Tình hình quản trị nguồn vốn ra sao, đạt hiệu quả cao hay thấp?Để có thể duy trì hoạt động kinh doanh đồng thời chiếm linh thị trường Công ty đã sử dụng một cách tối đa đồng vốn của mình
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những sốliệu, kết quả tính toán trong luận văn hoàn toàn xuất phát từ tình hình thực tếcủa Công ty Cổ phần Vận tải ô tô số 2
Sinh viên
Nguyễn Trọng Mạnh
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5
1.1 Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp 5
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của Vốn kinh doanh 5
1.1.2 Các thành phần của vốn kinh doanh: 8
1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh của Doanh nghiệp 10
1.2 Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp 13
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu của quản trị vốn kinh doanh 13
1.2.2 Nội dung của quản trị vốn kinh doanh 14
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp 16
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp 23
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ SỐ 2 28
Trang 32.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển đặc điểm hoạt động kinh
doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô số 2 28
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 28
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 30
2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty Cổ phần vận tải ô tô số 2 37
2.2 Thực trạng quản trị vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần vận tải ô tô số 2 trong thời gian qua 41
2.2.1 Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của công ty 41
2.2.2 Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần vận tải ô tô số 2 48
2.2.3 Đánh giá chung về tình hình quản trị vốn kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải ô tô số 2 77
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẨI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ SỐ 2 80
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 80
3.1.1 Bối cảnh kinh tế- xã hội 80
3.1.2 Mục tiêu định hướng hoạt động của công ty 81
3.2 Những biện pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần vận tải ô tô số 2 82
3.2.1 Chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn và điều chỉnh cơ cấu vốn kinh doanh 82
3.2.2 Xác định lượng vốn bằng tiền hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu thanh toán 84
Trang 43.2.3 Tổ chức tốt công tác thanh toán tiền bán hàng, thu hồi công nợ,quản lý hàng tồn kho 853.2.4 Tăng cường đầu tư mở rộng thị trường, đẩy mạnh công tác bánhàng 873.2.6 Nâng cao đầu tư cho hiện đại hóa thông tin, tăng cường quản trị nội bộ .893.3 Một số kiến nghị nhà nước 90KẾT LUẬN 91DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động và mang tính cạnh tranhnhư hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn phát triển và đứng vữngtrên thị trường đòi hỏi cần phải có một đội ngũ nhân viên có trình độ, kỹthuật, tay nghề cao cùng với một cơ sở vật chất hạ tầng hiện đại Một doanhnghiệp nếu chỉ có con người với kỹ thuật công nghệ thôi thì vẫn chưa đủ đểchoquá trình sản xuất kinh doanh diễn ra mà cần phải có vốn kinh doanh
Vì vậy, vốn có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, là yếu tốkhông thể thiếu của mọi quá trình kinh doanh Vốn càng lớn thì quy môdoanh nghiệp càng lớn, đảm bảo khả năng tài chính vững chắc, tạo điều kiệnhiện đại hoá công nghệ, nâng cao trình độ của người lao động Quản lý và sửdụng vốn trong doanh nghiệp vấn đề đặt ra không chỉ là vốn phải được bảotoàn và phát triển mà còn phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tức là thể hiện
ở số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong kỳ và mức sinh lời của mộtđồng vốn kinh doanh
Hơn thế nữa, một doanh nghiệp biết sử dụng nguồn vốn của mình mộtcách hiệu quả nhất sẽ tồn tại, phát triển và đứng vững được trên toàn thịtrường Những phần lợi nhuận từ việc sử dụng hiệu quả của nguồn vốn đemlại sẽ được đầu tư, tiến hành để tái sản xuất mở rộng quy mô, đưa doanhnghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh hơn
Phân tích hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn là việc đánh giá mức sinh lờicủa đông vốn kinh doanh từ nhiều góc độ khác nhau, giữa hiện tại và quá khứ,giữa doanh nghiệp với các đơn vị cùng ngành Mục tiêu của phân tíc hiệu quả
sử dụng vốn là giúp doanh nghiệp thấy rõ trình độ quản lý và sử dụng vốn củamình, đánh giá doanh nghiệ một cách chính xác, từ đó tìm ra những giải pháp
cơ bản thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp
Trang 8Vậy hoạt động tổ chức, sử dụng ở công ty Cổ phần vận tải ô tô số 2như thế nào? Tình hình quản trị nguồn vốn ra sao, đạt hiệu quả cao hay thấp?
Để có thể duy trì hoạt động kinh doanh đồng thời chiếm linh thị trường Công
ty đã sử dụng một cách tối đa đồng vốn của mình hay chưa? Để giải quyếtnhững vấn đề này và mong muốn góp một phần nhỏ bé kiến thức của bản thânvào những giải pháp tăng cường quản trị vốn tại doanh nghiệp, em đã lựa
chọn đề tài: “ Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty
Cổ phần vận tải ô tô số 2” cho khóa luận của mình.
Qua việc tìm hiểu tình hình biến động vốn, hiệu quả sử dụng các nguồntài trợ, tìm ra được những điểm yếu, mặt hạn chế để khắc phục, đồng thờiphát huy những mặt mạnh, tích cực của việc sự dụng nguồn vốn Trên cơ sở
đó đưa ra được những ý kiến, kiến nghị góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả
sử dụng vốn của công ty
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Như lý do đã nêu ở trên và qua việc tìm hiểu tình hình thực tế tạo Công ty,với việc chọn đề tài nghiên cứu này là nhằm chỉ ra các mục tiêu cụ thể như sau:
Đánh giá tình hình biến động vốn của Công ty
Đánh giá tìn hình quản trị vốn kinh doanh tại Công ty
Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng vốn tại công ty
Đề xuất phương án và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốnkinh doanh tại Công ty Cổ phần vận tải ô tô số 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu: tình hình sử dụng vốn và các giải pháp nângcao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty
- Phạm vi nghiên cứu: dựa trên việc sử dụng vốn tại Công ty trongnăm 2012 – 2013, từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường quản trị vốn kinhdoanh tại Công ty Cổ phần vận tải ô tô số 2
Trang 9- Đề tài tập trung nghiên cứu vào vấn đề vốn của công ty như: tìnhhình vốn, vấn đề phân bổ, tài trờ, huy động vốn, khả năng thanh toán và hiệuquả sử dụng vốn.
- Số liệu được thu thập trong 2 năm 2012 và 2013
4 Phương pháp nghiên cứu:
- Vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp: phương pháp thống kê,phân tích tổng hợp, so sánh, phân tích; phương pháp dữ liệu; phương pháp xử
lý số liệu; đánh giá dựa trên các tài liệu thu thập được kết hợp với suy luậnbiện chứng để làm sáng tỏ vấn đề đang nghiên cứu
5 Kết cấu khóa luận
Kết cấu của khóa luận gồm 3 chương
Chương 1: Những vấn đề chung về vốn kinh doanh và quản trị vốn kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng quản trị vốn kinh doanh của công ty Cổ phần vận tải ô tô số 2.
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần vận tải ô tô số 2.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình thực tập nhưng do thờigian nghiên cứu có hạn và trình độ bản thân còn hạn chế nên luận văn của emkhông tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định về nội dung và hình thức.Tuy nhiên, đó là toàn bộ những cố gắng của em khi nghiên cứu một cáchnghiêm túc về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty trong thời gianvừa qua Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo
và các cô chú, anh chị trong phòng Kế toán - Tài chính của Công ty Cổ phầnvận tải ô tô số 2
Trang 10Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phạm Thị Thanh Hoa đã tận tìnhgiúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành đề tài này!
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 5, năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trọng Mạnh
Trang 11CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ
VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của Vốn kinh doanh.
1.1.1.1 Khái niệm Vốn kinh doanh:
Vốn là yếu tố cơ bản và là tiền đề không thể thiếu của quá trình sảnxuất, kinh doanh Muốn tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanhnào cũng cần phải có vốn kinh doanh Vốn được dùng để mua sắm các yếu tốđầu vào của quá trình sản xuất như: Sức lao động, đối tượng lao động và tưliệu lao động
VKD của doanh nghiệp thường xuyên vận động và chuyển hóa từ hìnhthái ban đầu là tiền sang hình thái hiện vật và cuối cùng lại trở về hình tháiban đầu là tiền Sự vận động của VKD như vậy được gọi là sự tuần hoàn củavốn Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liêntục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn kinhdoanh Sự chu chuyển của vốn kinh doanh chịu sự chi phối rất lớn bởi đặcđiểm kinh tế - kỹ thuật của ngành nghề kinh doanh Vốn kinh doanh khôngchỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời của doanh nghiệp mà nó còn làmột trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong quá trình hoạt động vàphát triển của doanh nghiệp Do đó, việc nhận thức một cách đúng đắn về vốn
có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp
Từ phân tích trên có thể rút ra khái niệm: “Vốn kinh doanh của doanh
nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.”
Trang 12Như vậy, khái niệm trên đã có sự phân định ranh giới giữa “tiền” và
“vốn” Muốn có vốn thì phải có tiền, song chưa chắc có tiền đã là có vốn.
Tiền muốn trở thành vốn thì phải thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện sau:
+ Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hóa nhất định Hay nói cáchkhác, tiền phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực
+ Tiền phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định, đủ để đầu
tư vào một dự án kinh doanh
+ Khi có đủ lượng, tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời.Các vận động và phương thức vận động của tiền lại do phương thức kinhdoanh quyết định
Trong đó: Điều kiện 1 và 2 được coi là điều kiện ràng buộc để tiền trởthành vốn, còn điều kiện 3 được coi là đặc trưng cơ bản của vốn- nếu tiềnkhông vận động thì đồng tiền đó là đồng tiền “chết”, còn nếu vận động màkhông vì mục đích sinh lời thì đồng tiền đó cũng không phải là vốn
1.1.1.2 Đặc trưng của vốn kinh doanh.
- Một là: Vốn được biểu hiện bằng một lượng tài sản có thực.
Đây là đặc trưng rất cơ bản của vốn kinh doanh, vốn là một đại lượngtiền đại diện cho một lượng hàng hóa nhất định, một tài sản có thực Tài sản
có thể mang hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt độngkinh doanh gọi là tài sản hữu hình: nhà cửa, máy móc thiết bị…Cũng có thểkhông mang hình thái vật chất cụ thể nhưng xác định được giá trị gọi là tàisản vô hình: quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bằng phát mình sáng chế…
- Hai là: vốn phải được vận động và sinh lời đạt mục tiêu kinh doanh.
Mục đích vận động của vốn là sinh lời Do sự vận động, luân chuyểnkhông ngừng của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên cùng một lúc,vốn kinh doanh của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới nhiều hình thái khácnhau trong quá trình sản xuất và lưu thông Sự vận động liên tục không ngừng
Trang 13của vốn tạo ra quá trình chu chuyển tuần hoàn của vốn Trong quá trình vậnđộng ấy điểm xuất phát và điểm cuối cùng của vòng tuần hoàn phải là tiền,lượng tiền thu về phải lớn hơn lượng tiền ứng ra ban đầu, có như thế thì sựvận động cảu vốn mới tạo ra lợi nhuận- đây chính là nguyên tắc cơ bản củaviệc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Cách vận động và phương thức vận động của vốn do phương thức đầu
tư kinh doanh quyết định
- Ba là: Vốn phải được tích tụ tập trung thành một lượng nhất định và phải được sử dụng vào mục đích kinh doanh.
Như chúng ta đã biết, để đáp ứng được nhu cầu của một dự án đầu tưthì doanh nghiệp phải huy động vốn tới một mức độ nhất định Nếu khôngđáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn thì họat động đầu tư sẽ bị trì trệ, gián đoạn,
và đồng thời hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm sút Điều này đặt ra yêu cầu chodoanh nghiệp là cần phải xây dựng kế hoạch, đề ra các biện pháp để khai tháchuy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như: vay ngân hàng, vay các tổ chứctín dụng… để phục vụ nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh
- Bốn là: Vốn có giá trị về mặt thời gian.
Trong hoạt động kinh tế thị trường, những nhân tố như : giá cả thịtrường, lạm phát, khủng hoảng kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật,… là nhữngnhân tố tồn tại một cách cố hữu và tiềm ẩn Chính những nhân tố này lànguyên nhân làm cho đồng vốn tại các thời điểm khác nhau có giá trị khônggiống nhau Mặt khác, như đã nêu trên, vốn phải thường xuyên vận động, sinhlời, không được để đồng vốn “chết” Nên việc ứ đọng vốn, vòng quay vốnthấp luôn là những nhân tố làm giảm hiệu quả sử dụng vốn Chính vì vậy,việc huy động vốn và sử dụng vốn kịp thời, hiệu quả là vấn đề hết ức quantrọng cần phải quan tâm hàng đầu
- Năm là: Vốn là một loại hàng hóa đặc biệt.
Trang 14Bởi cũng như mọi hàng hóa khác, nó có giá trị và giá trị sử dụng Khi
sử dụng, vốn sẽ tạo ra một giá trị lớn hơn Vốn được mua bán trên thị trườngdưới hình thức mua bán “quyền sử dụng vốn” chứ không mua được quyền sởhữu Giá mua chính là lãi tiền vay mà người vay vốn phải trả cho người chovay vốn để có quyền sử dụng lượng vốn đó Vì thế nên nó được coi như mộtloại “hàng hóa đặc biệt”
- Sáu là: Vốn có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau.
Vốn không chỉ là biểu hiện bằng tiền của những tài sản hữu hình màcòn là biểu hiện của những tài sản vô hình Đặc trưng này giúp doanh nghiệp
có sự nhìn nhận toàn diện về các loại vốn, từ đó đề xuất các biện pháp để bảotoàn và nâng cao hiệu quả sản xuất vốn kinh doanh
1.1.2 Các thành phần của vốn kinh doanh:
Để quá trình huy động và sử dụng vốn trở nên dễ dàng, thuận lợi và đạthiệu quả cao, doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại vốn theo các tiêuthức khác nhau thùy theo mục đích và loại hình của từng doanh nghiệp Tuynhiên, để có cái nhìn toàn diên, chính xác nhất về vốn thì doanh nghiệp cầnnắm được cách phân loại theo tiêu thức đặc điểm chu chuyển của vốn Theo
đó, vốn kinh doanh được chia thành 2 loại: Vốn cố định và vốn lưu động
* Vốn cố định:
Trong nền kinh tế thị trường, để có được các tài sản cố định cần thiếtcho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải đầu tư ứng trước một lượngvốn tiền tệ nhất định Số vốn doanh nghiệp ứng ra để hình thành nên tài sản
cố định được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp
“Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước
về tài sản cố định Đặc điểm của nó là chu chuyển giá trị dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ kinh doanh và hoàn thành môt vòng chu chuyển khi tái sản xuất được tài sản cố định về mặt thời gian.”
Trang 15Là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các tài sản cố địnhnên quy mô của vốn cố định lớn hay nhỏ sẽ quyết định đến quy mô, tính đồng
bộ của tài sản cố định, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật vàcông nghệ sản xuất, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Mặtkhác, trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn cố định thựchiện chu chuyển giá trị của nó Sự chu chuyển này của vốn cố định chịu sựchi phối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế kỹ thuật của tài sản cố định Có thể kháiquát những đặc điểm chủ yếu chu chuyển của vốn cố định trong quá trìnhkinh doanh của doanh nghiệp như sau:
- Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn cố định chuchuyển giá trị dần dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗichu kỳ kinh doanh
- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn thànhmột vòng chu chuyển
- Vốn cố định chỉ hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuấtđược tài sản cố định về mặt giá trị- tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao tài sản
cố định
Dựa vào những đặc điểm chu chuyển trên, ta thấy việc quản lý vốn cốđịnh được coi là một trọng yếu trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp.Chính vì vậy, trong quá trình quản lý vốn cố định cần phải kết hợp giữa cácquản lý theo giá trị và quản lý hình thái biểu hiện vật chất của nó- chính là cáctài sản cố định của doanh nghiệp
Trang 16nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục Vốn lưu động luân chuyển toàn
bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh.”
Tài sản lưu động của doanh nghiệp gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu độngsản xuất và tài sản lưu động lưu thông Trong quá trình sản xuất kinh doanh,tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn thay thế chonhau, vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình tái xuất được tiếnhành liên tục và thuận lợi
Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bởicác đặc điểm của tài sản lưu động nên vốn lưu động của doanh nghiệp có cácđặc điểm sau:
- Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình tháibiểu hiện
- Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoànlại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh
Ta có thể thấy rằng, vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu đượccủa quá trình tái sản xuất Do đó, mỗi doanh nghiệp cần phải bố trí vốn lưu động ởtừng khâu một cách hợp lý, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bìnhthường, đồng thời vẫn tiết kiệm được vốn Hơn nữa phải rút ngắn thời gian luânchuyển vốn lưu động qua các khâu, từ đó rút ngắn số vòng luân chuyển vốn lưuđộng, đây cũng là cơ sở nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh của Doanh nghiệp
1.1.3.1 Căn cứ vào tính chất sở hữu
Căn cứ vào tiêu thức này nguồn vốn kinh doanh được chia thành:nguồn vốn chủ sở hữu (NVCSH) và nợ phải trả
Trang 17 Nguồn vốn chủ sở hữu (NVCSH): là nguồn vốn thuộc sở hữu của doanhnghiệp, bao gồm: vốn điều lệ do các chủ sở hữu đầu tư, vốn do nhà nước tài trợ(nếu có), vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại và các quỹ của doanh nghiệp.
Công thức xác định vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp:
VCSH = Tổng giá trị tài sản – Tổng nợ phải trả
Nợ phải trả: là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể khai thác, sử dụng
và có trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi (nếu có) cho chủ nợ sau một thời giannhất định Nợ phải trả bao gồm: các khoản vay như vay ngân hàng, vay các tổchức tín dụng và các tổ chức kinh tế khác; các khoản phải thanh toán cho cán
bộ công nhân viên, phải nộp ngân sách, phải trả nhà cung cấp và một sốkhoản phải trả phải nộp khác
* Căn cứ vào thời gian sử dụng có thể chia nợ phải trả thành 2 loại:
- Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ có thời gian đáo hạn dài nhất là mộtnăm Bao gồm các khoản: vay và chiếm dụng của người bán trong ngắn hạn,các khoản người mua trả tiền trước, các khoản phải trả công nhân viên, thuế
và các khoản phải nộp Nhà nước Nợ ngắn hạn là nguồn vốn ảnh hưởng đếnkhả năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp
- Nợ dài hạn: là các khoản nợ có thời gian đáo hạn trên một năm Nợdài hạn gồm: vay dài hạn và các khoản phải trả người bán trong dài hạn
Đây là cách phân chia rất cơ bản trong nền kinh tế thị trường, dựa vàocách phân loại này giúp doanh nghiệp đánh giá được khả năng tự chủ hay phụthuộc về tài chính, từ đó điều chỉnh cơ cấu nguồn tài trợ hợp lý, tối ưu để tăngcường hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, tối thiểuhoá rủi ro
1.1.3.2 Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn
Cách phân loại này chia nguồn vốn kinh doanh thành hai loại: nguồnvốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời
Trang 18- Nguồn vốn thường xuyên: là nguồn vốn có tính chất ổn định, có thể
sử dụng trong thời gian dài Bao gồm: vốn chủ sử hữu, vốn vay trung hạn vàdài hạn Nguồn vốn này được dùng để mua sắm tài sản cố định và một bộphận tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp
Nguồn vốn thường xuyên được xác định như sau:
Nguồn vốn thường xuyên = giá trị tổng tài sản – nợ ngắn hạn
Hoặc = VCSH + Nợ dài hạn
- Nguồn vốn tạm thời: là nguồn vốn mang tính chất ngắn hạn (dướimột năm) Bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tíndụng, vốn chiếm dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác Nguồn vốn tạm thờicủa doanh nghiệp thường được dùng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động tạmthời, bất thường phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh
Dựa vào sự phân loại này mà doanh nghiệp có thể xem xét, huy độngcác nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng, với kế hoạch tài chính Điềunày có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, đảmbảo nguyên tắc cân bằng tài chính, và cung cấp vốn kịp thời, đầy đủ cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh
1.1.3.3 Căn cứ vào phạm vi huy động vốn
Căn cứ vào phạm vi huy động vốn, nguồn vốn kinh doanh được chialàm hai loại: nguồn vốn bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
- Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: là nguồn vốn có thể huy độngđược từ bản thân doanh nghiệp, bao gồm: lợi nhuận để lại, tiền khấu hao tàisản cố định, các khoản thanh lý nhượng bán tài sản cố định, các quỹ và cáckhoản dự phòng
- Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: là nguồn vốn mà doanh nghiệp cóthể huy động từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Bao gồm: vốn vay ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác, vốnliên doanh liên kết, phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các khoản nợ khác
Trang 19Nguồn vốn bên ngoài giúp doanh nghiệp mở rộng được quy mô sảnxuất, đổi mới thiết bị, công nghệ Khi sử dụng nguồn vốn này, doanh nghiệp
đã tạo cho mình một sức ép là phải trả một khoản phí, vì vậy doanh nghiệpluôn tìm cách tối thiểu hoá chi phí, sử dụng vốn đúng mục đích và đem lạihiệu quả cao Hơn nữa khi doanh nghiệp đi vay vốn bên ngoài sẽ tạo ra một
“lá chắn thuế” làm tỷ suất lợi nhuân tăng cao Tuy nhiên việc sử dụng vốnvay bên ngoài cũng như con dao hai lưỡi, nó có thể làm cho doanh nghiệp rơivào tình trạng mất khả năng thanh toán, không đảm bảo nguyên tắc cân bằng
về tài chính, rủi ro tài chính là rất lớn, có thể lâm vào tình trạng phá sản Bởi
dù doanh nghiệp làm ăn có lãi hay thua lỗ đi chăng nữa thì doanh nghiệp vẫnphải trả đủ lợi tức tiền vay đúng hạn, và một khi làm ăn thua lỗ thì gánh nặngtrả lãi sẽ rất lớn, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng phá sản
Như vậy, mỗi nguồn vốn đều có ưu, nhược điểm riêng, vì vậy nên huyđộng vốn dưới hình thức nào đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán một cách kỹlưỡng, chặt chẽ và chính xác Qua đó, xác định được cơ cấu nguồn tài trợ tối
ưu, đảm bảo an toàn tài chính, tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn mà vẫn cholợi nhuận kinh tế cao
1.2 Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu của quản trị vốn kinh doanh.
* Khái niệm: Quản trị là quá trình tác động thường xuyên, liên tục và
có tổ chức của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị nhằm phối hợp các hoạtđộng giữa các bộ phận, các cá nhân, các nguồn lực lại với nhau một cách nhịpnhàng, ăn khớp để đạt đến mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao nhất
Từ khái niệm trên của quản trị ta rút ra được khái niệm của quản trị vốnkinh doanh như sau:
Quản trị vốn kinh doanh là quá trình tác động thường xuyên, liên tục
và có tổ chức của các nhà quản trị đến vốn kinh doanh cảu doanh nghiệp nhằm phối hợp giữa các bộ phận các cá nhân và các nguồn lực về vốn kinh doanh của doanh nghiệp lại với nhau một cách nhịp nhàng ăn khớp để đạt
Trang 20được mục tiêu của tổ chức là sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất từ đó nâng cao được giá trị của doanh nghiệp.
Mục tiêu: Việc quản trị tốt vốn kinh doanh giúp doanh nghiệp sử dụngvốn kinh doanh một cách hiệu quả hơn, tránh sử dụngvốn kinh doanh lãng phíkhông đúng mục đích từ đó giúp cho doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận hơnnhưng mục tiêu quan trọng nhất vẫn là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp
1.2.2 Nội dung của quản trị vốn kinh doanh
Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên trong quản trị vốn của doanh nghiệp làlên kế hoạch để xác định nhu cầu về vốn kinh doanh nhằm luôn tạo đủ vốntrong hoạt động kinh doanh và tìm mọi biện pháp để huy động các nguồn vốnđưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Một nhiệm vụ quantrọng nữa đó là đánh giá việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không, từ đó cócác biện pháp khắc phục kịp thời Chính vì vậy nội dung quản trị vốn củadoanh nghiệp gồm có 4 bước:
- Lập kế hoạch về vốn kinh doanh
- Huy động các nguồn vốn phục vụ kinh doanh
- Tổ chức sử dụng các nguồn vốn đã huy động
- Giám sát và kiểm tra tình hình sử dụng vốn kinh doanh
1.2.2.1 Lập kế hoạch về vốn kinh doanh
Các doanh nghiệp cần lập kế hoạch sử dụng vốn kinh doanh với mụcđích là nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn nếu để dự trữ quá lớn gây lãng phínguồn lực Mặt khác việc lập kế hoạch về vốn cũng giảm thiểu các tác độngtiêu cực do thiếu vốn đem lại, tránh tình trạng bị động trong sản xuất và kinhdoanh Việc lập kế hoạch ở dạng ngắn hạn hay dài hạn cũng hết sức cần thiết
để doanh nghiệp chủ động đối phó với nhiều tình hướng xảy ra trong quátrình hoạt động của mình
Trang 21Thực tế lập kế hoạch về vốn kinh doanh có nội dung chủ yếu là: xác lập
số vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định làquý, nửa năm hay một năm, xác định khả năng huy động vốn, cân đối giữanhu cầu và thực tế doanh nghiệp có thể huy động, tiến hành hoạt động phân
bổ vốn cho các hoạt động kinh doanh của cả doanh nghiệp và có kế hoạch sửdụng vốn kinh doanh
1.2.2.2 Huy động các nguồn vốn phục vụ kinh doanh
Thực tế các doanh nghiệp thường huy động vốn từ các nguồn: vay từcác tổ chức tín dụng, liên doanh liên kết với các khách hàng hoặc nhà cungcấp đầu vào cho doanh nghiệp dưới dạng mua trả chậm hoặc trả tiền trướcmột phần hỗ trợ cho doanh nghiệp Kể từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thịtrường thì một hình thức huy động vốn mới tỏ ra có hiêuh quả hơn đó là pháthành trái phiếu cổ phiếu thông qua việc cổ phần hóa doanh nghiệp Vấn đềđặt ra là làm thế nào để doanh nghiệp huy động có hiệu quả nguồn vốn đểphục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của mình Với nhiều giả pháp huy độngvốn mà doanh nghiệp thì có thể chia ra thành giải pháp huy động vốn ngắnhạn và dài hạn
1.2.2.3 Tổ chức sử dụng các nguồn vốn đã huy động
Sử dụng vốn kinh doanh xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp bắt buộc từng doanh nghiệp phải sử dụng vốn đáp ứng các yêu cầucảu hoạt động đó Và việc sử dụng vốn kinh doanh bao gồm các hoạt động:
- Tổ chức bộ máy quản lý vốn của doanh nghiệp Việc quản lý vốn củadoanh nghiệp do phòng tài chính - kế toán theo dõi và quản lý là chủ yếu
- Phân phối vốn vào từng hoạt động kinh doanh, từng lĩnh vực kinh doanhmột cách hợp lý là vấn đề quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Phân phối vốn vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũngnhư các đơn vị thành viên của doanh nghiệp một cách hợp lý đóng vai trò rất
Trang 22quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh Trong hoạt độngquản trị vốn của doanh nghiệp bên cạnh việc xác định được vốn cần cho kinhdoanh cho các hoạt động đầu tư sản xuất từ đó mới tìm ra biện pháp để huyđộng các nguồn lực phục vụ cho quá trình này, thì còn có một vấn đề cũngkhá là quan trọng đó là phân phối các nguồn lực đang có làm sao cho hợp lýnhất để đạt được hiệu quả cao nhất có thể
1.2.2.4 Giám sát và kiểm tra tình hình sử dụng vốn kinh doanh
Giám sát và kiểm tra tình hình sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp được thục hiện trên các góc độ giám sát và kiểm tra việc sử dụng cácnguồn vốn gồm cả vốn cố định và vốn lưu động Tình hình sử dụng vốn lưuđộng được đánh giá trên năm chỉ tiêu gồm: thời gian lưu chuyển vốn lưuđộng, sức sinh lợi của vốn lưu động, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động, hệ sốdoanh lợi doanh thu thuần và mức sinh lợi doanh thu thuần Đánh giá tìnhhình sử dụng vốn cố định đoợc thể hiện ở sức sản xuất tài sản cố định và sứcsinh lợi của tài sản cố định Và đánh giá tình hình sử dụng vốn còn thể hiệntrên mặt đánh giá mức độ bảo toàn của các tài sản của doanh nghiệp bao gồmtài sản lưu động và tài sản cố định sau một kỳ kinh doanh Các doanh nghiệpcũng cần đồng thời đánh giá tình hình thực hiện các quy định quản lý vốn củaNhà nước, các khoản phải nộp cho cá đơn vị như thuế, nộp ngân sách
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
Để tiến hành kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định cầnxác định đúng đắn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanhnghiệp Thông thường, bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và phân tích sau đây:
Thuộc chỉ tiêu tổng hợp:
Trang 23- Hàm lượng vốn cố định.
Hàm lượng VCĐ = Số VCĐ bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số VCĐ cần thiết để tạo ra một đồng doanh thuthuần trong kỳ Hàm lượng vốn cố định càng thấp thì hiệu suất sử dụng vốn
cố định càng cao
Thuộc chỉ tiêu phân tích:
- Hệ số hao mòn tài sản cố định
Hệ số hao mòn
= Số khấu hao lũy kế TSCĐ ở thời điểm đánh giá
Chỉ tiêu này một mặt phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trongdoanh nghiệp, mặt khác nó phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực còn lạicủa TSCĐ cũng như vốn cố định tại thời điểm đánh giá
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Trang 24- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định.
Tỷ suất lơi nhuận
Hệ số trang bị TSCĐ = Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất Nguyên giá TSCĐ trực tiếp sản xuất
Hệ số này phản ánh mức độ trang bị tài sản cố định cho một công nhântrực tiếp sản xuất
- Tỷ suất đầu tư tài sản cố định
Tỷ suất đầu tư = Giá trị còn lại của TSCĐ x100
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư vào tài sản cố định trong tổng giátrị tài sản của doanh nghiệp Tỷ suất này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệpcàng chú trọng đầu tư vào tài sản cố định
- Kết cấu tài sản cố định của doanh nghiệp
Là quan hệ tỷ lệ giữa nguyên giá của từng loại, nhóm tài sản cố địnhvới tổng nguyên giá tài sản cố định của DN Chỉ tiêu này có thể đánh giáđược tính chất hợp lý hoặc không hợp lý của kết cấu tài sản cố định để cóđịnh hướng và điều chỉnh đầu tư vào các loại tài sản, nhằm nâng cao hiệu suất
Trang 25Được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: Số lần luân chuyển và kỳ luân chuyểnvốn lưu động.
+ Số lần luân chuyển vốn lưu động:
+ Kỳ luân chuyển vốn lưu động:
Vòng quay VLĐ
Kỳ luân chuyển vốn lưu động là thời gian cần thiết để vốn lưu độngthực hiện được một vòng luân chuyển Kỳ luân chuyển vốn lưu động càngngắn thì vốn lưu động luân chuyển càng nhanh
- Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăngtốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo
Trong đó:
VTK: số vốn lưu động có thể tiết kiệm (-) hay phải tăng thêm (+)
M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động kỳ kế hoạch
K1, K0: kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ kế hoạch, kỳ gốc
L1, L0: Số lần luân chuyển vốn lưu động kỳ kế hoạch, kỳ gốc
- Hàm lượng vốn lưu động
Hàm lượng VLĐ = VLĐ bình quân trong kỳ
Trang 26Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần baonhiêu đồng vốn lưu động
- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = Lợi nhuận trước (sau) thuế
- Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu bình quân x 360 ngày
Doanh thu thuần
Hệ số này đánh giá thời gian bình quân thực hiện các khoản phải thucủa doanh nghiệp Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào quy mô của Doanhnghiệp và đặc thù của từng ngành nghề sản xuất kinh doanh
Trang 27- Khả năng thanh toán hiện thời.
Khả năng thanh toán hiện thời = Tổng tài sản lưu động
Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số này thể hiện mức độ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn củadoanh nghiệp cao hay thấp Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 thì tài sản lưuđộng của doanh nghiệp đủ để đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanhnghiệp Nhưng hệ số này quá cao chưa chắc đã phản ánh năng lực thanh toáncủa doanh nghiệp là tốt Do vậy, để đánh giá đúng hơn cần xem xét thêm tìnhhình của doanh nghiệp
- Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh = Tổng tài sản lưu động - Hàng tồn kho
Tổng nợ ngắn hạn
Để đánh giá chặt chẽ hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp thìcần xác định khả năng thanh toán của doanh nghiệp đó Nó cho ta biết doanhnghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn ngay khi các chủ nợyêu cầu hay không Do có tính thanh khoản cao nên trong khi tính toán hệ sốnày chỉ tiêu hàng tồn kho bị loại bỏ nhằm đánh giá chính xác hơn khả năngthanh toán của doanh nghiệp
- Khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền
Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn củadoanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương đương tiền
- Khả năng thanh toán lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Lãi vay trong kỳ
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp
và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải của các chủ nợ Nó cho ta
Trang 28biết số vốn vay đã được sử dụng thế nào, đem lại một khoản lợi nhuận baonhiêu và có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không.
1.2.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp.
- Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh
Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần
VKD bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh vốn kinh doanh trong kỳ chu chuyển được baonhiêu vòng hay mấy lần Chỉ tiêu này càng cao, hiệu suất sử dụng vốn kinhdoanh càng cao
- Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (hay tỷsuất sinh lời kinh tế của tài sản)
Tỷ suất sinh lời kinh tế
của tài sản (ROAe) =
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT)
VKD bình quân
ROAE cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn kinhdoanh không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồngốc vốn kinh doanh
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Tỷ suất LNTT/VKD (Tsv) = Lợi nhuận trước thuế (EBT)
VKD bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụngtrong kỳ tạo ra bao nhiêu đòng lợi nhuận trước thuế
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh
Tỷ suất LNST/VKD (ROA) = Lợi nhuận sau thuế (NI)
VKD bình quân
Trang 29Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh bình quna sử dụngtrong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụngtrong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu Chỉ tiêunày được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ bỏ vốn đầu tư vào DN.Tăng tỷ suất sử dụng vốn chủ sở hữu là một trong những mục tiêu quan trọngnhất trong hoạt động quản lý tài chính của DN
Hiệu quả sử dụng VCSH một mặt phụ thuộc vào hiệu quả sử dụngVKD hay phụ thuộc vào trình độ sử dụng vốn Mặt khác, hiệu quả sử dụngvốn còn phụ thuộc vào trình độ tổ chức nguồn vốn của DN
=> Để có thể đưa ra đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của
một doanh nghiệp thì cần phải xem xét trên cơ sở phân tích tình hình và phối hợp các chỉ tiêu nói trên.
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
lệ thất nghiệp…Những nhân tố này tác động đến tốc độ sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận sau thuế (NI) VCSH bình quân
Trang 30của doanh nghiệp, qua đó tác động đến hiệu quả sử dụng vốn Chẳng hạn nhưlãi suất thị trường tác động đến chi phí huy động vốn của doanh nghiệp; lạmphát cao làm cho sức mua của đồng tiền giảm sút, năng lực vốn giảm Mặtkhác, trong thời kỳ làm phát, thu nhập người dân điều chỉnh chậm sẽ gây khókhăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm Nếu như doanh nghiệp không có biệnpháp quản lý tốt có thể dẫn tới tình trạng mất vốn.
b Nhân tố pháp lý.
Là hệ thống các chủ trương, chính sách, hệ thống pháp luật do Nhànước đặt ra nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Cácdoanh nghiệp phải tuân theo các quy định của pháp luật về thuế, về lao động,bảo vệ môi trường, an toàn lao động,…Các quy định này trực tiếp và gián tiếptác động lên hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp kinhdoanh theo những lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích thì họ sẽ có nhữngđiều kiện thuận lợi để phát triển Ngược lại, doanh nghiệp sẽ gặp khó khănkhi kinh doanh theo lĩnh vực bị Nhà nước hạn chế
c Nhân tố công nghệ.
Ngày nay, không có ngành công nghiệp nào mà không phụ thuộc vàocông nghệ kỹ thuật Công nghệ mới ra đời làm cho máy móc đã được đầu tưvới lượng vốn lớn của doanh nghiệp trở nên lạc hậu So với công nghệ mới,công nghệ cũ đòi hỏi chi phí bỏ ra cao hơn nhưng lại đạt hiệu quả thấp hơnlàm cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp giảm Bởi vậy, nếu như các doanhnghiệp không bắt kịp được tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật thì sẽ dẫnđến hiệu quả sản xuất kinh doanh hay hiệu quả sử dụng vốn thấp do các tàisản của doanh nghiệp sẽ xảy ra hiện tượng hao mòn vô hình và doanh nghiệp
sẽ bị hao hụt vốn kinh doanh
d Nhân tố khách hàng.
Trang 31Khách hàng gồm có những người có nhu cầu mua và có khả năng thanhtoán Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào số lượng kháchhàng và sức mua của họ Doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn khi sảnphẩm có uy tín, công tác quảng cáo tốt và thu được nhiều lợi nhuận nhờ thỏamãn tốt các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng Mặt khác, người mua có ưuthế cũng có thế làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách ép giá xuốngđòi hỏi chất lượng cao hơn, phải làm nhiều công việc dịch vụ hơn.
f Đặc thù ngành kinh doanh.
Đặc thù ngành kinh doanh sẽ tác động đến cơ cấu vốn, nguồn vốn củadoanh nghiệp cũng như vòng quay của vốn Do đó, việc so sánh các chỉ tiêuphản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp với chỉ tiêu trung bìnhngành là rất cần thiết để đánh giá đúng những ưu và nhược điểm của doanhnghiệp trong việc quản lý và sử dụng vốn
Trang 32g Các điều kiện tự nhiên và thiên tai.
Các điều kiện tự nhiên và thiên tai như bão lụt, hỏa hoạn,… làm tài sảncủa doanh nghiệp bị tổn thất có thể dẫn tới mất vốn của doanh nghiệp Doanhnghiệp cần có các quỹ dự phòng để chống và khắc phục hậu quả do thiên taigây ra
i Hội nhập kinh tế thế giới.
Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, điều đó tạo ra cho cácdoanh nghiệp nhiều cơ hội cũng như những khó khăn thách thức Đứng trướctình hình đó, các doanh nghiệp phải tập trung tận dụng lợi thế, khắc phục khókhăn để tồn tại, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, tăng sức cạnh tranhtrên thị trường
1.2.4.2 Nhóm các nhân tố chủ quan.
a Nhân tố con người.
Con người là chủ thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Dovậy nhân tố con người được thể hiện qua trình độ cán bộ quản lý và tay nghềngười lao động Đây là nhân tố quyết định đến việc nâng cao hiệu quả sửdụng vốn Vai trò của nhà quản lý thể hiện thông qua khả năng kết hợp mộtcách tối ưu các yếu tố sản xuất để tạo lợi nhuận kinh doanh cao, giảm thiểunhững chi phí cho doanh nghiệp Vai trò của người lao động được thể hiện ởtrình độ kinh tế cao, ý thức trách nhiệm và lòng nhiệt tình công việc Nếu hội
đủ các yếu tố này người lao động sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanhphát triển, hạn chế hao phí nguyên vật liệu giữ gìn và bảo quản tốt tài sản,nâng cao chất lượng sản phẩm Đó chính là yếu tố quan trọng nâng cao hiệuquả sử dụng vốn của doanh nghiệp
b Cơ cấu vốn
Thể hiện thành phần và tỷ trọng của các loại vốn trong tổng vốn kinhdoanh của doanh nghiệp tại một thời điểm Cơ cấu vốn hợp lý, phù hợp với
Trang 33đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển
sẽ là tiền đề để nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn của doanh nghiệp.Ngược lại, một cơ cấu vốn không hợp lý sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn
c Phương thức tài trợ vốn.
Nhân tố này liên quan trực tiếp tới chi phí sử dụng vốn của doanhnghiệp Một cơ cấu tài trợ tối ưu luôn là mục tiêu hàng đầu mà các nhà quảntrị theo đuổi nhằm tối đa hóa lợi nhuận, giảm chi phí sử dụng vốn, giảm rủi rotài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
d Quyết định đầu tư.
Nếu doanh nghiệp lựa chọn những phương án đầu tư có tỷ suất sinh lờicao thì luôn tiềm ẩn những rủi ro lớn và ngược lại Do vậy, các nhà quản trịcần phải lựa chọn phương án đầu tư phù hơp để vừa giảm thiểu được rủi rovừa đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao nhất
e Trình độ trang bị kỹ thuật.
Trình độ trang bị máy móc thiết bị hiện đại giúp cho công ty có giáthành sản xuất thấp, chất lượng sản phẩm cao…điều này làm tăng sức cạnhtranh và tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp Nhưng nếu doanhnghiệp đầu tư tràn lan, thiếu định hướng thì việc đầu tư này sẽ không mang lạihiệu quả như mong muốn Vì vậy, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ về thịtrường, tính toán kỹ các chi phí, nguồn tài trợ… để có các quyết định đầu tư
về kỹ thuật một cách đúng đắn
Trang 34CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ SỐ 2 2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô số 2.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
12010000000475 (tại Chi nhánh Ngân hàng đầu
tư và phát triển, Sở giao dịch 1, Hà Nội)
+ Giai đoạn 10/1959 – 9/1965 : Thời kỳ hình thành và hoạt động của
Xí nghiệp công ty hợp doanh vận tải ô tô số 1 Hà Nội
Trang 35+ Giai đoạn 10/1965 – 4/1969 : Thời kỳ hình thành và hoạt động củaCông ty 18 và các đoàn xe vận tải.
+ Giai đoạn 5/1969 – 12/1982 : Thời kỳ hình thành và hoạt động của
Xí nghiệp vận tải hàng hóa số 6
+ Giai đoạn 1/1983 – 6/2005 : Thời kỳ hình thành và hoạt động củaCông ty vận tải số 2 – Xí nghiệp vận tải ô tô sô 2 – Công ty cổ phần vận tải ô
tô số 2
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc cơ cấu lại nền kinh
tế, thực hiện Nghị Quyết Trung Ương 3 Khóa IX về việc tiếp tục đổi mới pháttriển doanh nghiệp nhà nước, sắp xếp đổi mới nhằm nâng cao chất lượngdoanh nghiệp nhà nước Thực hiện Quyết Định 527 QĐTCCB ngày10/03/2004 của Bộ Trưởng Bộ giao thông vận tải phê duyệt danh sách Công
ty Vận tải ô tô số 2 trực thuộc Cục đường bộ Việt Nam tiến hành cổ phần hóađợt 1 năm 2004
Đến 13/10/2004: Bộ giao thông vận tải quyết định thuê kiểm toán xácđịnh giá trị doanh nghiệp, giá trị tài sản của doanh nghiệp
Đến 06/12/2004: Bộ giao thông vận tải có quyết định đánh giá tài sảncủa doanh nghiệp theo quyết định số 3718
Đến 09/12/2004: Bộ quyết định chuyển công ty vận tải tô số 2 từ công tynhà nước sang công ty cổ phần Bắt đầu bán cổ phần vào ngày 13/01/2005 kếtthúc vào ngày 23/03/2005 Đến tháng 10/2005 công ty chính thức được đổi
thành “Công Ty Cổ phần vận tải ô tô số 2”
Giai đoạn tiếp theo từ năm 2008 đến nay, phần vốn Nhà nước do Tổngcông ty Công nghiệp ôtô Việt Nam (Vinamotor) làm đại diện Công ty trởthành một đơn vị thành viên quan trọng của Vinamotor
Trang 362.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty.
2.1.2.1 Chức năng, ngành nghề kinh doanh của công ty.
Ngành nghề kinh doanh chính:
+ Vận tải và đại lý vận tải hàng hóa,hành khách trong và ngoài nước.+ Kinh doanh bến xe, kho bãi
+ Sửa chữa và bảo dưỡng các phương tiện vận tải đường bộ
+ Đào tạo và sát hạch lái xe
+ Kinh doanh vật tư phu tùng xăng dầu
+ Đào tạo nghề cơ khí sửa chữa phương tiện giao thông hư hỏng khixảy ra tai nạn
- Trong quá trình hoạt động và phát triển, cùng với việc mở mangthêm nhiều ngành nghề sản xuẩt, Công ty đã được Bộ GTVT cho phép thànhlập các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân theo sự phân cấp của Công ty,hoạch toán kinh tế phụ thuộc đó là:
+ Trạm Đại lý vận tải (có tại Thành phố Hồ Chí Minh, trạm vận tảiLạng Sơn, Trạm vận tải Hải Phòng)
+ Trạm cơ khí sửa chữa ô tô, Đội xe 202, Đội xe 204, Đội xe 210, Đội
xe 216
2.1.2.2 Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu tại công ty.
- Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là vận tải hàng hóađường bộ và sửa chữa phương tiên vận tải đường bộ, vận tải hàng hóa phục
vụ các tỉnh phía Bắc như: Hà Nội và các tỉnh lân cận khác Hà Giang, TuyênQuang, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn…
- Công ty còn tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa cho các đội xe của Công ty
và xe hành khách bên ngoài
Trang 37- Hoạt động tổ chức đào tạo, sát hạch lái xe cũng là một trong các hoạtđộng kinh doanh chính.
2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
- Về tổ chức bộ máy quản lý, để quản lý nhiệm vụ sản xuất và điềuhành công việc được tốt Công ty có một bộ máy tổ chức gồm 4 phòng bannghiệp vụ:
+ Phòng tổ chức lao động+ Phòng thống kê kế toán+ Phòng kế hoạch kinh doanh kỹ thuật+ Phòng hành chính bảo vệ
Sơ đồ bộ máy tổ chức tại công ty:
PHÒNG THỐNG
KÊ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
PHÒNG HÀNH CHÍNH BẢO VỆ
Trang 38Trong đó các phòng ban, các xí nghiệp, các trạm vận tải, trung tâm đào tạođều có nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn, chuyên môn riêng nhằm đảm bảo chocông ty hoạt động một cách hiệu quả, đem lại doanh thu cho doanh nghiệp.
Chủ tịch hội đồng quản trị :
Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị
Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệuphục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị
Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồngquản trị, chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông
Tổng g iám đốc công ty : Có nhiệm vụ điều hành chung hoạt độngcủa công ty
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn và ngắn hạn Banhành các quy chế quản lý doanh nghiệp, điều hành hoạt động theo kế hoạch
đề ra được cấp trên phê duyệt
Ban hành các văn bản quy định trong phạm vi nội bộ công ty khôngtrái pháp luật quy định
Ký kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, xây dựng dịch vụ,thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của nhà nước giao cho doanh nghiệp
Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh : Có nhiệm vụ thực hiện kếhoạch sản xuất của công ty
Chủ trì các cuộc giao bán hàng tuần, tháng về sản xuất kinh doanh
Báo cáo tình hình chất lượng sản xuất và các vấn đề có liên quanđến sản xuất cho giám đốc để có hướng xử lý giải quyết
Đề xuất các biện pháp khen thưởng , xử lý kỷ luật với các cá nhân
và đơn vị trực tiếp quản lý
Phó tổng giám đốc hành chính :
Trực tiếp phụ trách phòng hành chính bảo vệ, trung tâm đào tạo nghề
Trang 39 Giải quyết các công việc nội chính trong công ty, thay thế giám đốcgiải quyết các công việc khi giám đốc đi vắng.
Phòng Kế hoạch kinh doanh - kỹ thuật :
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh( kế hoạch vận tải, kế hoạchgiá thành, kế hoạch hoạt động dịch vụ) hàng năm, quý, tháng, tác nghiệp củacông ty và của các đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty
Chỉ đạo nghiệp vụ, theo dõi, tổng hợp tình hình và kiểm tra việcthực hiện kế hoạch kinh doanh của các đơn vị trực thuộc công ty
Xây dựng kế hoạch nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuậtvào sản xuất kinh doanh trong công ty
Phòng thống kê kế toán tài chính : Thực hiện chế độ thống kê kếtoán tài chính theo pháp luật hiện hành của nhà nước nhằm khai thác huyđộng và sử dụng nguồn vốn đầu tư, vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả
Xây dựng vốn đầu tư và kế hoạch chi tiêu tài chính hàng năm củacông ty
Lập báo cáo tài chính và các báo cáo tài chính định kỳ
Theo dõi, quản lý sự biến động tăng giảm tài sản của công ty
Kiểm tra tổ chức định kỳ, không định kỳ về công tác kế toán tàichính và thực hiện chế độ chính sách quản lý tài chính của các đơn vị trựcthuộc thực hiện hạch toán phụ thuộc – xuất toán các khoản chi phí không hợppháp, hợp lệ
Phòng Tổ chức lao động : Thực hiện công tác tổ chức cán bộ lao động
Xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý công ty
Xây dựng điều lệ tổ chức hoạt động của công ty
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các lớp bồi dưỡngnghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật và thi nâng ngạch
Phòng hành chính : Thực hiện công việc quản trị hành chính văn phòng
Trang 40 Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc công ty chấphành nghiêm chỉnh pháp luật chế độ, chính sách của nhà nước, các quyếtđịnh, chỉ thị của cấp trên, các quy chế nội bộ của công ty về công tác hànhchính quản trị, kỷ luật lao động.
Đề xuất xây dựng kế hoạch hoạt động về hành chính quản trị như
mở rộng đất đai, trụ sở, mua sắm trang thiết bị làm việc, sửa chữa nhà làmviệc… hàng năm của công ty và tổ chức thực hiện sau khi được duyệt
Xí nghiệp Đại lý vận tải : Thực hiện công tác khai thác vận tải hànghóa đường bộ trong và ngoài nước Khai thác sử dụng nguồn vốn tài sảnphương tiện vận tải
Tổ chức khai thác vận tải hàng hóa bằng đường bộ trong và ngoài nước
Tổ chức khai thác sử dụng các nguồn vốn, tài sản phương tiện vậntải kể cả các nguồn vốn khác do xi nghiệp vay huy động để phát triển quy môsản xuất, đáp ứng cơ chế thị trường đảm bảo hiêu quả và bảo toàn phát triểnđược vốn
Được giám đốc công ty ủy quyền ký kết các hợp đồng liên doanh,liên kết cho sản xuất kinh doanh của xí nghiệp được và phải tự chịu tráchnhiệm về các hợp đồng đã ký trước pháp luật nhà nước quy định
Xí nghiệp Dịch vụ - tổng hợp : thực hiện công tác khai thác vận tảihành khách bằng đường bộ trong và ngoài nước Quản lý dịch vụ kho bãi,trông giữ xe, ăn nghỉ phục vụ cho lái xe và khách hàng Tổ chức khai thác sửdụng nguồn vốn tài sản phương tiện vận tải
Tổ chức khai thác vận tải hành khách bằng đường bộ trong và ngoài nước
Quản lý các dịch vụ kho bãi, trông giữ xe, ăn nghỉ phục vụ cho lái
xe và hành khách