Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế hàng hóa tiền tệ, một trong những điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất để các doanh nghiệp có thể thực hiện được các hoạt độngsản
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực xuất phát từtình hình thực tế của đơn vị thực tập
Tác giả luận văn tốt nghiệp
(Ký và ghi rõ họ tên)
SV: Trần Thúy Hiền
Trang 37 EBIT : Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
16 ROA : Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh
17 ROE : Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
18 SXKD : Sản xuất kinh doanh
Trang 426 VLĐTK : Vốn lưu động tiết kiệm
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
81
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế hàng hóa tiền tệ, một trong những điều kiện đầu tiên
và quan trọng nhất để các doanh nghiệp có thể thực hiện được các hoạt độngsản xuất kinh doanh của mình là phải có một lượng vốn nhất định Vốn vừa là
cơ sở, vừa là phương tiện cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, không có vốn, doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất kinhdoanh Mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, điều này đòihỏi các doanh nghiệp phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả trong điều kiệnthị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay Để tồn tại và phát triển, các doanhnghiệp phải bảo toàn được vốn bỏ ra và làm cho đồng vốn sinh sôi nảy nởnhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tài chính tín dụng và quy định của luật pháp.Quản lí vốn kinh doanh có hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp có được nhiềulợi thế và khẳng định được vững chắc vị trí của mình trên thị trường Vì vậy,
có thể nói tăng cường quản trị vốn kinh doanh đang là một vấn đề bức xúc đặt
ra đối với các doanh nghiệp hiện nay
Qua thực tiễn công tác tại Công ty Cổ phần Lâm đặc sản Mây tre Xuấtkhẩu, được sự giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng dẫn và các cán bộ phòng
kế toán của công ty, em đã từng bước làm quen với thực tế, vận dụng lý luận
và thực tiễn của công ty Do đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng củavấn đề, em đã đi sâu nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Lâm đặcsản Mây tre Xuất khẩu”
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là thực trạng hoạt động kinh doanh và tình hìnhquản trị và sử dụng VKD tại công ty cổ phần Lâm đặc sản Mây tre Xuất khẩu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về VKD và hiệu quả sử dụng VKD
Trang 6- Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh, tình hình quản trị và sửdụng VKD tại công ty Cổ phần Lâm đặc sản Mây Tre Xuất khẩu từ đó đềxuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.
3 Thời gian, phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu là trong các năm 2012 - 2013
- Phạm vi nghiên cứu là nội dung trong phân tích hiệu quả kinh doanh vàhiệu quả sử dụng VKD tại công ty Cổ phần Lâm đặc sản Mây Tre Xuất khẩu
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh,thống kê, tổng hợp số liệu, đánh giá mức độ ảnh hưởng và xu thế biến độngcủa các chỉ tiêu và phương pháp khác: Phân tích nhân tố, phương pháp sốchênh lệch…
5 Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu củaluận văn gồm 3 chương
Chương 1- Những vấn đề lý luận chung về vốn kinh doanh và sự cần thiết phải tăng cường quản trị vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp Chương 2- Thực trạng về tình hình quản trị VKD tại công ty Cổ phần Lâm đặc sản Mây tre Xuất khẩu
Chương 3- Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần Lâm đặc sản Mây tre Xuất khẩu
Với đề tài “Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh của công ty
Cổ phần Lâm đặc sản Mây tre Xuất khẩu” em mong rằng nó sẽ có tính thựctiễn, có thể áp dụng và tác động tốt, có thể là tư vấn cho Công ty nâng caođược hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn khó khănnày
Trang 7Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS, NGND NGUYỄN ĐĂNG NAM là
người trực tiếp hướng dẫn và Ban giám đốc, toàn thể các cán bộ công nhânviên công ty Cổ phần Lâm đặc sản Mây tre Xuất Khẩu đã giúp đỡ em hoànthành luận văn này
Do kiến thức còn hạn hẹp cả về lý luận và thực tiễn nên bài viết của emkhó tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự hướng dẫn, góp ýcủa Công ty và các thầy cô giáo để bài viết hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn
Trần Thúy Hiền
Trang 8CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP 1.1 Vốn kinh doanh và vai trò của vốn kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
1.1.1 Khái niệm, đặc trưng và vai trò của vốn kinh doanh
1.1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, để có thể tiến hành hoạt động SX kinhdoanh thì các DN cần phải có các yếu tố cơ bản sau: Sức lao động, đối tượnglao động và tư liệu lao động Để có được các yếu tố này đòi hỏi DN cần phảiứng ra một số vốn tiền tệ nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện kinhdoanh Số vốn này dùng để mua sắm các yếu tố đầu vào của quá trình SX nhưtrên Do sự tác động của lao động vào đối tượng lao động thông qua tư liệulao động mà hàng hoá, dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ trên thị trường Để đảmbảo sự tồn tại và phát triển của DN, số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩmphải đảm bảo bù đắp toàn bộ chi phí đã bỏ ra và có lãi Như vậy, số vốn ứng
ra ban đầu không những được bảo toàn mà còn tăng thêm do hoạt động kinhdoanh mang lại Toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và ở các quá trình tiếp theocho SX kinh doanh được gọi là vốn
Từ đó có thể hiểu: “Vốn kinh doanh của DN là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp” Nói cách khác, đó
là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư và sửdụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận
Trang 91.1.1.2 Đặc trưng của vốn kinh doanh
Vốn tham gia và phục vụ mọi nhu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh
vì thế để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đòi hỏi các doanh nghiệpphải có nhận thức đúng đắn các đặc trưng của vốn Sau đây là những đặctrưng của VKD:
• Thứ nhất: Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định hay vốn là biểu
hiện bằng giá trị của các tài sản hữu hình và vô hình sử dụng trong doanhnghiệp phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh
• Thứ hai: Vốn phải được vận động sinh lời đạt tới mục tiêu kinh doanh mang
lại lợi nhuận cho doanh nghiệp
• Thứ ba: Vốn chỉ có thể phát huy tác dụng khi tích tụ, tập trung đến một lượng
nhất định để tham gia vào đầu tư sản xuất kinh doanh
• Thứ tư: Vốn có giá trị về mặt thời gian tức là đồng vốn tại thời điểm khác
nhau có giá trị không giống nhau Do đó, việc huy động và sử dụng vốn kịpthời và hợp lý là điều hết sức quan trọng
• Thứ năm: Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định mới có thể quản lý
chặt chẽ và có hiệu quả Nếu tồn tại những đồng vốn không gắn với bất kỳchủ sở hữu nào thì sẽ xuất hiện tình trạng sử dụng vốn lãng phí, thất thoát vàkém hiệu quả
• Thứ sáu: Tại một thời điểm,vốn có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác
nhau, vốn không chỉ là biểu hiện bằng tiền của những tài sản hữu hình mà còn
là giá trị của các tài sản vô hình
1.1.1.3 Vai trò của vốn kinh doanh
Qua việc xem xét các khái niệm và đặc trưng về vốn, ta có thể thấy vốn
là tiền đề cho mọi hoạt động của doanh nghiệp Phải có một lượng tiền nhấtđịnh mới có thể tiến hành các hoạt động đầu tư, bắt đầu từ việc doanh nghiệpmua các tài sản cần thiết cho việc xây dựng và khởi động doanh nghiệp ( máymóc thiết bị, xây dựng nhà xưởng,…), đảm bảo cho sự vận động của doanhnghiệp ( mua nguyên vật liệu, trả lương cho công nhân,…) và tái sản xuất
Trang 10cũng như phục vụ cho nhu cầu tăng trưởng của doanh nghiệp ( đầu tư mởrộng dây chuyền sản xuất…) Vì vậy vốn của các doanh nghiệp có vai tròquyết định, là điều kiện tiên quyết quan trọng nhất cho sự ra đời, tồn tại vàphát triển của từng loại doanh nghiệp theo luật định Trong những nền kinh tếkhác nhau, những loại hình doanh nghiệp khác nhau tầm quan trọng của vốncũng được thể hiện ở mức độ khác nhau.
Vốn là yếu tố quyết định mức độ trang thiết bị kỹ thuật, quyết định việcđổi mới công nghệ, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, ứng dụng thành tựumới của khoa học và phát triển sản xuất kinh doanh Đây là một trong nhữngyếu tố quyết định đến sự thành công và đi lên của doanh nghiệp
Vốn còn là một trong những điều kiện để sử dụng các nguồn tiềm nănghiện có và tiềm năng tương lai về sức lao động, nguồn hàng hoá, mở rộng vàphát triển thị trường, mở rộng lưu thông hàng hoá, là điều kiện để phát triểnkinh doanh, thực hiện các chiến lược, sách lược kinh doanh, là chất keo để nốichắp, dính kết các quá trình và quan hệ kinh tế, là dầu bôi trơn cho cỗ máykinh tế hoạt động
1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh
Vốn giữ vai trò quan trọng và thiết yếu, phân loại vốn theo các cách thứckhác nhau sẽ giúp doanh nghiệp đề ra những giải pháp quản lý và sử dụng saocho hiệu quả Có nhiều cách phân loại vốn theo các giác độ khác nhau
1.1.2.1 Căn cứ vào nguồn hình thành vốn kinh doanh
Theo tiêu thức này, nguồn vốn kinh doanh của DN được chia làm hailoại: nguồn vốn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
- Nguồn vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ DN,
bao gồm số vốn góp ban đầu và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh và cácquỹ Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm được xác định theo công thức sau:
Trang 11Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả.
Nguồn vốn này có tính chất ổn định cao, thể hiện mức độ tự chủ về mặttài chính của DN
- Nợ phải trả: là số vốn thuộc quyền sở hữu của người khác mà DN
được sử dụng trong một thời gian nhất định và có trách nhiệm hoàn trả lãi vàgốc đúng thời hạn, bao gồm: Vay ngân hàng, tổ chức tín dụng, phải trả chongười bán, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động,…
Sự kết hợp giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả tạo nên cơ cấu nguồn vốncủa DN, cơ cấu này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà DN hoạt động,tình hình tài chính thực tế của DN cũng như thực trạng nền kinh tế Mỗi DNluôn cố gắng lựa chọn một cơ cấu nguồn vốn hợp lý nhằm sử dụng để đem lạihiệu quả tốt nhất
1.1.2.2 Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn
Căn cứ theo tiêu thức này có thể chia nguồn vốn DN ra làm hai loại:
Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
- Nguồn vốn thường xuyên: Là các nguồn vốn có tính chất ổn định mà
DN có thể sử dụng lâu dài vào hoạt động kinh doanh Nguồn vốn này thườngđược sử dụng để mua sắm, hình thành TSCĐ và một bộ phận TSLĐ thườngxuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của DN Nguồn vốn thường xuyêncủa DN tại một thời điểm được xác định theo công thức:
Nguồn vốn thường xuyên của DN = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn.
- Nguồn vốn tạm thời: Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (thường
dưới một năm) mà DN có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạmthời, bất thường của DN Nguồn vốn này thường bao gồm vay ngắn hạn ngânhàng và các tổ chức tín dụng, các nợ ngắn hạn khác
Trang 12Phân loại nguồn vốn theo tiêu thức này giúp nhà quản lý huy động cácnguồn vốn một cách phù hợp với thời gian sử dụng vốn, đáp ứng đầy đủ kịpthời nhu cầu vốn cho SX kinh doanh, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụngVKD.
1.1.2.3 Căn cứ vào vai trò và đặc điểm luân chuyển VKD
Theo tiêu thức này VKD của doanh nghiệp chia làm hai loại: là vốn cốđịnh và vốn lưu động
• Vốn cố định (VCĐ)
* Khái niệm VCĐ
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải trang
bị cho mình được các tài sản cố định (TSCĐ) cần thiết để phục vụ cho quátrình sản xuất Theo quy định hiện nay thì tài sản được ghi nhận là tài sản cốđịnh khi nó thỏa mãn đồng thời các tiêu chuẩn sau:
- Một là : có thời gian sử dụng từ một năm trở lên
- Hai là : phải có giá trị tối thiểu từ ba mươi triệu đồng trở lên
- Ba là : nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy
TSCĐ là những phương tiện không thể thiếu đối với mỗi quá trình sảnxuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào, nó gắn liền với tất cả các hoạtđộng của doanh nghiệp góp phần tạo nên giá trị sản phẩm của doanhnghiệp.Vì vậy mà doanh nghiệp phải ứng ra một lượng vốn tiền tệ nhất định
để đầu tư mua sắm những TSCĐ cần thiết cho doanh nghiệp và ngành nghềkinh doanh của doanh nghiệp mình Lượng vốn tiền tệ này được gọi là VCĐcủa doanh nghiệp
VCĐ là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSCĐ dung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nói cách khác, vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các
TSCĐ trong doanh nghiệp
Trang 13* Đặc điểm chu chuyển của vốn cố định
Là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các tài sản cố địnhnên quy mô của vốn cố định lớn hay nhỏ sẽ quyết định đến quy mô, tính đồng
bộ của TSCĐ ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ trang thiết bị kỹ thuật và côngnghệ sản xuất, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ngược lại,những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của TSCĐ trong quá trình sử dụng lại chiphối đến đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của VCĐ Có thể khái quátnhững đặc điểm chu chuyển của vốn cố định trong quá trình kinh doanh củadoanh nghiệp như sau:
- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Điềunày xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ là được sử dụng lâu dài, sau nhiều nămmới cần thay thế, đổi mới
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn cố định được luân chuyển dần từngphần vào giá trị sản phẩm Phần giá trị luân chuyển này của vốn cố định đượcphản ánh dưới hình thức chi phí khấu hao TSCĐ, tương ứng với phần giá trịhao mòn TSCĐ của doanh nghiệp
- Sau nhiều chu kỳ kinh doanh, vốn cố định mới hoàn thành một vòng luânchuyển Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, phần vốn cố định đã luân chuyển tích lũylại sẽ tăng dần lên, còn phần vốn cố định đầu tư ban đầu vào TSCĐ của doanhnghiệp lại giảm dần xuống theo mức độ hao mòn Cho đến khi TSCĐ củadoanh nghiệp hết thời hạn sử dụng, giá trị của nó được thu hồi hết dưới hìnhthức khấu hao tính vào giá trị sản phẩm thì vốn cố định cũng hoàn thành mộtvòng luân chuyển
Trong quá trình quản lý VCĐ có những yêu cầu riêng, về mặt hiện vật
nó đòi hỏi công tác quản lý và sử dụng VCĐ không những giữ nguyên hìnhthái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ mà quan trọng hơn làphải duy trì được năng lực hoạt động của TSCĐ Về mặt giá trị, nó đòi hỏiphải duy trì được sức mua để tái tạo lại TSCĐ ở thời điểm hiện tại so với thời
Trang 14điểm bỏ vốn ban đầu, phải tính đến sự biến động của giá cả, tỷ giá hối đoái,ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Do giữ vị trí then chốt và đặc điểm vận động tuân theo quy luật riêngnên việc quản lý vốn cố định được coi là một trọng điểm của công tác quản lýtài chính doanh nghiệp Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp thì việc lập kế hoạch hợp lý cho công tác quản lý vốn cố định là vôcùng cần thiết
• Vốn lưu động (VLĐ)
* Khái niệm vốn lưu động
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách liên tục, ngoài cácTSCĐ doanh nghiệp cần phải có một lượng tài sản lưu động(TSLĐ) nhấtđịnh TSLĐ của doanh nghiệp gồm 2 bộ phận : TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưuthông Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưuthông luôn luôn vận động, thay thế và chuyển hóa lẫn nhau, đảm bảo cho quátrình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục
Để hình thành nên các TSLĐ doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn nhấtđịnh đầu tư vào các tài sản đó Số vốn này được gọi là VLĐ của doanhnghiệp
Như vậy có thể nói: VLĐ là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp
bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thuwòng xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nói cách khác, VLĐ là biểu
hiện bằng tiền của các TSLĐ trong doanh nghiệp
* Đặc điểm của vốn lưu động
Trong quá trình kinh doanh, vốn lưu động chu chuyển không ngừng, nêntại một thời điểm nhất định, vốn lưu động thường xuyên có các bộ phận tồntại dưới các hình thái khác nhau trong các giai đoạn mà vốn đi qua Sự vận
Trang 15động liên tục từ giai đoạn này sang giai đoạn khác giữa lĩnh vực sản xuất vàlĩnh vực lưu thông tạo nên sự luân chuyển của vốn lưu động.
Đặc điểm của TSLĐ là tham gia vào từng chu kỳ sản xuất, bị tiêu dùnghoàn toàn trong việc chế tạo ra sản phẩm mà không giữ nguyên hình thái vậtchất ban đầu Đặc điểm này đã chi phối đặc điểm của VLĐ:
- VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện
- VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ saumỗi chu kỳ kinh doanh
- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh
Để quản lý tốt VLĐ, doanh nghiệp cần phân loại VLĐ theo các tiêu chíkhác nhau từ đó đề ra chiến lược quản lý tốt nhất Căn cứ theo vai trò của vốn,vốn lưu động được chia làm 3 loại là:
- Vốn dự trữ: là bộ phận vốn dùng để mua nguyên nhiên vật liệu, phụtùng thay thế, công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất
- Vốn trong sản xuất: là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai đoạn sảnxuất như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, chi phí trả trước
- Vốn lưu thông: là phần vốn trực tiếp phục vụ cho việc lưu thông, tiêuthụ hàng hóa: gồm vốn thành phẩm, vốn trong thanh toán, vốn đầu tư ngắnhạn, vốn bằng tiền
Một cơ cấu phân bổ vốn hợp lý cho các khâu, đảm bảo cho quá trình sảnxuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên và liên tục đồng thời rút ngắnthời gian luân chuyển vốn, tăng số vòng quay vốn đó chính là cách giúpdoanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ
1.1.2.4 Căn cứ vào phạm vi huy động vốn
Theo tiêu thức này nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp gồm 2 loại:Nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài
- Nguồn vốn bên trong: là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư
từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra Nguồn vốn bên trongthể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp Nguồn vốn bên trong bao gồm
Trang 16lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, khoản khấu hao tài sản cố định, tiền nhượngbán tài sản, vật tư không cần dùng hoặc thanh lí tài sản cố định.
Nguồn vốn bên trong có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triểncủa doanh nghiệp Tuy nhiên thông thường nguồn vốn bên trong không đủđáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư nhất là các doanh nghiệp đang trong quátrình tăng trưởng, khi ấy doanh nghiệp cần tìm đến nguồn tài trợ khác
- Nguồn vốn bên ngoài: là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động
từ bên ngoài để đáp ứng được nhu cầu về tiền vốn cho sản xuất kinh doanhcủa mình Nguồn vốn này bao gồm: Vốn vay ngân hàng và các tổ chức kinh
tế tín dụng khác, phát hành trái phiếu, nợ người cung cấp và các khoản nợkhác…
Việc phân loại nguồn VKD theo tiêu thức này giúp nhà quản lí lập kếhoạch về nhu cầu vốn và xác định phương thức huy động vốn phù hợp vớitình hình hiện tại của doanh nghiệp, quản lí VKD có hiệu quả, giảm thiểu rủi
ro, giảm chi phí sử dụng vốn
1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là tiền đề cần thiết cho hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần vốn để đầu tư hìnhthành tài sản ban đầu để tiến hành sản xuất cũng như cần vốn để tiến hànhphát triển, mở rộng quy mô kinh doanh VKD của doanh nghiệp được hìnhthành từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi nguồn có những đặc điểm riêng Đểquản lý và sử dụng có hiệu quả VKD, nhà quản lí cần nghiên cứu các nguồnvốn để có thể định hướng huy động vốn hợp lí VKD của doanh nghiệp đượchình thành từ 2 nguồn khác nhau: Nguồn vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả
*Nguồn vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, baogồm số vốn chủ doanh nghiệp bỏ ra cùng với phần vốn bổ sung từ kết quả kinhdoanh Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm được xác định bởi công thức sau:
Trang 17Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản - Nợ phải trả
Đặc điểm của nguồn vốn này là không có thời gian đáo hạn, có độ antoàn cao, lợi nhuận chi trả không ổn định phụ thuộc vào kết quả hoạt độngkinh doanh và chính sách phân phối lợi nhuận, chủ sở hữu được quyền thamgia vào hoạch định chính sách của doanh nghiệp
Nguồn vốn chủ sở hữu trong nguồn VKD của doanh nghiệp được hìnhthành từ những nguồn sau:
- Nguồn vốn đóng góp ban đầu của các nhà đầu tư: đó là số vốn ban
đầu mà các chủ sở hữu đóng góp để thành lập doanh nghiệp Số vốn này cóthể tăng lên trong quá trình sản xuất kinh doanh Với doanh nghiệp nhà nướcthì nguồn vốn này do ngân sách nhà nước cấp, đối với công ty cổ phần vốnnày do các cổ đông đóng góp còn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty liên doanh, công ty hợp danh thì vốn do các thành viên tham gia góp vốn
- Nguồn vốn đóng góp bổ sung từ kết quả kinh doanh : đây là nguồn
vốn hình thành từ lợi nhuận không chia dùng để tái đầu tư, mở rộng sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận không chia thường được trích lậpnên các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tàichính, quỹ khen thưởng phúc lợi…
- Nguồn vốn đóng góp từ phát hành cổ phiếu: với các công ty cổ phần
một trong những kênh huy động vốn làm tăng vốn chủ sở hữu đó là pháthành cổ phiếu thông qua thị trường chứng khoán để huy động thêm nguồnvốn dài hạn đầu tư cho quá trình sản xuất Cổ phiếu ưu đãi là một dạng đặcbiệt của cổ phiếu thường Trong khi cổ đông cổ phiếu thường của doanhnghiệp được nhận cổ tức theo kết quả kinh doanh thì cổ đông cổ phiếu ưu đãiđược nhận cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh trong kì
Cổ đông cổ phiếu ưu đãi không được quyền kiểm soát doanh nghiệp
- Nguồn vốn chủ sở hữu khác: nguồn vốn này bao gồm các khoản
thặng dư vốn cổ phần, các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ
Trang 18giá, do ngân sách nhà nước cấp kinh phí, hoặc do các đơn vị phụ thuộc nộpkinh phí quản lý…
*Nợ phải trả
Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có tráchnhiệm phải thanh toán cho tác nhân kinh tế khác như: Nợ vay, các khoản phảitrả cho người bán, cho nhà nước, cho người lao động trong doanh nghiệp
Nợ phải trả của doanh nghiệp được phân ra làm 2 loại là nợ ngắn hạn và nợdài hạn
- Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ phải trả doanh nghiệp có trách nhiệm thanh
toán trong thời hạn dưới 1 năm Những khoản nợ ngắn hạn trong nguồn vốncủa doanh nghiệp được hình thành từ những nguồn sau:
+ Nợ có tính chất chu kì: Tiền lương, tiền công trả cho người lao độngnhưng chưa đến kì trả Các khoản thuế, bảo hiểm xã hội phải nộp nhưng chưađến kì nộp, các khoản thuế phải nộp hàng tháng như thuế giá trị gia tăng, thuếthu nhập doanh nghiệp năm trước nộp vào đầu năm sau… Những khoản tiềntạm ứng trước của khách hàng
+ Tín dụng nhà cung cấp: Hình thức tín dụng này chiếm vị trí quan trọngtrong nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp, được nhận vật tư, tài sản, dịch
vụ để hoạt động sản xuất-kinh doanh nhưng chưa phải thanh toán trả tiềnngay, điều này rất có lợi cho doanh nghiệp
+ Tín dụng ngân hàng: Nhu cầu VLĐ gia tăng trong hoạt động kinh doanh,các tổ chức tín dụng có thể cho các doanh nghiệp vay ngắn hạn với thời giantối đa là 12 tháng Doanh nghiệp chấp hành các nguyên tắc, quy định hiệnhành về tín dụng ngắn hạn
+ Chiết khấu thương phiếu: Doanh nghiệp chiết khấu thương phiếu trên thịtrường tiền tệ để nhận được những khoản tiền vay ngắn hạn phục vụ nhu cầusản xuất kinh doanh
Trang 19+ Bán nợ: Doanh nghiệp bán các khoản nợ phải thu từ khách hàng bao gồm
cả nợ thu quá hạn và nợ khó đòi cho tổ chức mua bán nợ Sau khi thỏa thuậngiá mua bán, việc mua bán nợ thành công, doanh nghiệp sẽ có một khoản tiềndùng để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Các nguồn tài trợ ngắn hạn khác: Các khoản tiền đặt cọc, tiền ứngtrước của khách hàng, các nguồn tài trợ không có bảo đảm khác như tín dụngthư, các khoản cho vay theo từng hợp đồng cụ thể…
- Nợ dài hạn: Là những khoản nợ có thời hạn thanh toán trên 1 năm bao
gồm cả những khoản vay và nợ dài hạn, phải trả dài hạn người bán Nợ dàihạn được hình thành từ những nguồn sau:
+ Vay dài hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính-tín dụngkhác: Doanh nghiệp thực hiện vay dài hạn này để đầu tư cho các dự án đầu tưcủa doanh nghiệp bị thiếu vốn Vay dài hạn là một thỏa ước tín dụng dướidạng hợp đồng giữa người vay và người cho vay, theo đó người vay có nghĩa
vụ hoàn trả khoản tiền vay theo lịch trình đã định
+ Trái phiếu doanh nghiệp: Là chứng chỉ vay vốn do doanh nghiệp pháthành thể hiện nghĩa vụ và sự cam kết của doanh nghiệp thanh toán số lợi tức
và tiền vay vào những thời hạn xác định cho người nắm giữ trái phiếu Việc
sử dụng trái phiếu doanh nghiệp có thể thực hiện vay vốn trung và dài hạnqua thị trường với một khối lượng lớn Người mua trái phiếu là người cho vaycòn gọi là trái chủ Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn là loạihình doanh nghiệp được phép phát hành trái phiếu doanh nghiệp
+ Thuê tài chính: Còn gọi là thuê vốn là phương thức tài trợ tín dụng trung
và dài hạn không thể hủy ngang Theo phương pháp này người cho thuêthường mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người đi thuê và nắm giữ quyền
sở hữu đối với tài sản cho thuê Người sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiềnthuê trong suốt thời hạn thỏa thuận và không được hủy bỏ hợp đồng trướcthời hạn Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyển sở hữu,
Trang 20mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó tùy theo các điều kiện đã được thỏa thuậntrong hợp đồng cho thuê Việc thuê tài chính giúp doanh nghiệp huy độngđược nguồn vốn trung và dài hạn cho hoạt động kinh doanh mà không phải cótài sản thế chấp như vay dài hạn ngân hàng thương mại.
Tóm lại: Qua việc nghiên cứu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp cho
ta thấy vốn của doanh nghiệp được hình thành và huy động từ đâu để từ đó cóbiện pháp huy động vốn phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp,mang lại hiệu quả trong quá trình tài trợ Bên cạnh đó cần đa dạng hóa cácnguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn
ra một cách tốt nhất, có lợi nhuất, chi phí bỏ ra là thấp nhất và mang lại hiệuquả kinh tế cao nhất
1.2 Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm quản trị vốn kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường mục tiêu cuối cùng và hàng đầu của doanhnghiệp là tối đa hóa lợi nhuận hay tối đa hóa giá trị kinh doanh Để đạt đượcmục tiêu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm các biện pháp nhằm khai thác
và sử dụng triệt để những nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.Chính vì vậy công tác quản trị vốn kinh doanh phải được đặt ra hàng đầu.Đây được coi như là một bước đệm giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu cuốicùng là tối đa giá trị doanh nghiệp Như vậy, trước hết, quản trị vốn kinhdoanh được hiểu là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính liên quantới việc huy động, sử dụng vốn, tổ chức thực hiện các hoạt động đó nhằm đạtđược các mục tiêu tài chính doanh nghiệp nói chung
Trang 211.2.1.2 Mục tiêu của quản trị vốn kinh doanh
Quản trị vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý
tổ chức của mỗi doanh nghiệp Cụ thể, mục tiêu của quản trị vốn kinh doanhlà:
- Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một yếu tố và là tiền đề cần thiếtcho việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của một doanhnghiệp Để biến những ý tưởng và kế hoạch kinh doanh thành hiện thực,doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhằm hình thành nên những tài sảncần thiết cho hoạt động KDcủa doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đề ra Nhưvậy quá trình quản trị vốn kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp xác định đượcnhu cầu vốn cần bỏ ra để thực hiện một dự án kinh doanh nào đó
- Với sự phát triển không ngừng của thị trường tài chính, doanh nghiệp
có nhiều cách khác nhau để huy động vốn cho dự án kinh doanh của mình.Câu hỏi đặt ra là DN nên huy động những nguồn nào, cơ cấu vốn ra sao để đạthiệu quả sử dụng vốn cao nhất? Để trả lời được đòi hỏi nhà quản trị phải cónhững kĩ năng cơ bản trong việc quản trị VKD Như vậy quản trị vốn kinhdoanh để xác định được cơ cấu vốn tối ưu, giúp DN chủ động trong việc huyđộng vốn, tránh gây lãng phí hay thiếu hụt vốn, góp phần giảm thiểu chi phí
sử dụng vốn
- Việc quản trị VKD còn cung cấp các công cụ đắc lực giúp nhà quản trịđánh giá, theo dõi quá trình sử dụng vốn của công ty có đi đúng mục đích lộtrình không, có xảy ra hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích không Đồng thời
DN cũng có thể tiên lượng được nhu cầu vốn phát sinh để kịp thời bổ sung,đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục, nhịp nhàng
Trang 221.2.2 Nội dung quản trị vốn kinh doanh
1.2.2.1 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Vốn lưu động là một bố phận quan trọng của vốn kinh doanh Do vậy,
để thực hiện tốt công tác quản trị vốn kinh doanh thì trước hết các doanhnghiệp phải thực hiện tốt công tác quản trị vốn lưu động Nội dung quản trịVLĐ bao gồm: xác định nhu cầu vốn lưu động, quản trị tồn kho dựu trữ, quảntrị vốn bằng tiền, quản trị các khoản phải thu
• Xác định nhu cầu vốn lưu động
Trong quá trình hoạt động sản xuất, doanh nghiệp luôn cần một lượngvốn cần thiết để đáp ứng các nhu cầu mua sắm vật tư, bù đắp chênh lệch cáckhoản phải thu, phải trả đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được diễn rabình thường và liên tục Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cầnthiết của doanh nghiệp Như vậy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cầnthiết là số vốn lưu động tối thiểu cần thiết để đảm bảo quá trình sản xuất kinhdoanh được diễn ra thường xuyên liên tục Dưới mức này sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp diễn ra đình trệ, gián đoạn Trên mức này lại gây tình trạng
ứ đọng vốn, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả.Chính vì vây, trong quản trịvốn lưu động các doanh nghiệp cần phải chú trọng xác định đúng đắn nhu cầuvốn lưu động thường xuyên, cần thiết
Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả
Đặc biệt trong quá trình xác định nhu cầu vốn lưu động, doanh nghiệpcần phải xác định đúng đắn các nhân tố ảnh hưởng như quy mô, đặc điểmngành nghề kinh doanh, sự biến động giá cả vật tư, trình độ công nghệ, trình
độ tổ chức quản lí,…từ đó giúp các doanh nghiệp xác định đúng đắn nhu cầuvốn lưu động và có biện pháp quản lí và sử dụng vốn lưu động một cách tiếtkiệm và hiệu quả
Trang 23• Quản trị vốn tồn kho:
Tồn kho dự trữ là lượng tài sản mà doanh nghiệp sẽ sử dụng sau này.Viêc dự trữ hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền mặt nhất địnhgọi là vốn tồn kho dự trữ Quản lí tồn kho dự trữ giúp các doanh nghiệp tránhđược tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo quá trìnhxản suất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩynhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động Do vậy, cần nâng cao công tác quảntrị vốn tồn kho Công tác này bao gồm một số nội dung sau:
- Xác định đúng đắn mức tồn kho dự trữ hợp lý, tối thiểu để đáp ứng nhucầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra bình thường
- Xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến từng loại tồn kho dự trữ để cóbiện pháp quản lý phù hợp nhằm duy trì lượng hàng tồn kho hợp lý nhất
• Quản trị vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là một bộ phận cấu thành lên tài sản ngắn hạn của doanhnghiệp Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao do vậy, cũng dễ bị thấtthoát, gian lận, lợi dụng Bên cạnh đó, vốn bằng tiền không tự sinh ra, nó chỉsinh lời khi được đầu tư đúng cách Do vậy, cần nâng cao công tác quản trịvốn bằng tiền Công tác này bao gồm một số nội dung sau:
- Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lí, tối thiểu để đáp ứng nhu cầuchi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kì
- Quản lí chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh mất mát và lợi dụng
- Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có biệnpháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng hợp lí hiệu quảnguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi
• Quản trị các khoản phải thu
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hànghóa, dịch vụ Nếu các khoản phải thu quá lớn tức là số vốn bị chiếm dụng củadoanh nghiệp cao, không kiểm soát được dẫn đến ảnh hưởng xấu đến hoạtđộng kinh doanh Vì vậy, quản trị khoản phải thu là một nội dung quan trọngcủa quản trị VLĐ Doanh nghiệp cân đặc biệt chú trọng biện pháp quản trị
Trang 24khoản phải thu Nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể
mở rộng bán chịu, còn nếu khả năng sinh lời nhỏ hơn rủi ro thì doanh nghiệpphải thu hẹp việc bán chịu Một số biện pháp cần chú trọng để quản trị cáckhoản phải thu:
- Xác định chính sách bán chịu hợp lí với từng đối tượng khách hàng
- Phân tích uy tín tài chính với khách hàng mua chịu
- Áp dụng các biện pháp quản lí và nâng cao thu hồi hiệu quả thu hồi nợ
1.2.2.2 Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp
Quản trị vốn cố định là một nội dung quan trọng trong quản trị vốnkinh doanh của doanh nghiệp Điều đó không những là do vốn cố định là mộttrong hai bộ phận chính cấu thành lên vốn kinh doanh, quyết định đến nănglực sản xuất mà còn là do vốn cố định gắn liền với các hoạt động đầu tư trung
và dài hạn, nếu không quản trị tốt vốn cố định dẫn tới vốn cố định thu hồi vềchậm dễ gặp rủi ro Quản trị vốn cố định bao gồm ba nội dung: Khai thác tạolập nguồn vốn cố định của doanh nghiệp, quản lí sử dụng vốn và phân cấpquản lí, sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp
• Khai thác tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần dự báo được nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định dựatrên việc xác định các căn cứ sau:
- Quy mô và khả năng sử dụng quỹ khấu hao, quỹ đầu tư phát triển đểmua sắm TSCĐ
- Khả năng vay vốn từ ngân hàng thương mại hoặc phát hành trái phiếutrên thị trường vốn
- Các dự án đầu tư TSCĐ đã khả thi được cấp có thẩm quyền phê duyệt
• Quản lí sử dụng vốn cố định
Vốn cố định được sử dụng vào đầu từ dài hạn và các hoạt động kinhdoanh thường xuyên của doanh nghiệp Bảo toàn vốn cố định không những làgiữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu mà là duy trì năng lực sản xuất ban đầu
Trang 25của nó Trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp phải quản lí chặt chẽ, khônglàm mất mát TSCĐ thường xuyên bảo dưỡng nhằm duy trì và nâng cao nănglực sản xuất của TSCĐ.
Một số biện pháp giúp bảo toàn và phát triển vốn cố định:
- Phải đánh giá đúng giá trị của tài sản cố định tạo điều kiện phản ánhchính xác tình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn.Điều chỉnh kịp thời giá trị của tài sản cố định để tạo điều kiện tính đúng, tính
đủ chi phí khấu hao, không để mất vốn cố định
- Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp
- Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất
- Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng tài sản cố định
- Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi rotrong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân kháchquan như: Mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước chiphí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính
Khấu hao tài sản cố định:
Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thuhồi của TSCĐ vào chi phí SXKD trong suốt thời gian sử dụng hữu ích củaTSCĐ
Mục đích của khấu hao là nhằm bù đắp các hao mòn TSCĐ và thu hồi sốVCĐ đã đầu tư ban đầu để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ Về mặtkinh tế, khấu hao TSCĐ được coi là một khoản chi phí SXKD và được tínhvào giá thành sản phẩm trong kỳ Tuy nhiên, khác với các loại chi phí khác,khấu hao là khoản chi phí được phân bổ nhằm thu hồi vốn đầu tư ứng trước
để hình thành TSCĐ, vì thế không tạo nên dòng tiền mặt chi ra trong kỳ Sốtiền khấu hao thu hồi được tích lũy lại hình thành nên quỹ khấu hao TSCĐ
Trang 26của DN Quỹ khấu hao này được dùng để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộngcác TSCĐ của DN khi hết thời hạn sử dụng Trong quá trình kinh doanh, DN
có quyền chủ động sử dụng số tiền khấu hao một cách linh hoạt, hiệu quảnhưng phải đảm bảo hoàn trả đúng hạn Số tiền khấu hao này khi DN có nhucầu đầu tư để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ của DN
Về nguyên tắc, việc khấu hao phải đảm bảo phù hợp với mức độ haomòn của TSCĐ và thu hồi đầy đủ số VCĐ đầu tư ban đầu vào TSCĐ Điềunày không chỉ đảm bảo tính chính xác của chi phí khấu hao trong giá thànhsản phẩm, đánh giá đúng hiệu quả SXKD của doanh nghiệp, mà còn góp phầnbảo toàn được VCĐ, đáp ứng yêu cầu thay thế đổi mới hoặc nâng cấp TSCĐcủa doanh nghiệp
Các phương pháp khấu hao tài sản cố định:
-Phương pháp khấu hao đường thẳng: Đây là phương pháp đơn giản
nhất, được sử dụng phổ biến để tính khấu hao trong doanh nghiệp Công thứcxác định như sau:
MKH =
TKH =
Trong đó: MKH : Mức khấu hao hàng năm
TKH: Tỷ lệ khấu hao hàng năm
NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải khấu haoT: Thời gian sử dụng hữu ích TSCĐ
Ưu điểm của phương pháp:
- Tính toán đơn giản
- Chi phí khấu hao được phân bổ vào giá thành sản phẩm ổn định nên khônggây đột biến về giá thành
- Cho phép doanh nghiệp dự kiến trước được thời hạn thu hồi đủ vốn đầu tưvào TSCĐ
Trang 27bất lợi của hao mòn vô hình.
- Phương pháp khấu hao nhanh: Phương pháp này được thực hiện theo 2
phương pháp: khấu hao theo số dư giảm dần và khấu hao theo tổng số năm sửdụng
+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
MKH = GCt x TKHđ
Trong đó : MKH: Mức khấu hao năm t
GCt:: Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm t
TKH: Tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐt: Thứ tự năm sử dụng
Theo phương pháp này, do ảnh hưởng của các yếu tố kĩ thuật tính toánnên đến hết cuối năm sẽ còn lại một phần giá trị TSCĐ chưa được thu hồi hết.+Phương pháp khấu hao theo tổng số năm sử dụng:
MKHt = NGKH x TKH
Trong đó: MKHt: Mức khấu hao TSCĐ năm t
NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao
TKHt: Tỷ lệ khấu hao năm thứ t cần phải tính khấu hao
Ưu điểm của phương pháp khấu hao nhanh
- Giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng thu hồ vốn đầu tư, hạn chế ảnh hưởngcủa hao mòn vô hình
- Tạo lá chắn thuế từ khấu hao cho doanh nghiệp
Trong đó: MKHt: Mức khấu hao TSCĐ năm t
Q SPt: Số lượng sản phẩm sản xuất năm t
MKHsp: Mức khấu hao đơn vị sản phẩmPhương pháp này thích hợp với những TSCĐ hoạt động có tính chất thời
vụ, liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm Do đó nó phản ánh hợp líhơn mức độ hao mòn TSCĐ vào giá tri sản phẩm Tuy nhiên phương phápnày đòi hỏi việc thống kê khối lượng sản phẩm, công việc do TSCĐ thực hiện
Trang 28trong kì phải rõ ràng, đầy đủ.
• Phân cấp quản lí vốn cố định
- Doanh nghiệp chủ động các loại vốn quỹ để phục vụ kinh doanh sao cho cóhiệu quả Nếu các loại vốn quỹ được sử dụng vào các mục đích khác mụcđích ban đầu thì phải tuân theo nguyên tắc hoàn trả
- Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức cá nhân thuê hoạt động tài sản củamình song phải theo dõi, thu hồi tài sản thuê khi đến hạn Các tài sản thuế vẫnphải trích khấu hao theo quy định
- Doanh nghiệp được quyền đem tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của mình
đi cầm cố, thế chấp vay vốn, bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng
- Với các tài sản không cần dùng , lạc hậu, doanh nghiệp có thể nhượngbán,thanh lí để thu hồi vốn đầu tư vào các tài sản mới hơn
Nhìn từ góc độ kinh tế, hiệu quả vốn kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận,nghĩa là một lượng nhất định vốn bỏ hoạt động SXKD đem lại lợi nhuận caonhất, đạt được kết quả đề ra, đặc biệt tỉ suất lợi nhuận trên VKD đạt cao.Ngoài ra, phải tối thiểu hóa lượng vốn và thời gian sử dụng vốn của DN Kếtquả sử dụng vốn thỏa mãn lợi ích của nhà đầu tư ở mức độ cao nhất, nâng caolợi ích xã hội
Trên góc độ tài chính, hiệu quả sử dụng vốn là sự an toàn, lành mạnh vềmặt tài chính, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thươngtrường
Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một phạm trù kinh tếphản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời tối đa với chi phí thấp
Trong quá trình sử dụng vốn, để đạt được hiểu quả cao doanh nghiệpcần giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất: Vốn của doanh nghiệp được sử dụng hợp lí, đúng mục đích,
tránh lãng phí hoặc để vốn không sinh lời
Thứ hai: Mở rộng sản xuất cũng như phát triển cả về chiều sâu khi cần
thiết
Thứ ba: Doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu đề ra trong quá trình
sản suất kinh doanh
Có thể nói rằng hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề cơ bản gắn liền với sự
Trang 29tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh cần phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn trên nhiều phương diện khácnhau, sử dụng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn để đánh giá mức độsinh lời của đồng vốn kinh doanh.
1.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.3.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả theo nghĩa chung nhất được hiểu là một chỉ tiêu chất lượng phảnánh các lợi ích kinh tế xã hội do một hoạt động nào đó đem lại Hiệu quảđược đánh giá trên hai mặt là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Chúng taxem xét tới hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánh mối quan hệgiữa kết quả đạt được về mặt kinh tế với chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả
đó Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau
vì thế để đánh giá được đầy đủ về hiệu quả người ta không chỉ đánh giá mộtloại hiệu quả đơn thuần mà phải đặt trong mối quan hệ với hiệu quả còn lại.Hiệu quả sử dụng VKD là một bộ phận của hiệu quả kinh tế, là hiệu quảkinh tế cuối cùng thể hiện ở mức doanh lợi đạt được Điều này phụ thuộc vàoviệc tạo lập và sử dụng vốn một cách hợp lí, tiết kiệm, góp phần tăng vòngquay của vốn từ đó làm tăng doanh thu Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
sẽ thấy được chất lượng quản lí sản xuất kinh doanh, vạch ra các biện phápnhằm tiết kiệm và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụngVKD là một phạm trù kinh tế phản ánh lợi ích đạt được từ quá trình sử dụngVKD của doanh nghiệp Nói cách khác nó là chỉ số phản ánh quan hệ giữa kếtquả đạt được với số VKD bỏ ra trong kì
Kết quả thu được
Trang 30Hiệu quả sử dụng vốn =
Chi phí vốn sử dụngQua đó ta rút ra kết luận về khái niệm hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp:
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi tối đa với chi phí thấp nhất.
Trên thực tế các chỉ tiêu: lợi nhuận, doanh thu và chi phí có mối quan hệchặt chẽ với nhau:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Với mức doanh thu nhất định, chi phí càng nhỏ thì lợi nhuận càng cao.Như vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tức là đi tìm biện pháp làm sao đểchi phí về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ít nhất nhưng hiệu quả lợinhuận, doanh thu, giá trị sản lượng ở mức cao nhất Thực chất hiệu quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh cũng được xác định bằng cách so sánh giữa kết quảđạt được (lợi nhuận) với các chi phí bỏ ra, trong các chi phí đó thì chi phí vềvốn là chủ yếu
1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Để nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp trước hết ta cầnđánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp Đánh giá hiệuquả sử dụng VKD của doanh nghiệp, ta thường dùng một số chỉ tiêu sau:
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định
Để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ người ta thường dùng một số chỉtiêu sau:
* Hiệu suất sử dụng VCĐ
Trang 31Doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất sử dụng VCĐ =
Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng VCĐ có thể tham gia tạo nên bao nhiêuđồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ Chỉ tiêu này được sử dụng trongmối quan hệ với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ
Doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng TSCĐ trong kỳ có thể tham gia tạo ra baonhiêu đồng doanh thu thuần, qua đó cũng cho phép đánh giá trình độ sử dụngVCĐ của DN
* Hệ số hao mòn TSCĐ
Số KH lũy kế của TSCĐ tại thời điểm đánh giá
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Tổng nguyên giá TSCĐ tại thời điểm đánh giá
Chỉ tiêu này một mặt phản ánh mức đô hao mòn của TSCĐ trong DN,mặt khác phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực còn lại của TSCĐ cũngnhư VCĐ ở thời điểm đánh giá
* Hệ số hàm lượng VCĐ
Trang 32Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ
Hàm lượng VCĐ =
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này đánh phản ánh số VCĐ cần thiết để tạo ra một đồng doanhthu thuần trong kỳ Hàm lượng VCĐ càng cao, hiệu quả sử dụng VCĐ càng thấp
* Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp
Kết cấu TSCĐ là quan hệ tỷ lệ giữa nguyên giá của từng loại, nhómTSCĐ với tổng nguyên giá TSCĐ của DN Chỉ tiêu này có thể đánh giá đượctính chất hợp lý của kết cấu TSCĐ để có thể định hướng đầu tư, điều chỉnhkết cấu TSCĐ và giúp người quản lý xác định trọng tâm quản lý TSCĐ nhằmnâng cao hiệu suất quản lý TSCĐ
* Hệ số trang thiết bị tài sản cố định cho một công nhân trực tiếp sản xuất
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Hệ số trang bị TSCĐ cho 1 =
công nhân trực tiếp sản xuất Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ trang bị giá trị TSCĐ trực tiếp sản xuấtcho một công nhân trực tiếp sản xuất cao hay thấp Hệ số này càng lớn phảnánh mức độ trang bị TSCĐ cho người công nhân trực tiếp sản xuất càng cao,điều kiện lao động càng thuận lợi
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để đánh giá trình độ tổ chức và sử dụng VLĐ của DN, cần sử dụng chỉtiêu hiệu suất sử dụng VLĐ Hiệu suất sử dụng VLĐ của DN được biểu hiệnqua các chỉ tiêu sau:
* Tốc độ luân chuyển VLĐ
Tốc độ luân chuyển VLĐ được biểu hiện qua 2 chỉ tiêu: số lần luânchuyển VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ
Trang 33- Số lần luân chuyển VLĐ (hay số vòng quay VLĐ)
Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ
Số lần luân chuyển VCĐ trong kỳ =
Số lần luân chuyển VLĐ trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện đượcmột lần luân chuyển, hay độ thời gian 1 vòng quay của VLĐ ở trong kỳ
* Hàm lượng VLĐ (mức đảm nhiệm VLĐ)
VLĐ bình quân trong kỳ
Hàm lượng VLĐ =
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cầnbao nhiêu VLĐ
* Kết cấu VLĐ:
Kết cấu VLĐ phản ánh tỷ trọng của VLĐ theo các tiêu thức phân loạikhác nhau Việc xem xét kết cấu của VLĐ nhằm đánh giá mức độ hợp lý của
cơ cấu
* Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ
Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)
Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ =
VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh, một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng cóthể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
Trang 34• Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VKD
* Vòng quay toàn bộ vốn
Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần trong kỳ
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh VKD trong kỳ chu chuyển được bao nhiêu vònghay mấy lần Vòng quay toàn bộ vốn cần có, hiệu suất sử dụng VKD càngcao Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng của ngành kinh doanh, chiến lược kinhdoanh và trình độ quản lý sử dụng tài sản vốn của DN
* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay hệ số lãi ròng trên doanh thu (ROS)
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thuthuần trong kỳ của doanh nghiệp Nó thể hiện khi thực hiện 1 đồng doanh thutrong kỳ doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận
* Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh ( hay tỷ suất sinh lời của tài sản BEP)
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT)
Tỷ suất sinh lời của tài sản =
Tài sản VKD bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay VKD, không tínhđến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của VKD
* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
Lợi nhuận sau thuế của DN
ROA =
Trang 35Số vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD sử dụng trong kỳ có thể tạo rađược bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
* Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận sau thuế của DN
ROE =
Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụngtrong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu Đây chính
là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng và một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị VKD của DN
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiềunhân tố bao gồm cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan
Trang 36• Nhân tố thuộc nền kinh tế : mỗi doanh nghiệp đều hoạt động trong một môitrường kinh doanh nhất định và đều chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố thuộc nềnkinh tế chung như: khủng hoảng, lạm phát, cạnh tranh,lãi suất vay Các nhân
tố này luôn tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới thị trường đầu vào và đầu racủa doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp
• Nhân tố thuộc về khoa học công nghệ: trong điều kiện hiện nay, khoa họcphát triển với một tốc độ nhanh chóng, làn sóng chuyển giao công nghệ giữacác nước ngày càng gia tăng, một mặt nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệpđổi mới công nghệ sản xuất làm tăng năng suất lao động.Mặt khác, nó cũngđặt doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh gay gắt, cũng như làm choTSCĐ của doanh nghiệp bị hao mòn vô hình rất lớn vì vậy doanh nghiêp cầnlựa chọn phương án đầu tư cũng như khấu hao hợp lý nhất
• Những yếu tố thuộc về tự nhiên như bão lụt, động đất, hỏa hoạn, cũng cóảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpcũng như công tác bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp Do đó, doanh
Trang 37nghiệp cần phải trích lập các quỹ dự phòng để khắc phục và hạn chế nhữnghậu quả do thiên tai gây ra.
1.3.2 Các nhân tố chủ quan
Mỗi doanh nghiệp là một chủ thể độc lập tự chủ về tài chính, những yếu
tố của nội tại doanh nghiệp là những nhân tố có tính chất quyết định tới kếtquả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, bao gồm:
• Trình độ quản lý của doanh nghiệp : nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệuquả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu trình độ quản lýtốt, bộ máy quản lý gọn nhẹ, đồng bộ nhịp nhàng sẽ giúp doanh nghiệp sửdụng vốn hiệu quả và ngược lại, nếu trình độ quản lý còn non kém, có thể làmdoanh nghiệp làm ăn thua lỗ, dẫn đến thâm hụt vốn sau mỗi chu kỳ sản xuất
• Cơ cấu vốn : việc lựa chọn chính sách tài trợ vốn và xác định tỷ trọng các loại tàisản trong tổng tài sản một cách hợp lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế sẽ làmgiảm thiểu chi phí sử dụng vốn, giảm thiểu rủi ro tài chính, gia tăng lợi nhuận vànâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp và ngược lại
• Chu kỳ sản xuất kinh doanh: nếu chu kỳ sản xuất mà ngắn, vòng quay vốnnhanh doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn đáp ứng nhu cầu tái sản xuất
mở rộng Ngược lại, nếu chu kỳ sản xuất dài doanh nghiệp có thể bị ứ đọngvốn, thời gian thu hồi vốn chậm
• Trình độ của công nhân viên: đây là một trong những nhân tố có ý nghĩaquyết định tới hiệu quả sử dụng vốn Nó ảnh hưởng tới mức độ sử dụng hiệuquả tài sản, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, mức độ phế phẩm…từ
đó tác động rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của doanhnghiệp
• Kỹ thuật sản xuất : các đặc điểm riêng về kỹ thuật tác động liên tục tới các chỉtiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng như năng suấtlao động của doanh nghiệp
• Lựa chọn phương án đầu tư: lựa chọn phương án đầu tư đúng đắn và phù hợpvới tình hình và đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như thị
Trang 38hiếu của người tiêu dùng chính là nhân tố quyết định đến việc tăng doanh thucũng như lợi nhuận cho công ty, tăng vòng quay của vốn và hiệu quả kinhdoanh từ đó làm tăng sức cạnh tranh của DN trên thị trường.
Trang 39CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM ĐẶC SẢN MÂY TRE XUẤT KHẨU 2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Lâm đặc sản Mây tre Xuất khẩu 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Một số thông tin cơ bản về công ty:
• Tên công ty : Công ty Cổ phần Lâm đặc sản Mây tre Xuất khẩu
• Tên Tiếng Anh: Special Forest and Bamboo Products Export Joint Stock Company
• Tên viết tắt: SFOPRODEX – Co
Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty Cổ phần Lâm đặc sản Mây tre Xuất Khẩu trước đó là doanh
nghiệp nhà nước “Công ty Mây Tre Hà Nội”, trực thuộc Tổng Công ty Lâmnghiệp Việt Nam được thành lập theo quyết định số 82/TCCB ngày27/01/1986 của Bộ Lâm Nghiệp nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Khi đó Công ty Mây tre Hà Nội là một xí nghiệp đặc sản rừng xuất khẩu
số 1 có giấy phép kinh doanh số 101028 cấp ngày 22/04/1995
Công ty Mây tre Hà Nội xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh tựchủ về tài chính và làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước theo chế độban hành Khi mới thành lập mặt hàng chủ yếu của xí nghiệp là sản xuất chếbiến các loại đặc sản rừng cho thực phẩm và dược liệu như: nấm, mộc nhĩ,gừng, quế, hoa hồi Sản phẩm của xí nghiệp chủ yếu là xuất khẩu sang cácnước Đông Âu và Liên Xô Trong thời kỳ Đông Âu và Liên Xô tan rã, xínghiệp bị mất đi một thị trường lớn, đã gây rất nhiều khó khăn trong việc xuấtkhẩu các sản phẩm Điều này đã khiến Công ty phải tìm hướng kinh doanh vàbạn hàng mới Để đáp ứng nhu cầu của thị trường mới, xí nghiệp đã chuyển
Trang 40mặt hàng từ sản xuất chế biến các mặt hàng nấm, mộc nhĩ … sang sản xuất vàkinh doanh các hàng mây tre cùng các loại thủ công mỹ nghệ xuất khẩu khác.
Do tính chất của mặt hàng thay đổi từ năm 1995, công ty đã đổi tên thànhCông ty Mây tre Hà Nội cho phù hợp (theo quyết định số 226/TCLĐ ngày07/04/1995 của Bộ Lâm Nghiệp) với tên giao dịch quốc tế là SFOPRODEX
Hà Nội
Chấp hành quyết định số 408/QĐ-BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn ngày 17/02/2003 cho phép Công ty Mây tre Hà Nội tiếnhành cổ phần hóa doanh nghiệp, chi bộ đã phổ biến và quán triệt tinh thầnnhiệm vụ của công tác cổ phần hóa trong toàn thể cán bộ công nhân viên và
đã tạo được sự nhất trí cao trong đơn vị
Ngày 7/07/2003, Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp tại Công tyMây tre Hà Nội được thành lập với 7 thành viên (QĐ số 143/HCQT/TC/QĐcủa Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam)
Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp đã cùng Công ty kiểm toán vàđịnh giá Việt Nam (VAE) xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa Saukhi xây dựng xong phương án cổ phần hóa và được Bộ Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn phê duyệt và quyết định chuyển Doanh nghiệp Nhà nước
Công ty Mây tre Hà Nội thành Công ty Cổ phần Lâm đặc sản – Mây tre xuất khẩu.
Thi hành các quyết định của Bộ, đơn vị đã triển khai bước tiếp theo củacông ty cổ phần: Bán cổ phần, đại hội cổ động thành lập và đăng ký kinhdoanh Đến nay nhiệm vụ thực hiện cổ phần hóa tại Công ty đã hoàn thành.Công ty bước sang một giai đoạn mới, hoạt động theo cơ chế công ty cổ phần.Công ty cổ phần Lâm đặc sản – Mây tre xuất khẩu thuộc sở hữu của các cổđông theo phương án cổ phần hóa của Công ty đã được Bộ Nông nghiệp vàphát triển Nông thôn phê duyệt theo quyết định số 804 ngày 08/04/2004
Hình thức Pháp lý: