđộng mà doanh nghiệp đề ra Do vậy nhiệm vụ đặt ra cho các doanh nghiệp làphải chú ý tăng cường công tác quản trị VKD của mình để sử dụng VKD tiếtkiệm và hiệu quả nhất, nhất là trong điều kiện của nền kinh tế mới
Quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh có ý nghĩa hết sức quantrọng, là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp khẳng định được vị trí củamình và tìm chỗ đứng vững chắc trong cơ chế mới Chính vì thế vấn đề quản lý
và sử dụng vốn kinh doanh đang là vấn đề cấp thiết đặt ra đối với tất cả cácdoanh nghiệp
Qua thực tập tại Công ty Nam Á (TNHH), được sự giúp đỡ của TS BùiVăn Vần cùng các thầy cô trong khoa, ban giám đốc và các nhân viên trongphòng kế toán- tài chính của công ty, em đã bước đầu làm quen với thực tế Từ
đó, giúp em sáng tỏ những vấn đề lý luận đã được trang bị và thấy tầm quantrọng của vấn đề quản trị VKD của các doanh nghiệp nói chung và Công ty Nam
Á nói riêng Em đi sâu nghiên cứu quá trình quản trị vốn kinh doanh tại công ty
và lựa chọn đề tài:“CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG
Trang 8QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY NAM Á – (TNHH)” làm đề
tài luận văn của mình
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản trị VKD trong doanhnghiệp sản xuất
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là từ lý luận về VKD và quản trị VKDkết hợp với việc phân tích thực trạng tình hình quản trị VKD của doanhnghiệp để thấy được những kết quả tích cực mà doanh nghiệp đã đạt được vànhững mặt còn hạn chế trong công tác quản trị VKD của doanh nghiệp để từ
đó đưa ra đề xuất về những giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế đó
Kết quả nghiên cứu của đề tài dùng để giúp doanh nghiệp tăng cườngđược công tác quản trị VKD của mình bằng cách tiếp tục phát huy những mặttích cực và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc hoạch định, tổ chứcquản lý và sử dụng VKD của doanh nghiệp Nói cách khác là giúp công tácquản trị VKD của doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao nhất, mang lại lợi íchlớn nhất cho doanh nghiệp và cho chủ sở hữu Khi các doanh nghiệp làm tốtđược công tác quản trị VKD của mình sẽ có điều kiện để tăng năng lực sảnxuất, năng lực cạnh tranh của mình giúp doanh nghiệp đứng vững và lớnmạnh trên thị trường Doanh nghiệp lớn mạnh là một trong các điều kiện quantrọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Trang 94 Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp tổng hợp, thống
kê, điều tra, so sánh, phân tích số liệu… để có thể đưa ra được đánh giá chính xác vàkhách quan nhất về tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
5 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn kinh doanh và quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Nam Á (TNHH) trong thời gian qua
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Nam Á - (TNHH)
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, do trình độ lí luậncũng như thực tiễn còn hạn chế cộng thêm vấn đề quản trị vốn kinh doanh làmột vấn đề phức tạp chắc chắn em không tránh khỏi những khiếm khuyết,thiếu sót Em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, cán bộ công nhânviên trong công ty để đề tài của em thêm hoàn thiện
Em xin chân thành cảm ơn TS Bùi Văn Vần – Phó trưởng khoa, Trưởng bộ môn Tài chính doanh nghiệp, Ban lãnh đạo, phòng Tài chính- Kế toán và các bộ phận phòng ban của Công ty Nam Á (TNHH) đã hưỡng dẫn tận tình, tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập và luận văn nghiên cứu này
Trang 10CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh
1.1.1.1 Khái niệm về vốn kinh doanh
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tênriêng , có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quyđịnh của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các chủ thể kinh doanh –doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn đầu tư kinh doanh nhất định.Vậycần tìm hiểu vốn kinh doanh là gì?
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực chất, vốn kinh doanh là giá trị của các yếu tố: tư liệu lao động, đốitượng lao động và sức lao động Doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn tiền tệnhất định, phù hợp với quy mô và điều kiện khinh doanh để hình thành nêncác yếu tố này Nói cách khác, vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn
bộ giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng vào hoạt động sảnxuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận
1.1.1.2 Đặc trưng của vốn kinh doanh
Vốn là điều kiện quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Để sử dụng vốn một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần phải nắm
rõ đặc trưng của vốn Vốn kinh doanh có những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất: Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định.
Trang 11Nói cách khác, biểu hiện của vốn là giá trị của tài sản hữu hình và tàisản vô hình trong doanh nghiệp Nhưng vốn không đồng nhất với hàng hoá,tiền tệ thông thường Tiền tệ, hàng hoá là hình thái biểu hiện của vốn nhưngchỉ khi chúng được đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpnhằm mục đích sinh lời chúng mới được coi là vốn Với tư cách là vốn, cáctài sản cảu doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nhưng
nó không bị mất đi mà được thu hồi giá trị Nhận thức được đặc trưng này củavốn, các doanh nghiệp tìm mọi cách khai thác, biết vốn tiềm năng thành vốnhoạt động
Thứ hai: Vốn phải được tập trung, tích tụ đến một lượng nhất định, đủ lớn mới
có thể bắt đầu một hoạt động sản xuất kinh doanh hay mở rộng quy mô của doanh nghiệp
Để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phải tập trung một lượngvốn đủ lớn để mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và chủ động trongcác phương án kinh doanh Do đó, các doanh nghiệp phải tìm cách huy động vàthu hút vốn từ nhiều nguồn để đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh ởmột quy mô nhất định Đặc trưng này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải lập kếhoạch để huy động đủ lượng vốn cần thiết để bắt đầu hoặc tái đầu tư lợi nhuận
để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp
Thứ ba: Vốn luôn vận động và sinh lời
Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng tiền mới chỉ ở dạng tiềm năng củavốn, để trở thành vốn thì tiền đó phải được vận động nhằm mục đích sinh lời.Trong quá trình vận động, từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu sang hình thái vốnvật tư, hàng hóa và cuối cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ Quá trình nàydiễn ra liên tục, thường xuyên lặp lại sau mỗi chu kỳ kinh doanh và được gọi
là quá trình tuần hoàn, chu chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 12Thứ tư: Vốn có giá trị về mặt thời gian.
Tức là đồng vốn tại các thời điểm khác nhau sẽ có giá trị không giốngnhau Do tác động của các yếu tố đầu tư sinh lời, cơ hội đầu tư, lạm phát, lãisuất, rủi ro nên vốn kinh doanh của doanh nghiệp luôn có giá trị theo thờigian… Một đồng vốn kinh doanh hiện tại sẽ có giá trị kinh tế khác với mộtđồng vốn kinh doanh trong tương lai và ngược lại Nhận thức được đặc trưngnày không những giúp doanh nghiệp so sánh kết quả kinh doanh một cáchchính xác mà còn biết cách bảo toàn vốn
Thứ năm: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp luôn vận động và phải được gắn liền với chủ sở hữu nhất định
Đồng thời vốn là một loại hàng hóa đặc biệt Chỉ khi xác định rõ chủ sởhữu, việc sử dụng vốn gắn liền với lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu thì đồngvốn đó mới được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả Ở đây, cầnphân biệt rõ quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn Các doanh nghiệp khôngthể mua bán quyền sở hữu vốn mà chỉ có thể mua bán quyền sử dụng vốnkinh doanh trên thị trường tài chính Giá cả của quyền sử dụng vốn kinhdoanh chính là chi phí cơ hội trong việc sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp Tuỳ theo hình thức đầu tư mà người sở hữu hay người sử dụng có thểđồng nhất hay tách biệt, song dù trường hợp nào thì quyền lợi của người sởhữu vẫn được ưu tiên, đảm bảo và tôn trọng Đây là một nguyên tắc cực kỳquan trọng trong việc huy động vốn cũng như sử dụng vốn Nó cho phépdoanh nghiệp huy động tối đa các nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh, đồng thời quản lý và sử dụng vốn hiệu quả
1.1.2 Thành phần của vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều loại, để phục vụ cho yêu
cầu quản lý, sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và có hiệu quả, người tathường phân loại chúng theo những tiêu thức nhất định
Trang 131.1.2.1 Phân loại theo kết quả của hoạt động đầu tư
Theo tiêu thức này, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thànhvốn kinh doanh đầu tư vào tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản tàichính của doanh nghiệp
Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản lưu động: là số vốn đầu tư hình
thành tài sản lưu động, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, bao gồm các loại vốn bằng tiền, vốn vật tư, các khoản phải thu, cácloại tài sản lưu động khác của doanh nghiệp
Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản cố định: là số vốn đầu tư để hình
thành tài sản cố định hữu hình và vô hình như nhà xưởng, máy móc, thiết bị,phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị, dụng cụ quản lý, các khoảnchi phí mua bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu sản phẩm độc quyền, giá trịlợi thế về vị trí, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản tài chính: là số vốn doanh nghiệp
dầu tư vào các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, tráiphiếu Chính phủ, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ quỹ đầu tư và các giấy tờ cógiá khác
1.1.2.2 Phân loại theo đặc điểm luân chuyển của vốn
Theo cách phân loại này thì vốn kinh doanh được chia thành 2 loại:vốn
cố định và vốn lưu động Đây cũng là cách phân loại phổ biến được nhiềudoanh nghiệp sử dụng và trong phạm vi đề tài ta cũng chỉ chú trọng nghiêncứu cách phân loại này
a- Vốn cố định
Khái niệm vốn cố định
Vốn cố định là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản cố định dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nói cách khác, vốn cố định là biểu hiện bằng
Trang 14tiền giá trị tài sản cố định, sự vận động của nó luôn gắn liền với sự vận hành
và chu chuyển của tài sản cố định.
Đặc điểm chu chuyển của vốn cố định:
Một là:Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu
Điều này xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ là được sử dụng lâu dài, saunhiều năm mới cần thay thế, đổi mới
Hai là:Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn cố định được luân chuyển giá trị dần từng phần vào giá trị sản phẩm.
Phần giá trị luân chuyển này của vốn cố định được phản ánh dưới hìnhthức chi phí khấu hao TSCĐ, tương ứng với phần giá trị hao mòn TSCĐ củadoanh nghiệp
Ba là: Sau nhiều chu kỳ kinh doanh, vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.
Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, phần vốn cố định tích luỹ lại sẽ tăng dần lên,còn phần vốn cố định đầu tư ban đầu vào TSCĐ của doanh nghiệp lại giảm dầnxuống theo mức độ hao mòn Cho đến khi TSCĐ của doanh nghiệp hết thời hạn
sử dụng, giá trị của nó được thu hồi hết dưới hình thức khấu hao tính vào giá trịsản phẩm thì vốn cố định cũng hoàn thành một vòng luân chuyển
Những đặc điểm luân chuyển trên đây của vốn cố định không chỉ chiphối đến nội dung, biện pháp quản lý sử dụng vốn cố định, mà còn đòi hỏiviệc quản lý, sử dụng vốn cố định phải luôn gắn liền với việc quản lý, sử dụngTSCĐ của doanh nghiệp
b- Vốn lưu động
Khái niệm vốn lưu động
Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản
Trang 15xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nói cách khác, vốn lưu động bểu hiện bằng tiền của các TSLĐ trong doanh nghiệp.
Đặc điểm của vốn lưu động:
Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bởiđặc điểm của tài sản lưu động nên vốn lưu động của doanh nghiệp có một sốđặc điểm sau:
Một là: Vốn lưu động tham gia vào một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
và luôn được chuyển hoá qua nhiều hình thái khác nhau
Khởi đầu vòng tuần hoàn vốn lưu động ở hình thái tiền tệ (T), sau đóchuyển sang hình thái vật tư, hàng hoá dự trữ sản xuất, tiếp đến trở thành sảnphẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm(H) Qua quá trình lưu thông, saukhi sản phẩm được tiêu thụ, vốn lưu động trở về hình thái ban đầu là hình tháitiền tệ (H-T’) khi đó coi như vốn lưu động kết thúc một vòng tuần hoàn
Hai là: Kết thúc mỗi chu kỳ kinh doanh, giá trị của vốn lưu động được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị của sản phẩm sản hàng hoá, dịch vụ sản xuất ra
Giá trị này được bù đắp lại khi doanh nghiệp thu được tiền bán sảnphẩm hàng hoá, dịch vụ
Ba là: Vốn lưu động hoàn thành một vòng luân chuyển khi hoàn thành một chu kỳ kinh doanh.
Vốn lưu động vận động không ngừng và lặp lại sau mỗi chu kỳ kinhdoanh tạo ra sự chu chuyển vốn Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuầnhoàn sau một chu kỳ kinh doanh
Đặc điểm chu chuyển của vốn lưu động đòi hỏi công tác quản trị vốnlưu động phải thực sự có hiệu quả Muốn vậy, trước hết doanh nghiệp phảixác định được nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đây là một nội dung quản trị quan
Trang 16trọng trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp Đảm bảo vừa đủ nhucầu vốn lưu động cho sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng ứđọng vốn, không gây nên sự căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn, làm gián đoạnquá trình sản xuất Đồng thời, doanh nghiệp phải có kế hoạch tổ chức khaithác triệt để các nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động và sử dụng vốn lưuđộng có hiệu quả Luôn chú trọng nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động,
sử dụng vốn tiết kiệm nhằm bảo toàn và phát triển vốn
Qua nghiên cứu khái niệm, đặc điểm của vốn kinh doanh và đi sâu phântích về vốn cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp, giúp cho các nhà quảntrị doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về vốn kinh doanh, về tầm quan trọng củavốn kinh doanh và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng của vốn kinhdoanh trong doanh nghiệp Nó giúp cho các nhà quản trị xác định được giá trịthực của một doanh nghiệp, xác định được quy mô vốn cần được bảo toàn.Mặt khác, còn giúp cho công tác quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp cótầm nhìn rộng để khai thác, sử dụng những tiểm năng vốn có, phục vụ chođầu tư phát triển kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh
Nguồn vốn của doanh nghiệp là toàn bộ các nguồn tài chính mà doanhnghiệp có thể khai thác và sử dụng trong một thời kỳ nhất định để đáp ứngnhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đó ta cần phân loại nguồnvốn cũng như nắm được những đặc điểm cơ bản của từng loại nguồn
1.1.3.1 Căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn
Căn cứ vào quan hệ này thì nguồn vốn kinh doanh được chia thànhnguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
Trang 17* Nguồn vốn chủ sở hữu
Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp bao gồm: số vốn chủ sở hữu bỏ ra, vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh Vốn chủ sở hữu tại
một thời điểm có thể xác định bằng công thức sau:
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn đầu tư của chủ sở hữu, quĩ đầu tư phát triển,quĩ dự phòng tài chính, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối…Vốn chủ sở hữuphản ánh khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp Tỷ trọng vốn chủ sở hữutrong cơ cấu nguồn vốn càng cao thể hiện khả năng tự chủ của doanh nghiệp vềtài chính càng cao và ngược lại
Đặc điểm của nguồn vốn này là không có thời gian đáo hạn, độ an toàncao, lợi nhuận chi trả không ổn định, tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh vàchính sách lợi nhuận cuản công ty Doanh nghiệp có quyền chiếm hữu và địnhđoạt đối với nguồn vốn này
* Nợ phải trả
Là thể hiện bằng tiền phản ánh những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thực hiện đối với các chủ thể liên quan tới doanh nghiệp như: nợ vay, các khoản phải trả người bán, cho Nhà nước, cho người lao động trong doanh nghiệp……
Nợ phải trả bao gồm nguồn vốn chiếm dụng và nguồn vốn tín dụng Vốnchiếm dụng gồm phải trả người bán, phải trả người lao động, các khoản thuế,bảo hiểm xã hội phải nộp nhưng chưa đến kỳ nộp Vốn chiếm dụng có đặcđiểm là thời hạn sử dụng ngắn, chỉ có ngắn hạn đáp ứng nhu cầu thiếu vốn tạmthời, không phải trả lãi nhưng qui mô của nguồn vốn này thường không lớn.Nguồn vốn tín dụng là số vốn vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tàichính Nguồn vốn này có thời gian sử dụng linh hoạt, đáp ứng nhu cầu vốn chohoạt động sản xuất kinh doanh nhưng lại buộc doanh nghiệp phải trả gốc và lãi
Trang 18đúng hạn Điều này thúc đẩy doanh nghiệp phải sử dụng vốn tiết kiệm, hiệuquả nhưng nếu tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, doanhnghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn Đặc điểm của nợ phải trả là có thời gian đáo hạn, tiền lãi cố định hoăckhông phải trả lãi, tuy nhiên chủ nợ không có quyền tham gia quản lí doanhnghiệp Nợ phải trả được chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
- Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ có thời gian đáo hạn nhỏ hơn hoạc bằng một
năm Nợ ngắn hạn là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn, doanh nghiệp có thể
sử dụng để đáp ứng yêu cầu tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Nguồn vốn này thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng
và các tổ chức tín dụng, các nợ ngắn hạn khác
-Nợ dài hạn: Là các khoản nợ có thời gian đáo hạn trên một năm Bao gồm
vay và nợ dài hạn, phải trả dài hạn người bán
Tổng nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu được gọi chung là nguồn vốnthường xuyên của doanh nghiệp, là nguồn mang tính chất ổn định mà doanhnghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh Nguồn vốn này thườngđược sử dụng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài sảnlưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việc phân loại nguồn vốn như trên giúp cho người quản trị xem xét huyđộng các nguồn vốn phù hợp với thời gian sủ dụng của các yếu tố cần thiếtcho quá trình kinh doanh
1.1.3.2 Căn cứ vào thời gian huy động vốn và sử dụng vốn
Căn cứ vào tiêu thức phân loại này thì nguồn vốn của doanh nghiệpđược chia làm hai loại: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời
- Nguồn vốn thường xuyên (dài hạn): là nguồn vốn mang tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng dài hạn vào hoạt động sản xuất kinh doanh Bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản nợ, vay dài hạn Nguồn vốn này
Trang 19được dùng để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định và một bộ phậntài sản lưu động tối thiểu thường xuyên cẩn thiết cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Nguồn vốn thường xuyên có đặc điểm là thời gian sửdụng lâu dài, ổn định tuy nhiên chi phí sử dụng vốn lại cao.
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
= Giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp – Nợ ngắn hạn
- Nguồn vốn tạm thời (ngắn hạn): là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới
một năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về vốn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh Bao gồm
vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ của nhà cungcấp, nợ của công nhân viên…
Việc phân loại này cho phép doanh nghiệp xem xét huy động cácnguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quátrình kinh doanh Mặt khác, doanh nghiệp có thể chủ động trong việc sử dụngvốn huy động được, lập kế hoạch tài chính hình thành nên những dự định về
tổ chức nguồn vốn trong tương lai
1.1.3.3 Căn cứ vào phạm vi huy động vốn
Căn cứ vào tiêu thức phân loại này thì nguồn hình thành vốn kinhdoanh của doanh nghiệp được chia làm hai loại: nguồn vốn bên trong vànguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp
Nguồn vốn bên trong: là nguồn vốn có thể được huy động từ chính hoạt
động của bản thân doanh nghiệp Nguồn vốn này do doanh nghiệp tự bổ sung
từ lợi nhuận để lại và quỹ khấu hao, trong đó, chủ yếu là từ lợi nhuận để lạidưới hình thức lấy từ quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính và nguồnvốn xây dựng cơ bản Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể huy động một sốnguồn vốn kinh doanh khác, như tiền nhượng bán vật tư không cần dùng ,khoản thu nhập ròng từ thanh lý tài sản cố định,…
Trang 20Nguồn vốn bên ngoài, gồm có:
Nguồn vốn liên doanh: là số vốn được hình thành từ sự đóng góp của cácbên tham gia liên doanh Vốn góp liên doanh có thể bằng tiền hoặc bằng hiệnvật (vật tư, hàng hoá, )
Nguồn vốn đi vay: số vốn này có thể là các khoản vay nợ có kỳ hạn củacác ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính khác hoặc là khoản vaythông qua phát hành trái phiếu trên thị trường vốn
Nguồn vốn chiếm dụng: là các khoản vốn phát sinh trong quan hệ thanhtoán giữa doanh nghiệp với các đối tượng khác như người bán, cán bộ côngnhân viên trong doanh nghiệp, Nhà nước,… đây là nguồn vốn mà doanhnghiệp có thể tạm thời sử dụng mà không cần phải trả chi phí sử dụng vốn
Do đó mà doanh nghiệp nên tận dụng tối đa nguồn vốn này
Cách phân loại này cho thấy cơ cấu huy động vốn của doanh nghiệp.Doanh nghiệp phải chủ động, tích cực huy động vốn, duy trì nguồn vốn cũ,tìm kiếm thêm những nguồn vốn mới, có biện pháp hữu hiệu để tận dụng cáckhả năng sẵn có và khai thác tối đa các lợi thế từ bên ngoài
Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho
sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Sử dụng nguồn vốn này, doanhnghiệp có thể phát huy tính chủ động trong việc sử dụng vốn, gia tăng mứcđộc lập tự chủ về mặt tài chính, nắm bắt kịp thời thời cơ trong kinh doanh,giữa quyền kiểm soát doanh nghiệp tránh được áp lực phải thanh toán đúnghạn và tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn, song, chính vì thế mà thường gây
ra tâm lý ỷ lại, sử dụng vốn kém hiệu quả Do đó, doanh nghiệp cần theo dõisát sao, tránh để gây ra tình trạng thất thoát vốn Thêm vào đó, sự giới hạn
về quy mộ nguồn vốn cũng gây nên nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi cónhu cầu đầu tư dài hạn Vì vậy, doanh nghiệp nên chủ động tìm thêm nguồntài trợ bên ngoài
Trang 21Đối với nguồn vốn bên ngoài, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ ưu,nhược điểm của từng nguồn cũng như tình hình của doanh nghiệp để lựachọn hình thức huy động cho phù hợp Sử dụng vốn vay, tức là doanhnghiệp đang sử dụng đòn bẩy tài chính Trong điều kiện kinh doanh có hiệuquả, đòn bẩy tài chính có tác động khuếch đại lợi nhuận khi chỉ đóng gớpmột lượng vốn ít nhưng lại được sử dụng một lượng tài sản lớn Tuy nhiên,
nó cũng có những hạn chế nhất định là phải trả lợi tức tiền vay và hoàn trảtiền vay đúng hạn, trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ sẽ tạo ragánh nặng nợ trong tương lai và doanh nghiệp có thể bị phá sản Vì vậy,doanh nghiệp phải cố gắng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để có thể đảm bảotrả nợ đầy đủ, đúng hạn, đồng thời phải có những biện pháp đề phòng các rủi
ro khi nền kinh tế có những thay đổi bất lợi đối với doanh nghiệp
1.2 Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh
* Khái niệm quản trị vốn kinh doanh
Quản trị vốn kinh doanh là việc hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát và điều chỉnh quá trình huy động, tổ chức sử dụng vốn phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp.
* Mục tiêu quản trị vốn kinh doanh
- Huy động vốn đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho các hoạt động
- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả, nhằm tối đa hóa lợi ích chủ sởhữu doanh nghiệp
1.2.2 Nội dung quản trị vốn kinh doanh
1.2.2.1 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh
a Xác định đúng đắn nhu cầu VKD hàng năm (chủ yếu là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên)
Trang 22Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên liên tụctạo thành chu kỳ kinh doanh Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là khoảngthời gian trung bình cần thiết để thực hiện việc mua sắm, dự trữ vật tư, sảnxuất ra sản phẩm và bán được sản phẩm, thu được tiền bán hàng Trong chu
kỳ kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốn lưu động Như vậy, ta
có khái niệm về nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết như sau: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối thiểu cần thiết phải có
để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục Nhu cầu VLĐ thường xuyên có thể xác định theo
công thức sau:
Nhu cầu VLĐ = Vốn HTK + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp
Trong công tác quản trị VLĐ, xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên cầnthiết tương ứng với quy mô và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đềquan trọng.Tùy theo đặc điểm kinh doanh và điều kiện cụ thể của doanh nghiệptrong từng thời kỳ mà có thể áp dụng các phương pháp khác để xác định nhu cầuVLĐ thường xuyên
Để xác định nhu cầu vốn lưu động, có thể sử dụng 2 phương pháp trựctiếp, hoặc gián tiếp
- Phương pháp trực tiếp là phương pháp xác định trực tiếp nhu cầu vốncho hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả nhà cung cấp rồi tậphợp lại thành tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp Phương pháp này
có ưu điểm là phản ánh rõ nhu cầu vốn lưu động cho từng loại vật tư hàng hoá
và trong từng khâu kinh doanh, do vậy, tương đối sát với nhu cầu vốn củadoanh nghiệp Tuy nhiên, phương pháp này tính toán phức tạp, mất nhiều thờigian trong xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
- Phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụngVLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và
Trang 23tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu vốn lưuđộng theo doanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu vốn lưu độngnăm kế hoạch.
Doanh nghiệp cần phân tích kỹ ưu nhược điểm của mỗi phương pháp,căn cứ vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn được phương phápthích hợp xác định đúng nhu cầu vốn lưu động và có biện pháp quản lý, sửdụng vốn lưu động một cách tiết kiệm, hiệu quả
b Tổ chức hợp lý nguồn VKD
Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều nguồn doanh nghiệp có thểhuy động để hình thành lên vốn kinh doanh của doanh nghiệp Tài chínhdoanh nghiệp có vai trò khai thác thu hút các nguồn tài chính đảm bảo đầy đủ
và kịp thời cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời phải lựachọn được phương pháp, hình thức huy động vốn hợp lý, phù hợp đặc điểm,tình hình của doanh nghiệp Nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanhnghiệp rất phong phú và đa dạng; do đó tìm được phương án huy động vốn tối
ưu, đảm bảo đủ vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh với chi phí sử dụngvốn thấp nhất là một chính sách quan trọng luôn được các nhà quản trị tàichính doanh nghiệp quan tâm Đây chính là điểm khởi đầu cho việc để ra cácbiện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp
1.2.2.2 Phân bổ vốn kinh doanh hợp lý
Trên cơ sở kế hoạch huy động vốn, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân bổvốn hay thực hiện đầu tư vào các loại tài sản bao gồm TSCĐ, TSLĐ, tài sảntài chính, bất động sản Việc phân bổ vốn sẽ căn cứ vào đặc điểm, tính chấtngành nghề kinh doanh, trình độ quản lý, sử dụng tài sản Các doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực sản xuất thường có tỷ trọng tài sản cố định trên tổngtài sản cao hơn so với các doanh nghiệp thương mại do phải đầu tư nhiều vàotài sản cố định Trong các doanh nghiệp sản xuất thì cũng khác nhau về tỷ
Trang 24trọng TSCĐ, TSLĐ do đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất, đặc điểmngành nghề.
1.2.2.3 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Quản trị vốn tồn kho dự trữ
Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sảnxuất hoặc bán ra sau này Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ củadoanh nghiệp được chia thành 3 loại: tồn kho nguyên vật liệu; tồn kho sảnphẩm dở dang, bán thành phẩm; tồn kho thành phẩm Nếu căn cứ vào mức độđầu tư vốn, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp được chia thành tồn kho có suấtđầu tư vốn cao, thấp hoặc trung bình
Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượngtiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ Doanh nghiệp có thể thực hiện các nộidung quản trị như: xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu, hàng hóa muatrong kỳ và lượng tồn kho dự trữ hợp lý; xác định và lựa chọn nguồn cung ứng,người cung ứng thích hợp; thường xuyên theo dõi sự biên động của thị trườngvật tư…Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất quan trọng, không phải vì nóthường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số VLĐ mà quan trọng hơn là giúpdoanh nghiệp tránh được tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luânchuyển, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn rabình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ vốn tồn kho.
Quy mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho
dự trữ của doanh nghiệp Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu thường chịuảnh hưởng bởi yếu tố quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư củathị trường, giá cả vật tư hàng hóa, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứngđến doanh nghiệp Đối với các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩmthường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian
Trang 25chế tạo sản phẩm, trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp Riêng đối vớimức tồn kho thành phẩm, các nhân tố ảnh hưởng thường là số lượng sảnphẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ,sức mua của thị trường, Nhận thức rõ các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp chodoanh nghiệp có biện pháp quản lý phù hợp nhằm duy trì lượng tồn kho dựtrữ hợp lý nhất.
Trong các doanh nghiệp, nhu cầu lưu trữ vốn bằng tiền thường do 3 lý dochính: Nhằm đáp ứng các nhu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày; giúp doanhnghiệp nắm bắt các cơ hội kinh đầu tư sinh lời hoặc kinh doanh nhằm tối đa hoálợi nhuận; từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi ro bất ngờ có thể xảy raảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhucầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ; quản lý chặt chẽ cáckhoản thu chi tiền mặt; chủ động lập và thực hiện lập kế hoạch lưu chyển tiền
tệ hàng năm; có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng
có hiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi
Quản trị các khoản phải thu
Trang 26Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịuhàng hóa hoặc dịch vụ Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều cókhoản nợ phải thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau Quản trị các khoảnphải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong bán chịu hànghóa, dịch vụ Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bịchiếm dụng cao, hoặc không thể kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì thế quản trị khoản phải thu làmột nội dung quan trọng trong quản trị tài chính của doanh nghiệp.
Để quản trị các khoản phải thu, các doanh nghiệp cần chú trọng thựchiện các biện pháp sau đây: Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từngkhách hàng; phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu; áp dụng cácbiện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ như sử dụng kế toán thu hồi
nợ chuyên nghiệp, xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ,thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu
1.2.2.4 Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của các tài sản cố định do đó việcquản lý sử dụng vốn cố định phải luôn gắn liền với việc quản lý sử dụng tàisản cố định của doanh nghiệp Từ đó đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phải quảntrị vốn cố định trên cả hai phương diện: hiện vật và giá trị Nội dung quản trịVCĐ bao gồm một số công việc sau:
Lựa chọn phương án đầu tư trang bị, mua sắm TSCĐ
Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất lớn vàoquyết định đầu tư dài hạn với quy mô lớn như quyết định đầu tư đổi mới côngnghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, sản xuất sản phẩm mới… Quyết định đầu tưdài hạn liên quan trực tiếp đến số vốn đầu tư bỏ ra để mua sắm TSCĐ Nếu nhưquyết định đầu tư sai lầm sẽ khiến doanh nghiệp có nguy cơ thua lỗ, mất vốn Vìvậy, để đi đến quyết định đầu tư đòi hỏi nhà quản trị phải xem xét tình hình kinh
Trang 27doanh, tài chính hiện tại của doanh nghiệp, hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư để
có quyết định đầu tư một cách hợp lý nhất
Phân công, phân cấp quản lý sử dụng TSCĐ
Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp cần phải có bộ hồ sơ riêng ( gồm biên bảngiao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ…) Mỗi TSCĐ phải được phânloại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghiTSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ TSCĐ cần được giao tráchnhiệm sử dụng, quản lý, sửa chữa nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm của các
bộ phận sử dụng TSCĐ có liên quan Thực hiện kiểm kê, đánh giá lại TSCĐcuối kỳ, gắn với trách nhiệm sử dụng tài sản của từng bộ phận trong doanhnghiệp; thanh lý những TSCĐ không còn giá trị sử dụng, không dùng đến để thuhồi vốn đầu tư
Lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ thích hợp
Theo thông tư 45/2013, các doanh nghiệp có thể lựa chọn phương phápkhấu hao sau: phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp khấu hao theo
số dư giảm dần có điều chỉnh, phương pháp khấu hao theo sản lượng, số lượngsản phẩm Khấu hao TSCĐ được coi là một khoản chi phí sản xuất kinh doanh
và được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ Vì vậy, doanh nghiệp phải lựachọn phương pháp khấu hao hợp lý nhằm thu hồi đầy đủ, kịp thời số vốn cố địnhđầu tư ban đầu vào TSCĐ, góp phần bảo toàn được vốn cố định
Xây dựng quy chế vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ
TSCĐ sử dụng lâu ngày có thể bị hư hỏng, mất mát Bảo dưỡng TSCĐ là
để duy trì năng lực hoạt động bình thường của TSCĐ, các doanh nghiệp có thểtiến hành sửa chữa thường xuyên hoặc sửa chữa lớn TSCĐ
Sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao
Quỹ khấu hao TSCĐ được dùng để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộngcác TSCĐ của doanh nghiệp khi hết thời hạn sử dụng Trong quá trình kinh
Trang 28doanh, doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng số tiền khấu hao một cách linhhoạt, hiệu quả nhưng phải đảm bảo hoàn trả đúng hạn.
Huy động tối đa TSCĐ vào sản xuất kinh doanh
TSCĐ cần phải đưa vào sử dụng để phát huy công suất một cách triệt để,
có hiệu quả nhất Do tác động của nền kinh tế thị trường, nếu doanh nghiệp tồntại một số lượng lớn TSCĐ chưa cần dùng hoặc chưa phát huy được hết côngsuất sẽ gây thất thoát, lãnh phí vốn cho doanh nghiệp
1.2.2.5 Nâng cao không ngừng hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Xuất phát từ mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp là tối đa hóalợi ích cho chủ sở hữu, một đồng VKD bỏ ra phải mang lại hiệu quả cao nhất
Do vậy mà doanh nghiệp phải sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả Nâng cao hiệusuất, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ giúp doanh nghiếp có điều kiện mởrộng qui mô kinh doanh, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trìnhsản xuất, tăng tốc độ chu chuyển của vốn lưu động và vốn cố định
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.3.1 Về tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của DN
* Mức và tỷ lệ chênh lệch giữa nhu cầu VLĐ thường xuyên dự báo và nhu cầu
VLĐ thực tế Mức độ chênh lệch càng lớn giữa hai chỉ tiêu này cho thấy cóthể phương pháp dự báo nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp là không phù hợp,doanh nghiệp có thể phải chuyển sang áp dụng phương pháp khác
* Kết cấu nguồn vốn kinh doanh theo các cách phân loại: kết cấu giữa nợ phải
trả và vốn chủ sở hữu; nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời
1.2.3.2 Về tình hình phân bổ vốn
* Kết cấu vốn kinh doanh: tỷ trọng giữa VCĐ và VLĐ trên tổng vốn.
*Tỷ suất đầu tư vào các loại tài sản: tỷ trọng từng loại tài sản theo tổng tài
sản
1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động
*Kết cấu VLĐ: tỷ trọng của từng loại VLĐ trên VLĐ.
Trang 29Tỷ trọng từng loại VLĐ = Giá trị của từng loại VLĐ
Tổng giá trị VLĐ x100%
* Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC): cho biết mức độ an toàn, tình
trạng tài chính của doanh nghiệp trong kinh doanh
NWC= Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
*Tốc độ luân chuyển VLĐ: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động phản ánh mức
độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm và thường được phản ánh quacác chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động
-Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động (số lần luân chuyển vốn lưu động): Chỉ
tiêu này phản ánh số vòng quay VLĐ trong một thời kỳ nhất định, thường là 1năm Chỉ tiêu này càng cao thì phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động đạthiệu quả cao Để đơn giản, tổng mức luân chuyển VLĐ thương được xác địnhbằng doanh thu thuần trong kỳ Số VLĐ bình quân được xác định theophương pháp bình quân số học
Vòng quay VLĐ (v ò ng) = T ổ ng m ứ c lu â n chuy ể n VL Đ trong kỳ
VLĐ bình quân trong kỳ
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động: chỉ tiêu này phản ánh một vòng quay
vốn lưu động hết bao nhiêu ngày.Vòng quay vốn lưu động càng nhanh thì kỳluân chuyển vốn lưu động càng được rút ngắn, chứng tỏ vốn lưu động càngđược sử dụng có hiệu quả
Kỳ luân chuyển VLĐ (ng à y) = Số ngày trong kỳ (360 ng à y)
Số vòng quay VLĐ
*Mức tiết kiệm vốn lưu động: phản ánh số VLĐ tiết kiệm được do tăng tốc độ
luân chuyển VLĐ ở kỳ báo cáo so với kỳ gốc Nhờ tăng tốc độ luân chuyểnVLĐ nên doanh nghiệp có thể rút ra khỏi một số VLĐ để dùng cho các hoạtđộng khác
Mức tiết kiệm VLĐ = Mức luân chuyển VLĐ bình quân 1 ngày kỳ báo cáo x
Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ
*Hiệu suất sử dụng VLĐ
Trang 30Hàm lượng VLĐ (Còn gọi là mức đảm nhiệm VLĐ): phản ánh để tạo ra một
đồng doanh thu thuần cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động trong kỳ
Hàm lượng VLĐ = VLĐ bình quân trong kỳ
DTT trong kỳ
*Hiệu quả sử dụng VLĐ
Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: phản ánh bình quân một đồng vốn lưu
động trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau thuế)
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = Lợi nhuận trước (sau thuế)
Giá trị HTK bình quân trong kỳ
Kỳ luân chuyển HTK: Phản ánh trong kỳ bình quân một đồng HTK quay
một vòng hết bao nhiêu ngày
Kỳ luân chuyển HTK = Số ngày trong kỳ
Số vòng quay HTK trong kỳ
Vòng quay các khoản phải thu: phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân
chuyển được bao nhiêu vòng
Vòng quay các khoản phải thu = DTT trong kỳ (c ó thu ế )
Số dư bình quân các khoản phải thu
Kỳ thu tiền trung bình: phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền
bán hàng của DN kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bánhàng Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chínhsách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp
Kỳ thu tiền trung bình = 360 ngày
Vòng quay nợ phải thu
Khả năng thanh toán :
Trang 31+ Khả năng thanh toán hiện thời : hệ số này phản ánh khả năng chuyểnđổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định
* Tình hình trang bị TSCĐ
Hệ số còn lại của TSCĐ: Phản ánh năng lực còn lại của TSCĐ và số vốn cố định
còn phải tiếp tục thu hồi tại thời điểm đánh giá
Hệ số còn lại của TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ: Phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá
trị tài sản của DN Hay chính là trong một đồng giá trị tài sản của doanhnghiệp, có bao nhiêu đồng TSCĐ được đầu tư
Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ
Tổng tài sản của DN x100%
* Tình hình biến động của TSCĐ : căn cứ vào nguyên giá TSCĐ đầu kỳ,
tăng trong kỳ, giảm trong kỳ và nguyên giá TSCĐ cuối kỳ Qua đó, ta có cáinhìn tổng quát về sự biến động chung của TSCĐ
Trang 32* Hệ số trang bị TSCĐ cho một lao động trực tiếp sản xuất : chỉ tiêu
này phản ánh mức độ trang bị giá trị tài sản cố định trực tiếp sản xuất cho một
công nhân trực tiếp sản xuất cao hay thấp
Hệ số trang b ị TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ trực tiếp sản xuất
Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất
*Kết cấu TSCĐ của DN: thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng loại,
nhóm TSCĐ trong tổng giá trị TSCĐ của DN tại thời điểm đánh giá Chỉ tiêu
này giúp cho DN đánh giá được mức độ hợp lý trong cơ cấu đầu tư vào từng
loại của TSCĐ, có những biện pháp trọng tâm quản lý tài sản cố định Tùy
theo cách xem xét, người ta có thể chia ra thành kết cấu TSCĐ theo công
dụng kinh tế; theo hình thái biểu hiện và theo tình hình quản lý và sử dụng
Tỷ trọng từng loại TSCĐ = Giá trị của từng loại TSCĐ
Tổng giá trị TSCĐ x100%
* Hiệu suất sử dụng VCĐ, TSCĐ
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng
TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Nguyên giá
TSCĐ bình quân được tính theo phương pháp bình quân giữa nguyên giá
TSCĐ cuối kỳ và đầu kỳ Công thức tính như sau:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = DTT trong kỳ
Nguyên giá TSCĐ bình quân
Hiệu suất sử dụng vốn cố định: phản ánh một đồng vốn cố định sử
dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần Vốn cố định sử
dụng trong kỳ là phần giá trị còn lại của nguyên giá TSCĐ Vốn cố định bình
Trang 33quân được tính theo phương pháp bình quân số học giữa cuối kỳ và đầu kỳ.
Công thức tính như sau:
Hiệu suất sử dụng VCĐ = DTT trong kỳ
Vốn cố định bình quân
Hàm lượng vốn cố định (mức đảm nhiệm VCĐ): Chỉ tiêu này là nghịch
đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định, nó phản ánh, để thực hiện một
đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu đồng vốn cố định
Hàm lượng vốn cố định càng thấp thi hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao
và ngược lại Công thức tính như sau:
Hàm lượng VCĐ = VCĐ bình quân
DTT trong kỳ
*Hiệu quả sử dụng VCĐ, TSCĐ
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh, một đồng vốn cố
định trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế Chỉ tiêu này là
thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt
động Công thức tính như sau:
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = Lợi nhuận trước(sau thuế)
VCĐ bình quân trong kỳ
Tỷ suất sinh lời của TSCĐ: thể hiện bình quân một đồng TSCĐ trong kỳ
tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước( sau thuế) thu nhập doanh nghiệp
Tỷ suất sinh lời của TSCĐ = Lợi nhuận trước(sau thuế)
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
1.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
* Vòng quay tài sản (hay vòng quay toàn bộ vốn)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ
số vốn hiện có của doanh nghiệp, cho biết vốn của DN trong kỳ quay được
bao nhiêu vòng và được xác định bằng công thức sau:
Vòng quay tài sản = DTT trong kỳ
VKD bình quân trong kỳ
Trang 34Hệ số này chịu ảnh hưởng đặc điểm ngành kinh doanh, chiến lược kinhdoanh và trình độ quản lý sử dụng tài sản của doanh nghiệp Nếu hệ số nàycao cho thấy doanh nghiệp đang phát huy công suất hiệu quả và có khả năngcần đầu tư mới nếu muốn mở rộng công suất Nếu chỉ tiêu này thấp cho thấyvốn được sử dụng chưa hiệu quả và là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cónhững tài sản bị ứ đọng hoặc hiệu quả hoạt động thấp.
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP): đánh giá khả năng sinh lời
của một đồng VKD, không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập DN
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu ( ROS)
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thuthuần trong kỳ của doanh nghiệp Nó thể hiện, khi thực hiện 1 đồng doanh thutrong kỳ, doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận
sau thuế trên
doanh thu( ROS)
=
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
X 100%
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này cũng là một trong các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý,tiết kiệm chi phí của một doanh nghiêp Nếu doanh nghiệp quản lý tốt chi phíthì sẽ nâng cao được tỷ suất này Bên cạnh đó, tỷ suất này phụ thuộc lớn vàođặc điểm kinh tế, kỹ thuật của ngành kinh doanh và chiến lược cạnh tranh củadoanh nghiệp Ví dụ, các doanh nghiệp cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa(thương hiệu nổi tiếng) thường có hệ số này cao, trong khi các doanh nghiệp
Trang 35cạnh tranh bằng việc dẫn đầu về chi phí thấp thường có hệ số này thấp Đối
với một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, việc thay đổi ROS còn có thể do
doanh nghiệp điều chỉnh thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD: Phản ánh mỗi đồng VKD
bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD = Lợi nhuận trước thuế
VKD bình quân
Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng
sinh lời bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay Chỉ tiêu
này đánh giá trình độ quản trị vốn của doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận
sau thuế trên vốn
kinh doanh
=
Lợi nhuận sau thuế
X 100%
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Tỷ suất này còn được gọi là tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA) Hệ
số này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm Hệ số này đo lường
mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ
Vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị
tài chính gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản trị tài sản,
trình độ quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 36Mục đích cuối cùng của các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp khinghiên cứu vốn kinh doanh là đề xuất được những phương hướng, biện pháphiệu quả nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp.Do vậy,các nhà quản trị cần phải xem xét và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đếnquản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp.Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trịvốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các nhân tố chủ quan và cácnhân tố khách quan Các nhân tố khách quan là các nhân tố tác động hoạt độngquản trị của doanh nghiệp, nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp Cácnhân tố chủ quan là các nhân tố nằm trong nội bộ của bản thân doanh nghiệp.
1.2.4.1 Nhân tố chủ quan
Đây là nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp bao gồm:
*Trình độ và năng lực của các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp
Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao hiệu quả sửdụng vốn Trình độ quản lý tốt, bộ máy gọn nhẹ, đồng bộ nhịp nhàng sẽ giúpcho doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả, ngược lại trình độ quản lý yếu kémhoặc bị buông lỏng sẽ không có khả năng bảo toàn được vốn Nó quyết định:
- Cơ cấu vốn: cơ cấu vốn có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh của các doanh nghiệp Nếu bố trí cơ cấu vốn không hợp lýkhông phù hợp với đặc điểm kinh doanh của từng ngành nghề, thời kỳ kinhdoanh cụ thể sẽ gây nên lãng phí vốn, thất thoát vốn… tức là sẽ không pháthuy được tối đa lợi ích mà đồng vốn đó mang lại
-Lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh: Việc lựa chọn phương án
đầu tư kinh doanh với mức sinh lời cao, mức độ rủi ro thấp, phù hợp với thịtrường thì sẽ tạo ra được những sản phẩm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng về
Trang 37mẫu mã, chất lượng, giá cả…thì sẽ có được hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuậnthu được lớn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kimh doanh của doanh nghiệp.
-Xác định nhu cầu vốn và huy động vốn: Xác định nhu cầu vốn là một
công việc cần thiết bởi xác định thừa hay thiếu đều ảnh hưởng không tốt Nếuxác định vốn quá cao sẽ gây nên tình trạng ứ đọng vốn, vốn chậm luânchuyển và phát sinh các chi phí không cần thiết làm tăng giá thành sản phẩmảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ và doanh thu của doanh nghiệp Mặt khácnếu xác định nhu cầu vốn quá thấp sẽ gây nên tình trạng thiếu vốn trong quátrình sản xuất, mất đi các cơ hội kinh doanh lớn ảnh hưởng tới tiến độ kinhdoanh của doanh nghiệp
-Sử dụng vốn: Sử dụng vốn thông qua việc tính toán đúng đắn nhu cầu
vốn thường xuyên cần thiết, khai thác hết thời gian sử dụng của các tài sản đãđầu tư, phát huy tối đa công suất thiết kế của dây chuyền công nghệ Tránh sửdụng vốn không đúng mục đích kém hiệu quả như dùng vốn ngắn hạn để đầu
tư dài hạn vào tài sản cố định dẫn đến không trả được nợ đúng hạn…
* Trình độ của người lao động, chế độ lương và cơ chế khuyến khích người lao động.
- Trình độ của người lao động có tác động rất lớn đến mức độ sử dụng
hiệu quả của tài sản, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm… từ đó tácđộng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp
- Chế độ lương và các chính sách khuyến khích người lao động: có ảnh
hưởng rất lớn đến thái độ và ý thức làm việc của người lao động Một mứclương tương xứng với mức độ cống hiến cùng với chế độ khuyến khích hợp
lý, gắn với hiệu quả công việc sẽ tạo ra động lực cho việc nâng cao năng suấtlao động trong doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
*Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: Đó chính là vốn cố định, các trang thiết bị
của doanh nghiệp Chính yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn từ
Trang 38bên ngoài Các nhà cung cấp tín dụng, nhà cung cấp đầu vào căn cứ vào nănglực từ tài sản hiện có để tiến hành cung cấp tín dụng.
1.2.4.2 Nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan là các nhân tố tồn tại ngoài doanh nghiệpnhưng có tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, bao gồm:
- Giá cả thị trường,lãi suất,thuế:
Giá cả thị trường và thuế ảnh hưởng đến chi phí đầu vào và doanh thutiêu thụ Thông qua đó tác động đến lợi nhuận, từ đó làm ảnh hưởng đếnnguồn bổ sung VCĐ và gián tiếp tác động tới lợi nhuận Sự biến động về lãisuất cũng ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn, tới khả năng lựa chọn nguồn tàitrợ sao cho hợp lí và đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp
- Sự cạnh tranh trên thị trường:
Đây là nhân tố rất quan trọng tác động đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm.Tuỳ thuộc vào việc sản phẩm của doanh nghiệpcó thoả mãn về chất lượng,mẫu mã, giá cả mà quyết định tính cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệptrên thị trường Từ đó, quyết định doanh thu tiêu thụ sản phẩm, tác động đếnlợi nhuận của doanh nghiệp Như vậy, chính là tác động đến hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh
- Lạm phát, tỷ giá hối đoái
Lạm phát sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu về vốn của doanh nghiệp theo cácchiều hướng khác nhau Khi có lạn phát cao các doanh nghiệp cần phải tínhtới việc gia tăng tỷ lệ vốn kinh doanh tương ứng để đảm bảo tương đối về nhucầu vốn
Do tác động của nền kinh tế có lạm phát, sức mua của đồng tiền bị giảmsút dẫn đến tăng giá các loại vật tư hàng hoá tăng lên….do vậy doanh nghiệplại giành ra một khoản nhất định để đối phó với trường hợp này
Trang 39Trong trường hợp có sự biến động về tỷ giá hối đoái thì tác động lớnnhất lại xảy ra với các doanh nghiệp có tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa vàmức độ tác động theo chiều hướng hoàn toàn khác nhau giữa hoạt động xuấtkhẩu và hoạt động nhập khẩu Khi tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và ngoại tệthì xuất khẩu có lợi và nhập khẩu lại bất lợi Điều này có nghĩa các doanhnghiệp tham gia nhập khẩu cần tăng lượng vốn nội tệ để đối phó với sự biếnđộng bất lợi của tỷ giá hối đoái.
- Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
Trên thị trường liên tục có sự thay đổi cả chất lượng, mẫu mã sản phẩmvới giá cả rẻ hơn Tình trạng giảm giá vật tư hàng hoá gây nên tình trạng mấtVLĐ tại doanh nghiệp Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệsản xuất lam các TSCĐ của doanh nghiệp hao mòn vô hình nhanh hơn Chính
vì vậy, DN phải liên tục có sự ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mơínhất đưa vào sản xuất kinh doanh nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tránhtình trạng ứ đọng
Trang 40- Các nhân tố khác
Các chính sách pháp lí, chính sách kinh tế tài chính của nhà nước đốivới doanh nghiệp, những rủi ro bất thường hỏa hoạn, bão lụt…đều ảnh hưởngtrực tiếp hay gián tiếp đều hoạt động quản trị vốn của doanh nghiệp Việcquản trị vốn bị chi phối chính sách về thuế, tín dụng ngân hàng và các chínhsách kinh tế khác Các chính sách tín dụng thì ảnh hưởng khả năng huy độngvốn và thu hút vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Chính sách thuế sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh vàhoệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Sự tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan vào doanh nghiệp luôntheo hai hướng là tích cực và tiêu cực Vì thế , các DN cần thường xuyên xemxét kỹ lưỡng mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố từ đó tìm ra nguyên nhân vàđưa ra những biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh việc tổ chức và nâng cao hiệuquả mà đồng vốn mang lại